Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả bước đầu điều trị bệnh lùn tuyến yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 83 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\




lê tuyết hạnh





Nghiên cứu đặc điểm lâm sng, cận lâm
sng v nhận xét kết quả bớc đầu điều trị
bệnh lùn tuyến yên










luận văn thạc sỹ y học











H Nội - 2009

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\



lê tuyết hạnh





Nghiên cứu đặc điểm lâm sng, cận lâm
sng v nhận xét kết quả bớc đầu điều trị
bệnh lùn tuyến yên





Chuyên ngành: nhi khoa
Mã số: 60.72.16



luận văn thạc sỹ y học



Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS - TS. NGUYN TH HON





Hà Nội - 2009
Lời cám ơn

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn,
tôi đã nhận đợc rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị, các
bạn đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành, tôi xin đợc
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
PGS, TS: Nguyễn Thị Hoàn, là ngời thầy trực tiếp hớng dẫn, chỉ
bảo và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
TS: Nguyễn Phú Đạt, Bộ môn Nhi Trờng Đại học Y Hà Nội là
ngời thầy đã chỉ bảo cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô trong hội đồng chấm đề cơng và luận văn.
Ban giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học Trờng Đại học Y Hà nội.

Ban chủ nhiện bộ môn nhi, Các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi và tạo
điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Ban chủ nghiệm cùng toàn thể nhân viên Khoa Nội tiết-Chuyển hóa-
Di truyền.
Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp và các khoa phòng Bệnh
viện Nhi Trung ơng.
Ban giám đốc Bệnh viện Nam Thăng Long đã quan tâm và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, lớp Cao học
Nhi 16, đã luôn luôn ở bên tôi trong suốt hai năm học.
Tôi vô cùng biết ơn Cha mẹ, chồng, con, cùng những ngời thân
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong những ngày học tập và hoàn thành
luận văn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà nội, ngày 4 tháng 11 năm 2009


Lê Tuyết Hạnh
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả luận văn



Lª TuyÕt H¹nh



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lùn tuyến yên 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu GHD 3
1.3. Tác dụng của hormon GH 5
1.4. Cơ chế điều hoà tiết GH 10
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng 11
1.6. Nguyên nhân gây lùn tuyến yên 15
1.7. Chẩn đoán lùn tuyến yên 16
1.8. Điều trị 21
1.9.Tiên lượng 23
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.4. Xử lý số liệu 29
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 29
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đặc điểm BN lúc chẩn đoán 30
3.2. Đặc điểm BN sau điều trị bằng GH 42

Chương 4: BÀN LUẬN 47

4.1. Lâm sàng 47
4.2. Cận lâm sàng 50
4.3. Điều trị hormon tăng trưởng 52
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CHỮ VIẾT TẮT

BN Bệnh nhân
NP Nghiệm pháp kích thích tiết GH
n Số bệnh nhân
M giá trị trung bình
GH Grow hormone -Hormone tăng trưởng.
GHD Grow hormone Defiency
IGF1 Insulike – growth – Factor – 1
ARN acid ribonucleic
ADN Acid deoxyribonucleic



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi lúc chẩn đoán 30
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới 31
Bảng 3.3: Tiền sử khám và điều trị dinh dưỡng 32
Bảng 3.4: Nguyên nhân 33
Bảng 3.5: SDS của chiều cao 34
Bảng 3.6: SDS của cân nặng 35

Bảng 3.7: Hình dáng bên ngoài 36
Bảng 3.8: Tinh thần của bệnh nhân 37
Bảng 3.9: Nồng độ hormon GH trong máu bệnh nhân 38
Bảng 3.10: Kết quả chụp Xquang tuổi xương BN 38
Bảng 3.11: Kết quả chụp Xquang hố yên của bệnh nhân 39
Bảng 3.12: Kết quả chụp CT sọ não hoặc MRI 39
Bảng 3.13: Chức năng tuyến giáp, sinh dục, tuyến thượng thận 40
Bảng 3.14: Các xét nghiệm khác 41
Bảng 3.15: Liều và thời gian điều trị 42
Bảng 3.16: Sự tăng chiều cao (cm) sau các quý điều trị 43
Bảng 3.17: Sự cải thiện chiều cao 44
Bảng 3.18: Tuổi xương/tuổi thực BN sau điều trị 45
Bảng 3.19: Tác dụng phụ 46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố BN theo nhóm tuổi 31
Biểu đồ 3.2: Phân bố BN theo giới 32
Biểu đồ 3. 3: Nguyên nhân gây bệnh 33
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm hình dáng bên ngoài 36
Biểu đồ 3.5: Tinh thần của BN 37
Biểu đồ 4.1: Tốc độ phát triển chiều cao của bệnh nhân Nguyễn Cẩm L 59


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội và điều kiện dinh dưỡng
được nâng cao, chiều cao trung bình của con người ngày càng được cải thiện.

Trước đây khi cuộc sống còn khó khăn, con người ta chỉ quan tâm đến việc
kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình thì ngày nay khi cuộc sống đã sung
túc hơn người ta bắt đầu chú ý đến dáng vẻ bề ngoài và tầm vóc của mình,
vấn đề chiều cao đã trở thành vấ
n đề quan tâm của rất nhiều người trên thế
giới, mỗi tuần có khoảng 2000 lượt truy cập vào trang web của Cục Nghiên
cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ để đọc và tải thông tin về chủ đề: “vóc người
và địa vị: Chiều cao, khả năng thu nhập”[33].
Để có được một vị trí làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp, ngoài
vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, bạn phải có một chiều cao nhất định.
Ở Mỹ và
Anh, cứ mỗi inch chiều cao tăng thêm so với trung bình thì lương tăng thêm
so với trung bình khoảng 789 Đô la mỗi năm [19]. Cawley (2000) cho thấy
rằng lương sẽ tăng 4% nếu chiều cao tăng hơn so với trung bình 3 inch [8].
Do vậy, ước muốn của con người luôn mong tới một điều kỳ diệu có được sức
khỏe và tầm vóc bình thường.
Ngày nay các nguyên nhân gây lùn ngày càng được quan tâm và được
nghiên cứu nhiều hơn. Một số nguyên nhân gây lùn có th
ể chữa được trong đó
có bệnh lùn tuyến yên (GHD).
Lùn tuyến yên là bệnh lý không gây chết người nhưng làm cho người bị
bệnh thiếu tự tin vì tầm vóc nhỏ bé của mình, vì vậy điều trị tăng chiều cao
cho trẻ lùn tuyến yên có tầm vóc tương đối để hòa nhập với xã hội, đi làm có
công việc tốt và thu nhập tốt là mong muốn và cũng là nhiệm vụ của nghành y
tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung.

2
Điều trị bệnh lùn tuyến yên có nhiều biện pháp: dinh dưỡng đầy đủ, phẫu
thuật kéo chi và đặc biệt là điều trị bằng hormon GH đã mang lại hi vọng cho
người bệnh.

Trên thế giới, ban đầu GHD được điều trị bằng hormon tăng trưởng
(Grow hormone -GH) từ tử thi nhưng do tỷ lệ tử vong cao nên đến năm
1985
được điều trị bằng GH tái tổ hợp của người, đảm bảo an toàn, và cho
kết quả khả quan: chiều cao của trẻ GHD đạt chiều cao cuối gần với trẻ
bình thường [36].
Tại Việt Nam các nghiên cứu về GHD còn ít, vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lùn tuyến yên.
2. Nhận xét kết quả bước đầu điề
u trị bệnh lùn tuyến yên bằng
hormon GH.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lùn tuyến yên
Lùn tuyến yên là tình trạng bệnh lý của tuyến yên gây thiếu hụt hormon
tăng trưởng GH trong máu, làm chậm phát triển về thể chất, không ảnh hưởng
đến phát triển tinh thần và trí tuệ[31].
1.2. Lịch sử nghiên cứu GHD
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới GHD được chẩn đoán từ cuối thế kỷ thứ 18, nhưng mãi đến
năm 1985 người ta mới bắt đầu chữa trị bằng hormon tăng tr
ưởng[36]. Mọi cố
gắng dùng GH từ tuyến yên bò để điều trị GHD tương tự như dùng insulin bò để
điều trị đái tháo đường typ 1 đều thất bại.
Năm 1950 Maurice Raben là người đầu tiên đã ứng dụng GH triết xuất từ
tuyến yên tử thi để điều trị cho trẻ GHD. Năm 1960, Viện Sức khoẻ Hoa Kỳ đã

thành lập cơ quan NPA (National Pituitary Agency) chuyên thu thập, triết xu
ất
và cấp phát GH từ các trường hợp tử thiết để cung cấp cho các nhà Nội tiết nhi
dưới tên gọi là NPA GH.
Trong khoảng thời gian từ 1963 – 1985, người ta chủ yếu dùng GH triết
xuất từ tử thi người để điều trị cho 7.700 trẻ em được chẩn đoán là GHD tại
Hoa Kỳ và 27.000 trẻ GHD trên toàn thế giới[30].
Năm 1985, bốn ca bệnh creutzfeldt-jakob (CJD:creutzfeldt-jakob
disease) được ghi nhận ở những trẻ em GHD được đi
ều trị bằng NPA GH
trong thập niên 1960. Cho đến hết năm 2003, có tất cả 26 ca CJD ( trong tổng
số 7.700 ca GHD được điều trị bằng NPA GH) được báo cáo riêng ở Hoa Kỳ,

4
khi phân tích những bệnh nhân được điều trị thuốc này Mill và cs đã báo cáo
các trường hợp này tử vong do phù não. Ở các quốc gia khác, CJD cũng được
báo cáo với số lượng tương tự[30].
Trước tình hình đó, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)
đã chính thức cấm sử dụng GH chiết xuất từ các mẫu tuyến yên tử thiết dưới
mọi hình thức và nhanh chóng chấp thuận Methionyl GH, một sản phẩ
m được
nghiên cứu và phát triển bởi nhà sản xuất Genentech từ năm 1981 bằng công
nghệ tái tổ hợp AND[36]. Từ đó đến nay GH tái tổ hợp được sử dụng chính
thức để điều trị GHD. Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng 60.000
trường hợp lùn tuyến yên đã và đang được điều trị bằng GH có nguồn gốc từ
người [24].
1.2.2.Tại Việt Nam
Do đ
iều kiện kinh tế còn thấp, mức độ ô nhiễm môi trường còn nhiều
nên tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm trùng còn cao, do đó các nghiên cứu chủ

yếu tập trung vào giải quyết các nguyên nhân bệnh lý nhiễm trùng còn các
bệnh mạn tính và bẩm sinh như bệnh lùn tuyến yên còn ít được quan tâm.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề chậm tăng trưởng chiều cao chỉ mới
được quan tâm trong khoảng một thập niên trở lại đây:
M
ột báo cáo trên 16 trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao được thực
hiện năm 1995 đã ghi nhận bốn trường hợp nghi ngờ GHD nhưng chỉ mới
dừng lại ở mức độ chẩn đoán lâm sàng với một số xét nghiệm cận lâm sàng
hạn chế [1].
Đến năm 2007 một báo cáo của bác sỹ Trần Quang Khánh nghiên cứu
trên 57 trường hợp đến khám và tư vấn tại phòng khám Nội tiế
t Bệnh viện
Đại học Y dược thành
phố Hồ Chí Minh vì chậm tăng trưởng chiều cao, cho

5
thy cú 14 tr c chn oỏn xỏc nh l GHD, trong s ny 9 trng hp
cú thi gian iu tr rhGH l 24 thỏng [2].
Bnh vin Nhi Trung ng ó bc u nghiờn cu iu tr mt s trng
hp bnh nhi lựn tuyn yờn bng rhGH t nm 2006 n nay.
1.3. Tỏc dng ca hormon GH
GH c Evans v Long tỡm ra nm 1921. Do thu trc tuyn yờn bi tit.
Nú l mt phõn t protein cha 191 acid amin trong mt chui
n v cú
trng lng phõn t l 22.005.
1.3.1. ng hoỏ protid
GH cú tỏc dng lm phỏt trin hu ht cỏc mụ cú kh nng tng trng trong
c th. Nú va lm tng kớch thc t bo va lm tng quỏ trỡnh phõn chia t bo
do ú lm tng trng lng c th, v tng kớch thc cỏc ph tng.
* Kớch thớch mụ sn v xng phỏt trin (phỏt trin chiu cao)

- Tng lng ng protein cỏc t bo sn v t bo xng.
- Tng t
c sinh sn ca cỏc t bo sn v t bo to xng.
- Tng chuyn cỏc t bo sn thnh cỏc t bo to xng.
Quan sỏt lõm sng v thc nghim, ngi ta ó bit c mt phn v c
ch tỏc dng ca GH trờn sn u xng, cng nh nhiu c quan t chc
m GH tỏc ng. GH khụng tỏc ng trc tip m phi cú mt cht trung
gian, cht ú l somatomedin C hay insulinlike growth Factor 1 (IGF 1).
Sau khi GH đợc giải phóng vào tuần hoàn, nó đợc đa tới gan và các mô
khác. ở những lớp sụn đang phát triển, GH kích thích nhân bản tế bào sụn và
quá trình sản sinh IGF-1 và có thể cả IGF-2. Những phân tử tiền insulin tơng
đồng đó có những hiệu ứng sinh vật học tơng tự nh insulin. Cả IGF-1và

6
IGF-2 đều chịu sự kiểm soát của GH ngay sau khi sinh. Độ tập trung của
huyết thanh IGF-1 đợc phát hiện rõ nét nhất trong 3 ngày đầu sau sinh, từ từ
tăng lên trong thời gian thơ ấu và đạt đến đỉnh điểm là thời kỳ thanh niên.
IGF-2 thì ngợc lại tăng nhẹ trong tuần đầu sau sinh, ổn định ở thời kỳ thơ
ấu, thời kỳ thanh niên và đầu giai đoạn trởng thành. Trong t bo sn tỏc
ng ca somatomedin l lm tng tng hp cỏc acid ribonucleic (ARN), kớch
thớch tng hp AND. C th l:
- Gn thymidin vo AND.
- Gn uridin vo ARN.
- Gn prolin vo hydroxyprolin ca t chc to keo (colagen).
- Gn sunfat vo chondroitin sulfat.
GH lm xng phỏt trin nh hai c ch chớnh:
* C ch lm di xng:
GH lm phỏt trin sn u xng di, ni m u xng tỏch khi thõn
xng. S phỏt trin ny b
t u bng tng phỏt trin mụ sn, sau ú mụ sn

s c chuyn thnh mụ xng mi do ú thõn xng di ra v t nú cng
dn dn c ct hoỏ sao cho n tui v thnh niờn thỡ mụ sn u xng
cng khụng cũn na, lỳc ny u xng v thõn xng s hp nht li vi
nhau v xng khụng di ra na. Nh vy, GH kớch thớch c s phỏt trin mụ
sn u xng l
n chiu di xng nhng khi m u xng hp nht vi
thõn xng thỡ GH khụng cú kh nng lm di xng na.
* C ch lm dy xng:
GH kớch thớch mnh t bo to xng l t bo thng nm trờn b mt
xng, do vy xng tip tc dy ra di nh hng ca GH, c bit l
mng xng. Tỏc dng ny c th hin ngay c khi c th ó trng thnh

7
đặc biệt đối với các xương dẹt như xương hàm, xương sọ và những xương
nhỏ như xương bàn tay và xương bàn chân.
- Khi thiếu GH thì cơ thể không phát triển, người lùn. Ở những bệnh
nhân thiếu GH lại thiếu cả kích tố sinh dục, cơ thể ở trong tình trạng nhi tính
do tuyến yên.
- Ngược lại tiết quá nhiều GH (do cường sản tế bào thuỳ trước tuyến
yên, u của tế bào ái toan) s
ẽ gây ra bệnh khổng lồ kèm theo các triệu chứng
tăng chuyển hoá cơ bản, tăng đường huyết, giảm dung nạp đối với đường.
Tăng GH ở tuổi đã trưởng thành thì xương hàm dày lên làm cho đầu và mặt
to ra, xương bàn tay hay bàn chân cũng dày lên làm bàn tay, bàn chân to ra
(bệnh to đầu chi).
1.3.2. Tác dụng của GH trên chuyển hoá protid
GH giữ lại azốt trong cơ thể và làm cho cân bằng azốt dương tính. Các
azốt được giữ lại phần lớn
được tổng hợp thành các protein tổ chức.
Mặt khác, GH kìm hãm quá trình huỷ các acid amin, nhờ vậy sẽ tăng quá

trình tổng hợp protid trong cơ thể.
Trong gan, GH kích thích tăng tổng hợp acid ribonucleic (ARN). Khi cắt
mất tuyến yên thì tổng hợp ARN trong gan sẽ giảm xuống làm giảm tổng số
ribosom và tổng số ARN thông tin. Khi đưa GH vào cho con vật đã bị cắt mất
tuyến yên, những rối loạn trên được hồi phục lại bình thường. Hiện tượ
ng
kích thích trực tiếp của GH trên tổng hợp protein có lẽ là do tăng tổng hợp
ARN thông tin.
1.3.3. Tác dụng của GH trên chuyển hoá lipid
- GH có tác dụng tăng quá trình điều động acid béo tự do từ những nơi
dự trữ ở ngoại vi, đồng thời làm tăng quá trình giáng hoá lipid. Vì vậy nồng

8
độ acid béo tự do tăng trong máu và tăng tốc độ oxy hoá các acid đó tại gan
nên sẽ tạo ra trong cơ thể một số lượng lớn thể ceton.
- Chính vì tác dụng này mà người ta coi tác dụng huy động lipid của GH
là một trong những tác dụng quan trọng nhất nhằm tiết kiệm protein để dùng
nó cho sự phát triển cơ thể .
Tuy vậy, GH nội sinh không có ý nghĩa chủ yếu trong điều chỉnh quá
trình phân huỷ lipid ở người .
1.3.4. Tác dụ
ng của GH trên chuyển hoá glucid
Mối quan hệ của GH và insulin: hai hormon này có liên quan rất mật
thiết với nhau.
Tác dụng của GH lên chuyển hoá glucid:
- Giảm sử dụng glucose cho mục đích sinh năng lượng.
- Tăng dự trữ glycogen ở tế bào.
- Giảm vận chuyển glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong máu.
- Tăng bài tiết insulin: nồng độ glucose trong máu tăng dưới tác dụng
của GH đã kích thích tuyến tụy nội tiết bài tiết insulin, đồng th

ời chính GH
cũng có tác dụng kích thích trực tiếp lên tế bào bêta của tuyến tụy. Thiếu GH
sẽ gây hạ đường huyết, giảm glucogen trong gan và cơ.
Ngược lại, khi tiêm GH vào cho con vật thí nghiệm sẽ gây tăng đường
huyết, gây xuất hiện bệnh đái tháo đường, tình trạng đái tháo đường sẽ nặng
lên nếu đã có sẵn bệnh đái tháo đường và thường có tình trạng kháng insulin.
Trong lâm sàng cũng thường gặp những bệnh nhân to đầ
u chi có kèm
theo đái tháo đường. Điều này chứng tỏ GH là một hormon có tác dụng gây
đái tháo đường.

9
1.3.5. Đối với một số nội tiết tố khác
- GH cùng ACTH tác động lên tuyến thượng thận. Khi tiêm cùng một
lúc hai hormon này cho con vật thí nghiệm thì trọng lượng của tuyến thượng
thận nặng hơn nhiều so với khi tiêm một trong hai hormon này.
- Các hormon sinh dục ức chế tác dụng của GH. Đặc biệt, hormon tiết tố
sinh dục nữ có tác dụng ức chế mạnh và sớm nên thường thấy phụ nữ ngừng
phát triể
n sớm hơn nam.
- GH còn có tác dụng kích thích tiết sữa.
- Đối với thận: GH làm tăng chức năng thận, tăng khả năng lọc insulin
và các muối amin –hippuric, tăng bài tiết trong các ống thận.
- Đối với máu: GH làm xuất hiện hồng cầu lưới ở máu ngoại vi, làm tăng
số lượng hồng cầu nhân trong tuỷ xương.
Đối với các enzym: GH làm tăng hoạt tính nhiều enzym có trong huyết
tương và trong tổ chức như dehydrogenase, chuy
ển acid pyruvic thành acid
lactic trong gan và chuyển acid isocitric thành acid α cetoghitaric trong gan
và thận.










10
1.4. Cơ chế điều hoà tiết GH [12,13,21]



11
GHRF (growth hormone releasing factor) tiết ra từ hypothalamus (vùng
giữa hypothalamus) kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết GH.
Cho động vật thực nghiệm hay người uống acid amin cũng kích thích tiết
GH. Arginin là một trong những acid amin có tác dụng trực tiếp kích thích tiết
GH đồng thời kích thích tiết cả insulin. Vì vậy, khi tăng tiết insulin, đường
máu hạ, GH lại càng được tiết nhiều.
Tình trạng hạ đường huyết kích thích tăng tiết GH, ngược lại tăng đường
huyết ức ch
ế tiết GH.
Các chất ức chế β tiết catecholamin làm tăng tiết GH, ngược lại chất ức
chế α, chlopromazin làm giảm tiết GH.
Các hormon corticoid làm giảm tiết và ức chế tác dụng của GH trên sụn.
Các oestrogen làm giảm nồng độ GH trong huyết tương.
Guilemin (1972) và cộng sự đã tìm thấy một loại peptid tiết ra từ
hypothalamus và ở tế bào D của tuyến tụy có tác dụng ức chế hoạt tính của

GH và làm gi
ảm GH lưu hành trong máu được gọi là somatostatin
(somatotropin releasing inhibiting hormone SRIH).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng [4,5]
Sự phát triển là kết quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố di truyền
căn bản, những nhân tố dinh dưỡng, hormon, sự trao đổi chất và những ảnh
hưởng của não bộ (về mặt tâm lý).
1.5.1. Di truyền
* Giới, chủng tộc:
Người Châu Âu có chiều cao trung bình cao hơn so vớ
i người Châu Á.
Chiều cao trung bình của nam lớn hơn chiều cao trung bình của nữ.


12
* Các yếu tố gen:
- Gen dẫn đến vóc dáng cao, trung bình hoặc thấp thông qua rất nhiều cơ
chế khác nhau. Chúng có thể được kiểm soát bởi lượng GH sản sinh, điều này
có thể phần nào lý giải việc có những vóc dáng khác nhau.
- Các bất thường bẩm sinh.
1.5.2. Môi trường
* Điều kiện kinh tế xã hội, dinh dưỡng:
Có vai trò quan trọng góp phần phát triển chiều cao tối đa của khuôn
mẫu di truyền.
Sự phát triển trong tử cung
được kiểm soát mạnh mẽ bởi việc cung cấp
chất dinh dưỡng và sự trao đổi chất với môi trường. Không đủ các yếu tố này
có thể dẫn tới việc thiếu dinh dưỡng và việc giảm lượng oxy có thể hạn chế sự
phát triển của bào thai một cách đầy đủ. Sự phát triển trong tử cung là kết quả
của rất nhiều tế bào phân chia, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡ

ng sẽ gây
suy giảm sự nhân bản của tế bào trong tử cung và như vậy rất ít khi trẻ đạt
được chiều cao mong muốn. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng cũng rất quan
trọng đối với sự phát triển trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ.
* Khí hậu, mùa:
- Trẻ em thường phát triển trong mùa hè nhiều hơn trong mùa đông.
- Môi trường trao đổi chất cũng phải được cân bằng, nếu môi trườ
ng bị ô
nhiễm sẽ làm chậm phát triển thể chất.
* Yếu tố tinh thần, xã hội:
Tinh thần cũng đóng vai trò nổi bật trong quá trình phát triển. Điều này
đã được minh chứng bởi một số bệnh nhân có hình dáng thấp khi có vấn đề
liên quan đến tinh thần: trẻ bị gia đình ruồng bỏ, thiếu tình cảm, tình thương.

13
Khi trẻ có tinh thần không bình thường, tách trẻ khỏi gia đình và ăn uống tốt
thấy tốc độ lớn tăng rõ.
1.5.3. Nội tiết
* Suy giáp trạng:
- Trẻ lùn không cân đối, chậm phát triển tinh thần vận động, da và tóc
khô, táo bón, mạch chậm.
- Xét nghiệm máu: T3, T4 giảm, TSH tăng.
* Suy tuyến yên:
Do thiếu hormon tăng trưởng và các hormon khác của thuỳ trước
tuyến yên.
* Bệnh Curshing:
- Trẻ thấp, béo ở mặt, mặt tròn, béo ở thân, có u trâu sau gáy, r
ậm lông ở
mặt, thân, lông mu, trứng cá, có các vết rạn đỏ ở đùi, bụng. Âm vật có thể to,
tăng huyết áp.

-Xét nghiệm: đo nồng độ cortisol máu vào 8 giờ sáng và 8 giờ tối, nếu bị
bệnh lượng ban đêm sẽ không giảm và có thể tăng cao hơn ban ngày.
+Nồng độ cortisol tự do trong nước tiểu tăng cao, 17-hydroxysteroid
nước tiểu tăng cao.
* Đái tháo đường:
- Trẻ uống nhiều, đái nhiề
u và ăn nhiều, người gầy nhanh, chậm lớn dần.
- Xét nghiệm: Glucose máu tăng, đường niệu nhiều.
* Dậy thì sớm:

14
Trẻ xuất hiện sớm các dấu hiệu sinh dục phụ. Trẻ trai trước 10 tuổi, trẻ
gái trước 8 tuổi.
- Trẻ gái: Vú to, bộ phận sinh dục ngoài phát triển, lông mu, lông nách,
kinh nguyệt.
- Trẻ trai: Dương vật và tinh hoàn phát triển, lông mu, xuất tinh. Thường
có cốt hoá sớm nên trẻ bị lùn.
* Đái tháo nhạt:
Uống nhiều, đái nhiều, biếng ăn, người gày và chậm phát triển thể chất dần.
1.5.4. Bệnh tậ
t
Các bệnh về chuyển hoá, thận, thần kinh, hô hấp, tim mạch, tiêu
hoá….đều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
1.5.5. Khuyết tật các nhiễm sắc thể
* Ba NST 21 (Langdon Down):
- Chậm phát triển tâm thần, chậm tăng trưởng, lông mày và mắt xếch,
khoảng cách hai góc mắt rộng, bàn tay ngắn.
* Ba NST 18 (Hội chứng Edward):
- Đầu dài trước sau, tai thấp, hàm nhỏ, thoát vị bẹn, ẩn tinh hoàn.
* Thiếu NST X (Hội chứng Turner):

- Chậm tăng trưở
ng, tai thấp, vòm miệng sâu, tóc mọc thấp, cổ ngắn,
mang cổ, ngực rộng, khoảng cách hai vú rộng, chân tay cong, phù bạch mạch
bàn tay, bàn chân, xương đốt bàn tay thứ 4 ngắn.

15

1.6. Nguyên nhân gây lùn tuyến yên[16,32,33,36]
Do thiếu hormon GH đơn thuần.
Bệnh xảy ra có thể là do bẩm sinh, hoặc do mắc phải - như do bệnh u
tuyến yên, chấn thương, nhiễm khuẩn (viêm não, màng não), nhiễm xạ
trong não
1.6.1. Nguyên nhân tại tuyến yên
- Do u: tại chỗ hoặc di căn từ nơi khác tới chèn ép vào thuỳ trước tuyến
yên gây suy chức năng tuyến yên.
- Do thâm nhiễm: tuyến yên bị thâm nhiễm các tế bào hiscytocyt (bệnh
Hand Schuller Christian), thâm nhiễm các đại thực bào (macrophage) chứa
đầy hemosiderin, hay thâm nhi
ễm sarcoid granuloma.
- Do viêm: giang mai, lao, nấm, nhiễm trùng mủ nặng gây viêm não,
màng não.
- Nghẽn mạch trong xoang hang, viêm động mạch thái dương, phồng
động mạch cảnh, chấn thương sọ não gây chảy máu não.
- Cũng có thể gặp nhồi máu trong tuyến yên ở những bệnh nhân đái tháo
đường có thoái hoá mạch máu lan tràn.
- Không rõ nguyên nhân.
1.6.2. Nguyên nhân tại vùng dưới đồi
- Những khối u tuyến yên.
- Chấn thương sọ não vùng dưới đồi.
- Nhiễm khuẩn

- Dị dạng bẩm sinh.
1.6.3. Nguyên nhân do
điều trị
- Do phẫu thuật.
- Đặt hoặc chiếu xạ vào vùng tuyến yên.

×