Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả bước đầu điều trị gãy lún cột sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.21 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2013

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
ĐIỀU TRỊ GÃY LÚN CỘT SỐNG DO LỖNG
XƯƠNG BẰNG BƠM XI MĂNG SINH HỌC
Trần Trung Kiên,
Nguyễn Thái Sơn*
BV ĐK Đức Giang HN

TĨM TẮT
Hiện nay, bơm ximăng thân đốt sống đã trở thành một phương pháp tương đối phổ
biến trong điều trò các triệu chứng đau và hạn chế vận động liên quan tới gãy lún cột
sống.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả bước đầu kết quả điều trò của phương
pháp và rút ra một số nhận xét về chỉ đònh và kỹ thuật.
Đối tượng và phương pháp: 68 BN với 84 đốt sống bò gãy lún từ tháng 10/2012 –
tháng 04/2013 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Nghiên cứu tiến cứu dựa vào áp
dụng kỹ thuật bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống bò lún do loãng xương, chấn
thương. Đường bơm xi măng qua da và qua cuống cung. Các tiêu chí đánh giá bao
gồm: Vò trí tổn thương, số lượng đốt sống bò tổn thương, theo dõi tiến triển lâm sàng
và biến chứng. Đánh giá sự tiến triển lâm sàng dựa trên cảm giác đau của bệnh nhân
(VAS), thay đổi về khả năng vận động, thay đổi về nhu cầu dùng thuốc giảm đau và
dựa theo thang điểm của Roland – Morris tại mỗi thời điểm đánh giá.
Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể trong tất cả các thông số đánh giá sau khi thực hiện
bơm xi măng sinh học. Các dấu hiệu đau, khả năng vận động, nhu cầu dùng thuốc
và thang điểm Roland – Morris được cải thiện ngay sau khi thực hiện phẫu thuật và
tiếp tục cải thiện trong những ngày tiếp theo. Có một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân có biến
chứng rò rỉ xi măng ra ngoài thân đốt sống.

Tran Trung Kien,
Nguyen Thai Son*



Summary
Initial outcomes of vertebroplasty and kyphoplasty due to osteoporosis with biological
cement.
Background and purpose: Percutaneous vertebroplasty and kyphoplasty with
polymethylmethacrylate has become a common procedure for treatment of pain and
disability associated with vertebral compression fractures. Purpose of the study is
evaluation the initial outcome of this technic.
Materials and Methods: 68 patients with 84 vertebral compressed fractures were
treated in Duc giang hospital from October 2012 to April 2013. Prospective study based
on the patients presented osteoporosis and vertebral compressed fracture. Procedure
was performed percutaneously through the vertebral pedicle. Polymethylmethacrylate
cement has been injected under C-arm control. Chart reviews of the procedure notes,
imaging studies, clinical visits, and follow-up telephone interviews were performed for
each patient. Evaluation at each follow-up time point included pain response (subjective
and visual analog pain score), change in mobility, change in pain medication usage, and
modified Roland-Morris Disability Questionnaire.
Phản biện khoa học: TS. Trần Trung Dũng

40


Results: There was a dramatic improvement in all the evaluated parameters following
percutaneous vertebroplasty. The improvement in pain, mobility, medication usage, and
Roland-Morris score was noticed immediately after the procedure and persisted. There
was a low rate of complications leakage cement out of body in this study.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hình đốt sống bằng xi măng sinh học là một thủ
thuật ít xâm lấn, được dùng để điều trị cho một hoặc nhiều

đốt sống gãy lún do loãng xương. Một lượng nhỏ xi măng
sinh học được tiêm vào đốt sống gãy để làm vững nó từ
bên trong giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm đau và phục
hồi vận động. Bơm xi măng cột sống thường được chỉ định
cho các trường hợp quá yếu để trải qua một cuộc phẫu
thuật hoặc chất lượng xương quá loãng. Có thể nói đây là
một phương pháp cứu cánh để thay thế cho các phương
pháp điều trị trước đây. Tuy nhiên, kỹ thuật này mới được
triển khai tại một số trung tâm lớn cho nên có một bộ phận
không nhỏ BN không được tiếp cận với phương pháp hiện
đại này.
Từ tháng 10/2012 đến tháng 04/2013 tại Bệnh viện Đức
Giang đã triển khai bơm xi măng sinh học cho 68 BN với
82 đốt sống bị gãy lún do loãng xương. Với mong muốn
từng bước rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng điều trị,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả bước đầu của phương pháp.
2. Rút ra một số nhận xét về chỉ định và kỹ thuật.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân gãy lún cột sống được tiến hành
tạo hình đốt sống bằng xi măng sinh học tại khoa CTCH
tại Bệnh viện Đức Giang từ tháng 10/2012 đến tháng
04/2013.
- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Bệnh nhân gãy lún cột sống do loãng xương, T- score
< -2 SD
+ Đau gây hạn chế vận động, VAS > 7 điểm. Không có

biểu hiện chèn ép thần kinh.
+ Trên MRI có hình ảnh phù tủy xương thân đốt sống.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
+ Gãy lún đốt sống không do chấn thương.
+ Có biểu hiện chèn ép thần kinh.
+ Trên MRI không có hình ảnh phù tủy xương thân
đốt sống.

+ VAS < 7 điểm.
+ Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, bệnh nhân không
thể nằm sấp do các bệnh lý về tim phổi, có tiền sử dị ứng
với các thành phần của xi măng.
- Chỉ định:
+ Sử dụng đường vào ngoài cuống sống đối với các
trường hợp tổn thương từ D10 trở lên.
+ Sử dụng đường vào qua cuống sống đối với các
trường hợp tổn thương từ D10 trở xuống.
- Kỹ thuật:
+ BN nằm sấp, có gối độn ở hai vai và hai gai chậu.
+ Xác định vị trí đốt sống tổn thương trên C-arm qua 2
chiều trước sau và bên. Chỉnh C-arm theo đúng hướng của
đốt sống sao cho mỏm gai ở giữa thân đốt sống, hình chiếu
của bờ trên và bờ dưới thân đốt sống là một đường thẳng.
Xác định vị trí cuống sống 2 bên.
+ Xác định chính xác vị trí điểm vào qua cuống hoặc
ngoài cuống.
+ Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1%.
+ Đưa trocart vào thân đốt sống với đường vào qua
cuống đối với đốt sống từ D10 trở xuống và ngoài cuống
từ D10 trở lên.

+ Bơm xi măng qua lỗ trocart dưới sự kiểm soát chặt
chẽ của C-arm. Bơm xi măng từ giữa thân đốt sống lan ra
xung quanh, tránh để xi măng tràn ra ngoài thân đốt sống.
Bơm khoảng 2,5 – 3,5 ml tùy theo kích thước của đốt sống
tổn thương.
+ Chờ xi măng khô, rút trocart và băng kín vết mổ.
+ Sau 2h cho BN tập ngồi dậy và có thể đi lại sau 24h.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiến cứu mô tả.
Tất cả các bệnh nhân đều được tiến hành bởi cùng 1
kíp phẫu thuật và được đánh giá bởi 1 mẫu nghiên cứu
thống nhất tại các thời điểm: Trước mổ, 2h sau mổ, 1 tuần,
1 tháng, 3 và 6 tháng sau mổ.
+ Đánh giá hiệu quả giảm đau dựa vào thang điểm VAS
( 0 – 10 điểm ), đánh giá hiệu quả điều trị dựa vào thang
điểm đánh giá của Roland - Morris.
Phần 1: Phần cột sống
41


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

III. KẾT QUẢ

+ Tuổi trung bình là 79,6%.

1. Đặc điểm BN:

- Giới:


- Tuổi:

+ Nữ: 42 BN chiếm 61,76%.
+ Nam: 26 BN chiếm 38,24%.

+ Bệnh nhân cao tuổi nhất là 94 tuổi, tuổi thấp
nhất là 58 tuổi.

- Vị trí tổn thương:

Biểu đồ: Vị trí tổn thương
+ Nhận xét: tổn thương ở vùng bản lề cột sống ngực – thắt lưng (D12 – L1) là chủ yếu: 51 BN chiếm
62,19%. Tổn thương từ D10 trở lên: 11 BN chiếm 13,41%.
- Số lượng đốt sống tổn thương:
Bảng 1: Số đốt sống bị thương tổn trên một bệnh nhân.
Số đốt sống tổn thương

1 đốtt

2 đốt

3 đốt

Số lượng bệnh nhân

57

8

3


Nhận xét: Tổn thương từ 2 đốt sống trở lên 11 BN chiếm 16,18%. Đây là những tổn thương phức tạp, thời
gian phẫu thuật lâu hơn.
2. Kết quả điều trị:
- Hiệu quả giảm đau: Dựa theo thang điểm VAS.
Bảng 2: Hiệu quả giảm đau sau bơm xi măng.
Thời điểm đánh giá

Trước mổ

2 giờ SM

1 ngày

1 tuần

1 tháng

3 tháng

VAS

8,23

3,65

2,32

1,82


1,54

1,46

Nhận xét: hiệu quả giảm đau nhanh chóng ở thời điểm 2 giờ và ngày đầu tiên sau mổ, sau đó tiếp tục giảm
dần trong những tháng tiếp theo.
- Hiệu quả điều trị: Để đánh giá tồn diện khả năng vận động và sinh hoạt của BN, chúng tơi sử dụng
thang điểm đánh giá của Roland Morris.
Bảng 3: Đánh giá khả năng vận động theo Roland Morris.
Thời điểm đánh giá

Trước mổ

2 giờ SM

1 ngày

1 tuần

1 tháng

3 tháng

RMs

19,2

14,6

13,8


12,2

10,4

9,6

Nhận xét: Điểm RM giảm 7 điểm trong tuần đầu tiên và tiếp tục giảm dần trong những tháng tiếp theo.
42


3. Biến chứng:
- Rò xi măng:
Đánh giá trên phim chụp Xquang sau phẫu thuật, trong
nghiên cứu của chúng tôi có 18 trường hợp rò xi măng ra
ngoài thân đốt sống, chủ yếu là rò rỉ vào khoang đĩa đệm
12 BN và ra thành trước thân đốt sống 6 BN. Tuy nhiên
không ghi nhận được bất cứ triệu chứng thiếu hụt về thần
kinh mới nào.
- Kích thích rễ thần kinh.
Có 10 BN có dấu hiệu đau lan xuống mông do chèn ép
thần kinh, trên MRI chúng tôi thấy có hình ảnh thoát vị đĩa
đệm vào thân đốt sống làm hẹp khoang đĩa đệm và hẹp lỗ
liên hợp gây kích thích rễ thần kinh. Đây là biến chứng đã
được tiên lượng trước mổ, sau mổ bệnh nhân tiếp tục được
điều trị nội khoa, triệu chứng giảm dần sau 4 tuần.
- Gãy xương sườn: Trong nghiên cứu của chúng tôi
không ghi nhận có trường hợp nào có biến chứng gãy
xương sườn trong mổ.
- Gãy đốt sống khác: Có 3 BN sau khi xuất viện 3 – 10

ngày xuất hiện đau trở lại. Trên phim chụp MRI có hình
ảnh gãy đốt sống liền kề. BN được tiến hành bơm xi măng
lần thứ 2, các triệu chứng được cải thiện, tuy nhiên sau đó
không thấy BN tái khám trở lại.

IV. BÀN LUẬN
Với sự già hóa của dân số, tỷ lệ bệnh nhân gãy lún cột
sống do loãng xương ngày càng gia tăng. Đây là một trong
những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng cuộc sống để lại nhiều di chứng thậm chí gây tử
vong nếu không được điều trị đúng cách. Phương pháp tạo

hình đốt sống bằng xi măng sinh học là một trong những
kỹ thuật hiện đại giúp điều trị hiệu quả và giúp BN sớm trở
lại với cuộc sống.
Vị trí gãy lún cột sống thường xảy ra ở vùng bản lề
cột sống ngực – thắt lưng, tuy nhiên do loãng xương nên
BN có thể bị tổn thương ở bất kỳ vị trí nào ở cột sống.
Hơn nữa BN có thể cùng một lúc có nhiều đốt sống bị tổn
thương do đó phẫu thuật viên cần khám xét tỉ mỉ và thành
thạo các kỹ thuật đưa trocart vào đốt sống với đường vào
trong và ngoài cuống đặc biệt thận trọng với các đốt sống
ngực cao.
Thì bơm xi măng cần thận trọng và liên tục kiểm tra
trên C-arm với cả hai bình diện để tránh biến chứng rò rỉ
xi măng ra ngoài thân đốt sống. Sau khi bơm xi măng nên
dồn hết lượng xi măng trong trocart ra tránh hiện tượng
tạo thành 1 gai nhọn xi măng gây đau cho BN khi nằm.
Nên chờ cho xi măng đông cứng mới rút trocart và thay
đổi tư thế BN tránh hiện tượng rò rỉ xi măng thứ phát.

Biểu hiện đau do chèn ép rễ thần kinh khó phát hiện
trước mổ do bị lu mờ bởi triệu chứng đau do gãy xương.
Do đó, cần khám xét tỉ mỉ và khảo sát kỹ phim chụp MRI
để có thể tiên lượng và có chiến lược điều trị sau mổ cho
BN.

V. KẾT LUẬN
Hiệu quả giảm đau và khả năng phục hồi vận động tốt
sau mổ cho thấy đây là một kỹ thuật đơn giản an toàn và
cho hiệu quả cao đối với loại tổn thương phức tạp này.
Mặc dù với kết quả thành công bước đầu nhưng với số
lượng BN còn hạn chế và thời gian theo dõi chưa dài nên
cần tiếp tục theo dõi và đánh giá kết quả xa hơn.

Tài liệu tham khảo
1. P.L. Munk, MD, CM, FRCPC, S.G.F. Ho, MD, FRCPC.
Vertebroplasty: an effective technique in the treatment of
osteoporotic and malignant vertebral collapse. BCMJ, Vol.
44, No. 10, December 2002, page(s) 530-536 Articles.

3. Masato. N. Percutaneous transpedicular vertebroplasty
with calcium phosphate cement in the treatment of
osteoporotic vertebral compression and burst fracture.
J.Neurosurg: Spine. Volume 97,287 – 293.

2. Andrew T. Trouta, David F. Kallmesa,b, Leigh A. Grayb, et
al. Evaluation of Vertebroplasty with a Validated outcome
measure: The Roland-Morris disability questionnaire.

4. Watts NB, Harris ST, Genant HK. Treatment of painful

osteoporotic vertebral fractures with percutaneous
vertebroplasty or kyphoplasty. Osteoporos Int 2001; 12:
429 – 437.

Phần 1: Phần cột sống
43



×