Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.97 KB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH HẢI

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.38.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGÔ HUY CƯƠNG

HÀ NỘI - NĂM 2007

1


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1 Khái niệm công ty cổ phần
1.1.1. Các thuộc tính cơ bản của công ty cổ phần


1.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
1.1.3. Phân biệt công ty cổ phần với các loại hình công ty khác
1.2 Khái niệm chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần
1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Vốn của công ty cổ phần
1.2.2.1. Vốn là gì
1.2.2.2. Một số khái niệm pháp lý về vốn của công ty cổ phần
1.2.3 Góp vốn
1.2.3.1. Chủ thể góp vốn
1.2.3.2. Hình thức góp vốn
1.2.3.3. Định giá tài sản góp vốn
1.2.3.4. Thủ tục góp vốn
1.2.4. Chuyển nhƣợng vốn
1.2.5. Huy động vốn
1.2.5.1. Cổ phiếu
1.2.5.2. Trái phiếu
1.2.5.3. Lợi nhuận tái đầu tƣ
1.2.6. Tăng, giảm vốn
1.2.7. Quản lý vốn
1.2.8. Cấu trúc vốn
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1 Vốn điều lệ
2.2 Vốn pháp định
2.3 Cổ phần

4


2.3.1. Cổ phần phổ thông

2.3.2. Cổ phần ƣu đãi

2.3.2.1 Cổ phần ƣu đãi biểu quyết và quy

đãi biể
2.3.2.2 Cổ phần ƣu đãi cổ tức và quyền c

tức
2.3.2.3 Cổ phần ƣu đãi hoàn lại và quyền

hoàn lạ
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4

2.4.5
2.5
2.6
2.6.1
2.6.2
2.7 Tăng , giảm vốn điều lệ

Góp vốn

Chủ thể g
Hình thức
Định giá t
Thủ tục ch

2.4.4.1 Thủ tục chuyển nhƣợng giá trị qu
2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyến sở hữ
2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt
Thời hạn,
Chuyển nhƣợng vốn
Huy động vốn
Chào bán
Phát hành

CHƢƠNG 3 : ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ
VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1 Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần
3.2 Định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Về vốn đi
Về tài sản
Chủ thể g
Cổ phần đ
Tỉ lệ cổ p
Nghĩa vụ



5


2.3.1. Cổ phần phổ thông
2.3.2. Cổ phần ƣu đãi

2.3.2.1 Cổ phần ƣu đãi biểu quyết và quy

đãi biể
2.3.2.2 Cổ phần ƣu đãi cổ tức và quyền c

tức
2.3.2.3 Cổ phần ƣu đãi hoàn lại và quyền

hoàn lạ
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4

2.4.5
2.5
2.6
2.6.1
2.6.2
2.7 Tăng , giảm vốn điều lệ


Góp vốn

Chủ thể g
Hình thức
Định giá t
Thủ tục ch
2.4.4.1 Thủ tục chuyển nhƣợng giá trị qu
2.4.4.2 Góp vốn bằng giá trị quyến sở hữ
2.4.4.3 Góp vốn bằng các tài sản đặc biệt
Thời hạn,
Chuyển nhƣợng vốn
Huy động vốn
Chào bán
Phát hành

CHƢƠNG 3 : ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ
VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1 Nhu cầu hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần
3.2 Định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Về vốn đi
Về tài sản
Chủ thể g
Cổ phần đ
Tỉ lệ cổ p
Nghĩa vụ


5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CTCP

Công ty cổ phần

CT TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

CTHD

Công ty hợp danh

CP

Cổ phần

CPPT


Cổ phần phổ thông

CPƢĐ

Cổ phần ƣu đãi

LDN

Luật doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VĐL

Vốn điều lệ

VPĐ

Vốn pháp định

VTD

Vốn tín dụng

6



MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh đã và đang trở
thành phổ biến trên thế giới. Với khả năng huy động vốn rộng rãi , công ty cổ
phần đang là mô hình công ty đƣợc ƣa chuộng trên thế giới. Hầu hết các công
ty lớn trên thế giới đều đƣợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, có những
công ty cổ phần có số lƣợng cổ đông lớn và rộng khắp trên toàn thế giới. Ở
nƣớc ta mô hình công ty cổ phần đang đƣợc coi là một hƣớng quan trọng
trong chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta,
văn kiện đại hội Đảng lần thứ 10 nêu rõ:
Đối với kinh tế tƣ bản tƣ nhân đƣợc khuyến khích phát triển rộng rãi
trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo
môi trƣờng kinh doanh thuận lợi để kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển trên
những hƣớng ƣu tiên của nhà nƣớc trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình
công ty cổ phần nhƣ chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho
ngƣời lao động v.v..
Gắn với quan điểm chỉ đạo đó các văn bản luật quy định về công ty cổ
phần liên tiếp đƣợc ban hành thay thế nhau : luật công ty năm 1990, luật
doanh nghiệp năm 1999 thay thế luật công ty 90 và mới đây nhất là luật doanh
nghiệp 2005 ( dƣới đây gọi là luật doanh nghiệp) thay thế luật doanh nghiệp
1999 đã khẳng định địa vị pháp lý cũng nhƣ tầm quan trọng của loại hình
công ty cổ phần đối với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc . Việc các văn bản
luật về doanh nghiệp đƣợc liên tiếp ban hành trong thời gian ngắn cho thấy sự
quan tâm, mong muốn của Nhà nƣớc ta đối với việc tạo môi trƣờng pháp lý
thông thoáng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển góp phần
đắc lực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc

7



Mặc dù là mô hình đƣợc ƣa chuộng trên thế giới và cùng với sự phát
triển của xã hội loài ngƣời mô hình ngày càng đƣợc hoàn thiện nhƣng khi du
nhập vào Việt Nam do những đặc trƣng riêng về điều kiện hoàn cảnh kinh tế
xã hội cũng nhƣ lịch sử lập pháp nên hệ thống pháp luật Việt Nam chƣa thực
sự đồng bộ với các quy định của luật doanh nghiệp và ngay trong chính bản
thân luật doanh nghiệp cũng chƣa thực sự hợp lý khi điều chỉnh chung công
ty cổ phần với các loại hình công ty khác. Chế độ pháp lý về vốn của công ty
cổ phần với tính chất là một nội dung quan trọng trong pháp luật doanh
nghiệp cũng tất yếu không thể tránh khỏi những bất cập đó. Ngay trong thời
điểm hiện nay khi Luật doanh nghiệp 2005 mới đƣợc ban hành thay thế luật
doanh nghiệp 1999 nhƣng do điều kiện, hoàn cảnh phải rút ngắn về mặt thời
gian để đáp ứng yêu cầu đất nƣớc gia nhập WTO nên không tránh khỏi những
điểm còn chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng về mặt khoa học pháp lý cũng nhƣ
thực tế. Nghiên cứu luật doanh nghiệp chúng ta cũng nhận thấy là chế độ pháp
lý về vốn của công ty cổ phần quy định trong luật doanh nghiệp 2005 không
có nhiều điểm mới hoàn thiện hơn so với luật doanh nghiệp 1999.
Lựa chọn đề tài: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo
pháp luật Việt Nam Tôi muốn tập trung tìm hiểu về thực trạng pháp luật về
vốn của công ty cổ phần , những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2005 so
với luật doanh nghiệp 1999 , luật công ty 1990, từ đó đƣa ra những đề xuất,
định hƣớng nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề vốn
của công ty cổ phần.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luật doanh nghiệp 99 đã chứng tỏ là một đạo luật rất thành công trong
nền lập pháp của nƣớc ta, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về luật doanh

8


nghiệp trong đó có các vấn đề liên quan đến chế độ pháp lý về vốn của công

ty cổ phần nhƣ:
1.

Tƣ cách pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động trong công ty đối
vốn ở nƣớc ta- thạc sỹ Lê Thị Châu, tạp chí luật học số 10/2000.

2.

Xác lập , thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối
vốn ở nƣớc ta - Lê Thị Châu(2001), Luận án tiến sỹ Luật học , Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội.

3.

Cấu trúc vốn của công ty- PGS, PTS Lê Hồng Hạnh, tạp chí luật học số
03/1996.

4.

Vấn đề tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo luật doanh nghiệpNguyễn Đông Ba tạp chí luật học số 02/2000.

5.

Một số vấn đề pháp lý của công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp- Lê
Thị Hải Ngọc, luận văn thạc sỹ khoa học luật kinh tế 2002

6.

Luật doanh nghiệp - Vốn và quản lý trong công ty cổ phần - Nxb trẻ,
2003 - luật sƣ Nguyễn Ngọc Bích.


7.

Công ty cổ phần ở các nƣớc phát triển. Quá trình thành lập, tổ chức
quản lý - Nxb Khoa học xã hội, 1991 - Nguyễn Thiết Sơn

8.

Tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần - Nhà in trung tâm Thông tin
KHXHKTQS , 1991 - Tạ Đình Xuyên.
Tuy nhiên do thời điểm nghiên cứu của đề tài đặt trong hoàn cảnh Luật

doanh nghiệp 2005 mới đƣợc ban hành thay thế luật doanh nghiệp 1999 nên
cũng có những nét mới so với các đề tài đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó, đó là
nghiên cứu những điểm mới , những điểm hoàn thiện hơn của Luật doanh
nghiệp 2005 trong chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần và trên cơ sở đó
đề xuất những định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần.

9


III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Làm

những vấn đề pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo quy định

rõ của pháp Việt Nam , chú trọng nghiên cứu các quy định của luật doanh
luật nghiệp .
Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề vốn

của công ty cổ phần.
Bình luận những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2005 về vấn đề vốn
của công ty cổ phần.
Đề xuất kiến nghị những định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn
của công ty cổ phần .
IV. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu các quy định về vốn trong luật công ty 90; luật doanh
nghiệp 99, Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản pháp luật khác có liên
quan
- Nghiên cứu những điểm mới về vốn trong luật doanh nghiệp 2005
- Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong chế
độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần quy định cụ thể trong hệ thống pháp
luật doanh nghiệp của nƣớc ta hiện nay , luận văn không đi sâu nghiên cứu
khía cạnh tài chính về vốn của công ty cổ phần cũng nhƣ các vấn đề về cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc , về thị trƣờng chứng khoán.
V. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những cơ quan và ngƣời
làm công tác hoàn chỉnh chính sách phát triển kinh tế, xây dựng pháp luật,
những ngƣời làm công tác nghiên cứu công tác khoa học pháp lý, học tập và
giảng dạy chuyên ngành hoặc không chuyên ngành luật.

10


Luận văn có thể đƣợc các nhà kinh doanh tham khảo để soạn thảo điều
lệ công ty, các nhà đầu tƣ tham khảo trong quá trình góp vốn thành lập công
ty.
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để nghiên cứu . Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cơ
bản về vốn của công ty cổ phần theo quy định của luật công ty, luật doanh
nghiệp 1999, luật doanh nghiệp 2005 và các luật khác có liên quan.
- Phƣơng pháp so sánh để tìm hiểu sự khác biệt trong quy định pháp lý
giữa các văn bản pháp luật , tìm hiểu pháp luật các nƣớc khác về vốn của
công ty cổ phần.
VII. Bố cục luận văn
Luận văn này bao gồm phần mở đầu và 3 chƣơng:


Chƣơng 1 Khái quát chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần



Chƣơng 2 Thực trạng pháp luật Việt nam về vốn của công ty cổ phần



Chƣơng 3 Định hƣớng hoàn thiện chế độ pháp lý về vốn của công ty

cổ phần
Cuối cùng là phần Kết luận
Tác giả mong nhận đƣợc những nhận xét cũng nhƣ những đóng góp quý
báu để việc nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn.

11


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1.1 CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


các nƣớc khác nhau, CTCP có tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty

vô danh (anonymous company) , ở Anh là công ty TNHH (company LTD) ở
Mỹ nó đƣợc gọi là công ty kinh doanh (Commercial corporation) và ở Nhật
Bản là công ty chung cổ phần (Kabushiki kasha) . Dù tên gọi và quy định
trong pháp luật ở các nƣớc có khác nhau nhƣng về bản chất công ty cổ phần
có ba thuộc tính cơ bản sau:

a)

Thứ nhất

: Độc lập

Thứ hai

: Trách nhiệm hữu hạn

Thứ ba

: Tự do chuyển nhƣợng cổ phần

Độc lập
CTCP thuộc quyền sở hữu của các cổ đông , chịu sự chi phối định đoạt

của các cổ đông nhƣng sự chi phối định đoạt này đƣợc quy định chặt chẽ rõ

ràng bởi luật pháp tạo nên yếu tố độc lập cho CTCP. CTCP đƣợc coi là một
thực thể do pháp luật khai sinh ra dựa trên ý tƣởng và hành động của các nhà
sáng lập ra nó, tính độc lập của công ty cổ phần thể hiện :
-

Công ty độc lập với cổ đông : không phụ thuộc vào sự thay đổi các

cổ đông của công ty.
-

Là một pháp nhân khác với các thể nhân sáng lập ra nó , có thể tồn

tại lâu dài , nhân danh mình khi thiết lập các mối quan hệ

12


Ý

nghĩa : Tính độc lập giúp chúng ta phân biệt CTCP với các loại hình

hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân là những loại hình gắn liền với ngƣời lập
ra nó

b)

Trách nhiệm hữu hạn
Yếu tố thứ hai đƣợc coi là thuộc tính cơ bản của CTCP là tính TNHH,

về bản chất đây cũng là một yếu tố tạo nên tính độc lập của CTCP , theo đó:

Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số cổ phần đã mua và
không phải chịu thêm trách nhiệm nào khác nữa.
Công ty không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ giao dịch cá nhân nào
của cổ đông
TNHH đƣợc xem xét ở đây là khía cạnh trách nhiệm trả nợ , các cổ
đông của CTCP chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ trả nợ của công
ty tức là họ chỉ có trách nhiệm giới hạn trong số tài sản đã dùng để mua hoặc
cam kết mua cổ phần của công ty , số tài sản khác còn lại của họ không hề
liên quan đến công ty cũng nhƣ các nghĩa vụ của công ty.
TNHH gắn liền với các cổ đông, còn công ty cổ phần vẫn phải chịu
trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của
công ty.
Ý

nghĩa : yếu tố này của CTCP nhằm mục đích khuyến khích các chủ

thể mạnh dạn bỏ vốn vào đầu tƣ kinh doanh.
c) Tự do chuyển nhƣợng cổ phần
Đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu của CTCP quyết định công ty đó
có phải là loại hình CTCP hay là loại hình công ty khác . Chỉ có công ty cổ
phần mới có đƣợc yếu tố này. Nếu một loại hình công ty nào đó mà trong luật

13


pháp lại hàm chứa các yếu tố hạn chế, ngăn chặn sự chuyển nhƣợng cổ phần
thì chƣa thể coi đó là loại hình CTCP .
Ví dụ : quy định về hạn chế chuyển nhƣợng phần vốn góp trong công ty
TNHH
Nội dung của tự do chuyển nhƣợng cổ phần của công ty cổ phần gồm:

-

Đƣợc phép phát hành cổ phiếu

-

Cổ đông đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần

-

Quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần là quyền đặc trƣng của các cổ
đông trong công ty cổ phần . Trừ những trƣờng hợp hạn chế và bắt
buộc nhất định đƣợc quy định cu thể trong luật pháp và điều lệ.
Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì CTCP còn có sự phân tánh rõ

ràng giữa sở hữu và điều hành , đây cũng là một yếu tố xuất phát từ tính độc
lập của CTCP và làm cho tính độc lập của nó trở nên mạnh mẽ hơn hết so với
các mô hình kinh doanh khác .
CTCP bao giờ cũng có ba thuộc tính cơ bản trên . Nếu thiếu đi bất cứ
thuộc tính nào trong ba thuộc tính trên thì không thể coi đó là loại hình CTCP.
Tuỳ theo điều kiện , hoàn cảnh , kinh tế, văn hoá xã hội riêng biệt ở các nƣớc
khác nhau mà luật pháp các nƣớc có quy định khác nhau về tên gọi cũng nhƣ
đặc điểm pháp lý đối với CTCP.

1.1.2 ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CTCP
Về mặt pháp lý , khái niệm về công ty cổ phần chỉ thực sự xuất hiện ở
nƣớc ta khi luật công ty 90 đƣợc chính thức hình thành, theo đó CTCP và CT
TNHH đƣợc định nghĩa chung là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng
góp vốn , cùng chia nhau lợi nhuận ,cùng chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp


14


và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của
mình đã góp vào công ty 1
Luật DN 90 đã gộp các đặc điểm chung của CTCP , công ty TNHH để
đƣa ra khái niệm pháp lý về công ty (gồm công ty TNHH , công ty CP) các
đặc điểm chung đƣợc đúc rút đó là
-

Nhiều thành viên

-

Cùng góp vốn cùng chia lợi nhuận

-

Cùng chịu lỗ

-

Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp

Định nghĩa về CTCP trong đó các thành viên cùng chia lợi nhuận , cùng
chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp là không thực sự chuẩn xác bởi vì trong
CTCP có thể có hai loại cổ đông là cổ đông phổ thông ( sở hữu cổ phần phổ
thông) và cổ đông ƣu đãi (sở hữu cổ phần ƣu đãi) và việc cổ đông phổ thông
cùng với cổ đông ƣu đãi cùng chia nhau lợi nhuận hoặc cùng chia lỗ tƣơng
ứng với phần vốn góp là không đúng với thực tế cũng nhƣ theo quy định pháp

luật bởi vì cổ đông ƣu đãi có thể đƣợc hƣởng chia lợi nhuận khác với cổ
đông phổ thông (không tƣơng ứng với phần vốn góp giữa hai loại cổ đông
này)
Cũng nhƣ vậy nếu khi công ty làm ăn thua lỗ thì có thể cổ đông phổ
thông phải chịu khoản lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp của mình nhƣng cổ
đông ƣu đãi không phải chịu khoản lỗ mà có thể vẫn đƣợc nhận lại phần vốn
góp của mình .
Ví dụ: Công ty A có VĐL là 100 triệu trong đó giá trị của cổ phần phổ thông
là 80 triệu , cổ phần ƣu đãi là 20 triệu
Công ty làm ăn thua lỗ và tổng số vốn điều lệ còn 30 triệu .Đại hội đồng cổ
đông quyết định giải thể công ty khi đó cổ đông ƣu đãi sẽ đƣợc nhận lại toàn
1Điều 2 - Luật công ty 1990

15


bộ số vốn góp của mình là 20 triệu , các cổ đông phổ thông phải chịu lỗ
tƣơng ứng phần vốn góp và chỉ chia nhau 10 triệu còn lại . Đấy là tính ƣu thế
đƣợc thanh toán trƣớc của cổ đông ƣu đãi so với cổ đông phổ thông trƣờng
hợp công ty giải thể hoặc phá sản.
Việc cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tƣơng ứng với phần vốn góp
trong công ty cổ phần chỉ đúng với các cổ đông sở hữu cổ phần cùng loại.
Chính vì bất cập đó nên LDN 1999 và LDN 2005 không đƣa ra một
định nghĩa chung về công ty TNHH và CTCP
Dựa trên các thuộc tính cơ bản của CTCP ngƣời ta luật hoá tạo nên các
đặc điểm pháp lý của CTCP theo đó khi lựa chọn mô hình công ty cổ phần để
đầu tƣ kinh doanh thì theo pháp luật nó phải có những đặc trƣng pháp lý
riêng đó . Theo đó CTCP là doanh nghiệp trong đó :
1.


Vốn điều lệ được chia trên nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

2.

Cổ đông có thể là tổ chức , cá nhân ; số lượng cổ đông tối thiểu là
ba và không hạn chế số lượng tối đa

3.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số cổ phần đã góp vào doanh nghiệp

4.

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người khác , trừ trường hợp quy định tại K3-Đ81 và K5 - Đ84 của
luật này(2)



Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều nhần bằng nhau gọi là cổ phần
Đây đã mang tính đặc trƣng pháp lý của CTCP chỉ có dạng loại hình

CTCP thì vốn điều lệ mới đƣợc phân thành các phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Trong các loại hình công ty khác vốn điều lệ không chia thành các phần
bằng nhau mà đƣợc xác định theo mức đóng góp của các thành viên và ngƣời

2 Điều 77 – LDN 2005

16



ta chỉ quan tâm đến tổng phần vốn góp và tỉ lệ phần vốn góp của mỗi thành
viên .


Số lƣợng cổ đông
Luật Việt Nam quy định đối với công ty cổ phần thì số cổ đông tối

thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa . Cổ đông có thể là tổ chức hoặc
cá nhân. Đặc trƣng pháp lý này giúp phân biệt loại hình công ty cổ phần với
loại hình công ty TNHH (CT TNHH giới hạn số lƣợng thành viên tối đa là
50), CTCP là mô hình công ty hoàn thiện nhất trong mục đích thu hút vốn để
đầu tƣ vào các dự án lớn từ trƣớc đến nay vì vậy có những công ty có quy mô
rất lớn với cổ đông trên toàn thế giới , không có giới hạn cuối cùng về số
lƣợng cổ đông của công ty cổ phần.
Về số lƣợng tối thiểu , luật Việt Nam quy định là ba nhƣng luật pháp
các nƣớc có quy định khác nhau về số lƣợng cổ đông tối thiểu đối với loại
hình CTCP .
Ví dụ : Anh là 7 cổ đông , Singapore : 2 cổ đông…
Quy định số lƣợng tối thiểu càng thấp thì càng tạo điều kiện cho các
nhà đầu tƣ thành lập công ty theo mô hình công ty cổ phần.


Trách nhiệm hữu hạn
Tính TNHH là thuộc tính của CTCP và đƣợc cụ thể hoá bằng quy định

của pháp luật .
TNHH là trách nhiệm của cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty chỉ
giới hạn trong phạm vi số vốn góp mua cổ phần của công ty cô phần .



Tự do chuyển nhƣợng cổ phần
Trong pháp luật VN , CTCP đƣợc phân biệt rất rõ với CT TNHH không

chỉ về tên gọi , hình thức mà còn gắn với nội dung điều chỉnh của pháp luật
đối với mỗi loại hình công ty này . CTCP đƣợc pháp luật công nhận đặc tính
tự do chuyển nhƣợng cổ phần . Theo đó , cổ đông có thể tự do chuyển

17


nhƣợng cổ phần. Tuy đƣợc tự do chuyển nhƣợng cổ phần nhƣng để đảm bảo
quyền lợi các chủ nợ cũng nhƣ sự tồn tại của công ty mà pháp luật Việt Nam
đƣa ra hai trƣờng hợp hạn chế chuyển nhƣợng cổ phần :
Thứ 1 : Cổ phần ƣu đãi biểu quyết không đƣợc tự do chuyển nhƣợng
Những ngƣời nắm cổ phần ƣu đãi biểu quyết thƣờng là ngƣời nắm
vận mạng công ty nếu cho phép tự do chuyển nhƣợng sẽ ảnh hƣởng đến khả
năng tồn tại của công ty. Có 2 loại chủ thể sở hữu cổ phần ƣu đãi biểu quyết
là các tổ chức đƣợc chính phủ uỷ quyền và các cổ đông sáng lập tuy nhiên cổ
phần ƣu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong thời hạn 3
năm đầu kể từ khi công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau
đó cổ phần ƣu đãi biểu quyết phải chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Thứ
2: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhƣợng
cho các chủ thể không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 3 năm kể từ khi
thành lập công ty.


Có tƣ cách pháp nhân

Theo quy định của luật dân sự thì một tổ chức đƣợc công nhận là pháp

nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.

Đƣợc thành lập hợp pháp;

2.

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3.

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài

sản đó;
4.

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.( Đ 84 -

LDS2006)
Về mặt điều kiện chúng ta thấy loại hình công ty cổ phần đáp ứng đầy
đủ các điều kiện trên nên luật doanh nghiệp đã quy định : công ty cổ phần có

18


tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh(K2 - Đ77 )
So với luật công ty 90 thì LDN 99 và LDN 2005 đã hoàn thiện hơn

một bước trong quy định các đặc trưng pháp lý của công ty cổ phần như:
Dành riêng lại một điều để quy định các đặc điểm pháp lý của CTCP .
Không quy định tản mạn trong đặc điểm chung (Đ2)và đặc điểm riêng của
công ty cổ phần (Đ30) trong luật công ty .
Quy định rõ ràng hơn về cổ đông : có thể là tổ chức , cá nhân (luật công
ty chƣa quy định rõ, dễ dẫn đến hiểu nhầm là tổ chức không thể là cổ đông
của công ty cổ phần.
Quy định về số lƣợng thành viên : giảm số lƣợng thành viên tối thiểu
từ bảy xuống còn ba , đây là quy định gắn liền với thực tế và phù hợp với loại
hình công ty cổ phần. Để ngƣời dân dễ hơn trong việc thành lập công ty theo
mô hình công ty cổ phần.
Quy định cho chuyển nhƣợng cổ phần không phụ thuộc vào cổ phiếu
ghi tên hay không ghi tên . Quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần gắn liền với
bản chất của mô hình công ty cổ phần nên không thể phân biệt cổ phiếu ghi
tên hay không ghi tên để hạn chế quỳên này của cổ đông.
LDN 2005 kế thừa LDN 1999 đã hoàn thiện hơn so với LCT 1990 tuy
nhiên quy định về số cổ đông tối thiểu thì không rõ ràng bằng LCT 1990 và
vẫn chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng cách xử lý trong trƣờng hợp nếu số lƣợng
thành viên của công ty cổ phần xuống dƣới mức tối thiểu .
Ví dụ : A , B , C đồng ý thành lập công ty cổ phần , trong quá trình
hoạt động C chuyển nhƣợng hết vốn cho A và B và rời khỏi công ty . Pháp
luật của ta xử lý trƣờng hợp này nhƣ thế nào ?

19


Luật công ty 1990 quy định số thành viên gọi là cổ đông mà công ty
phải có trong suốt thời gian hoạt động là bảy 3. Luật DN 2005 không nói rõ
nhƣ vậy mà chỉ quy định số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba . Nhƣ vậy trong
trƣờng hợp số lƣợng cổ đông xuống dƣới mức tối thiểu nhƣ ví dụ trên thì thì

xử lý nhƣ thế nào ? nếu theo quy định của LDN hiện nay ta có thể hiểu số
lƣợng tối thiểu ở đây gắn với lúc thành lập công ty mà thôi .
1.1.3 PHÂN BIỆT CTCP VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH CÔNG TY KHÁC

a) Phân biệt công ty cổ phần với công ty TNHH
Nếu nhƣ mô hình công ty cổ phần là sản phẩm của nhà đầu tƣ (hình
thành một cách tự nhiên theo nhu cầu của nhà đầu tƣ) rồi đƣợc luật hoá thì
mô hình công ty TNHH lại là sản phẩm của các nhà lập pháp với các ƣu điểm
riêng có bổ trợ cho loại hình CTCP và giúp các nhà đầu tƣ có cơ hội lựa chọn
mô hình phù hợp với quy mô đầu tƣ cũng nhƣ nhu cầu sản xuất kinh doanh
của mình.
Hai loại mô hình công ty này đều có chung chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn, tuy nhiên giữa chúng có những đặc điểm pháp lý khác nhau , có thể
phân biệt dựa trên bảng sau:

Thành viên

Vốn

3K1 -Đ30 - Luật công ty 1990

20


Chuyển
nhƣợng vốn

Huy động vốn
Tổ chức quản
lý công ty


b) Phân biệt công ty cổ phần với công ty hợp danh
Theo quy đinh của luật doanh nghiệp 1999 thì công ty hợp danh không
co tƣ cách pháp nhân tuy nhiên khi luật doanh nghiệp 2005 để phù hợp với
pháp luật quốc tế thì pháp luật doanh nghiệp đã quy định công ty hợp danh có
tƣ cách pháp nhân bởi vậy nó hoàn toàn có thể nhân danh mình tham gia các
giao dịch kinh tế. Tuy nhiên giữa công ty hợp danh và công ty cổ phần luôn
có những điểm khác nhau về căn bản có thể phân biệt dựa trên bảng sau :

Thành viên

21


Vốn

Chế độ TNHH

Chuyển
nhƣợng vốn

Huy động vốn
Tổ chức quản
lý công ty

1.2 KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

22



1.2.1 ĐỊNH NGHĨA
Trƣớc đây khi luật công ty chƣa ra đời , pháp luật Việt Nam không có
văn bản nào chính thức điều chỉnh về công ty cổ phần do đó chế độ pháp lý về
vốn của công ty cổ phần hầu nhƣ không đƣợc bàn đến. Luật công ty 1990 ra
đời mới chính thức công nhận hình thức công ty cổ phần ở nƣớc ta tạo cơ sở
pháp lý đầu tiên cho loại hình công ty cổ phần , tuy nhiên ở giai đoạn đầu tiên
đó luật công ty quy định về vấn đề vốn của công ty cổ phần còn sơ sài chỉ mới
đƣa ra đƣợc các khái niệm ban đầu về vốn của công ty cổ phần, các vấn đề về
vốn của công ty cổ phần nhƣ góp vốn, chuyển nhƣợng vốn, các loại cổ
phần… chƣa đƣợc quy định hoặc quy định không chặt chẽ , đến khi luật
doanh nghiệp 1999 ra đời , mới đây đƣợc thay thế bởi luật doanh nghiệp 2005
thì vấn đề vốn của công ty cổ phần mới đƣợc đề cập với tính chất là một nội
dung pháp lý quan trọng, tổng thể các quy định pháp luật đó tạo nên chế độ
pháp lý về vốn của công ty cổ phần
Theo nghĩa chung nhất thì “Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần" là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về vốn của công ty cổ
phần. Cụ thể chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình góp
vốn, chuyển nhƣợng vốn, huy động vốn , quản lý vốn và tăng, giảm vốn của
công ty cổ phần . Theo nghĩa này chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần
chủ yếu đƣợc thể hiện trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp của nƣớc ta
hiện nay.

Hiểu theo nghĩa rộng thì “chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần"
còn bao hàm tổng hợp những quy tắc thể hiện ý chí, quyền tự định đoạt của
nhà đầu tƣ đối với những vấn đề liên quan đến vốn của công ty cổ phần”.
Trên cơ sở những quy định của pháp luật, trong qúa trình tổ chức, quản lý,
điều hành công ty các chủ sở hữu công ty có thể cùng nhau thoả thuận thống

23



nhất xây dựng một hệ thống quy tắc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
qúa trình quản lý, sử dụng vốn của công ty. Những thoả thuận này trong công
ty cổ phần đƣợc thể hiện trong bản điều lệ công ty , nó đƣợc Nhà nƣớc công
nhận , bảo vệ và có giá trị mang tính pháp lý bắt buộc đối với công ty và các
cổ đông của công ty.
Tóm lại chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần là tổng thể các quy
định pháp luật về vốn của công ty cổ phần , nó đƣợc thể hiện chủ yếu trong
LDN và một số các văn bản pháp luật khác có liên quan nhƣ : pháp luật
chứng khoán , tài chính ngân hàng , kế toán. Trong phạm vi nghiên cứu luận
văn chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ
phần trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp .

1.2.2 VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1.2.2.1

VỐN LÀ GÌ

a) Đinh nghĩa
Điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đƣợc thành lập và đi vào
hoạt động là phải có vốn, dù tiến hành kinh doanh trong lĩnh vực nào muốn
tồn tại thì cũng đều phải có vốn.
Về mặt kinh tế : khi nói đến doanh nghiệp thì yếu tố không thể tách rời với
nó phải là yếu tố vốn , nó là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp
đƣợc thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay từ giai đoạn
mới thành lập vốn đã phải dùng để trang trải chi phí thành lập, chi phí đầu tƣ
ban đầu.
Về mặt luật pháp : bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đƣợc khai sinh về mặt nhà

nƣớc cũng phải đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tƣ ban đầu trong hồ sơ thành
lập của mình với nhà nƣớc. Mức vốn ban đầu này là cơ sở để doanh nghiệp
đƣợc đăng ký thành lập với cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ,

24


×