Tải bản đầy đủ (.docx) (206 trang)

Cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia bắc âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 206 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THANH

CƠ CHế BảO Vệ QUYềN CON NGƯờI ở CáC QuốC GIA BắC
ÂU Và MộT Số KINH NGHIệM Có THể áP DụNG ở NƯớC TA

LUN N TIN S LUT HC

H NI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THANH

CƠ CHế BảO Vệ QUYềN CON NGƯờI ở CáC QuốC GIA BắC
ÂU Và MộT Số KINH NGHIệM Có THể áP DụNG ở NƯớC TA
Chuyờn ngnh: Lý lun v Lch s Nh nc v Phỏp lut
Mó s: 9380101.01

LUN N TIN S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS CHU HNG THANH

H NI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS.NGƯT Chu Hồng Thanh, Khoa Luật, ĐHQGHN – Người Thầy đã định
hướng nghiên cứu, tận tâm, sâu sát hướng dẫn và giúp tôi tháo gỡ những khó khăn
trong suốt quá trình làm luận án.
Trong suốt thời gian thực hiện luận án, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các Thầy giáo, Cô giáo, Nhà khoa học của Bộ môn Hiến pháp – Hành
chính, Bộ môn Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật thuộc Khoa Luật,
ĐHQGHN. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự động viên, chia sẻ và góp ý chuyên
môn của các Nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp. Bằng tình cảm chân thành nhất,
tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm, Phòng quản lý đào tạo và các
Phòng, Ban khác của Khoa Luật, ĐHQGHN đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi học tập và tham gia nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới tất cả các thành viên trong gia đình của
tôi, những người đã luôn bên cạnh, hết lòng yêu thương, động viên, khích lệ, ủng hộ
tôi trong suốt thời gian vừa qua. Tôi sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng!
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh



MỤC LỤC
Tran
g
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, hình
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................................................................9
1.1.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời. 9
1.2.
Các công trình nghiên cứu về thể chế ảo vệ quyền con ngƣời............19
1.2.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài................................ 19
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước................................22
1.3.
Các công trình nghiên cứu về thiết chế bảo vệ quyền con ngƣời..........24
1.3.1. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài...........................24
1.3.2. Những nghiên cứu về thiết chế bảo vệ quyền con người ở trong nước.......27
1.4.

Nhận xét về các công trình khoa học liên quan đến đề tài và những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu................................................................. 29
1.4.1. Những vấn đề đã được làm sáng tỏ, luận án có thể tiếp thu, kế thừa..........29
1.4.2. Những vấn đề đã được nghiên cứu nhưng chưa được giải quyết thấu đáo..31

1.4.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền con
người của các quốc gia Bắc Âu và một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở
Việt Nam.................................................................................................... 32
1.5.
Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu............................................. 33
Kết luận chƣơng 1................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN
CON NGƢỜI........................................................................................... 35
2.1.
Khái niệm ảo vệ quyền con ngƣời và cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời 35
2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền con người............................................................ 35
2.1.2. Khái niệm cơ chế bảo vệ quyền con người................................................. 39


2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Các thành tố trong cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời...............................47
Thể chế bảo vệ quyền con người................................................................. 47
Thiết chế c ng trình t , thủ tục bảo vệ quyền con người.............................48
Mối quan hệ giữa thể chế và thiết chế c ng trình t , thủ tục bảo vệ
quyền con người......................................................................................... 52
2.3.
Những yếu tố tác động đến cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời..................54
2.3.1. S tác động của chính trị tới cơ chế bảo vệ quyền con người.....................54
2.3.2. S tác động của kinh tế tới cơ chế bảo vệ quyền con người.......................55
2.3.3. S tác động của văn hoá, truyền thống tới cơ chế bảo vệ quyền con người 55
2.4.

Những ảo đảm cho cơ chế ảo vệ quyền con ngƣời.............................56
Kết luận chƣơng 2................................................................................................. 60
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƢỜI
Ở CÁC QUỐC GIA BẮC ÂU.................................................................. 61
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.3.

Khái quát đặc trƣng cơ ản của các quốc gia Bắc Âu gắn với việc
bảo vệ quyền con ngƣời........................................................................... 61
Khái quát đặc trưng cơ bản và quan hệ giữa các quốc gia Bắc Âu.............61
Khái quát việc bảo vệ quyền con người ở Bắc Âu trong mối quan hệ
với các quốc gia thành viên châu Âu.......................................................... 63
Cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở các quốc gia Bắc Âu.........................65
Thể chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu............................ 65
Thiết chế c ng trình t , thủ tục bảo vệ quyền con người ở các quốc gia
Bắc Âu........................................................................................................ 79
Những thành tựu, hạn chế và thách thức trong cơ chế
ảo vệ
quyền con ngƣời của các quốc gia Bắc Âu...........................................105

3.4.

Ảnh hƣởng của cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở các quốc gia Bắc
Âu tới các quốc gia khác và Việt Nam...................................................110
Kết luận chƣơng 3...............................................................................................113

CHƢƠNG 4: NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA BẮC ÂU
CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN
CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM................................................................114
4.1.
Thực trạng cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam......................114
4.1.1. Thể chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam...........................................114
4.1.2. Thiết chế c ng trình t , thủ tục bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.......119


4.2.

Những kinh nghiệm trong cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời ở các
quốc gia Bắc Âu có thể áp dụng ở nƣớc ta...........................................127
4.2.1. Một số điểm tương đồng giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Âu.............127
4.2.2. Khả năng áp dụng kinh nghiệm từ các quốc gia Bắc Âu đối với cơ chế
bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.........................................................131
Kết luận chƣơng 4...............................................................................................144
KẾT LUẬN..........................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................148
PHỤ LỤC.............................................................................................................171


Từ viết tắt
ECHR:
ECtHR:
GDP:
HRC:
ICCPR:

ICESCR:
LHQ:
NGOs:
NHRI:
NHRIs:
Nxb:

OHCHR:
PGS.:
QCN:
RWI:
tr.:
TS.:
UPR
UNHRC:
XHCN:


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Số hiệu
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6
Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 4.4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ghi nhận và bảo vệ quyền con người là mối quan tâm to lớn của hầu hết các
quốc gia đương đại, ở cả phạm vi quốc gia, khu v c và toàn cầu. Trong bản thân mỗi
quốc gia, ghi nhận và bảo vệ quyền con người là s t khẳng định tính văn
minh, tiến bộ, dân chủ, niềm t hào, s bền vững ... và giá trị vì con người của dân tộc
mình. Trong quan hệ quốc tế, ghi nhận và bảo đảm quyền con người là trách nhiệm
ràng buộc khi quốc gia là thành viên, cũng là để hướng tới khẳng định loài người đã
bước vào một kỷ nguyên của s văn minh, tiến bộ vượt bậc trong hành trình phát
triển của mình.
Tại Việt Nam, trước năm 2013, Hiến pháp đã khẳng định bảo vệ quyền con
người được thể hiện trong bảo vệ các quyền công dân, đến Hiến pháp năm 2013,
thuật ngữ quyền con người đặt cạnh quyền công dân chính thức được ghi nhận, bảo
vệ tại Chương II về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Điều này thể hiện thế chủ động và mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với
QCN - biểu hiện s đổi mới to lớn trong quan điểm của Đảng, Nhà nước và dân tộc
so với trước đây về vấn đề quyền con người [98, tr.12; 48, tr.55]. Chính vì vậy, s
kiện Hiến pháp năm 2013 với việc ghi nhận quyền con người đã xuất hiện kèm theo
rất nhiều vấn đề được quan tâm, trăn trở từ nhiều phía: các nhà nghiên cứu, các nhà
hoạt động th c tế, chính quyền, người dân, các tổ chức xã hội ... và cả quốc tế. Một
trong những vấn đề bao trùm lên mọi s quan tâm đối với vấn đề quyền con người ở
Việt Nam hiện nay là: quyền con người gồm tổng thể những giá trị cao quý, tốt đẹp
với mỗi con người, cộng đồng, dân tộc đã được ghi nhận rõ ràng trong văn bản pháp
lý cao nhất của quốc gia, thì nó sẽ được th c hiện, bảo đảm, bảo vệ như thế nào?
Bằng cơ chế nào? Hiển nhiên rằng: Khi hiến pháp đã ghi nhận quyền con người thì

quyền đó phải được bảo vệ. Nếu không thì những quy định đó có nguy cơ chỉ là
những tuyên bố hình thức, không có giá trị trong đời sống [14, tr.58]. Đồng thời,
trước quốc tế, Việt Nam cũng đã cam kết tăng cường và thúc đẩy bảo vệ QCN theo
những chuẩn m c quốc tế, trong khi th c tế Việt Nam
1


chưa có cơ quan nhân quyền quốc gia; và một số chuẩn m c bảo vệ QCN ở Việt
Nam theo thời gian cũng cần chỉnh sửa, bổ sung…
Th c hiện tinh thần của Hiến pháp, th c hiện cam kết với quốc tế về bảo vệ
QCN, việc tập trung nghiên cứu để xác định rõ ràng về một cơ chế bảo vệ QCN của
Việt Nam là cần thiết, cấp bách. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể th c hiện nhu
cầu cấp bách này một cách biệt lập mà cần nhìn ra thế giới, nghiên cứu cơ chế bảo
vệ QCN của quốc tế, của một số quốc gia, châu lục để có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm, hữu ích trong cơ chế bảo vệ QCN Việt Nam. Theo nhận thức của
nghiên cứu sinh, các nước ở khu v c Bắc Âu ngày nay được thế giới biết tới là các
quốc gia có thành tích, kết quả bảo vệ QCN tốt bậc nhất thế giới. Là địa chỉ xứng
đáng để nhiều nước trên thế giới có thể nghiên cứu để tìm ra những bài học kinh
nghiệm trong xây d ng, phát triển cơ chế bảo vệ QCN ở nước mình.
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề có ý nghĩa lớn và mang tính thời s nêu
trên, trong khuôn khổ Luận án luật học, nghiên cứu sinh l a chọn tập trung vào
nghiên cứu đề tài: Cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu và một
số kinh nghiệm có thể áp dụng ở nước ta. Qua đó, kế thừa được những thành t u
trong cơ chế bảo vệ QCN ở một số quốc gia Bắc Âu gắn với bối cảnh quốc tế ngày
nay, tìm ra được cơ chế tối ưu, hữu hiệu nhất để bảo vệ QCN ở Việt Nam đúng
chuẩn m c quốc tế, đúng pháp luật quốc gia, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế,
văn hóa truyền thống và những đặc thù khác của con người Việt Nam.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là tìm được những kinh nghiệm từ cơ chế bảo

vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu có thể tham khảo, áp dụng ở Việt Nam, nhằm góp phần
xây d ng, phát triển và hoàn thiện cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam hiện nay, ph hợp với
pháp luật quốc tế, với điều kiện, đặc th của Việt Nam; góp phần giải quyết thách thức
lớn đặt ra với Việt Nam là Hiến pháp đã ghi nhận bảo vệ QCN thì cần có s hiện diện
đầy đủ, chỉnh thể, hiệu quả của cơ chế bảo vệ QCN của Việt Nam. Luận án giải đáp
một số vấn đề mới đặt ra về mặt khoa học trong nghiên cứu bảo vệ

2


QCN, làm tiền đề, gợi mở cho những hướng nghiên cứu mới về QCN nói chung,
đáp ứng nhu cầu được tôn trọng, ghi nhận, th c thi và bảo vệ QCN ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để th c hiện mục tiêu nêu trên, đề tài cần giải quyết nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khảo cứu tình hình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài cơ chế bảo vệ QCN ở Bắc Âu và ở Việt
Nam. Chỉ ra những điểm đã thống nhất có thể kế thừa và những điểm chưa rõ ràng,
khoảng trống về mặt lý luận, khoa học để tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ mặt lý
luận, th c tiễn về cơ chế bảo vệ QCN.
Thứ hai, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con
người như: Khái niệm, các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố đó trong cơ
chế bảo vệ QCN, các yếu tố ảnh hưởng và bảo đảm cho cơ chế bảo vệ QCN hoạt
động hiệu quả.
Thứ ba, nghiên cứu th c trạng cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu, chỉ
ra được nội dung căn bản trong cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia nay, những đặc
trưng của cơ chế bảo vệ QCN ở khu v c Scandinavia (tên gọi khu v c Bắc Âu trong
lịch sử) so với châu Âu nói chung, tổng kết thành t u và một số hạn chế, thách thức
cũng như mức độ ảnh hưởng của cơ chế bảo vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu tới
các quốc gia khác trên thế giới và Việt Nam.
Thứ tư, nghiên cứu th c trạng cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam, chỉ ra s tương

đồng và khác biệt nhất định giữa cơ chế bảo vệ QCN của Việt Nam và cơ chế bảo
vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu. Tìm ra một số kinh nghiệm từ cơ chế bảo vệ
QCN ở các quốc gia Bắc Âu và khả năng áp dụng để hoàn thiện cơ chế bảo vệ QCN
ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đối tượng nghiên cứu của
Luận án là:
Thứ nhất, quan điểm, tư tưởng, chính sách, hiến pháp, pháp luật, các cơ quan,
3


tổ chức xã hội, cá nhân c ng trình t , thủ tục, hoạt động th c tiễn bảo vệ QCN của
quốc tế, của năm quốc gia Bắc Âu theo quan niệm truyền thống gồm: Đan Mạch,
Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland.
Thứ hai, quan điểm, tư tưởng, chính sách, hiến pháp, pháp luật, các cơ quan,
tổ chức xã hội, cá nhân c ng trình t , thủ tục, hoạt động th c tiễn bảo vệ QCN ở Việt
Nam. Kinh nghiệm của các quốc gia Bắc Âu về bảo vệ QCN có thể ứng dụng tại
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Luận án nghiên cứu s hình thành và phát triển về nội dung các QCN; pháp
luật quốc tế, pháp luật quốc gia về trách nhiệm của các quốc gia trong việc tôn
trọng, ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm th c hiện QCN; cơ chế bảo vệ QCN trên bình
diện pháp lý quốc tế, khu v c và quốc gia; vai trò, s tham gia và sức ảnh hưởng của
các tổ chức, cá nhân, của truyền thông, báo chí, chính trị, tính dân chủ, sức mạnh
của kinh tế, tri thức khoa học, đạo đức, ... trong bảo vệ QCN.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đối với những vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ QCN, tác giả nghiên cứu trên
cơ sở quan điểm chung ở phạm vi quốc tế, khu v c Bắc Âu và liên hệ tới th c trạng

vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam. Đối với cơ chế bảo vệ QCN ở các
quốc gia Bắc Âu, Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu vào ba quốc gia: Đan
Mạch, Na Uy và Thụy Điển. Bởi theo truyền thống, lịch sử ở khu v c Bắc Âu thì
Đan Mạch và Thụy Điển là hai quốc gia có sức ảnh hưởng lớn tới các quốc gia còn
lại. thời điểm hiện nay, Na Uy là một nước có thành tích nổi bật trong bảo vệ các
QCN của người dân. Luận án cũng nghiên cứu cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia
Bắc Âu trong phạm vi mối quan hệ với cơ chế bảo vệ QCN của khu v c châu Âu,
với tư cách là các quốc gia thành viên của Cộng đồng châu Âu; và tất yếu, Luận án
cũng tập trung nghiên cứu cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam.
3.2.3. Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận án có nghiên cứu mở rộng về bảo vệ QCN cả trong lịch sử, theo đó

4


khảo cứu về lịch sử lập hiến, tư tưởng về chính trị, nhà nước ảnh hưởng tới cơ chế
bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu và ở Việt Nam. Nghiên cứu các công trình liên
quan đến Đề tài, tác giả lấy xuất phát điểm từ năm 1945, thời điểm LHQ ra đời. Bởi
sau năm 1945, một hệ thống các QCN được tôn trọng, ghi nhận, khẳng định rõ ràng
hơn bằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, luận án tập trung
nghiên cứu thời k từ năm 1990 trở lại đây bởi đây là thời k phát triển mạnh mẽ của
cơ chế bảo vệ QCN trên toàn thế giới, ở Việt Nam và cả đối với các quốc gia Bắc
Âu. Thời k này, các nghiên cứu về nội dung QCN đã cơ bản hoàn thành, nhân loại
tập trung vào việc tổ chức th c hiện, bảo vệ các quyền, xác định nghĩa vụ của quốc
gia và tổ chức bộ máy nhà nước, vị thế và s hiện diện toàn diện hơn trước của hệ
thống các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ QCN. Đây cũng là thời gian để nhân loại
và các quốc gia có được những nghiên cứu, đánh giá về thành t u, ưu điểm cần phát
huy, nhận thấy rõ những điểm thiếu hụt, hạn chế làm kinh nghiệm cho cơ chế bảo vệ
QCN nói chung.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài


Tính mới khác biệt và những đóng góp mới của Luận án được thể hiện ở
những điểm chủ yếu sau đây:
- Luận án nghiên cứu tổng quát về cơ chế bảo vệ QCN ở năm quốc gia khu
v c Bắc Âu, so với các công trình trước đây thường nghiên cứu ở phạm vi thế giới,

khu v c châu Âu, ASEAN hoặc nghiên cứu riêng về Thanh tra Quốc hội hay cơ chế
- Luận án so sánh cơ chế bảo vệ quyền của các quốc gia Bắc Âu với nhau và

lý giải vấn đề từ các yếu tố chính trị, tư tưởng truyền thống, hợp tác quốc tế. Chỉ ra
một số điểm tương đồng nhất định giữa các quốc gia Bắc Âu với Việt Nam về quan
điểm, tư tưởng, xuất phát điểm của việc bảo vệ QCN, từ đây chỉ ra được kinh
nghiệm bảo vệ QCN của các quốc gia Bắc Âu có thể áp dụng ở nước ta.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án là tiền đề tiếp tục nghiên cứu những vấn đề

QCN ở những lĩnh v c chuyên ngành, chuyên sâu hoặc gợi mở những hướng nghiên
cứu mới về QCN.

5


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

5.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án hệ thống hoá quan điểm và quy định pháp luật cũng như
hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo vệ QCN ở năm quốc gia Bắc Âu, so sánh
các quan điểm, hệ thống quy định pháp luật và lý giải vấn đề trong mối quan hệ với
chính trị, kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, Luận án hệ thống hoá s hình thành và phát triển của quan điểm, tư
tưởng và hệ thống quy định pháp luật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân của Việt Nam

tham gia bảo vệ QCN từ trước đến nay. Làm rõ đặc thù của cơ chế bảo vệ QCN ở
Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam.
Thứ ba, với hai mảng vấn đề khoa học lớn trên, Luận án bổ sung nhận thức
khoa học về cơ chế bảo vệ QCN ở khu v c Bắc Âu, khái quát về s hình thành, vận
động và phát triển của cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam; chỉ ra kinh nghiệm bảo vệ
QCN ở các quốc gia khu v c Bắc Âu có thể áp dụng tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Thứ nhất, đưa ra một số gợi ý, bài học kinh nghiệm về xây d ng, vận hành
của cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia khu v c Bắc Âu mà có thể áp dụng ở Việt
Nam, hướng tới th c tiễn hoạt động bảo vệ QCN ở Việt Nam hiệu quả hơn mà ph
hợp với đặc th điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, truyền thống của Việt Nam,
nâng cao vị thế của Việt Nam trước quốc tế, góp phần nâng cao lượng giá trị thụ
hưởng quyền của người dân.
Thứ hai, Luận án là nguồn tài liệu hữu ích cho các nhà hoạt động chính sách,
pháp luật về quyền con người, góp phần ngày càng hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền
con người ở Việt Nam.
Thứ ba, Luận án bổ sung, làm đầy đủ hơn tư liệu nghiên cứu cho người học,
người giảng dạy, nhà nghiên cứu về các lĩnh v c QCN, cơ chế bảo vệ QCN nói
chung và riêng ở Việt Nam.

6


6. Cơ sơ lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận
Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án đã vận dụng cơ sở lý luận và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
và pháp luật, về dân chủ và quyền hạn, thẩm quyền của nhà chức trách trước xã hội;
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về QCN, quyền công dân, bảo vệ QCN

của người dân; lý thuyết khoa học về nhà nước pháp quyền và quản trị tốt.
Về cơ sở pháp lý, nội dung Luận án cũng được nghiên cứu trên cơ sở hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng pháp luật của năm quốc gia Bắc Âu,
của quốc tế và của Việt Nam về QCN, bảo vệ QCN; các thành t u khoa học pháp lý
về bảo vệ QCN thể hiện ở các công trình nghiên cứu, giáo trình, sách chuyên khảo,
đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết tạp chí….
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Luận án nghiên cứu trước nhất bằng phương
pháp mô tả, phân tích các quan điểm, quy định pháp luật và cơ cấu tổ chức hoạt
động của hệ thống cơ quan, tổ chức bảo vệ QCN. Tiếp theo đó, tác giả sử dụng pháp
phương tổng hợp, so sánh để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về cơ chế bảo vệ
quyền giữa các quốc gia Bắc Âu với Việt Nam ở các phương diện: quan điểm, quy
định pháp luật về quyền; hệ thống cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền; và những yếu tố
ảnh hưởng tới quan điểm, quy định pháp luật cũng như hệ thống các chủ thể bảo vệ
QCN.
Để có thể đánh giá ưu, nhược điểm trong cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia
khu v c Bắc Âu, tác giả Luận án th c hiện phân tích tư liệu, sử dụng phương pháp
định tính để xác định đặc điểm, bản chất của vấn đề; sử dụng phương pháp định
lượng nắm bắt các số liệu thống kê về hiệu quả bảo vệ QCN ở các quốc gia.
Theo từng nội dung của Luận án, các phương pháp nghiên cứu được xác định
như sau:
Chương 1: Sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, phân
tích, so sánh, đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, những vấn đề

7


khoa học đã được bàn luận làm sáng tỏ, những khoảng trống khoa học cần tiếp tục
nghiên cứu trong đề tài. Đặt ra giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 2: Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu của Lý luận Nhà nước và Pháp luật, kết hợp
với các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic học … làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ QCN.
Chương 3: D a trên phương pháp phân tích, thống kê, chứng minh, trừu
tượng hoá làm sáng tỏ th c trạng cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu. Chỉ ra
s khác biệt trong cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu, những ưu điểm, thành
tích, khiếm khuyết, hạn chế, bất cập của cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu.
Chương 4: Sử dụng phương pháp thống kê, logic, phân tích, đánh giá, chứng
minh để khái quát những vấn đề có tính quy luật trong s hình thành, phát triển, th c
trạng cơ chế bảo vệ QCN ở Việt Nam. Đối chiếu, so sánh, phân tích để chỉ ra một số
kinh nghiệm trong cơ chế bảo vệ QCN ở các quốc gia Bắc Âu có khả năng áp dụng ở
Việt Nam. Hướng tới góp phần hoàn thiện cơ chế bảo vệ QCN hiện tại của Việt Nam.

7. Bố cục của Luận án
Luận án bao gồm phần Mở đầu, 4 chương và kết luận:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài.

Chương 2: Những vấn đề lý luận về cơ chế bảo vệ quyền con người.
Chương 3: Th c trạng cơ chế bảo vệ quyền con người ở các quốc gia Bắc Âu.

Chương 4: Những kinh nghiệm của các quốc gia Bắc Âu có thể áp dụng để
hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ngày nay, trên cơ sở các quyền con người được pháp luật quốc tế và pháp

luật quốc gia công nhận, tôn trọng và bảo vệ, QCN cần có cơ chế thúc đẩy, bảo đảm
th c hiện và bảo vệ ngày càng hữu hiệu hơn trong đời sống [12, tr.327-328]. Th c tế
này làm xuất hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN. Song các
công trình nghiên cứu cũng ở những mức độ, phạm vi và khía cạnh khác nhau, có
những công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh của cơ chế bảo vệ QCN (quy định
pháp luật bảo vệ QCN – vấn đề thuộc thể chế; hệ thống các cơ quan, tổ chức bảo vệ
QCN – vấn đề thuộc thiết chế); có công trình nghiên cứu tổng thể về cơ chế; có
công trình nghiên cứu ở phạm vi quốc gia, khu v c hoặc toàn cầu…. D a vào đặc thù
của các công trình mà tác giả chia thành ba nhóm chủ yếu: (1) các công trình nghiên
cứu tổng thể liên quan tới cơ chế bảo vệ QCN; (2) các công trình nghiên cứu liên
quan đến thể chế bảo vệ QCN; (3) các công trình nghiên cứu về thiết chế bảo vệ
QCN. Luận án sẽ phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề cơ
chế, thể chế và thiết chế bảo vệ QCN ở trong và ngoài nước, qua đó xác định các
vấn đề đã được làm sáng tỏ trong cơ chế bảo vệ QCN và khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu, khẳng định s cần thiết của đề tài cả về mặt lý luận và th c tiễn.
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế bảo vệ quyền con ngƣời

Trước nhất, là các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN
của các tác giả nước ngoài:
Hội đồng châu Âu năm 1999, xuất bản Sách European Social Charter – The
charter, its protocols, the revised charter (Hiến chương xã hội châu Âu – Hiến
chương, những nghị định thư của nó, sửa đổi Hiến chương), đã giới thiệu ngắn gọn
về cơ chế bảo vệ các quyền kinh tế - xã hội của châu Âu, gồm nội dung các quyền
kinh tế - xã hội và hệ thống giám sát báo cáo quốc gia (hoạt động của Ủy ban 9
chuyên gia độc lập; Ủy ban Chính phủ; Ủy ban Bộ trưởng) cùng thủ tục khiếu nại

9


tập thể nâng cao hiệu quả cho cơ chế giám sát của Hiến chương bằng việc cho phép

khiếu nại tập thể cáo buộc vi phạm; đồng thời cuốn sách cũng chỉ ra rằng những kết
luận của các chuyên gia độc lập có giá trị trong việc tổ chức các cuộc tranh luận về
các chính sách xã hội định k ; việc sửa đổi và xây d ng những Nghị định thư bổ sung
cho thấy s thay đổi tích c c, mức độ quan tâm kịp thời của đa số các quốc gia châu
Âu trong bảo vệ và thúc đẩy QCN. Tuy nhiên cuốn sách chỉ mang tính giới thiệu,
tuyên truyền mà chưa chỉ ra những hạn chế, khó khăn của người dân và các tổ chức
ở mỗi quốc gia khi th c hiện cơ chế bảo vệ QCN này.
Tác giả Rhona K.M. Smith, năm 2015 đã xuất bản Giáo trình Textbook on
International Human Rights (Giáo trình về Quyền con người quốc tế, NXB đại học
Oxford, tái bản lần thứ 5 năm 2015). Tài liệu phân tích cả lý luận và th c tiễn còn tranh
cãi, để ngỏ của vấn đề QCN nói chung, chỉ dành một phần phân tích về bảo vệ QCN ở
quốc tế, khu v c; đánh giá tính hiệu quả và hạn chế của hệ thống bảo vệ QCN
ở quốc tế và khu v c; thể hiện quan điểm bảo vệ QCN cần công cụ là các công ước

ghi nhận quyền c ng các cơ quan – bộ máy th c thi, bảo vệ quyền. Cuốn giáo trình
đã mở ra một phương pháp tư duy để tiếp tục nghiên cứu về cơ chế bảo vệ QCN.
Cuốn sách Human rights Monitoring a Field Mission Manual, của tác giả
Anette Faye Jacobsen viết năm 2008. Cung cấp vấn đề lý luận và th c tiễn về giám
sát QCN, như khái niệm giám sát, phương pháp giám sát, kỹ thuật giám sát, phân
tích những thuật ngữ thường d ng trong lĩnh v c QCN; sau đó là cung cấp những
thông tin tổng quan về pháp luật nhân quyền và kỹ thuật giám sát cơ bản trong th c
tiễn, tập trung ở một số lĩnh v c quan trọng nhất cho các chủ thể th c hiện giám sát
QCN. Mặc dù tài liệu không tr c diện bàn về cơ chế bảo vệ quyền nhưng vấn đề
giám sát th c hiện QCN được bàn đến tương đối chuyên sâu, là cơ sở lý luận, tư duy
cho tác giả tiếp cận vấn đề cơ chế bảo vệ QCN.
Các tác giả Gudmundur Alfredsson - Jonas Grimheder- Bertrand G. Ramcharan
and Alfred Zayas đã biên soạn Sách chuyên khảo International Human Rights
Monitoring Mechanisms, Essays in Honour of Jakob Th. Möller (Cơ chế giám sát nhân
quyền quốc tế, bài viết tôn vinh Jakob Th. Möller), NXB Martinus Nijhoff


10


Publishers, tái bản lần 2, năm 2009. Tập hợp những chuyên đề, bài viết về các tổ
chức và thủ tục th c hiện QCN của quốc gia; việc giám sát quốc tế đối với nghĩa vụ
th c thi nhân quyền của quốc gia; theo đó đề cập tới hoạt động của các tổ chức liên
chính phủ, phi chính phủ về khiếu nại, điều tra th c tế, nghĩa vụ báo cáo của nhà
nước, hành động tích c c của các cơ quan phổ biến và giáo dục nhân quyền, hoạt
động hợp tác kỹ thuật trong bảo vệ QCN. Có thể nói cuốn sách lấy t a đề là Cơ chế
giám sát quốc tế về nhân quyền nhưng chỉ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề về
chủ thể giám sát, thủ tục giám sát, bảo vệ các QCN, đó là các thủ tục xử lý, phòng
ngừa các vi phạm, chứ không tập trung bàn về luật nội dung của các QCN; và do là
tập hợp các bài viết, chuyên đề nên tính hệ thống về cơ chế giám sát QCN chưa cao.
Song tài liệu giúp tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu về thiết chế cũng như cơ chế
bảo vệ QCN nói chung.
Tác giả Anthony E Cassimatis đã viết Sách Human Rights Related Trade
Measures under International Law (Quyền con người quan hệ với các biện pháp
thương mại theo luật quốc tế), NXB Martinus Nijhoff, 2007. Cuốn sách gồm 8 chương
với mục tiêu làm rõ mối quan hệ giữa phát triển thương mại với bảo vệ QCN, tại
chương 2, việc bảo vệ QCN trong lĩnh v c thương mại được phân tích bao gồm các quy
tắc pháp lý, thủ tục và các tổ chức có liên quan đến bảo vệ QCN, nghĩa vụ tôn trọng,
bảo đảm nhân quyền của quốc gia trong quan hệ với cơ chế bảo đảm nhân quyền quốc
tế thuộc lĩnh v c thương mại. Mặc dù tác giả chỉ tập trung nghiên cứu bảo vệ nhân
quyền ở khía cạnh phát triển thương mại, song lại làm cơ sở nhận thức về cơ chế bảo vệ
QCN nói chung, cũng như khẳng định tính đa ngành của việc bảo vệ QCN.

Tác giả Tom Campbell và Seumas Miller chủ biên cuốn Sách Human rights
and the moral responsibilities of corporate and public sector organization (Quyền
con người và trách nhiệm đạo đức của các tổ chức ở lĩnh v c công cộng và doanh
nghiệp), NXB Kluwer Academic Publishers, năm 2004 cho rằng việc ghi nhận bằng

pháp luật với trách nhiệm của nhà nước về QCN thôi chưa đủ để bảo đảm, bảo vệ
QCN, mà cần đến cả trách nhiệm đạo đức đối với QCN của các tổ chức cả ở lĩnh
v c công và tư nhân – nghĩa là bên cạnh trách nhiệm pháp lý của các tổ chức về

11


QCN thì trách nhiệm đạo đức sẽ bảo đảm, bảo vệ hiệu quả và đầy đủ hơn cho các
QCN. Điều này gợi mở ra cái nhìn rộng hơn, cũng như hướng nghiên cứu rộng hơn,
đầy đủ hơn, cụ thể hơn về cơ chế bảo vệ QCN.
Các công trình nghiên cứu nêu trên của các tác giả nước ngoài hoặc tr c tiếp
hoặc gián tiếp bàn luận về cơ chế bảo vệ QCN; hoặc chỉ là các khía cạnh liên quan
tới cơ chế bảo vệ QCN, song đa số các tác giả không đi vào phân tích tính lý luận
về cơ chế bảo vệ QCN mà tr c tiếp nghiên cứu các quy định pháp luật và hệ thống
cơ quan công quyền, tổ chức, cá nhân c ng trình t thủ tục bảo đảm th c
hiện và bảo vệ QCN. phương diện khác, với kết cấu nội dung của các công trình, thì
các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào phân tích về việc bảo đảm th c hiện
QCN, hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân với quy trình, thủ tục bảo đảm hơn là
vấn đề bảo vệ QCN.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN của
các tác giả trong nước.
Tại Việt Nam, bảo vệ QCN là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc,
QCN được xác định gắn liền với quyền dân tộc, bảo vệ QCN Việt Nam trước nhất là
phải bảo vệ quyền độc lập dân tộc. Chính vì vậy, trong thời k chiến tranh, tiếp đó là
thời k của nền kinh tế tập trung và ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, Việt Nam luôn
trong tâm thế phải nỗ l c đấu tranh, đề phòng, cảnh giác với s chống phá của các thế
l c khác – th c hiện diễn biến hòa bình, lợi dụng vấn đề nhân quyền làm mũi nhọn
tấn công vào cách mạng Việt Nam. Vì vậy, vấn đề QCN với những giá trị tốt đẹp
vốn có của nó (đã có sẵn trong mục tiêu và hành trình lịch sử của Việt Nam) mới
được bắt đầu quan tâm nghiên cứu dưới góc độ pháp lý khoảng 30 năm gần đây.

Nhưng s quan tâm nhiều hơn ở phạm vi rộng, mức độ sâu, quy mô lớn hơn chỉ
khoảng 20 năm về trước gắn với s ra đời của Hiến pháp năm 1992 – mặc dù Hiến
pháp chỉ ghi nhận rất khiêm tốn tại Điều 50: quyền con người được thể hiện trong
các quyền công dân; và với cường độ, số lượng đặc biệt lớn các nghiên cứu xuất
hiện ngay trước và liền sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua [48, tr.55-57].

12


Tuy nhiên, các công trình ban đầu tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ quan
điểm, lịch sử phát triển tư tưởng về QCN, nội hàm của QCN, mối quan hệ, tương
tác, tầm ảnh hưởng của QCN tới các vấn đề khác nhau trong xã hội [74; 70, tr.23];
tiếp đó, nhiều nghiên cứu QCN gắn với những lĩnh v c cụ thể, như môi trường, giáo
dục, cải cách hành chính, quyền và lợi ích của người lao động, quyền của bị can, bị
cáo....., các công trình này thường dành một phần, một chương nghiên cứu về một
khía cạnh nào đó của cơ chế bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy QCN. Tiếp theo những
nghiên cứu về nội dung QCN là những công trình nghiên cứu liên quan tới cơ chế
bảo vệ QCN như: bảo vệ QCN bằng hệ thống quy định pháp luật, bằng hệ thống cơ
quan, tổ chức với các trình t thủ tục luật định.
Do có phạm vi rộng cũng như tính phức hợp các thành tố của cơ chế bảo vệ
QCN, nên tổng quan các công trình nghiên cứu về cơ chế bảo vệ QCN cũng đa dạng
về các khía cạnh và mức độ. Có công trình đặt ra nghiên cứu tổng thể cả về cơ chế
bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy QCN, có nhiều công trình lại chỉ nghiên cứu ở những
khía cạnh nhất định trong cơ chế bảo vệ QCN. Vậy nên tác giả tập hợp, phân tích
các công trình trong nước về cơ chế bảo vệ QCN như sau:
Trước nhất, nghiên cứu về “cơ chế” trong khoa học pháp lý cần kể tới Giáo
trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đã
được xuất bản từ năm 1989, sau nhiều lần sửa đổi bổ sung và cuốn soạn mới gần
đây nhất năm 2016, có chương XXI bàn về cơ chế điều chỉnh pháp luật. Giáo trình
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,

do GS.TS Hoàng Thị Kim Quế Chủ biên, năm 2005, chương XXIV cũng bàn về cơ
chế điều chỉnh pháp luật. Hai cuốn giáo trình đều cho rằng cơ chế điều chỉnh pháp
luật được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau và là khái niệm phức tạp, gồm hệ thống
nhiều thành tố: quy phạm pháp luật, quyết định áp dụng pháp luật, các quan hệ pháp
luật, hành vi th c hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, các chủ thể điều chỉnh…. Hai tài
liệu này đưa ra nền tảng lý luận tư duy về cơ chế trong khoa học pháp lý, song lại
chưa quan tâm bàn luận nhiều về: quan điểm, chính sách làm gốc rễ, nền tảng cho
các quy phạm và các thiết chế hoạt động.

13


Giáo trình, Sách chuyên khảo, Kỷ yếu hội thảo về QCN tại các cơ sở nghiên
cứu và đào tạo cũng dành một phần hoặc một chương bàn về cơ chế bảo đảm, bảo
vệ và thúc đẩy QCN. Cụ thể:
- Khởi đầu là Học viện Nguyễn i Quốc, năm 1989 – 1992 đã nghiên cứu đề
tài khoa học quốc tế “Chủ nghĩa xã hội và nhân quyền”; năm 1993 đã th c hiện Hội
thảo khoa học về Nhân quyền, dân quyền phương Đông và phương Tây gắn với đề
tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, mã số KX 07-16 “Quyền con người, quyền
công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước”, trong đó tác giả Chu Hồng Thanh đã
viết bài “Các điều kiện bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Sách “Quyền
con người và Luật quốc tế về quyền con người, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
năm 1997, có dành 21 trang để bàn về cơ chế bảo vệ quyền con người, nhưng chủ
yếu là “Cơ chế bảo đảm quyền con người thông qua luật quốc tế”. Năm 2004,
Trung tâm Nghiên cứu quyền con người Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
hợp tác cùng tác giả Gunther Doeker-Mach, năm 2004, biên soạn cuốn Sách
“Quyền con người, lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ôt-xtrây-lia”, tập hợp các bài
viết có liên quan đến cơ chế bảo vệ QCN, trong đó bài: “Cơ chế bảo vệ QCN ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, xác định cơ chế bảo vệ QCN gồm hệ
thống các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể và những nguyên tắc trong đường lối

của Đảng, pháp luật về bảo vệ QCN ở Việt Nam. Tài liệu này đã khái quát tương đối
đầy đủ về các thành tố của cơ chế bảo vệ quyền, song trong khuôn khổ một bài viết
thì chưa đi sâu phân tích đủ các thành tố mà tập trung vào vấn đề thiết chế.
- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, xuất bản Giáo trình Lý

luận và pháp luật về quyền con người, đồng tác giả Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công
Giao – Lã Khánh Tùng, tái bản lần thứ nhất năm 2012, các tác giả Chu Hồng Thanh
- Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng sửa đổi, bổ sung cho tái bản lần thứ hai năm
2015; 02 Sách tham khảo: Luật nhân quyền quốc tế - những vấn đề cơ bản của tác
giả Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng, xuất bản năm 2010; Bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người trong khu vực ASEAN, xuất bản năm 2012 của tác giả Nguyễn Đăng

14


Dung và Phạm Hồng Thái – đã dành một phần bàn luận về cơ chế bảo vệ và thúc
đẩy QCN theo luật quốc tế, ở phạm vi quốc tế, khu v c, quốc gia nhưng chỉ với s tập
trung xem xét đến các cơ quan nhân quyền, các tổ chức xã hội dân s (NGOs) cùng
các nguyên tắc và quy trình thủ tục hoạt động của nó.
- Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam năm 2003, tác giả Võ Khánh Vinh xuất

bản Sách Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
hiện nay có đưa ra khái niệm cơ chế là tổng thể các đảm bảo vật chất, chính trị, tư
tưởng, pháp lý, tổ chức nghiệp vụ cho việc thực hiện một quyền nào đó hoặc một
việc nào đó. Đến năm 2011, tác giả Võ Khánh Vinh cũng Chủ biên Giáo trình
(giảng dạy sau đại học) Quyền con người có nghiên cứu về cơ chế pháp lý bảo vệ
QCN là hoạt động của hệ thống cơ quan, tổ chức cùng các trình t

thủ tục bảo vệ


QCN; đặc biệt là cuốn Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, - cuốn sách đầu
tiên chuyên biệt nghiên cứu cơ chế bảo đảm và bảo vệ QCN, tập hợp các bài viết
bàn luận về cơ chế bảo đảm và bảo vệ QCN, những yếu tố tác động đến cơ chế bảo
đảm và bảo vệ QCN, cơ chế bảo vệ QCN ở quốc tế, khu v c, quốc gia và ở một số
lĩnh v c nhất định. Do tài liệu là s tập hợp của các bài viết nên tính hệ thống, kết cấu
chỉnh thể về cơ chế bảo vệ QCN chưa cao, thời lượng dành cho nghiên cứu chuyên
sâu về mặt lý luận cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền chưa nhiều, chưa có phân biệt
giữa việc bảo đảm và bảo vệ QCN.
- Viện Nghiên cứu QCN, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đồng
tác giả Đặng Dũng Chí, Hoàng Văn Nghĩa, Nguyễn Thanh Tuấn biên soạn Sách
Quyền con người, lý luận và thực tiễn, NXB Lý luận Chính trị, năm 2014, tập hợp
các bài viết về QCN, trong đó có nội dung bàn về lý luận và th c tiễn bảo đảm QCN
ở Việt Nam. Đến năm 2015, trong chương trình hợp tác với Quỹ hợp tác pháp luật
quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức, Viện Nghiên cứu QCN cũng đã biên soạn cuốn
Cơ chế bảo hiến và quyền con người – kinh nghiệm Cộng hòa Liên bang Đức và
Việt Nam. Cuốn sách cũng là tập hợp những bài viết của các tác giả tập trung bàn
luận vai trò của hiến pháp, pháp luật và hệ thống các thiết chế nhà nước trong bảo
vệ QCN.

15


Năm 2014 nhóm nghiên cứu của tác giả B i Đức Hiển, Viện Nhà nước và
Pháp luật đã th c hiện đề tài cấp Viện về Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền
được sống trong môi trường trong lành” có mục phân tích về lý luận “cơ chế, cơ
chế pháp lý”. Cũng năm 2014, tác giả Chử Thị Nhuần của Viện Nghiên cứu châu
Âu thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu đề tài cấp Viện:
Quan niệm và lịch sử phát triển về quyền con người ở châu Âu. Đề tài đã phân tích
lịch sử phát triển QCN ở châu Âu nói chung, trong đó dành một phần nghiên cứu về
cơ chế bảo đảm QCN, xác định cơ chế bảo đảm quyền gồm có hệ thống các quy

định pháp luật và các thiết chế bảo đảm QCN.
Năm 2015 Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013”, nhà xuất bản Công an nhân dân, đã có
nhiều bài viết tiếp cận vấn đề cơ chế bảo vệ quyền con người, trong đó bài viết của
Chu Hồng Thanh “Hiến pháp năm 2013 với việc thực thi các điều ước quốc tế về
quyền con người ở Việt Nam” cũng đã tiếp cận vấn đề này, tuy nhiên các bài viết
trong cuốn sách đã xem xét vấn đề bảo vệ quyền dưới giác độ yêu cầu của Hiến
pháp mới.
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015, trong chương trình hợp tác với Bộ
Ngoại giao Việt Nam và UNDP đã tiến hành Hội thảo khoa học với tiêu đề: Cơ
quan nhân quyền quốc gia, thực tiễn quốc tế và bài học kinh nghiệm với Việt Nam.
Theo đó, tác giả Chu Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Lê Thị Anh Đào với
tham luận “Cơ chế bảo đảm quyền con người – Vị trí, vai trò của cơ quan nhân
quyền quốc gia”; “Cơ chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam” đã
thống nhất quan điểm cơ chế bảo đảm quyền con người là hệ thống các nguyên tắc,
quy phạm pháp luật, các thiết chế và mối quan hệ giữa chúng và tập trung phân tích
về các thiết chế bảo vệ QCN, việc bảo đảm QCN của hệ thống cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp, các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, xã hội.
Trong những năm qua, có khá nhiều bài viết tạp chí nghiên cứu về cơ chế
bảo vệ quyền, song do tính chất và khuôn khổ của một bài viết nên vấn đề thường
dừng lại ở mức rất khái quát, hoặc chỉ tập trung ở một khía cạnh nào đó của cơ chế

16


×