Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những vấn đề cơ bản về khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.81 KB, 13 trang )

Những vấn đề cơ bản về khu vực kinh tế có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI)
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1 Khái niệm FDI
Theo tổ chức Thương mại Thế giới : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài
sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản
đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền
kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh
nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp
là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại
nền kinh tế khác đó
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra
một doanh nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được
cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI
gồm có ba bộ phận: vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay
trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là
người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của
nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể
kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể
kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.


Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được
chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài theo quy định của luật này”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “
một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân
hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu
ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt
của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy
nhiên không phải tất cả các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác
định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong
doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền
điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn
chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư
trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một
quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc
bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý
hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên
tối đa hoá lợi ích của mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài
sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các
loại hợp đòng và giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu
tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ
phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là
một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản
của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu
tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn

và quản lí đối tượng đầu tư.

1.2 Những quan điểm về FDI
Về mặt kinh tế FDI là hình thức đầu tư quốc tế đặc trưng bởi quá
trình di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác.FDI đ ư ơc hiểu là
hoạt động kinh doanh,một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ
quốc tế.về đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn ,tư sản ở n
ước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm
kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế,xã hội nhất định.
Về mặt nhận thức:nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện sự
khác biệt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên
tham gia đầu tư trực tiếp nươc ngoài mà còn thể hiện sự di chuyển tư
bản bắt buộc phải vượt qua tầm kiểm soát quốc gia.
Một số nhà lí luận cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất
là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất’, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuât”
và “nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật”…Bản chất của đầu tư trực tiếp nước
ngaòi là vấn đề nóng,thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứư kinh tế.Tuy còn khác nhau về cơ sở nghiên cứu, phương pháp phân
tích va đối tượng xem xét,song gặp nhau ở chỗ là :trong nền kinh tế
hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất và kinh doanh
đã buộc nhiều nhà sản xuất phải chọn phương pháp đầu tư trực tiếp
nước ngoài như điều kiện để tồn tại và phát triển.
2. Các hình thức FDI
2.1 Phân theo bản chất đầu tư

2.1.1Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ
đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước
nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào
2.1.2 Mua lại và sáp nhập

Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước
ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình
thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào
2.2.Phân theo tính chất dòng vốn
2.2.1 Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh
nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có
quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty
2.2.2 Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
2.2.3Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa
quốcgia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp của nhau.
2.3.Phân theo động cơ của nhà đầu tư
2.3.1 Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể
kém về khả năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ
năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi
tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp
nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài
nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.3.2 Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở
nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố

sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải,
mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
2.3.3 Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị
trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư
này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp

×