Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đô thị nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.47 KB, 5 trang )

PRO AND CONTRA

DIỄN ĐÀN

ĐÔ THỊ NÉN

TS. PHÓ ĐỨC TÙNG

1. Xu thế tiến hóa của mô hình đô thò nén trên
thế giới

Hiện nay trên diễn đàn thế giới có nhiều đònh nghóa về đô thò nén,
với những cách đặt trọng tâm khác nhau, cách tiếp cận khác nhau.
Chưa có thống nhất tuyệt đối nào là đònh nghóa nào là được đa số
học giả công nhận. Tuy nhiên, nhìn chung thì mọi người đều hình
dung được đô thò nén có nghóa là mô hình phát triển hướng tới cô
đặc, tập trung các hoạt động đô thò vào một khu vực nhỏ.
Một đô thò cô đặc như vậy sẽ có một số thuộc tính nhất đònh:
n Mật độ cao và đa dạng công năng dẫn tới đô thò sầm uất, sống
động, nhiều lựa chọn dòch vụ
n Hệ số sử dụng hạ tầng cao hơn, hiệu quả hơn, dẫn tới khả năng
cung cấp hạ tầng hiện đại như giao thông công cộng, quản lý nước,
năng lượng.
n Bán kính di chuyển ngắn dẫn tới tăng khả năng sử dụng xe đạp,
đi bộ, giảm phương tiện cơ giới cá nhân, giảm tiêu thụ năng lượng,
nhất là năng lượng hoá thạch, giảm ô nhiễm
n Kiến trúc linh hoạt, không gian đa dạng, hấp dẫn, luôn cập nhật
với tiến bộ về khoa học kỹ thuật, phù hợp với các loại hình sử dụng.
n Sự tập trung dẫn tới giảm giá thành dòch vụ theo nguyên tắc kinh
tế số lượng, tạo ra những hiệu ứng cộng hưởng, hiệu ứng chéo về
sáng tạo, sản xuất, tiêu dùng, dẫn tới tăng trưởng kinh tế.


Đô thò nén tiền hiện đại:
Trong lòch sử đô thò, hình thức đô thò nén với những đặc điểm tương
tự như ở trên vốn không phải là cái gì quá xa lạ, đặc biệt là ở các
đô thò cổ châu Âu. Đại đa số các đô thò tiền hiện đại đều ở dạng
nén, thứ nhất là vì thường có một tường thành bao quanh bảo vệ,
không thể mở rộng ra được, thứ hai là phương tiện giao thông thô
sơ, không cần mở rộng, nhưng đặc biệt quan trọng là vì các đô thò ít
có tiềm lực kinh tế thực sự để phát triển thật nhanh, thật lớn.
Giải nén thời đầu hiện đại:
Thời kỳ đầu cách mạng công nghiệp, có một sự xáo trộn rất lớn
trong cấu trúc đô thò. Động cơ phát triển đô thò là công nghiệp, với
tiềm năng phát triển khác hẳn thời kỳ nông nghiệp. Đô thò hoá tăng
rất nhanh, với những làn sóng nhập cư lớn từ nông thôn vào đô
thò. Ăngghen phê phán là điều kiện sống của giai cấp công nhân
trong những đô thò công nghiệp đó rất tồi tệ, không đảm bảo. Tony
Garnier chủ trương đô thò hiện đại phải được giải nén, phân vùng
thành những công năng riêng như ở, sản xuất, vui chơi, mua sắm.
Howard, một quy hoạch gia đầy ảnh hưởng khác của thời kỳ đầu
công nghiệp, cũng cho rằng tình trạng chật chội trong những lõi đô
thò trung tâm là không thể tiếp diễn được, và yêu cầu phải tạo cho
những người công nhân điều kiện sống lành mạnh kiểu nhà vườn
ngoại ô, trong những ngôi làng sinh thái, mặc dù vẫn dễ dàng tiếp
cập được với chỗ làm việc trong nhà máy.
SË 94 . 2018

29


Siêu nén hiện đại:
Le Corbusier là người chứng minh một cách rõ ràng nhất, hùng hồn

nhất rằng cấu trúc đô thò nén kiểu tiền công nghiệp không phù hợp
với phương thức và quy mô của đô thò mới, nên phải giải toả đi. Sự
không phù hợp này nghiêm trọng tới mức ngay cả một kinh đô hoa lệ
như Paris cũng nên bò san bằng, làm mới hoàn toàn thì mới tốt được.
Ông cho rằng đô thò hiện đại cần đảm bảo không khí, ánh sáng, cây
xanh, giao thông là quan trọng nhất. Trên 90% diện tích đô thò được
dành cho khoảng trống, giao thông, cây xanh, vườn hoa. Các công
năng đô thò được cho vào những toà nhà cao tầng, với chiều cao hàng
ngàn mét. Đây cũng là một loại nén, tuy hoàn toàn không giống với
các dạng đô thò nén cổ truyền.
Đô thò nén hậu hiện đại:
Diễn đàn về đô thò nén thời kỳ hậu hiện đại được khơi lại, không phải là
để tái tạo ra một trong những mô hình đã có trong lòch sử. Với mô hình
này, người ta hy vọng tìm ra giải pháp cho một yêu cầu rất chung hơn
nữa, đã được công nhận toàn cầu là nguyên tắc phát triển bền vững,
trong đó chỉ rõ cần phải có sự phát triển đồng đều về cả 3 lónh vực
kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường. Thoạt nhìn có thể cảm thấy mỗi
một đặc điểm của đô thò nén đều có liên quan một cách tích cực với
phát triển bền vững. Tuy nhiên xét kỹ thì thấy rằng hai thứ không phải
là một. Mô hình đô thò nén chỉ là một kiến giải cho giải pháp hướng tới
phát triển bền vững, dựa trên một số quan điểm lý thuyết. Nhưng bởi
vì trong cả ba lónh vực phát triển bền vững đều có những quan điểm
khác nhau, thậm chí trái chiều, nên đô thò nén không phải mô hình lý
thuyết duy nhất, được công nhận hoàn toàn. Vì vậy, chúng ta không
thể đơn giản áp dụng nó một cách máy móc, mà cần phải nhìn nhận
vấn đề rất kỹ từ từng góc độ của phát triển bền vững.
Vấn đề thứ hai là mỗi một nơi trên thế giới đều có những xuất phát
điểm rất khác nhau, với những vấn đề khác nhau. Vì vậy, đô thò nén
chưa chắc áp dụng được ở mọi nơi, mà nếu có áp dụng thì cũng không
giống nhau ở mọi nơi. Hall và Pfeiffer chia các khu vực đô thò trên thế

giới thành ba loại chính, theo tính chất kinh tế - văn hoá xã hội - dân
số:
n Các đô thò siêu tăng trưởng phi chính quy (Ấn Độ, Châu Phi, Trung
Đông Hồi giáo, Nam Mỹ)
n Nhóm đô thò tăng trưởng mạnh (Đông Á, Mỹ La Tinh, Caribe, Trung
Đông)
n Nhóm đô thò trưởng thành đang già yếu dần (Bắc Mỹ, Châu Âu,
Nhật, Úc, một phần Đông Á)
Việc nghiên cứu mô hình đô thò nén ít nhất cần phân biệt các nhóm
này, không thể có một mô hình cho tất cả.
Về kỹ thuật, những dạng công nghệ giao thông mới như xe không
người lái, robot, công nghệ thông tin thời đại 4.0 cũng mở ra một thời
đại mới cho những dạng đô thò nén chưa từng có trong quá khứ.

2. Mô hình đô thò nén từ góc độ phát triển bền vững

2.1- Sinh thái môi trường:
a- Góc độ môi trường của phát triển bền vững:
Từ góc độ môi trường thì các đô thò là thủ phạm hàng đầu trong cả bốn
tội chính: tiêu hao nhiên liệu hoá thạch, phát thải CO2, làm mất cân
bằng, giảm đa dạng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Các đô thò chỉ

30

SË 94 . 2018

chiếm 2% diện tích thế giới nhưng tiêu thụ 75% nguồn nhiên liệu [H.
Girardet]. Ở Châu Âu, 40% năng lượng là do công trình tiêu thụ. [S.
Hagan] 75% ô nhiễm có xuất xứ từ môi trường đô thò, trong đó 45% là
từ công trình và 30% từ giao thông [Lord R. Rogers]. Việc phát triển

đô thò ra diện rộng vừa dẫn tới mở rộng phạm vi chiếm đất, ô nhiễm,
vừa tạo ra những hạ tầng đường sá, mặt bằng betong hoá ngăn chia,
làm rối loạn những hệ thống sinh thái.
Vì thế, mặc dù rõ ràng hệ thống đô thò mang lại nhiều tăng trưởng
kinh tế nhất, nhưng xét từ góc độ môi trường thì hệ thống này cũng
là nguyên nhân chính dẫn tới tai họa. Vậy thì muốn giảm tác động
của đô thò vào môi trường, điều quan trọng nhất là giảm tiêu thụ năng
lượng, giảm phát thải khí nhà kính cũng như các loại ô nhiễm khác và
giảm phạm vi chiếm đất của hệ thống đô thò.
b- Đóng góp của mô hình đô thò nén vào giảm nhẹ vấn đề môi
trường
n Thứ nhất, chắc chắn là đô thò nén sẽ dẫn tới giảm diện tích chiếm
đất của đô thò, theo đó là diện tích betong hoá, diện tích dành cho hạ
tầng đường sá, phát tán ô nhiễm như bụi, tiếng ồn và vì vậy sẽ đỡ ảnh
hưởng tới thiên nhiên hơn. (Hillman, Rogers) Tuy nhiên, ích lợi này
nếu xét tổng toàn thế giới thì chưa thực sự là lớn, vì tổng diện tích đô
thò chỉ chiếm 2% diện tích đất trên thế giới. Thực ra, nông nghiệp mới
là yếu tố chiếm đất và phá hoại sinh thái hàng đầu.
n Về vấn đề tiêu thụ năng lượng, thực ra hiệu quả của đô thò nén
chưa hoàn toàn chắc chắn. Một số tác giả như Owens, Newman,
Kenworthy, Lowe, Gilbert, Alberti... cho rằng những khu đô thò nén
có hiệu quả năng lượng tổng thể tốt hơn là mật độ thấp. Đúng là nếu
nén được thì sẽ có thể giảm được một khoản năng lượng lớn cho giao
thông cá nhân, nhất là ô tô. Nhưng đó mới là nhất thời chứ chưa phải
gốc rễ. Bản chất của việc tiêu hao năng lượng nhiều là việc gia tăng
nhu cầu tiêu dùng vô hạn của loài người. Nếu giảm chi năng lượng
cho việc này thì có thể lại nghó ra chi cho việc khác. Đô thò nén có thể
dẫn tới nguy cơ gia tăng nhu cầu tiêu dùng, khuyến khích tiêu thụ, vì
thế làm gia tăng tiêu hao năng lượng. Mặt khác, việc nén nhiều người,
nhiều công năng vào một chỗ vốn là phi tự nhiên, nên sẽ đòi hỏi nhiều

tiêu hao năng lượng để xử lý sự tập trung phi tự nhiên đó, từ việc chiếu
sáng, thông gió, chống bụi, chống ồn, vệ sinh môi trường... Rất nhiều
loại tiêu thụ năng lượng nếu không nén thì sẽ không cần thiết hoặc
có thể sử dụng các năng lượng thiên nhiên để giải quyết mà không
cần qua khâu trung gian là chuyển chúng thành điện. (Santamouris
2000, Oke 1973, Shashua-Bar and Hoffman 2000...) Santamouris
còn chứng minh rằng trung bình, việc tăng thêm 1% mật độ dân số
sẽ dẫn tới khoảng 2,2% gia tăng về tiêu thụ năng lượng và nói chung
dân cư khu vực trung tâm đô thò có mức tiêu thụ năng lượng trên đầu
người cao hơn khu ngoại ô. Một lập luận của những người ủng hộ đô
thò nén ở phương Tây là nếu nén, đặc biệt là trộn lẫn công năng ở và
công năng công cộng, thì sẽ tiết kiệm được nhiệt năng cho đô thò, vì
những công trình công cộng sẽ toả nhiệt. Điều đó tất nhiên đúng đối
với xứ lạnh, nhưng đối với vùng nóng thì hiện tượng đảo nhiệt sẽ dẫn
tới gia tăng nhu cầu năng lượng. (Manley)
Ngoài ra, tiêu thụ năng lượng không nhất thiết dẫn tới tăng tiêu thụ
nhiên liệu hoá thạch. Nguồn năng lượng tái tạo trong thiên nhiên như
mặt trời, gió, đòa nhiệt, thuỷ triều, sinh khối... gần như vô tận và ngày
càng có thể được sử dụng với giá thành giảm. Ở các nước phát triển,


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch hiện nay chỉ còn là bài toán chính
trò, kinh tế chứ không hề là cần thiết kỹ thuật. Ngay cả các phương tiện
giao thông cá nhân vốn là nguồn tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch rất lớn
cũng không nhất thiết phải chạy bằng nhiên liệu này mà có thể được
thay thế bằng nhiên liệu tái tạo.
n Cuối cùng là về vấn đề ô nhiễm, bao gồm khí thải, ồn, bụi, rác thải,
nước thải... Các loại ô nhiễm này là đặc trưng của hoạt động đô thò,
bao gồm sản xuất, sinh họat. Nếu xét một nguyên nhân chính dẫn

tới ô nhiễm là ô tô thì việc nén lại chắc chắn sẽ giúp giảm số lượng ô
tô, nhưng nó lại làm giảm tốc độ, tăng thời gian chạy trên đường, thời
gian đứng chờ tắc đường. Vì thế, tổng lượng xăng tiêu thụ, tổng lượng
khói bụi, tiếng ồn chưa chắc đã được giảm, chưa kể nó lại tập trung
vào một khu vực nhỏ, có thể vượt ngưỡng chòu đựng thay vì tản ra diện
rộng. Ngoài ra, để giảm ô nhiễm kiểu đó thì còn có giải pháp cải tiến
phương tiện, không chạy bằng xăng dầu nữa, không khói bụi nữa, ít
tiếng ồn đi, thay vì chỉ tính chuyện giảm lượng xe, tản ra hay cụm lại,
bởi vì phương tiện giao thông cá nhân có nhiều lý do, không chỉ là giao
thông, và vì thế nếu thay bằng phương tiện công cộng thì cũng không
phải là không có thiệt hại.

3- Góc độ xã hội học đô thò

a- Những nguyên lý về phát triển trong lónh vực xã hội học đô thò:
Dưới góc độ xã hội học, một phát triển bền vững cần phải đảm bảo
phát triển, tiến bộ về lónh vực xã hội. Nhưng thế nào là tiến bộ về xã
hội?
n Tự do:
Một trong những dòng về xã hội học đô thò đại diện bởi Emile
Durkheim (1858-1917) cho rằng: Con người tạo ra quan hệ mới tốt
hơn trong đô thò hiện đại. Theo ông thì quan hệ làng xã là quan hệ
xã hội cơ học - cứng nhắc, không thay đổi, không có quyền tự chọn.
Trong khi quan hệ xã hội ở đô thò hiện đại tuy lỏng lẻo hơn nhưng
là quan hệ hữu cơ - có nhiều cơ hội cho những người thực sự muốn
tạo dựng quan hệ mà mình cần - Community save argument. Georg
Simmel (1858-1918), đẩy mạnh thêm ý của Durkheim lên một tầm
cao mới. Con người trong đô thò hiện đại không chỉ tạo ra được quan
hệ xã hội mới, tốt hơn, mà chỉ trong đô thò hiện đại thì con người mới
được tự do. Cuộc sống đô thò mà ông quan tâm là ngoài giờ làm việc.

Khi làm việc, anh ta là công cụ, nhưng khi tiêu đồng tiền, anh ta làm
chủ bản thân, bằng cách tự quản lý đồng tiền và thời gian của mình.
Và anh ta có thể tham gia rất nhiều nhóm xã hội khác nhau. Điều mấu
chốt ở đây không phải là thực tế một người tham gia vào những quan
hệ gì, sử dụng những sự lựa chọn nào trong cuộc đời, mà là anh ta có
cơ hội lựa chọn. Tất cả những cơ hội cho quyền tự do quyết đònh này
cộng lại tạo nên cái gọi là Tính đô thò. (Rational calculation, Blase
attitude). Bởi tự do là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của loài
người, nên tính đô thò cũng là bước tiến rất cơ bản của phương thức tổ
chức xã hội, đònh cư của loài người. Louis Wirth phát triển tiếp ý của
Simmel và khẳng đònh ba chiều kích xã hội học quan trọng nhất của
đô thò là: tổng dân số, mật độ và mức độ đa dạng. Ba chỉ số này càng
cao thì tính đặc trưng đô thò càng rõ nét. Nếu ba chỉ số này quá thấp
thì không thể được coi là đô thò.
Từ cơ hội tự do cơ bản này, mới có thể xây dựng nên những khái niệm
xã hội học phức tạp hơn, cao cấp hơn như dân chủ hay sáng tạo.
Dân chủ là cách thức các cá thể có thể thực hiện quyền tự do của mình

mà không ảnh hưởng tới tổng thể cộng đồng, đặc biệt là quyền lợi của
những nhóm thiểu số. Còn sáng tạo thì rõ ràng sẽ hoàn toàn vô nghóa
và bất khả thi nếu không có tự do.
n Công bằng, bình đẳng về an sinh:
Đây là nhóm tiêu chí gốc thứ hai của xã hội học. Loài người cũng như
muôn loài trong tự nhiên, sinh ra đã có những cá thể với năng lực khác
nhau, xuất phát điểm khác nhau. Tuy nhiên, xã hội loài người được
coi là văn minh, tiến bộ hơn cầm thú ở chỗ đảm bảo được một mức độ
công bằng, bình đẳng nhất đònh chứ không thuần tuý là đấu tranh sinh
tồn và kẻ mạnh sẽ thắng. Công bằng, bình đẳng đảm bảo an ninh, ổn
đònh trong xã hội, và động lực cho phát triển, bởi vì mọi người đều có
cơ hội để phát triển như nhau. Cơ sở để đánh giá tính công bằng, bình

đẳng trong xã hội chính là việc đảm bảo nhân quyền, mà trong đó một
phần rất cơ bản là việc có khả năng tiếp cận tới các dòch vụ an sinh
xã hội cơ bản như điện, nước, giáo dục, y tế, giao thông... Đặc biệt
những nhóm yếu thế trong xã hội như người nghèo, trẻ em, phụ nữ,
người dân tộc, nhập cư... rất cần được đảm bảo quyền bình đẳng này.
n Đảm bảo sinh kế:
Quyền được đảm bảo sinh kế tối thiểu là một trong những nhân quyền
cơ bản. Cũng như vấn đề an sinh xã hội, vấn đề sinh kế chủ yếu là vấn
đề của người nghèo đô thò. Đặc điểm của nhóm người này là thường
làm việc trong lónh vực phi chính quy, với thu nhập thấp, bấp bênh,
trình độ thấp. Với những năng lực hoặc điều kiện sinh hoạt cụ thể của
những người này, họ sẽ khó tìm được một công việc ổn đònh, lâu dài
trong khối kinh tế chính quy. Sinh kế của họ là cơ sở quan trọng nhất
để họ có được sự bình đẳng, giữ được nhân phẩm. Vì thế, nó còn được
đánh giá quan trọng hơn những điều kiện sống và an sinh. Ở những
xã hội phát triển, bảo hiểm xã hội rất vững vàng nên người ta có thể
thất nghiệp cả đời mà vẫn được trợ cấp đủ sống một cuộc sống bình
thường, thậm chí cao hơn nhiều mức bình thường ở các nước khác.
Tuy nhiên, quyền được làm việc là một nhân quyền cơ bản, không thể
đơn giản thay thế bằng trợ cấp xã hội. Vì vậy, một đô thò được coi là
tiến bộ về lónh vực xã hội học cần đảm bảo được là về cơ bản tất cả
mọi người đều có thể làm những việc phù hợp với năng lực của mình
để đóng góp cho xã hội. Việc phát triển thuận lợi khối kinh tế phi chính
quy có liên quan mật thiết với tiến bộ này.

b- Đóng góp của mô hình đô thò nén vào tiến bộ xã hội:
n Tự do:
Nếu xét tiêu chí tự do trong đô thò chính là cơ hội lựa chọn, với ba chỉ
số lượng hoá chính là tổng dân số, mật độ và độ đa dạng thì mô hình
đô thò nén chính nhằm đảm bảo yếu tố này. Vấn đề tranh cãi chỉ là

ở chỗ có phải ở mọi nơi, mọi lúc, tự do đều được coi là mục tiêu cao
nhất, hiển nhiên nhất của xã hội loài người hay không. Một khẳng đònh
là mức độ tự do cao luôn đi kèm với trách nhiệm lớn, và nói chung thì
người càng trưởng thành, xã hội càng trưởng thành, tiến bộ thì nhu cầu
tự do càng cao. Đối với nền văn minh phương Tây, nhu cầu tự do được
coi là hiển nhiên, nên khái niệm đô thò nén xét từ góc độ này cũng ít có
tranh cãi. Nhưng ở những xã hội phát triển thấp hơn, chắc chắn cảm
nhận về độ tự do này cũng không thể sâu sắc bằng. Thậm chí, người
ta còn có thể coi tự do như trên là không an toàn. Dạng vỏ bọc khép
kín, để tách riêng khỏi môi trường xung quanh, có một thế giới riêng,
không ai động vào được mới là tự do, chứ không phải là cơ hội được
cởi mở, giao lưu, kết nối. Tất nhiên cả một xã hội trưởng thành cũng
SË 94 . 2018

31


có nhu cầu riêng tư. Nhưng ở đó, người ta sẽ chỉ cần một mức riêng
tư tối thiểu, và muốn tối đa hoá lónh vực giao lưu, kết nối. Ngược lại, ở
các nơi chậm phát triển, người ta sẽ luôn có mong muốn củng cố và
mở rộng phạm vi riêng tư. Một trong những ví dụ là những cửa sắt, bảo
vệ nhiều lớp cho từng gia đình thường bò đẩy lên thái quá ở các nước
chậm phát triển. Ví dụ nữa là sự phát triển hàng loạt của các khu gated
community. Trong cùng một xã hội đô thò thì nhóm người trưởng thành
hơn, thành đạt hơn, giàu có hơn cũng sẽ đặt yêu cầu về tự do cao hơn.
Vì vậy, khi nói nén thì quan trọng là mật độ và độ da dạng của những
thành phần cao cấp mới là thứ họ mong đợi, chứ không phải là nén bất
kỳ. Nếu nồng độ thành phần cao cấp mà thấp thì càng nén đông người
càng loãng chứ không phải là đặc, vì thế có nén cũng phản tác dụng.
n Công bằng, bình đẳng:

Theo ý nghóa về công bằng bình đẳng là khả năng tiếp cận dòch vụ hạ
tầng cho tất cả mọi người thì đô thò nén cũng là một giải pháp tốt. Việc
tất cả mọi tầng lớp, mọi nhóm xã hội cùng ở chung với nhau trong một
khu đô thò đa chức năng thể hiện sự bình đẳng cao hơn hẳn việc phân
chia riêng khu giàu khu nghèo, hay phân theo sắc tộc. Việc nén cũng
dẫn tới khả năng cung cấp hạ tầng công cộng hiện đại hơn, rẻ hơn,
phục vụ được cho tất cả mọi người, nhất là người nghèo. Tuy nhiên,
vấn đề bình đẳng từ xưa vốn là câu chuyện của người nghèo, và vì thế,
người nghèo sẽ thích và cần đô thò nén hơn. Đối với người giàu, khá
giả thì những tiện ích cho người nghèo không thực sự là thứ họ cần.
Việc sống chung với người nghèo mang lại cho họ nhiều thứ bất tiện.
Suy cho cùng thì mục đích của những nỗ lực và sự thành đạt không
phải là để được bình đẳng như những người khác. Trong lòch sử đô thò,
ngay từ những đô thò ban đầu như La Mã thì người giàu đã muốn ra
ngoài, không ở chung với người nghèo trong trung tâm. Tất nhiên, việc
chung sống cũng có cả giá trò cho người giàu, vì họ sẽ có được dòch
vụ đa dạng hơn, tốt hơn, rẻ hơn. Tóm lại, đô thò nén có thể cho người
giàu sự tự do và người nghèo quyền bình đẳng. Được như vậy thì nó là
giải pháp mang lại tiến bộ xã hội. Nhưng nếu sự tự do của người giàu
không đủ hấp dẫn mà quyền bình đẳng được đặt lên hàng đầu thì tổng
thể chưa chắc đã phải là tốt.
n Sinh kế:
Đô thò nén từ xa xưa vốn là một hình thức đảm bảo nhất đối với sinh
kế của người nghèo đô thò. Vì thế, những khu nghèo, mật độ cao luôn
luôn nằm trong vùng lõi trung tâm. Trong những thời kỳ đầu thế kỷ
XX, người ta cho rằng đó là sự kiện bất thường, không nên khuyến
khích, vì khu trung tâm được coi là khu đất vàng, chỉ nên cho người
giàu, cửa hàng sang trọng. Vì thế, người ta luôn muốn giải toả các khu
nghèo, khu ổ chuột ra khỏi vùng này. Nhưng cũng chính vì thế mà các
khu này gần như không bao giờ được hợp thức hoá, càng trở nên tồi

tàn, sập xệ. Sau này, người ta nhận thấy rằng những khu này không
tốt chủ yếu vì nó không được công nhận chứ không phải là vì người
nghèo ở đó. Mô hình đô thò nén tìm cách dàn xếp, tổ chức một cách
hiệu quả, hợp lý không gian sống cho những người nghèo và các loại
thành phần trong cùng một khu đô thò, khi đó vừa đảm bảo được sinh
kế cho họ, vừa tránh được tình trạng tiêu cực của các khu ổ chuột. Như
vậy, xét từ khía cạnh này, đô thò nén chắc chắn là một tiến bộ. Beatley
cho rằng việc sống trong những khu đô thò thương mại là khả năng tốt
nhất để tạo ra các loại sinh kế phụ đồng thời cũng có được chất lượng
sống đô thò cao nhất theo nghóa một khu đô thò sầm uất, sống động.

32

SË 94 . 2018

4- Đô thò nén nhìn từ góc độ phát triển kinh tế đô thò

a- Những nguyên lý phát triển kinh tế đô thò
n Crosselling và agglomeration:
Một trong những nguyên tắc chính của kinh tế đô thò, đặc biệt là trong
lónh vực thương mại dòch vụ, là hiệu ứng cộng hưởng. Khi nhiều sản
phẩm khác nhau được bày bán trong một khu vực đông đúc như cái
chợ, sẽ có một hiệu ứng cộng hưởng làm tăng nhu cầu tiêu dùng. Ban
đầu có thể người ta không đònh mua, nhưng vì tiện nhiều thứ gần nhau
nên người ta là nghó ra mua. Có nhiều dạng tập trung thương mại như
trung tâm thương mại, chợ, khu phố thương mại, phố đi bộ...
Nguyên lý tương tự cũng được cho là tồn tại trong lónh vực sản xuất,
nghiên cứu, sáng tạo. Một khu vực đông đúc, tập trung nhiều người,
nhiều cái đầu, sẽ có nhiều ý tưởng, khuyến khích nhau cùng phát
triển, để có thể trở thành một dạng vườn ươm ý tưởng, vườn ươm

doanh nghiệp. Vườn ươm ý tưởng này là một trong những động cơ rất
cơ bản của phát triển kinh tế đô thò.
n Cạnh tranh thò trường:
Chất lượng sản phẩm, dòch vụ đô thò rất phụ thuộc vào cạnh tranh
thò trường lành mạnh. Vì thế, không chỉ là số lượng dòch vụ, mà là số
lượng và chất lượng cạnh tranh cần phải quan tâm. Trong nền kinh tế
kế hoạch, điều quan trọng là đảm bảo trên một ngàn dân có mấy chỗ
nhà trẻ, bệnh viện, dòch vụ, cửa hàng... Nhưng một hàng phở duy nhất
được phép khác hẳn với một hàng phở sống sót duy nhất sau 100
hàng cạnh tranh. Tương tự đối với cả những dòch vụ xã hội như giáo
dục, y tế cơ bản, nếu những dòch vụ này được xã hội hoá.
n Quy luật giá trò đất của Thuenen:
Giá đất là yếu tố thò trường. Mọi can thiệp vào yếu tố này đều có nguy
cơ làm mất giá trò tài nguyên. Giá đất đô thò ở một khu vực phụ thuộc
nhiều nhất vào khả năng sinh lợi từ nó, chủ yếu là năng lực trở thành
chợ hoặc tiếp cận tới chợ. Từ giá đất sẽ quyết đònh tới mật độ sử dụng.
Không thể áp đặt mật độ cao ở một nơi giá trò đất thấp và sẽ làm giảm
giá trò đất nếu áp đặt mật độ sử dụng thấp ở nơi có giá trò đất cao.
Muốn tăng mật độ, phải tăng giá trò, mà muốn tăng giá trò, phải tăng
cơ hội thò trường.
n Vòng quay bất động sản:
Đa số việc phát triển ở đâu, như thế nào trong đô thò không phải là kết
quả của nhận thức hay quy hoạch, mà chủ yếu bò chi phối bởi vòng
quay bất động sản. Lượng tiền lớn nhất trong đô thò cũng như những
thế lực mạnh nhất đều tham gia vào vòng quay này. Vòng quay này
có rất nhiều quy luật phức tạp, nhiều thế lực tham gia, với những tương
quan lực lượng rất khác nhau ở từng nơi, từng lúc. Muốn biết tại sao
một đô thò lại phát triển như vậy hay có thể áp dụng mô hình nào,
cần phải hiểu rất rõ vòng quay bất động sản ở từng nơi, từng thời kỳ.
Không thể áp dụng một mô hình đô thò cứng nhắc trong mọi nơi mọi

lúc.

b- Đóng góp của mô hình đô thò nén vào phát triển kinh tế đô thò:
Nhìn chung, mô hình đô thò nén hỗ trợ quy luật về tập trung, cộng
hưởng của tiêu dùng, dòch vụ cũng như gia tăng cạnh tranh thò trường.
Tuy nhiên, những yếu tố này không phải là những lý do thực sự mạnh.
Xét về tổng thể nền kinh tế đô thò, lợi thế cộng hưởng và cạnh tranh
phụ thuộc nhiều vào tổng độ lớn đô thò và tổng sức mua của nó hơn là


≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝
vào độ nén trong không gian. Người ta không
cần phải ở ngay cạnh khu mua sắm mới mua
nhiều hàng. Và với sự phát triển của internet,
tính cạnh tranh cũng không thực sự cần thiết
các mặt hàng phải được bày gần nhau trong
khu vực, vì người ta có thể có nhiều cách để
so sánh, đối chiếu nhanh, hiệu quả hơn.
Dưới góc độ quy luật giá đất hay vòng quay
bất động sản là những thế lực kinh tế đô thò
chính thì mô hình đô thò nén rất dễ sa vào
tình trạng khiên cưỡng, phi kinh tế. Bởi vì nếu
tin vào quy luật thò trường thì chỗ nào giá đất
cao tức khắc sẽ nén, chẳng cần mô hình gì,
ngược lại đã muốn áp dụng mô hình thì nghi
ngờ là muốn nén ở chỗ không đáng nén.
Nói chung, mô hình đô thò nén có xuất phát
điểm từ những phản biện từ góc độ môi
trường và xã hội học. Bản thân những phản
biện này có cách nhìn là người ta vốn dó quá

ưu tiên phát triển kinh tế mà coi nhẹ hai khía
cạnh kia của phát triển. Vì vậy, mô hình này
giúp làm cân bằng bớt, bằng cách đẩy hai trụ
cột kia lên. Tuy nhiên, về góc độ kinh tế, đây
chưa thực sự có thể coi như win win solution,
đảm bảo chí ít giữ nguyên được phát triển
kinh tế mà vẫn tiến bộ được về hai lónh vực
kia. Chính vì thế, những phản biện từ góc độ
kinh tế đô thò là phản biện nặng đô nhất trên
cả lý thuyết lẫn thực tế trong việc áp dụng
mô hình đô thò nén. (Thomas, Cousins, Ch.
Fulford).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
ANNA KRENZ - The Compact City - Theory and Reality
‘World Report on the Urban Future 21’, prepared by Sir P. Hall and U. Pfeiffer (Berlin: the World Commission Urban
21 for the Conference URBAN21 in Berlin, 2000)
A. Marshall “How cities work: suburbs, sprawl, and the roads not taken” (Austin: University of Texas Press, 2000)
T. Burton and L. Matson “Urban Footprints: Making best Use of Urban Land and Resources - A Rural Perspective”, in
“The Compact City, a Sustainable Urban Form?” ed. M. Jenks, E. Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon,
1996)
H. Girardet “Creating Sustainable Cities”, (Devon: Schumacher Briefing No. 2, Green Society, Green Books Ltd, 1999)
S. Hagan “Taking Shape, A New Contract between Architecture and Nature” (Oxford: Architectural Press, 2001)
Lord R. Rogers “Cities for a Small Planet” (England: Faber & F Faber, 1997)
M. Jenks, E. Burton and K. Williams “Compact cities and Sustainability” in “The Compact City, a Sustainable Urban
Form?” ed. M. Jenks, E. Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
M. Hillman “In Favour of the Compact City” in “The Compact City, a Sustainable Urban Form?” ed. M. Jenks, E. Burton
and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
Urban Task Force, “Toward an Urban Renaissance”, Final Report, chaired by Lord Rogers of Riverside (London:
Department of the Environment, Transport and the Regions, 1999)

L. Thomas and W. Cousins ‘The Compact City: Successful, Desirable and Achievable?’ in “The Compact City, a
Sustainable Urban Form?” ed. M. Jenks, E. Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
M. Breheny “Centrists, Decentrists and Compromisers” in “The Compact City, a Sustainable Urban Form?” ed. M.
Jenks, E. Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
T. Beatley “Green Urbanism, Learning from European Cities”, (Washington: Island Press, 2000)
Lord R. Rogers ‘City of Density, Towards an Urban Renaissance’ article in Foyer Magazine (Berlin: Foyer, 2000)
S.C.M. Hui “Low energy building design in high density urban cities” in Renewable Energy 24, 2001 (Pergamon, 2001)
Ch. Fulford “The Compact City and the Market”, in “The Compact City, a Sustainable Urban Form?” ed. M. Jenks, E.
Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
K. Williams “Urban intensification policies in England: problems and contradictions” in Land Use Policy 16, 1999
(Pergamon, 1999)
F. Gomez, E. Gaja and A. Reig ‘Vegetation and Climatic Changes in a City’ in Ecological Engineering, (www.scirus.
com, Elsevier, 1998)
P. Nijkamp and S. A. Rienstra “Sustainable Transport in a Compact City” in “The Compact City, a Sustainable Urban
Form?” ed. M. Jenks, E. Burton and K. Williams (New York: E & FN Spon, 1996)
‘City Fights, Debates on Urban Sustainability’ ed. M. Hewitt and S. Hagan (London: James & James, 2001)
S. Yannas “Solar Energy and Housing Design”, vol. 1, (London: Architectural Association Publications, 1994)
R. Marsh, M. Lauring and E. H. Petersen ‘Architektur og Miljo, Form Konstruktion Materialer - og Miljopavirkning’
(Aarhus: Arkitektskolens Forlag, 2000)

5- Kết luận:

Nói chung mô hình đô thò nén chưa chứng
minh được hiệu quả rõ ràng của nó đối với
phát triển bền vững. (Jenks) Đối với những
đô thò trưởng thành, đây từng là một mô
hình tương đối được nhiều ủng hộ (World
Commission Urban21, 2000). Tuy nhiên từ
đó đến nay, ngay cả điều kiện ở các đô thò
trưởng thành cũng đã thay đổi. Trên diễn đàn

lý thuyết hay giữa lý thuyết và thực tế đều
đang có rất nhiều quan điểm trái chiều. Nói
chung, không thể có một mô hình đô thò nén
chung cho tất cả mọi nơi, mọi lúc. Mỗi đô thò,
mỗi thời điểm sẽ có một điều kiện khác nhau
và cần áp dụng những chiến lược, mô hình
khác nhau. Nếu một đất nước hoặc một đô
thò nào muốn đi theo chiến lược đô thò nén thì
không phải là áp đặt được một mô hình hoàn
chỉnh, mà chỉ có cách nghiên cứu những kinh
nghiệm thế giới về vấn đề này thông qua các
best practices và từ đó cân nhắc xem học hỏi
được điều gì cho trường hợp của mình.
SË 94 . 2018

33



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×