Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.5 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trên hầu khắp các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Để có sự phát triển
bền vững, doanh nghiệp (DN) cần có nguồn vốn ổn định. Có 2 nguồn vốn
DNNVV thường sử dụng trong quá trình kinh doanh là: vốn tự có và vốn
vay. Tại Việt Nam, hiện có đến 80% DNNVV có nhu cầu tiếp cận các
nguồn tín dụng từ ngân hàng (Cục Phát triển DN, 2017) do nguồn vốn và
số vay được lớn, tính đảm bảo cao. Tuy vậy, chỉ có 32,38% DN tiếp cận
được nguồn tín dụng của các ngân hàng (NH); 35,24% khó tiếp cận và
32,38% không tiếp cận được.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc
nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung và là cửa ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du Bắc Bộ. Tính đến
31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 3200 DNNVV
đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) chiếm trên 95% số DN của
tỉnh (Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên). Giống như các DNNVV
trên cả nước, nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
SXKD của DN. Hàng năm nhu cầu vay vốn NH của DN không ngừng
tăng lên nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn NH đưa ra còn hạn chế đó là
lý do chính khiến 70% số DN không vay được vốn (Nguyễn Thị Minh
Huệ, 2015). Với nhiều chính sách thúc đẩy từ phía NH và nỗ lực của
DNNVV tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 – 2018 số lượng DN và số
vốn vay được tăng đều theo năm. Trong năm 2018, đã có gần 1200
DNNVV vay được vốn từ các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với số vốn
vay được đạt khoảng 31 nghìn tỷ đồng. Với 36,9% DNNVV trên địa bàn
tỉnh vay được vốn NH so với mức chung của cả nước là 32,38% đã cao
hơn nhưng mức chênh lệch thấp, chưa phản ánh được sự vượt trội. Do
vậy, nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống tín dụng NH là đòi hỏi cấp thiết


giúp DNNVV có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Đặc biệt, với
thách thức trong thời kỳ mới ngày càng tăng, trong đó xu thế của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DNNVV cần phải khẳng định
hơn nữa vai trò “xương sống” nền kinh nên nếu nguồn vốn kinh doanh
không đảm bảo sẽ tác động lớn đến sự phát triển của bản thân DN và
kinh tế quốc gia. Mục tiêu trong thời gian tới đối với Chính phủ, địa
phương, ngành NH và các DNNVV cần phải có nhiều biện pháp thích


2
hợp nhằm thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại
(NHTM) với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại
trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng NH nhờ đó tạo cơ hội cho DN chủ
động hơn trong nguồn vốn vay, mở rộng kinh doanh và phát triển bền
vững. Với sự cần thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn được phân tích trên
tôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm
nội dung nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng NH của
DNNVV thông qua đánh giá thực trạng tiếp cận dưới góc độ của: Chính
phủ, NH, DNNVV bằng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó
giúp Chính phủ kịp thời đưa ra các văn bản, chính sách hướng dẫn nhằm
cụ thể hóa chương trình hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV và tạo điều kiện
cho DN tiếp cận, lựa chọn các nguồn vốn khác nhau giúp đảm bảo
nguồn lực tài chính cho quá trình phát triển của DN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNVV,
tín dụng NH đối với DNNVV, tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
Thứ hai, phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh

Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018.
Thứ ba, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận
nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập
trung phân tích các yếu tố từ phía DNNVV bằng nhiều phương pháp
nghiên cứu phù hợp.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị tăng cường tiếp cận nguồn
tín dụng NH giúp DN chủ động hơn trong các nguồn lực tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính được luận án những vấn đề lý luận và
thực tiễn về sự tiếp cận nguồn tín dụng NH của DNNVV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2013 – 2018;


3
Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin điều tra trong năm 2017
Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2025.
- Phạm vi nội dung:
Về tiêu chí xác định và phân loại DNNVV, luận án sử dụng cách
xác định và phân loại DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP.
Về thuật ngữ “tín dụng ngân hàng” luận án đề cập trên khía cạnh
hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV. Các NH mà DNNVV
tiếp cận vốn tín dụng được giới hạn ở các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái
Nguyên để làm căn cứ xây dựng giải pháp phù hợp



4
4. Những đóng góp mới của luận án
Một là, kết hợp nội dung tổng quan tài liệu và cở sở lý luận, thực
tiễn trong tiếp cận tín dụng NH của DNNVV, luận án đã góp phần hệ
thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong khái niệm, nội dung
tiếp cận tín dụng NH của DNNVV và các bài học kinh nghiệm liên quan
nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng NH.
Hai là, dựa vào các số liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua những
phương pháp phân tích đa dạng, luận án đã chỉ ra một số kết quả có tính
mới như sau:
(1) Số lượng DN và số vốn vay của DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2013 - 2018 có xu hướng tăng những năm qua, trong đó DN có quy
mô vừa tiếp cận lượng vốn lớn nhất so với DN có quy mô nhỏ, siêu nhỏ;
Số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ vay
được vốn nhiều nhất nhưng số vốn DNNVV hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp xây dựng vay được lớn nhất.
(2) Các yếu tố từ phía NH được tác giả nghiên cứu đều tác động
đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó 02
yếu được đánh giá có mức ảnh hưởng lớn nhất gồm: Quy định về tài sản
đảm bảo, Thủ tục cho vay.
(3) Các yếu tố từ phía DNNVV được tác giả nghiên cứu đều tác
động cùng chiều tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên,
trong đó 03 yếu tố: Phương án SXKD của DN (BP), Tài sản đảm bảo
(CO), Báo cáo tài chính (FI), Năng lực của DNNVV (CA) có mức độ
ảnh hưởng lớn nhất.
(4) Tác giả đã đưa ra những bằng chứng định lượng chứng minh
ảnh hưởng thuận chiều của 02 biến quan sát mới trong yếu tố Trình độ
của chủ DN: Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ DN luôn

chia sẻ thông tin với người lao động có tác động đến tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên mà các nghiên cứu trước chưa kiểm
chứng.
Cuối cùng, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp có tính đặc thù được
phân theo quy mô DN và ngành nghề kinh doanh nhằm giúp DNNVV
trong từng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có giải pháp phù hợp
trong việc tiếp cận tín dụng NH.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5
chương với những nội dung chính như sau:


5
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 5: Một số giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín
dụng NH của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược các công trình nghiên cứu tiêu biểu về sự tiếp cận tín
dụng ngân hàng của DNNVV
Trên thế giới, tùy thuộc vào mức độ phát triển các sản phẩm tài
chính và thị trường vốn của mỗi quốc gia, DNNVV sẽ có cơ hội tiếp cận
những nguồn vốn khác nhau từ NH, quỹ tín dụng, tổ chức tài chính hay
huy động từ cá nhân...Các nghiên cứu của Paul (2011), Nguyễn Hà
Phương (2012), Doherty (2013), Masato Abe (2015) chỉ ra: tại các quốc

gia phát triển DNNVV có nhiều cơ hội để vay vốn từ các nguồn quỹ
khác nhau với đa dạng chính sách tín dụng như: bảo lãnh các khoản vay
từ các tổ chức tư nhân, tài chính không chính thức, tài chính nội bộ, vay
nợ, vốn chủ sở hữu và tài chính dựa trên tài sản, hỗ trợ của chính phủ,
huy động vốn từ chính cộng đồng...Việc tiếp cận tín dụng của DNNVV
tại quốc gia đang phát triển gặp nhiều khó khăn hơn từ nguồn vốn vay,
hạn mức tín dụng đến thời hạn vay Amissah và Gbandi (2014), Phan
Quốc Đông (2015). Do vậy, nguồn vốn vay từ phía NH vẫn được coi là
nguồn tài chính chủ đạo của các DNNVV tại các quốc gia đang phát
triển. Trong quá trình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước,
luận án đã rút ra nội dung liên quan đến khái niệm sự tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV, nền tảng lý thuyết, tiêu chí đo lường, những khó khăn
trong quá trình tiếp cận tín dụng NH của DN, các yếu tố ảnh hưởng ảnh
hưởng và phương pháp nghiên cứu như: International Finance
Corporation (2009), Punyasavatsut (2011), Ajagbe.F.A (2012), Hồ Kỳ
Minh (2013), Nguyễn Văn Lê (2014)…Từ đó, tùy thuộc địa bàn nghiên
cứu, kết quả phân tích các công trình đề xuất giải pháp, kiến nghị cụ thể
nhằm giúp DNNVV chủ động hơn đối với nguồn tài chính của DN.
1.2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu
1.2.1. Về phương pháp nghiên cứu


6
Nhiều nghiên cứu sử dụng phân tích các kết quả thông qua phương
pháp thống kê, mô tả, tính giá trị bình quân…để đưa ra nhận định và
mức độ tác động của các nội dung nghiên cứu (Nguyễn Thế Bính, 2013;
Võ Đức Toàn, 2013; Trần Trọng Huy, 2013…). Nguyễn Văn Lê (2014)
sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh
giá sự tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của Việt Nam khi nền kinh tế
mất ổn định. Đối với nghiên cứu sự tiếp cận tín dụng, xác định xác suất

DNNVV được vay vốn là điều quan trọng nên nhiều luận án như:
Canovas (2006), Mbugua (2014), Đặng Thị Huyền Thương (2016)…đã
sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Probit. Những năm gần đây
phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic được đa số nhà khoa học
như: Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Ajagbe (2012), Võ Trí
Thành (2011), Ricardo (2004)…sử dụng vì sự thích hợp khi ước lượng
sự vay vốn NH của DNNVV. Tiến bộ hơn nữa khi Nguyễn Hồng Hà
(2013) sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phân
tích nhân tố khám phá đã được sử dụng linh hoạt để nghiên cứu mức
động tác động của các nhân tố từ phía DN và NH. Mới đây nhất, Trần
Quốc Hoàn (2018) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá, hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận
tín dụng NH của DNNVV. Đây là hướng phân tích mới phù hợp với các
nghiên cứu gần đây khi phương pháp phân tích nhân tố đang được sử
dụng nhiều.

1.2.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
Ricardo (2004), Qian (2009), Trần Đình Khôi Nguyên và
Ramachandran (2006), Võ Trí Thành (2011), Ajagbe (2012), Khalid
(2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), Đặng Thị
Huyền Thương (2016)…chỉ ra các yếu tố bên trong bản thân DNNVV
gồm: đặc điểm của chủ DN, quy mô của DN, thời gian hoạt động của
DN, mối quan hệ giữa DNNVV với NH, năng lực của DN, doanh thu
DN, tài sản đảm bảo...có tác động trực tiếp đến sự tiếp cận tín dụng NH
của DNNVV. Hơn nữa, Nguyễn Thị Minh Huệ (2012), Hồ Minh Kỳ
(2013), Nguyễn Hồng Hà (2013), Trần Trung Kiên (2015)…đã chỉ ra các
yếu tố từ phía NH như: lãi suất vay, thủ tục vay vốn, yêu cầu về tài sản
đảm bảo, thời hạn và thời gian xem xét cho vay…đều ảnh hưởng đến sự
tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Ngoài ra, Nguyễn Văn Lê (2012), Hạ
Thị Thiều Dao (2014), Đặng Thị Huyền Thương (2015), Trần Quốc



7
Hoàn (2018) cho thấy môi trường chính sách kinh tế vĩ mô có tác động
đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học chuyên sâu nghiên
cứu về sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV được thực hiện và công bố
tại tỉnh Thái Nguyên; Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến
để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH cũng chưa
được nhiều công trình sử dụng; Chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức
độ khác biệt trong tiếp cận vốn NH của DNNVV phân theo quy mô DN,
ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa, do đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội ở các quốc gia và các tỉnh tại Việt Nam là khác nhau nên
yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
có khác biệt. Đây là những “khoảng trống” tri thức mà luận án dự kiến
sẽ lấp đầy.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ TIẾP CẬN
NGUỒN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng định nghĩa và tiêu chí
phân loại DNNVV Nghị định số 39/2018/NĐ-CP làm căn cứ
2.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án đề cập đến 05 đặc điểm chính của DNNVV gồm: quy
mô và năng lực tài chính nhỏ; Loại hình DN và ngành nghề, lĩnh vực

kinh doanh phong phú; Chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh,
trình độ khoa học hạn chế; Sự phụ thuộc vào biến động của môi trường
kinh doanh; Bộ máy điều hành gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao nhưng
năng lực quản trị còn yếu.
2.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
Tín dụng NH đối với DNNVV là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ từ NH sang
DNNVV bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau trong đó có nghiệp vụ cho
vay. Sau một khoảng thời gian nhất định NH sẽ thu hồi về với giá trị lớn


8
hơn số tiền đã cho vay, bao gồm phần tiền ban đầu và tiền lãi có được từ
số tiền cho vay đó.
Tiếp cận tín dụng NH của DNNVV là việc DN có thể đáp ứng các
yêu cầu từ phía NH để vay được vốn với lãi suất phù hợp trong điều kiện
không phát sinh hoặc có phát sinh các chi phí ngoài nhưng ở mức độ thấp.
2.1.2.2. Vai trò của tín dụng NH đối với DNNVV
2.1.2.3. Quy trình tín dụng chung đối với DNNVV của ngân hàng
2.1.2.4. Các hình thức tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV

2.1.3. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV
2.1.3.1. Nền tảng lý thuyết về tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
Luận án sử dụng nền tảng lý thuyết sau: Lý thuyết phân bổ tín dụng
(credit rationing) được đề xuất bởi Stiglitz & Weiss (1981), Lý thuyết
kinh tế học thể chế của North (1991), Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã
hội của Granovetter (1973).
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dựa vào nền tảng lý thuyết, kế thừa kết quả nghiên cứu Ajagbe.F.A
(2012) và các nghiên cứu khác được trình bày tại Chương 1, luận án chỉ
ra các yếu tố 03 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV: môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô, từ phía NH,
từ phía DNNVV. Các nghiên cứu có sự khác biệt về không gian và thời
gian nên các yếu tố và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Để phù hợp với
địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên luận án đưa ra một số yếu tố
được sử dụng trong nội dung gồm: Tài sản đảm bảo, Mối quan hệ của
DN với NH, Báo cáo tài chính, Phương án sản xuất kinh doanh của DN,
Năng lực SXKD của DNNVV, Trình độ của chủ DN, Quy mô của
DNNVV, Quy định về TSĐB, Thủ tục cho vay, Lãi suất, Mức độ đa
dạng của các gói tín dụng, Trình độ của cán bộ tín dụng
2.2. Bài học kinh nghiệm về tiếp cận tín dụng NH của DNNNVV
Luận án tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ tín dụng NH đối với
DNNVV của 03 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; một số chính
sách tiêu biểu tại 03 tỉnh: Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bắc Giang, những
chương trình hỗ trợ tín dụng mang lại hiệu quả cao của các NH trong
nước, quốc tế và một số DNNVV có kinh nghiệm vay vốn NH.
Bài học kinh nghiệm
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa
cho các DNNVV


9
- Khuyến khích sự phát triển của các công ty đầu tư mạo hiểm,
công ty mua bán nợ. Chính phủ có thể dành cho công ty đầu tư mạo
hiểm một số ưu đãi về tài chính, hỗ trợ pháp luật và công nghệ nhằm
hình thành nhiều hơn các Start – up.
- Tăng cường năng lực và chất lượng hoạt động của các quỹ tín
dụng nhân dân, phát triển vững chắc, an toàn quỹ tín dụng nhân dân trên

địa bàn, mở rộng tín dụng cho DNNVV.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM thông qua áp dụng hệ
thống quản lý hiện đại, tiên tiến và áp dụng công nghệ mới.
- Đa dạng hóa hình thức vay vốn với lãi suất ưu đãi và thời gian vay
dài, thậm chí với mỗi lĩnh vực kinh doanh NH có các gói tín dụng khác
nhau.
- DN nên tự hoàn thiện, phát triển dựa trên năng lực của chính mình
tranh thủ sự trợ giúp từ Chính phủ, NH đặc biệt trong vấn đề nguồn vốn.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của các DNNVV tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 như thế nào?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận tín dụng NH của
DNNVV tỉnh Thái Nguyên hiện nay ra sao?
- Có sự khác biệt nào trong việc tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
theo quy mô DN và ngành nghề kinh doanh không?
- Giải pháp nào cần đưa ra đối với NH và DNNVV nhằm giúp
DNNVV tiếp cận tốt hơn nguồn tín dụng NH?
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tổng hợp lý thuyết về tín dụng NH đối với DNNVV và các yếu tố
ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV trên thế giới và Việt
Nam cho thấy các yếu tố ảnh hưởng khá đa dạng với mức độ tác động
khác nhau. Do vậy để tránh những nhận định mang tính chủ quan, các
yếu tố ảnh hưởng có tính chất đặc thù phù hợp với địa bàn nghiên cứu
thì phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia rất phù hợp.
1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
2. Khám phá các tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp
cận tín dụng NH của DNNVV từ phía DN nhằm xây dựng thang đo.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp


10
Số liệu thứ cấp được luận án thu thập từ nhiều kênh thông tin khác
nhau nhằm giải quyết 02 vấn đề trong luận án gồm: (1) Khái quát chung
tình hình kinh doanh của các chi nhánh NHTM và DNNVV tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013 – 2017; (2) Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV thời gian qua.
3.2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
(1) Đối với phiếu điều tra NH: đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng của
DNNVV, những khó khăn trong quá trình cho vay đối với DNNVV tại
NH, phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH đến sự tiếp cận
nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV để làm căn cứ xây dựng giải pháp từ
phía NH. (2) Đối với phiếu điều tra, khảo sát DNNVV: đánh giá nhu cầu
vốn, lượng vốn vay, khó khăn trong quá trình vay vốn của DN; sử dụng
mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ phía
DNNVV đến sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH; sử dụng kiểm định One
– way Anova test để đánh giá sự khác biệt giữa ngành nghề kinh doanh,
quy mô DN đến mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV nhằm chỉ ra
thuận lợi, hạn chế khi tiếp cận vốn và có hướng giải pháp cụ thể.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
3.2.2.1. Phân tổ thống kê
3.2.2.2. Phương pháp đồ thị
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp so sánh
3.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Dựa trên nền tảng lý thuyết, kết quả nghiên cứu của Ajagbe (2012)
và kế thừa nghiên cứu của Ricardo (2004), Võ Trí Thành (2011), Khalid
(2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Nguyễn Hồng Hà (2013), Đặng Thị

Huyền Thương (2015), Trần Quốc Hoàn (2018)...
Tài sản đảm bảo
Mối quan hệ giữa DN và NH
Năng lực SXKD DNNVV
Báo cáo tài chính
Quy mô của doanh nghiệp
Phương án SXKD của DN
Trình độ của chủ DN

Tiếp cận vốn
tín dụng NH
của DNNVV


11
Sơ đồ 1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận
tín dụng NH của DNNVV từ phía DN
(Nguồn: Tổng hợp của luận án từ các nghiên cứu)
- Mô hình hồi quy mẫu
AC = α0 + α1* CO + α2* RE + α3*CA + α4*FI + α5*SZ + α6* BP +
α7*QU + zi
- Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo
Kết quả thu được từ kiểm định sơ bộ với 30 phiếu điều tra phỏng
vấn lãnh đạo DNNVV như sau:
Bảng 1. Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt
TT

Tên biến



hóa

1

Tài sản đảm bảo

CO

2

Mối quan hệ của
DN với NH

RE

3

Năng lực của
DNNVV

CA

4

Báo cáo tài chính

FI

5
6


Quy mô của
DNNVV
Phương án SXKD
của DN

SZ
BP

7

Trình độ của chủ
DN

QU

8

Sự tiếp cận vốn
tín dụng NH của
DNNVV

AC

Biến đặc
trưng
CO1,
CO2,CO3,CO4,
CO5,CO6
RE1, RE2,

RE3,RE5
CA1,CA2,
CA3, CA4,
CA5,CA6
FI1, FI2, FI3,
FI4
SZ1, SZ2, SZ3,
SZ4,SZ5
BP1, BP2,
BP3, BP4
QU1, QU2,
QU3, QU4,
QU5, QU6,
QU7
AC1, AC2,
AC3, AC4

Cronbach’s
Alpha

Ghi chú

0,893

Chấp
nhận

0,841

Chấp

nhận

0,900

Chấp
nhận

0,868
0,882
0,863

Chấp
nhận
Chấp
nhận
Chấp
nhận

0,825

Chấp
nhận

0,829

Chấp
nhận

(Nguồn: Tính toán của luận án bằng phần mềm SPSS 22.0)
Trong lần kiểm định lần thứ nhất hệ số tin cậy của thang đo, có 03

biến quan sát ít có ý nghĩa thống kê giải thích trong mô hình do Corrected
Item-Total Correlation đạt dưới 0,3 và Cronbach's Alpha if Item Deleted
đạt giá trị cao hơn hệ số Cronbach’s alpha của nhóm biến gồm: RE4 (DN


12
thường được NH đánh giá mức tín nhiệm tốt), SZ6 (Doanh thu của DN
tăng theo năm), QU8 (Chủ DN luôn đề cao văn hóa DN). Do đó, luận án
đã loại 3 biến quan sát ra khỏi mô hình và tiến hành kiểm định lần 2. Như
vậy, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV từ phía DNNVV có 8 thang đo đảm bảo chất lượng tốt
với 40 biến đặc trưng và bảng hỏi của nghiên cứu đã được xây dựng khoa
học, các câu hỏi có tính gắn kết, đảm bảo có thể phản ánh chính xác thực
tế sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
- Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
- Phân tích phương sai một yếu tố
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển và kinh doanh của
DNNVV
3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của NH
3.3.3. Đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng của DNNVV
3.3.3.1. Các tiêu chí định tính
3.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
3.3.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NH của DNNVV
Chương 4
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng
và doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Khái quát chung thực trạng kinh doanh của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn giai đoạn 2013 – 2018
Các NHTM tỉnh Thái Nguyên không ngừng lớn mạnh về quy mô và
thị phần trong 6 năm qua. Nguồn vốn huy động và dự nợ luôn tăng với
tốc độ tăng bình quân khoảng trên 20%/năm.
4.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2013 – 2018
Dựa theo tiêu chí số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội
bình quân/năm, số lượng DNNVV tính đến 31/12/2018 đạt 3201 DN
chiếm 96% tổng số DN đang hoạt động với ngành nghề kinh doanh đa


13
dạng. Thành phố Thái Nguyên là địa bàn có số DNNVV nhiều nhất,
chiếm khoảng trên 55% tổng số DNNVV, tiếp theo là các huyện Phổ
Yên, Sông Công, Phú Bình. Doanh thu, mức đóng góp cho ngân sách
nhà nước và thu nhập của người lao động tại DNNVV hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp đạt giá trị lớn, tiếp theo là thương mại dịch vụ và
cuối cùng là nông nghiệp.
4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018

4.3.1. Tình hình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên
phân theo ngành nghề kinh doanh
Giai đoạn 2013 – 2018, tổng vốn vay được của DNNVV có tốc độ
tăng trường bình quân đạt 47,4%/năm. Trong đó, số DN được vay nhiều
nhất hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ khoảng 60% số lượng

DNNVV được vay vốn.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu phản ánh sự tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV tỉnh Thái Nguyên
Năm
Chỉ tiêu
Số lượng
DNNVV
vay được
vốn
Dư nợ đối
với
DNNVV
Tổng dư nợ
của NHTM

Tỷ lệ
DNNVV
vay được
vốn/ tổng
DNNVV
đang hoạt
động
Tỷ trọng
vốn vay
của
DNNVV/t
ổng dư nợ

ĐV
DN


2013

2014

2015

2016

2017

2018

595

606

659

729

1004

1184

Tỷ
đồng

11.158,1


13.775,3

16.546,7

20.109,2

24.254,2

30.930,7

Tỷ
đồng

22.316,2

26.491,0

30.928,5

36.562,1

42.776,4

50.706

%

29,6

31,2


33,3

34,7

36

36,9

%

50

52

53,5

55

56,7

61


14
(Nguồn: Tính toán của luận án từ các báo cáo hoạt động của các chi nhánh NHTM )

4.3.2. Tình hình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân
theo quy mô doanh nghiệp
Cơ cấu vốn vay của DN có quy mô vừa chiếm tỷ lệ lớn nhất trên

55%/tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV của các NH, tiếp theo là DN có
quy mô nhỏ khoảng 25% và DN có quy mô siêu nhỏ khoảng 15%.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng NH của DNNVV
Năm
Chỉ tiêu

ĐVT

Nợ xấu của
DNNVV

Tỷ
đồng

121,1

118,8

116,8

115

113,4

112,1

Tổng
nợ
xấu của NH


Tỷ
đồng

610,1

618,3

615,9

634,2

657,1

668,5

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng dư nợ
Tỷ
22.316,2 26.491,0 30.928,5 36.562,1 42.776,4 50.706,0

của NHTM đồng
Tổng dư nợ
Tỷ
11.158,1 13.775,3 16.546,7 20.109,2 24.254,2 30.930,7
của
đồng
DNNVV
Tỷ trọng nợ
xấu
của
2,73
2,33
1,99
1,74
1,53
1,32
%
NH/tổng dư
nợ
Tỷ trọng nợ
xấu/tổng dư
1,08
0,86
0,71
0,57
0,47
0,36
%
nợ
DNNVV

Tỷ trọng nợ
xấu
của
19,84
19,22
18,97
18,14
17,25
16,77
DNNVV/tổ
%
ng nợ xấu
của NH
(Nguồn: Tính toán của luận án từ các báo cáo hoạt động của các chi nhánh NHTM )

4.3.3. Khái quát chung từ tổng hợp kết quả điều tra
4.3.3.1. Nhu cầu vốn vay và tỷ lệ vốn vay được từ NH của DNNVV
4.3.3.2. Những khó khăn khi tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
4.4. Phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái


15
Nguyên thông qua kết quả điều tra
4.4.1. Sự tác động của môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô đến tiếp
cận tín dụng ngân hàng của DNNVV
Vị thế và vai trò của DNNVV ngày càng được nâng cao, vì vậy hàng
loạt các chính sách hỗ trợ cho DNNVV đã được ban hành trong đó có hỗ
trợ vốn cho DNNVV, từ đó NHNN chi nhánh Thái Nguyên, lãnh đạo
tỉnh đã đề xuất nhiều chính sách cụ thể giúp DNNVV tiếp cận tốt hơn
nguồn vốn. Do đó, số lượng và số vốn DNNVV tỉnh Thái Nguyên tiếp

cận được giai đoạn 2013 – 2018 liên tục tăng với 1004 DN vay được gần
31 nghìn tỷ đồng năm 2018.
4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH
của DNNVV từ phía NH
Bảng 4. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH
Tên biến
Giá trị trung bình Mức độ đánh giá
Lãi suất
2,74/5 điểm
Trung bình
Thủ tục cho vay
2,57/5 điểm
Thấp
Mức độ đa dạng của các gói
tín dụng
3,00/5 điểm
Trung bình
Trình độ của cán bộ tín dụng
2,85/5 điểm
Trung bình
Quy định về tài sản đảm bảo
2,49/5 điểm
Thấp
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra cán bộ NH năm 2017)
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH
của DNNVV từ phía DNNVV
4.4.3.1. Phân tích định tính
Bảng 5. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố từ phía DNNVV
Tên biến
Giá trị trung bình Mức độ đánh giá

Tài sản đảm bảo
2,48/5 điểm
Thấp
Mối quan hệ của DN với NH
2,69/5 điểm
Trung bình
Năng lực của DNNVV
2,52 /5 điểm
Thấp
Báo cáo tài chính
2,51/5 điểm
Thấp
Quy mô của DNNVV
2,99/5 điểm
Trung bình
Phương án SXKD của DN
2,54/5 điểm
Thấp
Trình độ của chủ DN
2,90/5 điểm
Trung bình
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra DNNVV năm 2017)
4.4.3.2. Phân tích định lượng
a. Phân tích nhân tố khám phá


16
Bảng 6. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các yếu tố phía DNNVV
Biến quan sát
KMO Giá trị gốc Phương sai trích

Tài sản đảm bảo
0,906
3,921
65,351
Mối quan hệ của DN với NH
0,774
2,724
68,095
Năng lực SXKD của DNNVV 0,912
4,000
66,666
Báo cáo tài chính
0,814
2,865
71,627
Quy mô của DNNVV
0,864
3,404
68,088
Phương án SXKD của DN
0,830
2,833
70,836
Trình độ của chủ DN
0,832
3,425
51,930
Sự tiếp cận vốn NH của
0,805
2,646

66,147
DNNVV
(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0)
Kiểm định KMO = 0,882, thỏa mãn điều kiện 0,5tích nhân tố khám phá là thích hợp cho bộ dữ liệu nghiên cứu. Trị số
phương sai trích = 66,550%, cho thấy 66,550% thay đổi của các yếu tố
trong nghiên cứu được giải thích bởi các biến quan sát. Các biến đặc
trưng đều có hệ số tải nhân tố (factor loadings) lớn hơn 0,5. Kết quả
phân tích ma trận xoay cho thấy có 7 nhân tố đại diện cho sự tiếp cận tín
dụng NH của DNNVV với các biến đặc trưng của yếu tố được sắp xếp
theo mô hình lý thuyết ban đầu hay nghiên cứu định tính, xây dựng bảng
hỏi và kết quả thực tiễn điều tra số liệu có sự gắn kết.
b. Phân tích hồi quy tổng thể
Giá trị R2=0,548 điều này cho biết 54,8% sự thay đổi về mức độ
ảnh hưởng của sự vay vốn tín dụng NH của DNNVV tại tỉnh Thái
Nguyên được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
Phân tích ANOVA, cho thấy F = 50,477 với Sig. < 0,01, có thể kết luận
rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kiểm định mô hình các yếu tố từ phía DNNVV cho thấy: Hệ số
phóng đại phương sai VIF rất nhỏ (VIF < 2) nên các biến độc lập này
không có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì thế không có hiện tượng đa cộng
tuyến xảy ra. Mô hình nghiên cứu được diễn giải như sau:
AC=0,333*CO+0,216*RE+0,227*CA+0,269*FI+0,141*SZ
+ 0,471*BP +0,157*QU
c. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1 (H1): TSĐB có ảnh hưởng thuận chiều đến sự tiếp cận
tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước lượng cho


17

thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,333 với mức ý
nghĩa P = 0.000 < 0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 2.
Giả thuyết 2 (H2): Mối quan hệ thân thiết của DN với NH có ảnh
hưởng thuận chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái
Nguyên. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và
đạt giá trị β = 0,216 với mức ý nghĩa P = 0.000 < 0,05, mức độ ảnh
hưởng đứng vị trí thứ 5. Kết quả này trùng với quan điểm của Ricardo
N. Bebczuk (2004), Khalid Hassan Abdesamed (2014).
Giả thuyết 3 (H3): Năng lực SXKD của DNNVV có ảnh hưởng
thuận chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị
β=0,185 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí
thứ 4. Kết quả này cùng quan điểm với Huang và Song (2006), Qian
(2009), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), Võ Trí
Thành (2011).
Giả thuyết 4 (H4): Báo cáo tài chính đúng quy định có ảnh hưởng
thuận chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị
β = 0,226 với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí
thứ 3. ). Kết quả này đồng nhất với quan điểm của Darwin và Rodolfo
(2009), Ozkan (2001 Fama và French (2002), Chen (2004)…
Giả thuyết 5 (H5): Quy mô của DNNVV lớn có ảnh hưởng thuận
chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả
ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,102
với mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 7.
Giả thuyết 6 (H6): Phương án SXKD của DN khả thi có ảnh hưởng
thuận chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị
β = 0,422 với mức ý nghĩa P=0.000 < 0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị
trí thứ 1.

Giả thuyết 7 (H7): Trình độ của chủ DN có ảnh hưởng thuận chiều
đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Kết quả ước
lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận và đạt giá trị β = 0,116 với
mức ý nghĩa P=0.000<0,05, mức độ ảnh hưởng đứng vị trí thứ 6.
4.4.3.3. Phân tích phương sai một yếu tố
Mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV có sự khác biệt giữa
các ngành nghề kinh doanh và quy mô DNNVV vì Sig. ≤ 0,05


18
Bảng 7. Tổng hợp sự khác biệt về mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH
của DNNVV
Kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định
Chỉ tiêu
phương sai đồng nhất
ANOVA (Sig.)
(Sig.)
1. Khác biệt về ngành
0,359
0,000
nghề kinh doanh
2. Khác biệt về quy
0,110
0,001
mô DN
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra bằng SPSS 22.0)
Sự khác biệt về ngành kinh doanh: có sự khác biệt về Mức độ tiếp
cận vốn tín dụng NH giữa DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Công
nghiệp, xây dựng và DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch

vụ vì sig. = 0,000. Nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
dịch vụ có mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH tốt hơn so với DN công
nghiệp, vì: cột Mean Difference (I-J) đạt giá trị 0,46345315.
Sự khác biệt về quy mô DNNVV: có sự khác biệt về Mức độ tiếp
cận vốn tín dụng NH giữa các nhóm DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa khi
sig.<0,05. Cụ thể: DN có quy mô vừa tiếp cận nguồn vốn thuận lợi nhất,
sau đó đến DN nhỏ và cuối cùng là DN có quy mô siêu nhỏ, vì: cột
Mean Difference (I-J) giữa DN có quy mô vừa và nhỏ là 0,39742238,
giữa DN có quy mô vừa và siêu nhỏ đạt 0,50116685.
a, Kiểm định sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng NH theo
ngành nghề kinh doanh
Kết quả đánh giá sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh đến những
quan sát trong mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái
Nguyên cụ thể được trình bày tại Phụ lục 11b cho biết có sự khác biệt
trong các biến quan sát AC1, AC2, AC3 về mức độ tiếp cận tín dụng NH
theo ngành nghề kinh doanh vì sig. < 0,05. Biến quan sát Sự tiếp cận tối
đa lượng vốn vay từ NH (AC4) không có sự khác biệt theo ngành nghề
vì sig.=0,77>0,05.
b. Kiểm định sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng
theo quy mô doanh nghiệp
Đánh giá sự khác biệt về quy mô DN ảnh hưởng đến những quan
sát trong Sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên luận
án đã tổng hợp tại Phụ lục 11c cho thấy: có sự khác biệt trong các biến
quan sát AC1, AC2, AC3, AC4 của Mức độ tiếp cận tín dụng NH theo


19
quy mô DN khi sig.< 0,05.
4.4.4. Nhận xét chung
Nhu cầu vay vốn ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên khá cao với mức độ từ 1-3 lần/năm, trong đó lượng vốn vay
được dao động từ 50- 70%/ nhu cầu vốn.
02 biến quan sát: Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ
DN luôn chia sẻ thông tin với người lao động được bổ sung trong thang
đo Trình độ của chủ DN có tác động thuận chiều đến sự tiếp cận tín
dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tiếp cận tín dụng NH từ phía
DNNVV theo thứ tự tầm quan trọng như sau: Phương án SXKD của DN
(BP), Tài sản đảm bảo (CO), Báo cáo tài chính (FI), Năng lực của DNNVV
(CA), Mối quan hệ của DN với NH (RE), Trình độ của chủ DN (QU), Quy
mô của DNNVV (SZ).
Có sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh và quy mô DN khi xác
định mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
4.5. Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2013 -2018
4.5.1. Kết quả đạt được
Tỷ lệ DNNVV vay được vốn/ tổng DNNVV đang hoạt động tăng
bình quân khoảng 2% so với năm trước. DNNVV hoạt động trong lĩnh
vực thương mại, dịch vụ được chấp thuận vay nhiều nhất khoảng trên
60%/tổng số DNNVV vay được vốn; DN có quy mô tiếp cận được trên
58%/tổng dư nợ cho vay.
Dư nợ tín dụng NH đối với DNNVV liên tục tăng, tỷ trọng vốn vay
của DNNVV/tổng dư nợ NH luôn đạt trên 50%/năm.
Nợ xấu của DNNVV có xu hướng giảm dần qua các năm, tỷ trọng
nợ xấu/tổng dư nợ DNNVV giảm bình quân 0,1%/năm. Tỷ trọng nợ xấu
của DNNVV/tổng nợ xấu của NH chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 20%/năm.
4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại
Tỷ lệ DNNVV vay được vốn chỉ chiếm 36,9% tổng số DNNVV
đang hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên trong khi DNNVV chiếm 95%
tổng số DN đang hoạt động tại địa bàn – đây là một hạn chế và cho thấy

mức độ tiếp cận vốn còn ở mức trung bình.
Cơ cấu dư nợ của DNNVV/ tổng dư nợ của NHTM năm 2018 đạt
57%, nếu so sánh với 36,9% DNNVV tiếp cận được vốn tín dụng/tổng
số DNNVV thì còn số này chấp nhận được, nhưng nếu xét đến trên 95%


20
số lượng DN đang hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên là DNNVV thì con số
này chưa tương xứng.
Hồ sơ vay vốn của DNNVV bị trả lại còn nhiều, thời gian hoàn
thiện giấy tờ kéo dài.
4.5.3. Nguyên nhân
4.5.3.1. Từ phía Nhà nước
Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vẫn còn phổ biến tại nhiều địa
phương khi các nhà lãnh đạo trong Chính phủ có quyết tâm rất cao khi
xây dựng nhiều văn bản luật liên quan đến hỗ trợ DN nhưng lãnh đạo
các tỉnh còn chậm chạp trong quá trình thực hiện.
Sự thiếu thông tin từ 2 phía Nhà nước và DNNVV cũng đã ảnh
hưởng đến sự phát triển của DN nói chung và sự tiếp cận tín dụng nói
riêng.
Thiếu các dịch vụ hỗ trợ DNNVV như: đào tạo, tư vấn, thông
tin…trong tiếp cận vốn cũng như phát triển DN.
4.5.3.2. Từ phía ngân hàng
Đa số các NHTM vẫn áp dụng tài sản đảm bảo cho hầu hết các
khoản vay của mình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng – Đây chính là rào cản
khiến DNNVV khó tiếp cận được nguồn vốn từ NH.
Quy định liên quan đến tài sản đảm bảo chưa chặt chẽ, cụ thể gây
khó khăn cho CBTD thẩm định tài sản và DN gặp nhiều trở ngại khi
chứng minh quyền sở hữu tài sản và giá trị tài sản được thẩm định.
Một số giấy tờ liên quan đến BCTC, phương án SXKD còn nhiều

rắc rối, khó thực hiện. Đặc biệt, hồ sơ tại các gói tín dụng ưu đãi đặt ra
quy định khá chặt chẽ và DN cần phải đáp ứng những yêu cầu cao.
4.5.3.3. Từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực xây dựng phương án sản xuất khả thi của DNNVV còn
kém, các chỉ tiêu của BCTC không đáp ứng yêu cầu của NH. Dự án,
phương án đầu tư của nhiều DN có tính khả thi thấp, chạy theo mục tiêu
lợi nhuận ngắn hạn nên cũng không có sức thuyết phục đối với NH.
Công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của một bộ phận DN
còn yếu về trình độ và kém về ý thức chấp hành các quy định của luật
pháp, vì vậy không đủ làm cơ sở cho các NHTM đánh giá chính xác về
hiệu quả SXKD của DN. Việc công khai tài chính của DN còn rất thiếu
minh bạch, phần lớn các DNNVV không có hệ thống kế toán tiêu chuẩn.


21
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG NH DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
5.1. Quan điểm, định hướng trong việc tăng cường sự tiếp cận tín
dụng ngân hàng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên

5.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV của tỉnh Thái Nguyên
5.1.2. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái
Nguyên tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng
5.2. Xu hướng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong tình hình mới
5.3. Giải pháp nâng cao sự tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên
5.3.1. Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng
5.3.1.1. Đa dạng hóa các loại hình cho vay

Trên thực tế nhu cầu vay vốn của DN rất khác nhau, do vậy đẩy
mạnh các hình thức cho vay là hết sức cần thiết đối với NH trong việc
đáp ứng nhu cần thực tế của khách hàng cũng như tăng trưởng tín dụng
cho NH. Một số loại hình cho vay NH có thể áp dụng như: Cho vay theo
các dự án; Thiết kế các khoản tín dụng quy mô phù hợp cho từng loại
hình DNNVV; Tăng cường gói tín dụng vay tín chấp…
5.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng và đơn giản hóa thủ tục cho vay
đối với DNNVV
a. Hoàn thiện chính sách tín dụng: Hoàn thiện và triển khai tốt chính
sách tín dụng đối với DNNVV sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa NH và
DNNVV, giúp NH nắm bắt được nhu cầu của khách hàng vay vốn.
Đồng thời, NH sẽ chủ động có những biện pháp phù hợp kịp thời, phát
hiện và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sử dụng
vốn vay. Để làm được điều này, NH cần chú ý những vấn đề sau: Phân
cấp quản lý ưu tiên khách hàng; Xây dựng một chính sách tín dụng an
toàn, hiệu quả với các nhóm khách hàng; Hoàn thiện quy trình xử lý
công việc…


22
b. Đơn giản hóa thủ tục cho vay: Để đơn giản hóa thủ tục vay vốn mà
vẫn đảm bảo an toàn nguồn vốn vay các NHTM cần tập trung làm tốt
các vấn đề sau: chủ động, phối hợp với các công ty tư vấn và Hiệp hội
để hướng dẫn, cung cấp thông tin đến DN; thành lập bộ phận nghiệp vụ
chuyên trách cho từng nhóm ngành nghề kinh doanh của DNNVV; Xây
dựng quy chế, mô hình tính điểm tín dụng; Nâng cao chất lượng cán bộ
tín dụng…
5.3.1.3. Xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả hỗ trợ hoạt động của NH
Đầu tư xây dựng mạng lưới thông tin khách hàng cho toàn hệ thống
nhờ đó NH có thể xếp hạng tín dụng khách hàng, nắm được lịch sử tín

dụng của DNNVV tại các NHTM khác nhau…rút ngắn thời gian thẩm
định khách hàng mà mức độ an toàn tín dụng gia tăng.
Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển dịch vụ NH thông minh: Đầu
tư xây dựng mạng lưới thông tin khách hàng cho toàn hệ thống nhờ đó
NH có thể xếp hạng tín dụng khách hàng, nắm được lịch sử tín dụng của
DNNVV tại các NHTM khác nhau…rút ngắn thời gian thẩm định khách
hàng mà mức độ an toàn tín dụng gia tăng.
Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển dịch vụ NH thông minh: điện
toán đám mây, dữ liệu lớn và khối chuỗi
5.3.1.4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Áp dụng hệ thống quản lý hiện đại, tiên tiến và áp dụng các công
nghệ mới để có thể cung cấp dịch vụ tới các DNVVN với chi phí hợp lý.
Thiết lập chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu, nâng cao
hình ảnh của NH nhằm mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng.
Tiếp tục duy trì, tạo sự tin tưởng với các khách hàng thân thiết.
5.3.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
5.3.2.1. Những giải pháp chung
a. Nâng cao năng lực tiếp cận các nguồn tín dụng: Để làm được điều
đó, DNNVV cần thực hiện những công việc như sau: Nâng cao năng
lực, kỹ năng tiếp cận các dịch vụ NH; Chủ động giới thiệu nhu cầu vốn
đến với các nguồn cung ứng vốn.


23
b. Minh bạch thông tin và hoàn thiện báo cáo tài chính: Để làm được
điều này, các DNNVV cần chú ý những vấn đề sau: Chuyên nghiệp hóa
trong tổ chức hoạt bộ máy kế toán, tăng tính minh bạch trong BCTC;
Tăng cường giao dịch thanh toán hoạt động kinh tế thông qua NH; Nâng
cao kỹ năng và trình độ chuyên môn đối với nhân viên và các cấp quản
lý của DNNVV

c. Tăng cường năng lực lập phương án sản xuất kinh doanh: cần tập
trung những vấn đề sau: Xác định cơ cấu vốn phù hợp phục vụ cho nhu
cầu đặt ra; Nắm bắt đặc thù của các phương thức huy động vốn; Hiểu rõ
tính chất của khoản vay.
d. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV: các
DNNVV cần chú ý một số vấn đề sau: tự hoàn thiện cơ chế quản lý,
năng lực quản trị kinh doanh, quản lý tài chính theo hướng minh bạch;
tham gia các hiệp hội, liên kết với các DN, chú trọng các liên kết kinh tế;
ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc nâng cao năng lực của DNNVV; cần
chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh.
5.3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho các DNNVV phân theo ngành nghề
kinh doanh
a. Đối với DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
b. Đối với DNNVV hoạt động trong công nghiệp, xây dựng
c. Đối với DNNVV hoạt động trong thương mại dịch vụ
5.3.2.3. Nhóm giải pháp cụ thể cho các DNNVV phân theo quy mô DN
a. Đối với DN nhỏ và siêu nhỏ
b. Đối với DN có quy mô vừa
5.4. Kiến nghị
5.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
5.4.1.1. Đa dạng hóa các chương trình hỗ trợ tài chính cho DNNVV từ
trung ương đến địa phương
5.4.1.2. Xây dựng mạng lưới thông tin giữa Chính phủ và DNNVV
5.4.1.3. Hoàn thiện hệ thống luật pháp hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi tối đa
cho các DNNVV


24
5.4.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên
5.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

KẾT LUẬN
Tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng NH của
DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2018 và đưa ra một số kết
luận như sau:
Về phía Nhà nước và chính quyền địa phương: vài năm trở lại đây
Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho DNNVV nói chung và
ưu đãi tín dụng NH nói riêng vì vậy, số vốn và số lượng DNNVV theo
quy mô, ngành nghề tiếp cận được vốn đều tăng.
Về phía các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên: Số lượng
DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH có xu hướng gia tăng, tốc độ
tăng trưởng hàng năm bình quân giai đoạn 2013 – 2018 đạt 22,6%/năm.
Tuy nhiên, với 95% DN đang hoạt động tại tỉnh là DNNVV thì tỷ lệ
36,9% DN tiếp cận được vốn còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Về phía DNNVV: nhu cầu vay vốn ngân hàng của DNNVV trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên khá cao với mức độ từ 1-3 lần/năm, trong đó lượng
vốn vay được dao động từ 50- 70%/ nhu cầu vốn. Khi tiến hành phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV luận án nhận
thấy 02 biến quan sát: Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh, Chủ DN
luôn chia sẻ thông tin với người lao động được bổ sung trong thang đo
Trình độ của chủ DN có tác động đến sự tiếp cận tín dụng NH của
DNNVV tỉnh Thái Nguyên. Các yếu tố nghiên cứu đều có ảnh hưởng
thuận chiều đến sự tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Có sự khác biệt về
ngành nghề kinh doanh và quy mô DN khi xác định mức độ tiếp cận tín
dụng NH của DNNVV cụ thể: nhóm DNNVV hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ có mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH tốt hơn so với
DN công nghiệp; DN có quy mô vừa tiếp cận nguồn vốn thuận lợi nhất,
sau đó đến DN nhỏ và cuối cùng là DN có quy mô siêu nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan ảnh hưởng đến
khă năng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV được luận án chỉ ra. Từ đó,
đề xuất những giải pháp cụ thể đến các chi nhánh NHTM và DNNVV tỉnh

Thái Nguyên trong việc tiếp cận vốn từ NH, trong đó tập trung đưa ra
nhóm giải pháp cho DNNVV phân theo ngành nghề DN và quy mô DN.



×