Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

dùng mô hình hồi quy dự báo chi phí thực hiện các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện cần giờ, tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÁI TÂN DƯƠNG

DÙNG MƠ HÌNH HỒI QUY DỰ BÁO CHI PHÍ THỰC
HIỆN CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THUỘC LĨNH VỰC
VĂN HÓA - XÃ HỘI SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN GIỜ, TP.HCM

Chuyên ngành: Xây dựng cơng trình dân dụng và Cơng nghiệp
Mã số chun ngành: 60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐINH CƠNG TỊNH

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Thái Tân Dương
Tôi cam đoan rằng ḷn văn này “Dùng mơ hình hời quy dự báo chi phí thực
hiện các dự án xây dựng thuộc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội sử dụng vốn ngân
sách trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của
chính tơi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong ḷn văn này, tơi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.


Không có sản phẩm hoặc nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong ḷn
văn này mà khơng được trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2017

Thái Tân Dương

i


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, Tôi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS Đinh Cơng Tịnh đã
quan tâm và tận tình hướng dẫn tơi trong śt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo Sau đại học Trường
đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn
trong quá trình tơi theo học tại trường.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên đã tham gia giảng dạy khóa
cao học 2013.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể lãnh đạo và viên chức của Ban Quản lý đầu
tư xây dựng cơng trình hụn Cần Giờ đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong quá trình khảo
sát và thu thập dữ liệu cần thiết cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến cha mẹ, gia đình và bạn bè đã ln giúp đỡ tơi trong
śt quá trình thực hiện ḷn văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2017

Thái Tân Dương


ii


TĨM TẮT
Ḷn văn sử dụng phân tích hồi quy dự báo chi phí thực hiện các dự án xây dựng
tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi tham khảo các luận văn, bài báo và khảo sát ý kiến của chuyên gia trong
lĩnh vực xây dựng đã xác định được 14 nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng
cơng trình tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội.
Dữ liệu sơ cấp: Một cuộc khảo sát với 100 bảng câu hỏi đến các kỹ sư, chuyên gia
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để lấy ý kiến. Kết quả thu được 96 bảng câu hỏi
hợp lệ. Tiến hành mã hóa dữ liệu vào phần mềm SPSS Version 22 để phân tích đợ
tin cậy của thang đo thu được hệ số Cronbach Alpha= 0,804
Dữ liệu thứ cấp: Mợt bợ dữ liệu gồm 35 cơng trình xây dựng thuộc lĩnh vực Văn
hóa - Xã hội (bao gồm Trụ sở Ủy ban nhân dân và Nhà văn hóa thể thao các cấp
trên địa bàn huyện Cần Giờ) chia làm 02 nhóm.
+ Nhóm 1: Sử dụng 32 dự án để phân tích hồi quy
+ Nhóm 2: Sử dụng 03 dự án để kiểm tra lại mơ hình đã xây dựng
Sử dụng biểu đồ Scatterplot kiểm tra điều kiện khá thẳng của 14 biến độc lập và 1
biến phụ thuộc thu được 10 biến đầu vào thỏa mãn điều kiện khá thẳng để đưa vào
phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy đa biến để xây dựng mơ hình chi phí xây dựng với sự ảnh hưởng
của 10 biến đợc lập đã được kiểm tra điều kiện khá thẳng và tương quan giữa các
biến với nhau.
Phân tích hồi quy bằng 3 phương pháp lựa chọn biến: phương pháp đưa vào dần
(Forward selection), phương pháp lựa chọn từng bước (Stepwise selection), phương
pháp loại trừ dần (Backward elimination). Cả 3 phương pháp đều cho mợt phương
trình hồi quy. Mơ hình thu được đã vượt qua 7 điều kiện giả định và kiểm định giả
thuyết. Kết quả thu được R2=0,903 và phần trăm sai sớ tụt đới trung bình MAPE

= 5,02%.
iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
1.1. Giới thiệu chung ...............................................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu: ............................................................................2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................3
1.4. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................3
1.5. Đóng góp của nghiên cứu: ................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỞNG QUAN.....................................................................................5
2.1. Tình hình đầu tư các cơng trình tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội giai đoạn
2011 - 2016 trên địa bàn huyện Cần Giờ: ................................................................5
2.2. Các phương pháp xác định chi phí xây dựng cơng trình truyền thớng: ...........6
2.2.1. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo thiết kế cơ sở của dự án đầu
tư: ..........................................................................................................................6
2.2.2. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo śt vớn đầu tư xây dựng
cơng trình: .............................................................................................................6
2.2.3. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo sớ liệu của các dự án có các
cơng ninh xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện: ...........6
2.2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư: ..................................6
2.3. Các nghiên cứu tương tự đã được công bố: ......................................................7
2.3.1) Al-Momani [1]: ..........................................................................................7
2.3.2. Attalla [2]: ..................................................................................................8
2.3.3. Kim [3]: ......................................................................................................8
2.3.4. David [4]: ...................................................................................................8
2.3.5. Lưu Nhất Phong [9]:...................................................................................9
2.3.6. Nguyễn Thanh Trúc [12]: .........................................................................10
2.3.7. Nguyễn Hữu Phúc [11]: ...........................................................................10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................13
3.1. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................13
3.2. Các cơng cụ nghiên cứu:.................................................................................14
3.3. Thu thập dữ liệu: .............................................................................................14
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi. .....................................................................................14
iv


3.4.1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi: ...............................................................14
3.4.2. Cấu trúc của bảng câu hỏi ........................................................................15
3.5. Thiết kế mẫu: ..................................................................................................16
3.5.1. Khung lấy mẫu. ........................................................................................16
3.5.2. Xác định kích thước mẫu. ........................................................................16
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................16
3.6. Thang đo và độ tin cậy của thang đo ..............................................................16
3.7. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................16
3.8. Phân tích dữ liệu .............................................................................................17
3.9. Thiết lập mơ hình hồi quy đa biến ..................................................................17
3.9.1. Phân tích hồi quy đa biến: ........................................................................17
3.9.1.1. Các khái niệm: ...................................................................................17
3.9.1.2. Các giả định trong phân tích hồi quy: ................................................19
3.9.1.3. Giả định đợc lập: ................................................................................19
3.9.1.4. Giả định phân phối chuẩn và phương sai bằng nhau: ........................19
3.9.1.5. Giả định tuyến tính: ...........................................................................19
3.9.1.6. Các thơng sớ trong phân tích hồi quy: ...............................................19
3.9.2. Phương pháp lựa chọn biến [6]. ...............................................................21
3.9.3. Kiểm định các giả thuyết của mơ hình hồi quy [6]. .................................22
3.9.3.1 Kiểm định về sự phù hợp của mơ hình: ..............................................22
3.9.3.2. Kiểm định về ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần βk ......................23
3.9.3.3. Kiểm định giả thuyết về tầm quan trọng của các biến .......................23

3.9.4. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy. ..........................................23
3.9.4.1. Giả định độc lập của sai số ................................................................23
3.9.4.2. Giả định phân phối chuẩn của phần dư ..............................................24
3.9.4.3. Giả định phương sai của sai số không đổi .........................................24
3.9.4.4. Giả định liên hệ tuyến tính .................................................................24
3.9.4.5. Giả định khơng có mới tương quan giữa các biến độc lập ................24
3.9.5 Các bước xây dựng mơ hình hồi quy đa biến ............................................24
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN .............................26

v


4.1. Xác định các nhân tớ chính ảnh hưởng đến chi phí xây dựng cơng trình tḥc
lĩnh vực Văn hóa - Xã hội. .....................................................................................26
4.1.1 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................26
4.1.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo............................................................................29
4.1.4 Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................31
4.2. Xây dựng mơ hình hồi quy đa biến ................................................................31
4.2.1 Xử lý các số liệu thu thập ..........................................................................31
4.2.1.1 Mã hóa biến .........................................................................................31
4.2.1.2 Phân nhóm dữ liệu: .............................................................................33
4.2.2 Kiểm tra điều kiện khá thẳng ....................................................................34
4.2.3 Phân tích tương quan giữa các biến. .........................................................40
4.2.4 Phân tích MLR bằng phương pháp Forward Selection. ............................43
4.2.4.1 Phân tích MLR bằng SPSS .................................................................43
4.2.4.2 Kiểm tra các vi phạm giả thuyết và kiểm định mơ hình .....................46
4.2.4.2.1 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình (Phân tích
phương sai) ..................................................................................................46
4.2.4.2.2 Kiểm định ý nghĩa các hệ sớ hồi quy trong mơ hình ....................46
4.2.4.2.3 Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính ..........................................46

4.2.4.2.4 Kiểm định phương sai của sai số không đổi .................................47
4.2.4.2.6 Kiểm định về độc lập của sai số (không có tương quan giữa các
phần dư) .......................................................................................................50
4.2.4.2.7 Kiểm định giả định không có tương quan giữa các biến độc lập
(đo lường đa cộng tuyến) .............................................................................51
4.2.5 Phân tích MLR bằng phương pháp Stepwise Selection. ...........................51
4.2.5.1 Phân tích MLR bằng SPSS .................................................................51
4.2.5.2 Kiểm tra các vi phạm giả thuyết và kiểm định mơ hình .....................53
4.2.5.2.1 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mơ hình (Phân tích
phương sai) ..................................................................................................53
4.2.5.2.2 Kiểm định ý nghĩa các hệ sớ hồi quy trong mơ hình ....................54
4.2.5.2.3 Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính ..........................................54

vi


4.2.5.2.4 Kiểm định phương sai của sai số không đổi .................................55
4.2.5.2.5 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư ..................57
4.2.5.2.6 Kiểm định về độc lập của sai số (không có tương quan giữa các
phần dư) .......................................................................................................59
4.2.5.2.7 Kiểm định giả định không có tương quan giữa các biến đợc lập
(đo lường đa cợng tuyến) .............................................................................59
4.2.6 Phân tích MLR bằng phương pháp Backward elimination. ......................59
4.2.6.1 Phân tích MLR bằng SPSS .................................................................59
4.2.6.2 Kiểm tra các vi phạm giả thuyết và kiểm định mơ hình .....................63
4.2.6.2.1 Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mơ hình (Phân tích
phương sai) ..................................................................................................63
4.2.6.2.2 Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mơ hình ....................64
4.2.6.2.3 Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính ..........................................64
4.2.6.2.4 Kiểm định phương sai của sai sớ khơng đổi .................................65

4.2.6.2.5 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư ..................67
4.2.6.2.6 Kiểm định về độc lập của sai số (không có tương quan giữa các
phần dư) .......................................................................................................69
4.2.6.2.7 Kiểm định giả định không có tương quan giữa các biến độc lập
(đo lường đa cộng tuyến) .............................................................................69
4.3 Đánh giá mơ hình hồi quy ...............................................................................69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................71
5.1 Tổng kết mơ hình hồi quy ................................................................................71
5.2 Những hạn chế của đề tài .................................................................................71
5.3 Kiến nghị và hướng phát triển của đề tài .........................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................73

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................13
Hình 3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................15
Hình 4.1. Đợ tuổi của ứng viên trong c̣c khảo sát .................................................27
Hình 4.2. Kinh nghiệm của ứng viên trong c̣c khảo sát ........................................27
Hình 4.3. Lĩnh vực hoạt đợng của ứng viên trong c̣c khảo sát .............................28
Hình 4.4. Vị trí cơng tác của ứng viên trong c̣c khảo sát ......................................28
Hình 4.5. Cửa sổ thực hiện phân tích Cronbach Alpha ............................................29
Hình 4.6. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và tongdientichphongnghiepvu ............35
Hình 4.7. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và tongdientichphonglanhdao ..............35
Hình 4.8. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và tongdientichphonghanhchinh ..........36
Hình 4.9. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và tongdientichhoitruong .....................36
Hình 4.10. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và tongdientichcongtrinhphu .............37
Hình 4.11. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và thoigian ..........................................37
Hình 4.12. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và giaiphapmong ................................38

Hình 4.13. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và sotang ............................................38
Hình 4.14. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và capcongtrinh ..................................39
Hình 4.15. Biểu đồ phân tán chiphixaydung và vitrixaydung ..................................39
Hình 4.16. Hợp thoại phân tích tương quan các biến................................................40
Hình 4.17. Hợp thoại phân tích hồi quy phương pháp Forward ...............................44
Hình 4.18. Hợp thoại lưu giá trị dự đoán ch̉n hóa và phần dư ch̉n hóa.............47
Hình 4.19. Biểu đồ phân tán giá trị dự đoán ch̉n hóa và phần dư ch̉n hóa........47
Hình 4.20. Hộp thoại lấy trị tuyệt đối phần dư (Compute Variable) ........................48
Hình 4.21. Hợp thoại kiểm định tương quan hạng ....................................................48
viii


Hình 4.22. Đồ thị tần śt phần dư ch̉n hóa ..........................................................49
Hình 4.23. Đồ thị Normal P-P plot ...........................................................................50
Hình 4.24. Hợp thoại phân tích hồi phương pháp Stepwise .....................................51
Hình 4.25. Hợp thoại lưu giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư ch̉n hóa.............54
Hình 4.26. Biểu đồ phân tán giá trị dự đoán ch̉n hóa và phần dư ch̉n hóa........55
Hình 4.27 Hộp thoại lấy trị tuyệt đối phần dư (Compute Variable) .........................56
Hình 4.28. Hợp thoại kiểm định tương quan hạng ....................................................56
Hình 4.29. Đồ thị tần śt phần dư ch̉n hóa ..........................................................58
Hình 4.30. Đồ thị Normal P-P plot ...........................................................................58
Hình 4.31. Hợp thoại phân tích hồi phương pháp Backward....................................59
Hình 4.32. Hợp thoại lưu giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa.............64
Hình 4.33. Biểu đồ phân tán giá trị dự đoán ch̉n hóa và phần dư ch̉n hóa........65
Hình 4.34. Hợp thoại lấy trị tụt đới phần dư (Compute Variable) ........................66
Hình 4.35. Hợp thoại kiểm định tương quan hạng ....................................................66
Hình 4.36. Đồ thị tần śt phần dư ch̉n hóa ..........................................................68
Hình 4.37. Đồ thị Normal P-P plot ...........................................................................68

ix



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Kết quả phân tích Cronbach Alpha............................................................29
Bảng 4.2 Xếp hạng các nhân tố .................................................................................30
Bảng 4.3 Mã hóa và phân loại biến ...........................................................................32
Bảng 4.4: Bảng phân tích tương quan giữa các biến ................................................41
Bảng 4.5 Model summary phương pháp Forward ....................................................44
Bảng 4.6 Anova phương pháp Forward ....................................................................45
Bảng 4.7 Hệ sớ của mơ hình MLR phương pháp Forward .......................................45
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định tương quan hạng của các biến .....................................49
Bảng 4.9. Model Summary phương pháp Stepwise ..................................................51
Bảng 4.10. Anova phương pháp Stepwise ................................................................52
Bảng 4.11. Hệ số của mô hình MLR phương pháp Stepwise ...................................53
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tương quan hạng của các biến ...................................57
Bảng 4.13 Model summary phương pháp Backward ................................................60
Bảng 4.14 Anova phương pháp Backward ...............................................................61
Bảng 4.15 Hệ sớ của mơ hình MLR phương pháp Backward ..................................62
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định tương quan hạng của các biến ...................................67

x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu chung
Cần Giờ là hụn biển duy nhất của thành phớ Hồ Chí Minh, nằm ở phía
Đơng Nam, cách trung tâm thành phớ khoảng 50 km đường bợ. Phía Bắc ngăn cách
với hụn Nhà Bè bởi sơng Soài Rạp. Phía Nam giáp biển Đơng. Phía Tây ngăn
cách với hụn Cần Gịc và hụn Cần Đước của tỉnh Long An, hụn Gị Cơng

Đơng của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sơng Soài Rạp. Phía Đơng Bắc ngăn cách
với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sơng Lịng Tàu. Phía Đơng Nam tiếp
giáp với hụn Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải. Cần
Giờ giớng như mợt hịn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.
Huyện Cần Giờ (gồm có: Thị trấn Cần Thạnh và 6 xã là: Bình Khánh, An Thới
Đơng, Tam Thơn Hiệp, Thạnh An, Lý Nhơn, Long Hịa) có diện tích 704 km2
chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phớ.
Tình hình đầu tư qua các năm trên địa bàn huyện:
Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Vốn ngân sách nhà
nước đầu tư xây dựng

968,8

784,1

870

827,3


974,7

tỷ đồng

tỷ đồng

tỷ đồng

tỷ đồng

tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ hàng năm)
Ước lượng chi phí đầu tư cho dự án là mợt nhiệm vụ rất quan trọng của công
tác quản lý xây dựng. Cùng với sự phát triển đô thị hóa và sự gia tăng dân số ngày
càng nhanh, các dự án xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước đang xuất hiện ngày
càng nhiều. Việc ước lượng chi phí xây dựng nhờ đó có thể dự trù được kinh phí
thực hiện dự án giúp công tác quản lý dự án của chủ đầu tư được tốt hơn và là vấn
đề sống còn của các doanh nghiệp xây dựng. Giới hạn của đề tài nghiên cứu là dự
báo chi phí xây dựng của dự án, tức chỉ là giá trị xây lắp của dự án.
Đến nay, đã có một số nghiên cứu về ứng dụng mơ hình hồi quy để dự báo
chi phí thực hiện các dự án xây dựng như: Mợt đánh giá về tính chính xác của nhiều
phương pháp hồi quy trong dự báo nhu cầu ngành xây dựng ở Singapore [1]; Mơ
hình dự báo cho thời gian thi cơng và chi phí thực tế [2]. Riêng đới với địa bàn

1


huyện Cần Giờ, một địa bàn đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thì chưa có

mợt nghiên cứu nào về ứng dụng mơ hình trên để dự báo chi phí thực hiện các dự án
xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu:
a. Lý do nghiên cứu:
Việc ước lượng chi phí xây dựng, cũng như xác định tổng mức đầu tư dự án
xây dựng cơng trình dân dụng (các cơng trình tḥc lĩnh vực văn hóa - xã hợi) chủ
yếu dựa trên bốn phương pháp truyền thống:
- Căn cứ vào thiết kế cơ sở;
- Dựa vào dự án có các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tương tự cùng loại;
- Tính theo diện tích hoặc cơng śt sử dụng của cơng trình và giá xây dựng
tổng hợp, śt vớn đầu tư xây dựng cơng trình;
- Kết hợp các phương pháp trên.
Các phương pháp này ít nhiều vẫn có các hạn chế nhất định: Tớn nhiều thời
gian và cịn nhiều bất cập trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình; các dạng cơng
trình được đưa vào trong śt vớn đầu tư cịn chưa đầy đủ, thiếu tính đại diện, khó
áp dụng do sự khác biệt về các điều kiện vị trí địa lý, nguồn nhân vật lực,….
Trên thực tế, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên địa bàn
hụn vẫn cịn tồn tại mợt sớ vấn đề nhất định. Có khơng ít cơng trình phải điều
chỉnh chi phí xây dựng, điều chỉnh tiến đợ thực hiện (theo chiều hướng tăng) dẫn
đến lãng phí và gây khó khăn trong quá trình quản lý dự án. Do vậy việc nghiên cứu
áp dụng các mơ hình dự báo từ cơ sở dữ liệu của các dự án đã thực hiện có ý nghĩa
quan trọng, giúp Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các cơ quan chức năng có những
ước lượng chính xác hơn tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả kinh tế
(đúng tiến đợ, tránh trình điều chỉnh dự án nhiều lần gây lãng phí thời gian và phát
sinh tăng chi phí khơng cần thiết, hỗ trợ tớt cơng tác kế hoạch tài chính). Tạo điều

2



kiện cho quá trình hoạt đợng của dự án được thuận lợi, nhanh chóng đưa dự án vào
khai thác sử dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.
b. Các câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư trong dự án xây dựng cơng
trình tḥc lĩnh vực văn hóa - xã hợi là gì?
- Liệu có thể dự báo chi phí xây dựng cơng trình tḥc lĩnh vực văn hóa - xã
hội dựa trên các số liệu khách quan đã có hay khơng?
- Dùng các cơng cụ gì để thực hiện dự báo đó? Cách thức tiến hành như thế
nào? Phương pháp kiểm tra như thế nào để đảm bảo tin chắc rằng mơ hình dự báo là
đáng tin cậy?
- Những nguyên nhân nào gây ra sự điều chỉnh tổng mức đầu tư trong dự án
xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nước tḥc lĩnh vực văn hóa - xã hội?
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận dạng các nhân tớ ảnh hưởng đến chi phí xây dựng cho các dự án xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Phân tích mức đợ ảnh hưởng của các nhân tớ đến chi phí các dự án xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Thiết lập mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng chi phí xây dựng.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được giới hạn trong phạm vi các cơng trình xây dựng thuộc lĩnh vực
Văn hóa - Xã hội có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên sử dụng vốn ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phớ Hồ Chí Minh.
- Đới tượng nghiên cứu là các cơng trình xây dựng tḥc lĩnh vực Văn hóa Xã hội trong giai đoạn thực hiện đầu tư đến khi cơng trình hoàn thành đưa vào sử
dụng đới với các cơng trình chỉ sử dụng vớn ngân sách.

3


- Không gian: Thời điểm thu thập số liệu từ tháng 6 năm 2016; nghiên cứu
thực hiện trong khoảng từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. Các dự án

được khảo sát được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016.
- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Quan điểm phân tích: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của chủ đầu tư.
1.5. Đóng góp của nghiên cứu:
Đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu
liên quan đến ứng dụng hồi quy đa biến, để ước lượng chi phí thơng qua việc khai
thác các dữ liệu quá khứ. Nghiên cứu này đóng góp thêm mợt tình h́ng ứng dụng
để ước lượng chi phí xây dựng cơng trình sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh
vực văn hóa - xã hội, đặc biệt là trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phớ Hồ Chí
Minh.
Việc thực hiện nghiên cứu này góp phần vào sự hiểu biết tốt hơn các nhân tớ
ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các cơng trình thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Đồng thời tạo thêm một sự lựa chọn mới trong việc ước lượng chi phí xây dựng
khơng chỉ dựa vào các phương pháp do nhà nước ban hành mà còn dựa vào các giá
trị hiện thực của các dự án đã xây dựng trên địa bàn.
Quá trình thực hiện nghiên cứu sử dụng các dữ liệu từ quá khứ thơng qua các
phân tích thớng kê, để đưa ra các mơ hình dự báo chi phí xây dựng giúp các chủ đầu
tư, cơ quan quản lý nhà nước ước lượng chi phí khách quan, quản lý tớt chi phí đầu
tư ban đầu, hạn chế điều chỉnh, phát sinh tăng tổng vốn đầu tư gây lãng phí.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phân tích các yếu tớ ảnh hưởng đến chi
phí xây dựng các cơng trình xây dựng bằng việc phân tích hồi quy (phầm mềm
SPSS version 22) để xác định các nhân tớ ảnh hưởng chính.

4


CHƯƠNG 2: TỞNG QUAN
2.1. Tình hình đầu tư các cơng trình tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hợi giai đoạn
2011 - 2016 trên địa bàn huyện Cần Giờ:

Các công trình tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hợi có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân; góp phần tuyên truyền, phổ biến
chủ trương, đường lới của Ðảng, chính sách, pháp ḷt của Nhà nước; kiến thức
khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành
mạnh trên địa bàn. Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, vui chơi giải
trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn
mới. Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở địa phương.
Những năm vừa qua được sự quan tâm của Thành ủy, Ủy ban nhân dân
Thành phố, huyện Cần Giờ là mợt trong năm hụn của Thành phớ (Bình Chánh,
Hớc Mơn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ) thực hiện chương trình quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Qua đó, ngân sách thành phố đã đầu tư để huyện phát triển cơ sở hạ
tầng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện.
Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, huyện Cần Giờ đã chủ động đề xuất
và đã được thành phố chấp thuận chủ trương, thực hiện xây dựng các nhà văn hóa thể thao tương đối, từ cấp huyện đến cấp xã. Tuy chưa phủ kín hết các địa phương
nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như nhu cầu sinh
hoạt văn hóa của người dân địa phương.
Đầu tư cụ thể các cơng trình phục vụ đời sống tinh thần người dân qua các
năm, giai đoạn 2011 - 2016:
Năm 2011 đã đầu tư 04 công trình với tổng mức đầu tư hơn 32 tỷ đồng.
Năm 2012 đã đầu tư 06 cơng trình với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng.
Năm 2013 đã đầu tư 06 cơng trình với tổng mức đầu tư hơn 54 tỷ đồng.
Năm 2014 đã đầu tư 13 cơng trình với tổng mức đầu tư hơn 97 tỷ đồng.
Năm 2015 đã đầu tư 16 cơng trình với tổng mức đầu tư hơn 207 tỷ đồng.
Năm 2016 đã đầu tư 05 công trình với tổng mức đầu tư hơn 185 tỷ đồng.

5


Tuy đã được quan tâm đầu tư, huyện Cần Giờ vẫn cịn nhiều Ấp thiếu các
cơng trình đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của địa phương (chủ trương của

Thành phớ là mỗi ấp có mợt văn phịng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa).
2.2. Các phương pháp xác định chi phí xây dựng cơng trình trùn thống:
2.2.1. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo thiết kế cơ sở của dự
án đầu tư: Phương pháp này yêu cầu đầu vào phải xác định cụ thể quy mô của dự
án, từ đó thiết kế sơ bộ kết cấu cơng trình, bóc tách khới lượng thực hiện và lập dự
toán sơ bộ của dự án trên cơ sở quy định hiện hành.
- Ưu điểm: Xác định chi phí xây dựng cơng trình tương đới ch̉n xác.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian.
2.2.2. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất vốn đầu tư xây
dựng công trình: Phương pháp này tương đới đơn giản; căn cứ vào các Tập Suất
vốn đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành và các Chỉ số giá xây dựng hàng tháng, hàng
quý và từng năm của Sở Xây dựng địa phương (nơi có dự án thực hiện) ban hành.
- Ưu điểm: Phương pháp này xác định chi phí xây dựng cơng trình nhanh.
- Nhược điểm: Chỉ mang tính tham khảo, chi phí xây dựng xác định chỉ
mang tính tương đới, đợ chính xác khơng cao.
2.2.3. Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo số liệu của các dự án
có các cơng trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện:
Phương pháp này căn cứ vào chi phí thực hiện dự án đã thực hiện tại địa phương
(chi phí xây dựng đã được quyết toán) làm căn cứ, cơ sở để ước tính chi phí xây
dựng cho cơng trình tương lai.
- Ưu điểm: Phương pháp này xác định chi phí xây dựng cơng trình nhanh.
- Nhược điểm: Chỉ mang tính lý thuyết, đợ chính xác khơng cao.
2.2.4. Phương pháp kết hợp để xác định tổng mức đầu tư: Đới với các dự
án có nhiều cơng trình, tùy theo điều kiện cụ thể của dự án và nguồn sớ liệu có được
có thể vận dụng kết hợp các phương pháp nêu trên để xác định tổng mức đầu tư của

6


dự án đầu tư xây dựng cơng trình; đồng thời, có thể kết hợp Phương pháp xác định

chi phí xây dựng theo sớ liệu của các dự án có các cơng trình xây dựng có chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật tương tự đã thực hiện và Phương pháp xác định chi phí xây dựng
theo śt vớn đầu tư xây dựng cơng trình để quy đổi chi phí xây dựng cơng trình đã
thực hiện trong quá khứ về năm dự kiến thực hiện cơng trình tương lai.
- Ưu điểm: Xác định chi phí xây dựng cơng trình tương đới ch̉n xác.
- Nhược điểm: Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thực hiện, mất
nhiều thời gian để có thể xác định chi phí xây dựng cơng trình.
Ngoài bớn phương pháp trên còn có nhiều phương pháp khác để xác định chi
phí xây dựng cho các cơng trình đã được nghiên cứu và cơng bớ rợng rãi: Sử dụng
mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng chi phí đầu ra dựa trên các biến đầu vào; sử
dụng mạng nơ-ron nhân tạo và hồi quy đa biến; mơ hình hồi quy tuyến tính,…
2.3. Các nghiên cứu tương tự đã được cơng bố:
Để ước lượng chi phí xây dựng cho các cơng trình, có rất nhiều nghiên cứu
sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để ước lượng chi phí đầu ra dựa trên các biến đầu
vào như:
2.3.1) Al-Momani [1]: đã thu thập dữ liệu 125 dự án quá khứ từ năm 1984 1994. Sử dụng mơ hình hồi quy đa biến để phân tích các dữ liệu thu thập được:
+ Y: Chi phí xây dựng.
+ X1: Chi phí xây dựng theo hợp đồng.
+ X2: Thay đổi thiết kế
+ X3: Diện tích sàn /m2.
+ X4: Ngày hoàn thành thực tế.
+ X5: Ngày hoàn thành dự kiến.
+ X6: Thời gian chậm tiến độ
+ X7: Giá thầu cao nhất

7


+ X8: Giá thầu thấp nhất
Kết quả: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và ước lượng được chi phí xây

dựng cho các cơng trình trường cơng lập ở Jordan
Log Yi = 1.574 + 0.277logXi1 + 0.03logXi2 + 0.717logXi3

(2.7)

Với hệ số xác định R2 = 0.88 và tất cả các hệ số có mức độ ý nghĩa là 99.9%
độ tin cậy.
2.3.2. Attalla [2]: dự báo đợ lệch chi phí xây dựng trong các dự án tái xây
dựng sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo và hồi quy đa biến.
Thông tin thu thập được thông qua một cuộc khảo sát các chuyên gia xây
dựng từ 50 dự án tái thiết.
Đối với từng dự án có đợ lệch chi phí thực tế so với chi phí dự toán.
Dựa trên các thơng tin thu thập đã xác định được 36 yếu tố có tác đợng trực
tiếp đến chi phí xây dựng của các dự án tái thiết.
Sử dụng phân tích thớng kê hồi quy và ANN để phát triển các mơ hình dự
đoán.
Kết quả: Nghiên cứu đã góp phần tìm ra các lý do dẫn đến sự sai lệch chi phí
của các dự án tái thiết và có thể định lượng các độ lệch chi phí này.
2.3.3. Kim [3]: So sánh mơ hình ước lượng chi phí xây dựng dựa trên phân
tích hồi quy, ANN và trường hợp cơ sở.
Thơng qua chi phí xây dựng thực tế của 530 dự án dân dụng từ năm 1997
đến năm 2000 ở Seoul, Hàn Quốc. Trong 530 dự án được chia ngẫu nhiên thành
490 bộ dùng để huấn luyện và 50 bộ dùng để kiểm tra.
Kết quả: Sau khi kiểm tra 40 bộ dữ liệu trong 50 bợ dữ liệu dùng để kiểm tra
thì tỉ lệ sai sớ tụt đới trung bình là 6.95, 2.97, 4.81. Dựa vào kiểm định phương
sai thì mơ hình ANN cho kết quả ước lượng tốt nhất.
2.3.4. David [4]: Nghiên cứu phát triển mơ hình hồi quy tuyến tính để dự
báo chi phí xây dựng dựa trên 286 bợ dữ liệu đã được thu thập tại Anh. Hai phương

8



pháp phân tích đã được thực hiện là Forward và Backward Stepwise, đưa ra được 6
mơ hình và xác định được 41 biến độc lập trong đó có 5 biến x́t hiện trong cả 6
mơ hình là:
+ X1: Tổng diện tích sàn
+ X2: Chức năng cơng trình
+ X3: Thời gian hoàn thành cơng trình
+ X4: Hệ thớng cơ điện
+ X5: Lắp đặt đường ớng
Mơ hình tớt nhất là mơ hình log chi phí với phương pháp Backward:
R2 = 0.661, MAPE= 19.3%
2.3.5. Lưu Nhất Phong [9]: Nghiên cứu sử dụng mạng nowrron nhân tạo và
hồi quy đa biến xây dựng mô hình dự báo tổng mức đầu tư. Dữ liệu thu thập từ 33
dự án xây dựng cơng trình giao thơng tại Bình Định từ năm 2000 đến năm 2009 (3
dự án dùng để kiểm tra và 30 dự án dùng làm bợ dữ liệu xây dựng mơ hình) và tìm
ra được 7 nhân tố ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
đường bợ bằng phân tích hồi quy đa biến:
+ X1: Thời gian thực hiện dự án.
+ X2: Chiều dài tuyến đường.
+ X3: Số lượng cống bê tông cốt thép thoát nước trên tuyến.
+ X4: Số lượng cầu bản bê tông cốt thép thoát nước trên tuyến.
+ X5: Số lượng cầu dầm bê tông cốt thép thoát nước trên tuyến.
+ X6: Bề rộng nền đường.
+ X7: Bề rợng mặt đường.
Mơ hình tớt nhất theo phương pháp Stepwise là:
Tongmuc = 0,149Snen + 78,081Lcaudam + 22,493Lcong
Kết quả R2 = 0.86 và MAPE = 2.59%

9


(2.8)


2.3.6. Nguyễn Thanh Trúc [12]: Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa
biến để xây dựng mơ hình ước lượng chi phí cho các dự án cơng trình trường học.
Nghiên cứu khảo sát được thực hiện với 44 ứng viên tham gia trả lời bảng câu hỏi
và tìm được 6 nhân tố. Dữ liệu thu thập từ 27 công trình xây dựng trường học tại
tỉnh Vĩnh Long từ năm 2007 đến 2014.
+ X1: Tổng diện tích xây dựng
+ X2: Sớ tầng cao
+ X3: Sớ phịng học
+ X4: Phương án gia cớ nền móng
+ X5: Vị trí xây dựng
+ X6: Loại mái
Mơ hình thu được:
Y = - 216,010 + 7,036X1 - 545,190X2 - 119,436X3 + 2118,815X4
Kết quả R Adjusted Square = 0,971 và MAPE = 12,01%
2.3.7. Nguyễn Hữu Phúc [11]: Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa
biến và mơ hình ANN để dự báo thời gian thi cơng của cơng trình cầu đường bợ.
Thơng qua c̣c khảo sát 20 ứng viên đã tìm được 16 nhân tớ chính. Dữ liệu thu
thập từ 44 dự án xây dựng cầu đường bộ từ năm 2000 đến năm 2014

1. Tổng diện tích sàn.
2. Tổng diện tích sàn phần văn phịng.
3. Tổng diện tích sàn phần thương mại.
4. Tổng diện tích sàn phần căn hợ.
5. Tổng diện tích phần hầm.
6. Sớ tầng.
7. Tổng chiều cao phần thân.


10


8. Tổng chiều cao phần hầm.
9. Loại kết cấu phần thân.
10. Loại kết cấu phần sàn.
11. Loại kết cấu phần móng.
12. Số lượng thang máy.
13. Số tầng hầm.
14. Loại cao ớc văn phịng.
15. Vị trí xây dựng.
16. Cảnh quang xung quanh.
Kết quả mơ hình ANN dự báo tớt hơn MLR với R Square = 0,9045 và
MAPE=5,28%
Tổng kết từ các tài liệu tham khảo: Từ các nghiên cứu đã được công bớ nêu
trên, nhận thấy chi phí xây dựng các cơng trình (đặc biệt các cơng trình dân dụng)
phụ tḥc nhiều vào tổng diện tích xây dựng, thời gian xây dựng cơng trình,
phương án gia cớ nền, vị trí xây dựng cơng trình…. Từ đó, sơ bợ xác định 17 yếu tớ
ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các cơng trình phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Các yếu tố cụ thể:
+ Tổng diện tích phịng nghiệp vụ
+ Tổng diện tích phịng lãnh đạo
+ Tổng diện tích phịng hành chính
+ Tổng diện tích hợi trường
+ Tổng diện tích cơng trình phụ
+ Loại kết cấu phần sàn
+ Thời gian thực hiện dự án
+ Giải pháp kết cấu móng


11


+ Diện tích sân đường
+ Sớ tầng
+ Loại kết cấu mái
+ Vị trí xây dựng
+ Chiều dài cổng, hàng rào
+ Cấp cơng trình
+ Khới lượng san nền
+ Hệ thớng cơ điện
+ Lắp đặt đường ống

12


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu:
XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI

Thông qua các nghiên cứu trước đây, tạp chí,
tài liệu để xác định các nhân tớ

Tham khảo ý kiến chuyên gia, bảng câu hỏi để tìm ra
các nhân tớ chính bằng các phân tích thớng kê

Thu thập và xử lý sớ liệu

Xây dựng mơ hình hồi quy


Đánh giá sự phù hợp của mơ hình dựa trên các kiểm định

thống kê
Đánh giá kết quả hồi quy

Kết luận và kiến nghị
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
(Ng̀n: Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học, Lưu 2014)

13


3.2. Các công cụ nghiên cứu:
Công cụ nghiên cứu
Xác định các nhân tớ ảnh hưởng chi phí
xây dựng cơng trình thuộc lĩnh vực văn
hóa - xã hội.

Thông qua các nghiên cứu tương
tự trước đây, tạp chí, tài liệu.
Bảng câu hỏi.

Xác định các nhân tớ chính.

Phân tích thớng kê của phần mềm
SPSS.

Phân tích mơ hình hồi quy và kiểm định

Sử


dụng

cơng

cụ

Linear

mơ hình.

Regression của phần mềm SPSS

3.3. Thu thập dữ liệu:
- Dựa vào các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây
dựng cơng trình, tham khảo ý kiến các chuyên gia thông qua bảng câu hỏi và rút ra
các nhân tớ chính ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư ứng với điều kiện đặc thù địa bàn
huyện trong phạm vi nghiên cứu.
- Dữ liệu các nhân tớ chính của các dự án đã thực hiện từ năm 2011 - 2016
của các dự án xây dựng cơng trình tḥc lĩnh vực Văn hóa - Xã hội được thu thập.
Bao gồm các số liệu về thiết kế và tổng dự toán cho từng hạng mục và có dữ liệu
quyết toán hoàn thành cơng trình. Đây là mợt bợ dữ liệu đóng vai trò quan trọng là
cơ sở để thực hiện phân tích hồi quy đa biến.
3.4. Thiết kế bảng câu hỏi.
3.4.1. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi:

14



×