Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.89 KB, 6 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
I. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT THU THẬP
BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
1. Bằng chứng kiểm toán
1.1 Khái niệm về bằng chứng kiểm toán
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bằng chứng là những vật hoặc việc dùng làm
bằng để chứng tỏ việc là có thật”.
Theo quan điểm thứ nhất: “Bằng chứng kiểm toán là những thông tin và
tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở
cho những nhận xét, đánh giá và kết luận của mình về tình hình và kết quả hoạt
động cũng như báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”.
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 250 “Việc đánh giá và xác định
hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định nói chung không phải là trách
nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán”,
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 "Bằng chứng kiểm toán là
tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc
kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến
của mình "
1.2 Vai trò bằng chứng kiểm toán
1.3 Quyết định của KTV về thu thập bằng chứng kiểm toán.
1.3.1 Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng.
1.3.2 Quyết định về quy mô mẫu.
1.3.3 Quyết định về các khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể.
1.3.4 Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức
1.4 Phân loại bằng chứng kiểm toán
1.4.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc hình thành
Theo cách này bằng chứng được phân loại theo độ tin cậy tăng dần
1.4.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình
Bằng chứng vật chất
Các bằng chứng tài


Các bằng chứng thu thập qua phỏng
1.5 Tính chất của bằng chứng kiểm toán
1.5.1 Tính hiệu lực .
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực, bao gồm:
Thứ nhất là loại hình bằng chứng kiểm toán
Thứ hai là hệ thống kiểm soát nội bộThứ ba là nguồn gốc thu thập bằng
chứng kiểm
Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm
1.5.2 Tính đầy đủ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao
gồm:
Thứ nhất là tính hiệu lựu của bằng chứng
Thứ hai là tính trọng yếu.
Thứ ba là mức độ rủi ro…
2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo
tài chính
2.1 Kiểm tra vật chất (kiểm kê)
Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê ngay tại chỗ hay tham gia kiểm kê
các loại tài sản của doanh nghiệp.
Ưu điểm của kỹ thuật này là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất.
Hạn chế của kỹ thuật này: không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đối
với tài sản cố định. Hay đối với nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho chi cho biết
sự tồn tại thực tế về số lượng…
2.2 Lấy xác nhận
Là quá trình thu thập thông tin từ bên thứ ba độc lập cung cấp để xác
minh tính chính xác của thông tin mà KTV nghi vấn.
Ưu điểm của kỹ thuậ này là bằng chứng thu được có độ tin cậy cao.
Tuy nhiên, kỹ thuật này có chi phí thực hiện khá lớn.
2.3 Xác minh tài liệu
Là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên

quan sẵn có trong đơn vị được kiểm toán.
Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường sẵn có,
chi phí thấp. Tuy nhiên, các tài liệu có thể bị sửa chữa, tẩy xoá, giả mạo làm
mất tính khách quan nên cần có sự kiểm tra, xác minh bằng các kỹ thuật khác.
2.4 Quan sát
Theo VSA số 500: Quan sát là việc theo dõi một hiện tượng, một chu
trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện.
Phương pháp này rất hữu ích để thu thập bằng chứng kiểm toán nhưng
bản thân nó chưa thể hiện tính đầy đủ.
2.5 Phỏng vấn
Phỏng vấn là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời
nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toán viên cần
quan tâm.
Kỹ thuật này giúp cho KTV thu thập được những bằng chứng chưa có
nhằm thu thập được những thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của KTV. Tuy
nhiên, độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ
yếu trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan. Bằng chứng thu
thập chủ yếu dùng để củng cố cho các bằng chứng khác.
2.6 Tính toán lại
Kỹ thuật tính toán lại cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao về mặt số
học. Tuy nhiên, các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp, tốn thời gian đặc
biệt là quy mô của đơn vị kiểm toán là khá lớn, loại hình đa dạng…
2.7 Phân tích
Phân tích là quá trình so sánh đối chiếu đánh giá các mối quan hệ để xác
định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.
Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh chủ yếu như:
So sánh giữa số liệu thực tế của đơn vị với số liệu kế hoạch, dự toán.
So sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân nghành.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
So sánh số liệu của doanh nghiệp với kết quả dự kiến của kiểm toán viên.

Phân tích xu hướng
Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh các
thông tin tài chính giữa kỳ này với kỳ trước, so sánh thông tin giữa các tháng
trong kỳ hoặc so sánh số dư hay số phát sinh của các tài khoản cần xem xét giữa
các kỳ nhằm phát hiện những biến động bất thường để tập trung kiểm tra xem
xét.
Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)
Phân tích tỷ suất là cách thức so sánh giữa những số dư tài khoản hoặc
giữa những loại hình nghiệp vụ.
Phân tích tỷ suât cũng giúp ta so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính
của một Công ty nào
II. THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán
Công việc chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở. KTV có thể thu thập thông tin cơ sở từ nhiều
nguồn khác nhau như: Trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc khách hàng, KTV
tiền nhiệm, quan sát nhà xưởng hoặc thu thập hồ sơ kiểm toán chung,…
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Các bằng
chứng cần thu thập trong giai đoạn này là:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty;
- Các báo cáo tà chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm
hiện hành hay những năm trước;
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quả trị và ban giám đốc;
- Các hợp đồng quan trọng.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro
Để thu thập những bằng chứng này, KTV thường vận dụng các phương
pháp như:
- Phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên công ty khách hàng.

- Dựa vào hiểu biết trước đây của kiểm toán viên.
- Xem xét các quy định, chế độ, điều lệ của công ty khách hàng.
- Quan sát các mặt hoạt động của công ty khách hàng.
- …
2. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kế
hoạch kiểm toán
2.1 Thử nghiệm kiểm soát
Các kỹ thuật cụ thể dược áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội
bộ bao gồm:
+ Điều tra.
+ Phỏng vấn
+ Kiểm tra từ đầu đến cuối
+ Kiểm tra ngược lại
2.2 Thủ tục phân tích
Để thực hiện được thủ tục phân tích phải trải qua các giai đoạn:
Phát triển mô hình
Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ
Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hóa các dự tính
Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ
Phân tích nguyên nhân chênh lệch
2.3 Kiểm tra chi tiết

×