Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Hiệu lực của kết hôn theo pháp luật việt nam luân văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60 38 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.55 KB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THƠM

HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THƠM

HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN

Hà Nội – 2017


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thơm

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật dân sự
HN&GĐ : Hôn nhân & gia đình

iv


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN.................................7

1.1.Khái quát chung về kết hôn............................................................................7
1.1.1.Bản chất, chức năng của hôn nhân..............................................................7
1.1.2.Khái niệm kết hôn....................................................................................... 8
1.2.Kết hôn là sự kiện pháp lý, theo đó hai ngƣời xác lập quan hệ vợ chồng.. .11
1.2.1.Giới tính trong kết hôn.............................................................................. 13
1.2.2.Độ tuổi kết hôn.......................................................................................... 27
1.2.3.Các trƣờng hợp cấm kết hôn.....................................................................28
1.2.4.Hình thức kết hôn...................................................................................... 33
1.3.Hiệu lực của kết hôn.....................................................................................35
1.3.1.Hiệu lực kết hôn đối với hai ngƣời trong quan hệ hôn nhân.................... 37
1.3.2.Hiệu lực theo không gian.......................................................................... 41
1.3.3.Hiệu lực theo thời gian.............................................................................. 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆU LỰC CỦA KẾT HÔN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.........................................................................................................47
2.1. Nguồn và cấu trúc pháp luật Việt Nam về hiệu lực của kết hôn.................47
2.1.1.Văn bản quy phạm pháp luật.....................................................................47
2.1.2.Tập quán.................................................................................................... 62
2.1.3. Điều ƣớc quốc tế......................................................................................68
2.2.Đánh giá các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của két
hôn...................................................................................................................... 71
2.3.Tranh chấp và giải quyết tranh chấp liên quan tới hiệu lực của kết hôn......80
2.4. Các bất cập chủ yếu của các qui định và thực tiễn thi hành các qui định về
hiệu lực của kết hôn............................................................................................84
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HIỆU
LỰC CỦA KẾT HÔN........................................................................................ 88
3.1.Cơ sở kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa của việc hoàn thiện các qui định
về hiệu lực của kết hôn.......................................................................................88
3.2.Những định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của kết hôn...............90
3.3.Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiệu lực của kết hôn theo pháp luật
Việt Nam hiện nay..............................................................................................95

KẾT LUẬN...................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 105

v


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là khái niệm thƣờng thức và phổ quát trong nhận thức của xã
hội loài ngƣời. Bởi lẽ, hôn nhân là nền tảng quan trọng, là tiền đề chính để tạo
lập gia đình. Gia đình luôn đƣợc xác định là “tế bào của xã hội”, nền móng gia
đình tốt thì xã hội mới phất triển tốt đẹp.
Kết hôn với ý nghĩa để mở ra cuộc sống hôn nhân chính là sự kiện, là
hành vi quan trọng trong cuộc đời mỗi con ngƣời. Sau khi kết hôn, bắt đầu
cuộc sống hôn nhân, con ngƣời có nhiều sự thay đổi về tƣ tƣởng, nhận thức
lẫn trách nhiệm, kể cả trách nhiệm pháp lý. Về mặt xã hội, không ai là không
có nhận thức về kết hôn. Nhận thức này là nhận thức phổ biến. Quyền kết hôn
là quyền tự nhiên của con ngƣời, đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền
kết hôn đƣợc ghi nhận trong nhiều Công ƣớc quốc tế quan trọng về quyền con
ngƣời. ở Việt Nam, quyền kết hôn là quyền hiến định và đƣợc ghi nhận cụ thể
trong luật Hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Về mặt pháp lý, kết hôn là
thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân, quan hệ hôn nhân mang đến những hệ quả
pháp lý cả về quyền nhân thân và quyền tài sản. Luật Hôn nhân và gia đình
tổng hợp các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm
tốt nhất cho quyền lợi của ngƣời kết hôn cũng nhƣ cũng nhƣ bảo vệ chế độ gia
đình trong xã hội.
Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam
đƣợc quy định dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định về kết hôn
trong các Luật hôn nhân và gia đình trƣớc đó và các công ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên, đồng thời tiếp tục phát triển cho phù hợp với hoàn cảnh xã

hội trong thời kỳ mới. Mặc dù chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân gia đình
năm 2014 đã thể hiện một bƣớc phát triển mới trong pháp luật điều chỉnh việc
kết hôn, quy định một cách cụ thể và toàn diện, khắc phục đƣợc nhiều vƣớng
mắc, bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, tuy nhiên, để tiếp tục hoàn
1


thiện pháp luật hôn nhân gia đình, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ hôn
nhân đang có xu hƣớng thay đổi phức tạp, cần thiết phải nghiên cứu, đáng giá
một cách toàn diện và không ngừng.
Thực trạng xã hội hiện nay, hiểu biết pháp luật và thực tiễn thi hành luật
còn nhiều hạn chế, các chủ thể “kết hôn” còn đa phần chƣa nhận thức rõ những
thay đổi trong đời sống kể cả về mặt xã hội lẫn pháp lý sau khi việc kết hôn có
hiệu lực. Việc nam nữ sống chung nhƣ vợ chồng không đăng ký kết hôn có
nhƣng diễn biến phức tạp, tình trạng quan hệ chung sống của những ngƣời
đồng tính cũng gia tăng, công khai. Từ đó, cách hiểu chung về “hôn nhân”
cũng có phần lệch lạc, dẫn đến những tranh chấp về tài sản, con cái sau khi
không chung sống nữa trở lên phức tạp hơn. Việc kết hôn giữa ngƣời Việt Nam
và ngƣời nƣớc ngoài cũng tăng lên đáng kể về số lƣợng trong bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Hoạt động môi giới hôn nhân bất
hợp pháp của một số tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục diễn ra dƣới nhiều hình thức
ẩn náu, trái với thuần phong mỹ tục, xúc phạm danh dự nhân phẩm con ngƣời,
đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Những hệ quả pháp lý của kết hôn cũng
dẫn đến hiện tƣợng kết hôn giả tạo ngày càng có xu hƣớng gia tăng, ảnh
hƣởng xấu tới chế độ hôn nhân gia đình Việt Nam
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đa đáp ứng đƣợc phần nào
giải quyết những tranh chấp xã hội nói trên, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm
chƣa hợp lý, bất cập.
Xuất phát từ những lẽ trên, em xin lựa chọn đề tài “Hiệu lực của kết
hôn theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học nhằm

nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hiệu lực của kết hôn theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Nghiên cứu này cũng đƣa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hôn nhân gia đình trong
cuộc sống.
2.Tình hình nghiên cứu
2


Chế định kết hôn là một chế định có vị trí, vai trò quan trọng trong Luật
HN&GĐ năm 2000. Vì vậy, từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu về toàn bộ nội dung chế định kết hôn hoặc một nội dung của chế định này.
Có thể chia các công trình nghiên cứu về chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ
năm 2000 thành ba nhóm lớn:
- Nhóm luận văn: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu nhƣ: "Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000", Luận văn thạc sĩ Luật học của Khuất Thị Thu Hạnh, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2008; "Những khía cạnh pháp lý của chung sống nhƣ vợ
chồng không đăng ký kết hôn ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học của
Hoàng Hạnh Nguyên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Huyền Trang, 2012... Hầu hết các luận
văn nghiên cứu một nội dung riêng lẻ nào đó của chế định kết hôn trong Luật
HN&GĐ năm 2000. Chỉ có duy nhất một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về chế
định này, tuy nhiên cũng đã khá lâu và không đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật
HN&GĐ năm 2000.
- Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến Giáo trình Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009. Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu nhƣ:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của
hai tác giả Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hƣờng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002; Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình của tác giả Nguyễn
Ngọc Điện, tập 1, tập 2, Nxb Trẻ, 2002. Ngoài ra, còn rất nhiều sách nghiên
cứu chuyên sâu khác nhƣng cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng,
đầy đủ và toàn diện về lý luận cũng nhƣ đánh giá những mặt tích cực, hạn chế,
những bất cập cần sửa đổi của chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ 2000.

3


-

Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu

thuộc nhóm này đƣợc đề cập trên một số tạp chí nhƣ Tạp chí Luật học, Tạp chí
Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến bài viết của TS. Nguyễn Văn Cừ:
"Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2013; TS. Ngô Thị Hƣờng "Mấy vấn đề
về quy định cấm kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tính", Tạp chí Luật học,
số 06/2001; ThS. Bùi Thị Mừng "Chế định kết hôn trong pháp Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam qua các thời kì dƣới góc nhìn lập pháp", Tạp chí Luật
học, số 11/2012… Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các báo điện tử.
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu đã nhìn nhận, giải quyết vấn đề
kết hôn ở một nội dung, góc độ khác nhau và cho đến nay vẫn chƣa có một
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về việc hoàn thiện chế định
kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 đặt trong bối cảnh sửa đổi Luật
HN&GĐ năm 2000. Nhận diện đƣợc vấn đề này, luận văn đề cập đến việc
nghiên cứu vấn đề lý luận về kết hôn, điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật,
cơ sở quy định và ý nghĩa của chế định kết hôn cũng nhƣ đánh giá những mặt
tích cực, hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng chế định kết hôn để từ đó

đƣa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định này cho phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội hiện nay, khi có nhiều yếu tố tác động, chi phối đến việc kết
hôn của các bên nam - nữ. Do đó, công trình sẽ không phải là sự lặp lại của bất
kỳ công trình nào trƣớc đó.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+

Mục đích nghiên cứu đề tài là:

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hôn trong luật Hôn

nhân và gia đình năm 2014

4


+
Làm sáng tỏ thời điểm có hiệu lực, hiệu lực về thời gian,
không gian
của việc kết hôn;
+

Chỉ ra một số hệ quả pháp lý liên quan đến quyền nhân thân và tài sản

của con ngƣời trƣớc và sau kết hôn
+

Chỉ ra những điểm bất cập trong pháp luật hiện hành và thực tiễn thực

hiện pháp luật về kết hôn;

+

Đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện chế định kết hôn và tăng cƣờng nhận

thức của ngƣời dân trong việc kết hôn.
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài là:
+

Nghiên cứu những vấn đề lý luạn cơ bản về chế định kết hôn để từ đó

làm rõ hiệu lực của việc kết hôn;
+

Phân tích những quy định về kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình

cũng nhƣ trong thực tiễn áp dụng pháp luật để phát hiện những hạn chế, bất
cập;
+
Đánh giá sự tác động của chế định kết hôn đối với việc bảo vệ
quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong quan hệ hôn nhân;
+ Xây dựng cơ sở lú luận và thực tiễn để đề xuất các kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về kết hôn.
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng của đề tài là những vấn đề lý luận về chế định kết hôn; quy
định của pháp luật về quyền nhân thân cũng nhƣ tài sản của vợ chồng; thực
tiễn thực hiện pháp luật hôn nhân gia đình tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận, thực tiễn của chế định kết
hôn, chế định về quan hệ giữa vợ và chồng, pháp luật có liên quan đến



5


quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ và chồng. Trong phạm vi của nghiên cứu
này, tác giả không nghiên cứu toàn diện việc giải quyết xung đột pháp luật liên
quan đến hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoại, mà đề cập đến vấn đề này một phần
nhỏ trong nội dung về hiệu lực không gian của kết hôn.
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Leenin với phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, phƣơng pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh. Đặc biệt, phƣơng pháp tổng hợp, so sánh sẽ đƣợc
vận dụng triệt để nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng nhƣ đối chiếu
các quy phạm pháp luật có liên quan.
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, toàn diện về hiệu lực của
kết hôn trong pháp luật việt nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ
sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các chế định có
liên quan trong luật hôn nhân gia đình, đặc biệt là nhƣ chế định kết hôn và chế
định quan hệ giữa vợ và chồng
7.Kết cấu của luận văn
Luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆU LỰC CỦA KẾT HÔN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Chƣơng 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN

6



CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC CỦA KẾT HÔN
1.1. Khái quát chung về kết hôn
1.1.1. Bản chất, chức năng của hôn nhân.
Hôn nhân là nhu cầu tự nhiên và phổ quát, theo đó những con ngƣời kết
hợp với nhau trong mối quan hệ vợ chồng đƣợc ràng buộc bới phong tục tập
quán, tôn giáo tín ngƣỡng và pháp luật.
Không xác định rõ Hôn nhân và đời sống gia đình bắt nguồn từ thời gian
nào, xong việc con ngƣời có mong muốn chung sống thành cộng đồng, thành
từng cặp, từng nhóm là hiện tƣợng phổ biến ở mọi nơi mà con ngƣời tồn tại.
Hôn nhân, sự ràng buộc giữa hai cá thể (hoặc nhiều cá thể trong chế độ
đa thê, đa phu) là một sự ràng buộc đƣợc điều chỉnh bởi nhiều yếu tố, tuy
nhiên, quan trọng nhất là sự ràng buộc đó đƣợc các bên trong hôn nhân và
cộng đồng tôn trọng.
Trong xã hội hiện đại, hôn nhân đƣợc cho là phải xuất phát từ tình yêu.
Chính tình yêu trƣớc hôn nhân là yếu tố quyết định để dẫn đến việc hai con
ngƣời có quyết định tạo dựng mối quan hệ hôn nhân của họ hay không.
Với tƣ cách là hiện tƣợng phổ quát trong xã hội loài ngƣời, hôn nhân
tạo lập nên gia đình với hai chức năng chính là: (1)giúp đỡ nhau trong cuộc
sống, (2) sinh con để duy trì nòi giống.
Nhƣ vậy, hôn nhân là sự kết hợp giữa hai ngƣời nhằm tạo dựng quan hệ
vợ chồng, xuất phát từ tình yêu và sự tự nguyện của các bên.
Mặc dù, có nhiều yếu tố của hôn nhân khiến ngƣời ta liên tƣởng sự kế
hợp đó là một hình thức hợp đồng. Tuy nhiên, hôn nhân không thể coi là hợp
đồng. Bởi lẽ bản thân con ngƣời, tình cảm của con ngƣời không thể trở thành
7


đối tƣợng của một giao dịnh. Quan hệ hôn nhân cũng không làm rõ ràng các

quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, mà đƣợc điều chỉnh một cách phức tạp và
tinh tế trong từng nền văn hóa, từng tôn giáo và nhận thức chung của cộng
đồng.
1.1.2. Khái niệm kết hôn
Ngày nay, kết hôn là khái niệm phổ biến và thông dụng đối với tất cả mọi
ngƣời. Kết hôn là thời điểm khởi đầu của một cuộc hôn nhân, cơ sở tạo lập nên
gia đình. Khởi nguồn để hình thành gia đình là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa
ngƣời nam và ngƣời nữ. Lịch sử gia đình trong các thời nguyên thủy chính là
việc thu hẹp không ngừng phạm vi hôn nhân; lúc đầu nó bao gồm toàn bộ lạc, và
hai giới có quan hệ hôn nhân cộng đồng với nhau. Việc cấm quan hệ tính giao
giữa những ngƣời cùng huyết tộc; trƣớc hết là họ hàng gần, sau đó là họ hàng xa
hơn, cuối cùng là cả họ hàng bên vợ (hay bên chồng); đã làm cho mọi hình thức
quần hôn đều trở thành bất khả thi. Cuối cùng chỉ còn từng đôi vợ chồng riêng rẽ,
kết hợp với nhau bằng những mối liên hệ hãy còn lỏng lẻo, và nếu hình thức đó
mất đi thì hôn nhân cũng không còn. Chỉ điều đó cũng đủ chứng tỏ là tình yêu
nam nữ, hiểu theo nghĩa hiện nay của nó, chỉ có vai trò nhỏ bé đến thế nào trong
sự xuất hiện của chế độ hôn nhân cá thể. Những bằng chứng rõ hơn đến từ chính
thực tế đời sống của ngƣời thời đó. Trong khi dƣới những hình thức gia đình
trƣớc kia, đàn ông không bao giờ thiếu đàn bà, đúng ra họ còn có quá nhiều; thì
giờ đây đàn bà trở nên ít ỏi hơn, và đƣợc tìm kiếm ráo riết. Vì thế, từ khi có chế
độ hôn nhân đối ngẫu, việc cƣớp và mua đàn bà cũng xuất hiện; đó là những hiện
tượng phổ biến, nhƣng chỉ là hiện tƣợng, không hơn không kém; do những sự
thay đổi sâu xa hơn nhiều gây ra. Những hiện tƣợng đó, hoàn toàn chỉ là những
cách kiếm vợ, đã đƣợc “học giả” ngƣời Scotland McLennan biến báo thành
những hình thức đặc biệt, “hôn nhân cƣớp đoạt” và “hôn nhân mua bán”. Ngoài
ra, trong các dân Indian ở Mĩ hay các dân khác, các bà mẹ quyết định việc kết
hôn, chứ không phải đôi lứa. Thƣờng thì hai ngƣời đƣợc đính hôn với nhau nhƣ
vậy, họ chỉ biết việc đó khi chú rể đem
8



lễ vật đến biếu nhà gái để hỏi cƣới; lễ vật đó thƣờng đƣợc coi là món tiền hơn
là món quà, và nó cũng không phải là cái gì bất ngờ, để thông báo là cuộc mua
bán đã xong. Hôn nhân vẫn có thể bị hủy bỏ tùy theo ý muốn của một trong hai
bên, nhƣng ở nhiều bộ lạc, ví dụ ngƣời Iroquois, dần dần đã có dƣ luận phản
đối việc li dị; khi có bất hòa, hai thị tộc của vợ và chồng sẽ dàn xếp, và chỉ khi
không dàn xếp đƣợc thì mới li dị; con cái là của mẹ, và hai bên đƣợc tự do tái
hôn.”[1]
Nhƣ vậy, trong thời kỳ mông muội, hôn nhân không thể hiện rõ ràng qua
cơ chết kết hôn. Sau này, khi hôn nhân đƣợc biết đến với một vị trí quan trọng
hơn trong xã hội, thì con ngƣời mới tạo ra các nghi thức, ghi nhận sự kiện
chính thức xác lập quan hệ hôn nhân – “kết hôn”.
Nói cách khác, kết hôn là sự kiện ghi nhận sự liên kết đặc biệt giữa
ngƣời nam và ngƣời nữ, tạo thành quan hệ vợ chồng.
Do đó, việc kết hôn phải đáp ứng đƣợc các điều kiện sau:
(1) Các bên trong quan hệ hôn nhân phải tự nguyện, có tình yêu và mong
muốn đƣợc tạo dựng cuộc sống hôn nhân cùng nhau.
(2)

Sự kiện kết hôn đó phải đƣợc công bố ra xã hội.

Việc công bố này thƣờng đƣợc thể hiện bằng các hình thức hôn lễ, tùy
theo phong tục tập quán, tôn giáo của ngƣời kết hôn, và trong thời đại hiện
nay, các bên luôn có nhu cầu đƣợc nhà nƣớc công nhận việc kết hôn đó.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy
nhau thành vợ, chồng”[38]. Theo phong tục truyền thống của ngƣời Việt, dân
tộc Kinh, thì nam, nữ chính thức đƣợc coi là vợ chồng khi hai bên tổ chức kết
hôn theo đúng nghi thức, phong tục. Kể từ thời điểm đó, họ đƣợc cộng đồng
thừa nhận là vợ chồng. Vì thế, việc tổ chức kết hôn cho hai bên nam. Nữ luôn
là việc hệ trọng, đƣợc cộng đồng coi trọng, nhiều khi không chỉ gia đình mà cả

9


một vùng cộng đồng cùng góp sức tổ chức nghi lễ kết hôn. Nghi thức cƣới
phản ánh một không khí trang trọng, thiêng liêng, đánh dấu thời điểm họ chính
thức thành vợ chồng.
Bên cạnh nghi thức truyền thống, nghi thức tôn giáo cũng đƣợc áp dụng.
chẳng hạn nhƣ việc tổ chức lễ cƣới ở nhà thờ đối với những ngƣời theo đạo
Thiên chúa giáo.
Vì vậy, sự thừa nhận của cộng đồng đối với quan hệ hôn nhân của hai
bên nam nữ đƣợc xác lập theo nhiều nghi thức khác nhau, tùy thuộc vào tôn
giáo, phong tục tập quán.
Theo Thiên Nam dƣ hạ tập, bộ tùng thƣ mang tính điển chế cho Lê
Thánh Tông giao cho các văn thần biên soạn năm 1483, quyển Hồng Đức Hôn
giá lễ nghi có ghi cụ thể về nghi thức kết hôn, theo đó, khi kết hôn phải tiến
hành lần lƣợt các lễ sau:
Lễ nghị hôn (dạm mặt)
Lễ định thân (lễ đính hôn hay ăn hỏi)
Lễ nạp chƣng (đƣa đồ sính lễ)
Lễ thân nghinh (đón dâu)
Thông qua nghi lễ này, gia đình hai bên tìm hiểu rõ về gia cảnh, thân thế.
Ngƣời xƣa có câu: “Nhận trầu là dâu nhà họ”,
Các nghi lễ cƣới đề cao sự chứng kiến của ngƣời thân và cộng đồng.
Nghi lễ truyền thống trở thành một nét văn hóa truyền thống lâu đời.
Theo từ điển Hán – Việt thì “. kết” nghĩa là hợp lại với nhau, còn “hôn” là
con trai lấy vợ[39]. Theo nghĩa này, kết hôn chỉ việc một ngƣời đàn ông “lấy vợ”.
Thuật ngữ kết hôn có lẽ du nhập từ thời kỳ một nghìn năm bắc thuộc của
10



dân tộc, đến ngày nay, từ kết hôn không chỉ đƣợc sử dụng cho nam nhi, mà
ngƣời nữ giới lấy chồng cũng đƣợc gọi là kết hôn.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ xã hội, kết hôn đƣợc hiểu là một nghi thức xác
lập quan hệ vợ chồng.
1.2. Kết hôn là sự kiện pháp lý, theo đó hai ngƣời xác lập quan hệ
vợ chồng.
Dƣới góc nhìn pháp lý, hôn nhân là mối quan hệ đƣợc pháp luật điều
chỉnh. Quan hệ hôn nhân luôn đƣợc coi là mối quan hệ quan trọng trong đời
sống xã hội, theo đó, các chủ thể trong hôn nhân sẽ cùng xác lập, tham gia và
nhiều mối quan hệ phức tạp đƣợc pháp luật điều chỉnh nhƣ về tài sản, về nhân
thân, về con cái. Chính vì thế, hôn nhân trong pháp luật thƣờng là tập hợp của
rất nhiều quy phạm, mà nhiều nƣớc xác lập thành một luật riêng nhƣ Việt
Nam, Nga, … cũng có nhiều nƣớc đặt hôn nhân nhƣ một chế định lớn trong
luật dân sự nhƣ Pháp, Đức, … đặc biệt, các nƣớc hồi giáo áp dụng chính các
kinh thánh của tôn giáo mình làm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân.
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dƣới tác động của
ba điều kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
Trong các nền pháp luật có điều chỉnh quan hệ hôn nhân, thì “kết hôn”
chính là sự kiện pháp lý trong ba yếu tố nói trên.
Hôn nhân là sự kiện pháp lý mà theo đó hai ngƣời xác lập quan hệ vợ
chồng, và đƣợc pháp luật thừa nhận bảo vệ.
Với tƣ cách là một sự kiện pháp lý, kết hôn phải đáp ứng các điều kiện
luật định. Thông thƣờng, đó là về giới tính, về năng lực chủ thể, và về hình
thức kết hôn cũng nhƣ tuân thủ các điều kiện chung của một quan hệ pháp luật,
là không đƣợc trái đạo đức, điều cấm của pháp luật.

11


Nhƣ đã nói ở trên, hôn nhân không phải là một hợp đồng, do đó, kết hôn

không thể là sự kiện nhằm xác lập một hợp đồng dân sự. Quan điểm quan hệ
vợ chồng là một hợp đồng dân sự đƣợc biết đến ở Việt Nam kể từ khi bắt đầu
có sự phân ngành pháp luật dân sự, hình sự, … thời kỳ đó là thời kỳ Pháp
thuộc, khi thực dân Pháp đƣa pháp luật dân sự Pháp vào áp dụng ở Việt Nam
và tạo nên ba bộ luật dân sự ở ba miền. Các luật gia Sài gòn sau này cũng có xu
hƣớng ủng hộ quan điểm coi hôn nhân nhƣ một hợp đồng dân sự, xong cũng
không đƣợc thể hiện rõ rệt.[7]
Cũng chính từ các quy định pháp lý từng thời kỳ, có thể thấy hôn nhân
không đáp ứng đƣợc các thành tố của hợp đồng dân sự.
Khi kết hôn, các bên trong quan hệ này không xác định một cách rõ nét,
chi tiết các quyền và nghĩa vụ của mình một cách cụ thể. Khi thành vợ chồng,
các bên thƣờng đối xử với nhau bằng tình cảm, cùng nhau xây dựng gia đình.
Các hành vi của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đƣợc học hỏi, truyền lại từ
đời này, qua đời khác, phù hợp với phong tục tập quán của địa phƣơng, quy
định của tôn giáo, và sau này là quy định của pháp luật. Ví dụ nhƣ việc đối với
ngƣời Kinh ở các tỉnh đồng bằng miền bắc, con trai khi đã lập gia đình hằng
năm phải có đồ lễ mừng tuổi bố mẹ, ông bà mỗi dịp năm mới, hay nhƣ con trai
sau khi lập gia đình phải tham gia làm giỗ cúng họ luôn phiên. Đó là những
việc mà chỉ tồn tại khi ngƣời con trai đã kết hôn. Và cũng rất có khả năng
ngƣời phụ nữ không biết đƣợc việc này khi đồng ý kết hôn, nhƣng họ vẫn
thực hiện các nghi lễ đó theo lời dạy của cha chú, theo phong tục địa phƣơng.
Đối tƣợng của hôn nhân cũng không thể đƣợc hiểu dƣới quy định của
hợp đồng. Nếu trong hợp đồng, đối tƣợng có thể là tài sản, là công việc phải
làm hoặc không đƣợc làm của các chủ thể, thì trong hôn nhân, khái niệm đối
tƣợng lại không xuất hiện. Ngƣời ta không thể tìm ra thành tố nào để có thể
gán cho nó trở thành đối tƣợng của hôn nhân, bởi lẽ, hôn nhân có mục đích
chính là hai con ngƣời tìm đến nhau, tự thân ràng buộc nhau nhằm thỏa mãn
12



nhu cầu tự nhiên của mình. Trong quan hệ hôn nhân, mục đích của ngƣời này
là ngƣời kia, và ngƣợc lại, mục đích của ngƣời kia là chính đối tác của mình.
Phải chính là con ngƣời đó, dù ở tình trạng nhƣ thế nào chứ không phải là bất
kỳ một thứ vật chất, quyền và nghĩa vụ nào khác. Con ngƣời, trong nền pháp
lý văn minh điều chỉnh hành vi của mình không thể là đối tƣợng trong các
quan hệ pháp luật do mình xác lập.[7]
Tóm lại, sự kiện kết hôn chuyển con ngƣời tham gia vào quan hệ đó từ
trạng thái độc thân sang trạng thái hôn nhân. Sẽ có những quyền và nghĩa vụ
đối với bản thân ngƣời đó thay đổi sau sự kiện này, xong đó không phải là sự
thay đổi giốngp nhƣ xác lập một hợp đồng. Vì thế, kết hôn không phải là sự
kiện giao kết hợp đồng.
1.2.1.Giới tính trong kết hôn
Giới tính trong kết hôn là điều kiện luật định, thông thƣờng phải là một
ngƣời nam và một ngƣời nữ mới xác lập quan hệ hôn nhân.
Tuy vậy, hiện tƣợng những ngƣời đồng giới (ngƣời thuộc cộng đồng
LGBT) cũng xác lập quan hệ hôn nhân đang đƣợc mở rộng. Hiện nay có một
số quốc gia đã công nhận quan hệ hôn nhân của ngƣời đồng giới, có thể ở
trạng thái khác nhau nhƣ coi đó là hôn nhân hợp pháp, coi đó là mối quan hệ
dân sự…..[5]
Từ thế kỷ XIX trở về trƣớc, nhiều quốc gia đã đƣa đồng tính vào danh
sách các bệnh về tâm thần. Quan niệm đồng tính luyến ái là rối loạn tâm lý là
một quan niệm phổ biến ở phƣơng Tây từ thế kỷ XIX và sang đến một phần
thế kỷ XX, và có lẽ nó lan truyền cùng với sự phổ biến của y học phƣơng Tây.
Đến những thập niên cuối thế kỷ XX, khoa học đã khẳng định đồng tính luyến
ái không phải là bệnh. Nhiều nƣớc lần lƣợt loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi
danh sách bệnh tâm thần, bắt đầu là Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ đã loại đồng tính
ra khỏi danh sách bệnh tâm thần vào năm 1973. Tại Trung Quốc năm 2001
13



cũng đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Đồng tính luyến
ái đƣợc coi là một phần của đa dạng tính dục con ngƣời, không phải là bệnh và
cũng không phải là giới tính thứ ba. Đến năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới – cơ
quan của Liên Hợp Quốc cố vấn chuyên môn cho các quốc gia về y tế đã loại
bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, tháng
6/2011, Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết
khẳng định: “mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng, bất kể thiên hƣớng tình dục
nhƣ thế nào”. Đến ngày 7/3/2012, Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon
đã có bài phát biểu lịch sử kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới phi hình sự
hóa đồng tính, chấm dứt kỳ thị với những ngƣời đồng tính, lƣỡng tính và
chuyển giới (thuật ngữ tiếng Anh viết tắt là LGBT). Nhƣ vậy, lần đầu tiên,
ngƣời đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh đã đƣa ra một thông điệp rõ
ràng và đầy tính ủng hộ đối với vấn đề LGBT, và đây cũng là quan điểm của cả
Liên Hiệp Quốc khi gần đây liên tiếp có những động thái để giải quyết vấn đề
kỳ thị phân biệt dựa trên xu hƣớng tính dục và bản dạng giới. Những động thái
này đã một lần nữa khẳng định đồng tính chỉ là một xu hƣớng tính dục nhƣ
bao xu hƣớng khác (dị tính, lƣỡng tính, vô tính,..) và góp phần xua đuổi quan
niệm nặng nề tại các nƣớc trên thế giới về giới đồng tính. Đến thời điểm hiện
tại đã hình thành hai quan điểm quan trọng về nguyên nhân của xu hƣớng tình
dục này, đó là do các mặt tác động về xã hội và do mặt sinh lí, thần kinh của
con ngƣời.
Vấn đề bảo vệ quyền của ngƣời đồng tính đang thực sự dần trở thành một
trong những mối quan tâm, lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quyền
đƣợc sống, đƣợc hƣởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng nhƣ các chủ thể
khác trong xã hội và quyền đƣợc kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hƣởng lớn
đến chất lƣợng nhân quyền của những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội.
Ví dụ nhƣ hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính (hôn nhân của hai ngƣời
có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội đƣợc chấp nhận về mặt luật pháp
hay xã hội) là một vấn đề về quyền công dân và là vấn
14



đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phƣơng Tây. Những
ngƣời ủng hộ hôn nhân đồng giới dựa trên quyền chung của con ngƣời, bình
đẳng trƣớc pháp luật và mục tiêu bình thƣờng hóa mối quan hệ LGBT. Những
ngƣời phản đối thƣờng dựa vào việc từ hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng
giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân
đồng giới, vấn đề con cái, nền tảng tôn giáo, truyền thống và chủ nghĩa dị tính
luyến ái. Nhiều ngƣời ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng sự phản đối hôn
nhân đồng giới là do chứng ghê sợ đồng tính luyến ái. Chấm dứt kỳ thị trong
tiếp cận hôn nhân dân sự đã trở thành vấn đề bức bách ở nhiều quốc gia. Đến
thời điểm hiện tại (tháng 3/2012), có thể thống kê tình hình công nhận đồng
tính và kết hôn đồng giới trên thế giới nhƣ sau:
-

Các quốc gia công nhận kết hôn đồng giới: Hà Lan (Luật hôn nhân

đồng giới ban hành năm 2001), Bỉ (ban hành Luật hôn nhân đồng giới năm
2003), Tây Ban Nha (năm thông qua: 2005), Canada (năm thông qua: 2005),
Nam Phi (năm thông qua: 2006), Na Uy (năm thông qua: 2008), Thụy Điển
(2009), Bồ Đào Nha (2010), Iceland (2010), Argentina (15/7/2010, là quốc gia
đầu tiên ở khu vực Hoa Kỳ la tinh công nhận), Brazin (2011), Mexico (Mexico
City, năm 2011), Hoa Kỳ (mới hợp pháp ở các tiểu bang Massachusetts,
Connecticut, Iowa, Vermont, New Hampshire, Maryland, New York và gần đây
nhất là thủ đô Washington công nhận vào tháng 2/2012); Đan Mạch (Luật hôn
nhân đƣợc sửa đổi và thông qua vào tháng 3/2012, có hiệu lực vào ngày
15/6/2012).
-

Các quốc gia công nhận đồng tính nhƣng chƣa cho phép kết hôn đồng


giới: Arubavà Antilles (thuộc Hà Lan), Pháp, Israel, Hoa Kỳ (bang Rhode
Island).
- Các quốc gia cho kết hợp dân sự và đăng ký cặp đôi: Andorra, Czech,
Phần Lan, Pháp, Đức, Greenland, Hungary, Luxembourg, New Zealand,
Slovenia, Thụy Sĩ, Anhquốc, Uruguay.
15


- Các quốc gia chỉ công nhận đồng tính ở vài vùng: Úc (Hạt Thủ đô
Úc,
Tasmania,Victoria), Mexico (Coahuila, Mexico City), Hoa Kỳ (California,
Colorado, District of Columbia, Hawaii, Maine, New Jersey, Oregon).
- Các quốc gia, vùng lành thổ đang tranh luận về kết hôn đồng giới: Úc
(Tasmania), Liên minh châu Âu (Estonia, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland,
Israel), Nepal, New Zealand, Philippines, Thụy Sĩ, Vƣơng quốc Anh, Đài
Loan, Hoa Kỳ (California (Dự luật 8 California (2008)), Colorado, District of
Columbia, Maine, Minnesota, New Jersey,Rhode Island).
- Các quốc gia cho phép kết hợp dân sự và đang tranh luận về đăng kí
cặp đôi:Argentina, Úc, Áo, Brazil, Bulgaria, Chile, Costa Rica, Cuba, Ecuador,
Liên minh châu Âu (Estonia, Faroe Islands, Ý, Ireland), Jersey, Liechtenstein,
Venezuela, Mexico(Colima, Guerrero, Jalisco, Michoacán, Puebla, Veracruz),
Hoa Kỳ (Arizona, Guam,Hawaii, Illinois, Montana, New Mexico, Nevada,
Utah, Wisconsin).
-

Theo báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual,

Trans and Intersex Association) cho đến tháng 5/2010, có 32 quốc gia trên thế
giới chấp nhận đồng tính nữ nhƣng không chấp nhận đồng tính nam. Cũng

theo báo cáo này, quan hệ đồng tính bị cấm tại 44 quốc gia trên thế giới, trong
đó có một số quốc gia nhƣ Iran, Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen và
một phần của Nigeria + Somalia có thể xử phạt đến chết nếu phát hiện quan hệ
đồng tính. Có thể thấy, dù đã có những tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và từng
bƣớc tôn trọng quyền của ngƣời đồng tính nhƣng những nỗ lực đó còn quá ít
ỏi. Nhìn chung, trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, ngƣời đồng tính vẫn chƣa
thực sự đƣợc bảo vệ bởi hệ thống chính sách pháp luật và thêm vào nữa một số
quyền tự do cơ bản của họ vẫn bị vi phạm.
Dựa vào những đặc trƣng riêng về văn hóa, tôn giáo, mức độ dân chủ và
thể chế chính trị, luật pháp của nhiều quốc gia trên thế giới có những quy định
khác nhau về quyền của ngƣời đồng tính. Trong phạm vi bài viết sẽ đề cập đến
16


pháp luật của một số quốc gia về quyền của ngƣời đồng tính (tập trung vào sự
phát triển của pháp luật và quyền kết hôn của ngƣời đồng tính).
Một số quốc gia công nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính trong
pháp luật
Ban đầu, ngƣời đồng tính và quan hệ đồng tính từng bị xem nhƣ một
loại tội phạm và bị xét xử ở Tòa án. Về sau, do những thay đổi tích cực trong
quan niệm, nhận thức xã hội về hiện tƣợng đồng tính luyến ái mà các quốc gia
này đã xóa bỏ các tội phạm về quan hệ đồng tính khỏi danh sách các loại tội
phạm và ban hành luật pháp cũng nhƣ các chính sách tích cực nhằm thừa nhận
và bảo vệ các quyền cho ngƣời đồng tính.


Cộng hòa Pháp, vào năm 1985, Quốc hội đã thông qua đạo luật cấm

phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính trong công việc, vấn đề nhà ở, cung cấp
các hàng hóa, dịch vụ công và tƣ [27]. Ngày 30/12/2004, luật về chống phân

biệt đối xử và bình đẳng đƣợc ban hành [28], trong đó các Điều 20, 21 tại Mục
3 bổ sung thêm một số hành vi vi phạm pháp luật quy định ở Luật ngày
29/7/1881 bao gồm: hành vi gây tổn thƣơng, lăng mạ, xúc phạm, xúi giục việc
thù ghét hay bạo động hoặc kỳ thị một ngƣời, nhóm ngƣời vì giới tính, xu
hƣớng tình dục hoặc bệnh tật của họ. Các hành vi tấn công, giết hại các nạn
nhân đồng tính luyến ái sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ. Ngƣời đồng tính đƣợc
quyền quan hệ tình dục khi 15 tuổi, đƣợc gia nhập quân đội và hƣởng hầu hết
các quyền dân sự, kinh tế, chính trị khác giống nhƣ ngƣời dị tính. Pháp luật
Pháp không thừa nhận kết hôn đồng giới nhƣng cho phép các cặp đôi này
chung sống dƣới hình thức đối tác chung nhà (domestic partnership), đƣợc
thông qua vào năm 1999. Các cặp đôi này đƣợc pháp luật bảo vệ, hƣởng các
quyền và nghĩa vụ nhƣ những cặp dị tính kết hôn khác. Họ đƣợc phép nuôi
con của một trong hai ngƣời với một ngƣời khác giới trƣớc đó nhƣng không
đƣợc quyền nhận nuôi con nuôi và thụ tinh nhân tạo.

17


Ở Cộng hòa liên bang Đức, nhà nƣớc bãi bỏ luật cho rằng quan hệ tình
dục đồng giới là một tội phạm từ rất sớm. Ngày 11/8/1987, Tòa án tối cao
Đông Đức khẳng định: “Quan hệ đồng tính cũng nhƣ quan hệ dị tính, là sự thể
hiện một cách ngẫu nhiên của các hành vi tình dục. Do đó, những ngƣời đồng
tính luyến ái không thể đứng ngoài xã hội. Các quyền dân sự của họ đƣợc thừa
nhận nhƣ tất cả các công dân khác”. Năm 1987, Tòa án Đông Đức quy định độ
tuổi quan hệ tình dục của ngƣời đồng tính là ngang bằng với ngƣời dị tính (14
tuổi), luật pháp Tây Đức cũng thừa nhận độ tuổi quan hệ tình dục bình đẳng
này vào năm 1989. Các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với ngƣời đồng
tính đều là phạm pháp và bị xử phạt. Tƣơng tự nhƣ ở Pháp, ngƣời đồng tính
đƣợc hƣởng hầu hết các quyền dân sự, đƣợc gia nhập quân đội, chuyển đổi
giới tính. Năm 2001, pháp luật Đức cho phép các cặp đôi đồng tính sống chung

với nhau dƣới hình thức hợp danh (partnership). Quyền và nghĩa vụ của họ
gồm hầu hết các quyền và nghĩa vụ nhƣ ở các cặp vợ chồng kết hôn nhƣ thừa
kế, hƣởng trợ cấp, bảo hiểm sức khỏe, nhập cƣ, thay đổi tên họ,… nhƣng họ
không đƣợc giảm các khoản thuế mà các cặp vợ chồng khác đƣợc hƣởng,
chẳng hạn nhƣ thuế về thừa kế, các cặp vợ chồng bình thƣờng chỉ phải trả từ
7-30% thuế thừa kế trong khi đó những cặp đồng tính phải trả từ 17-50% tiền
thuế. Quyền nhận nuôi con nuôi của họ cũng bị hạn chế hơn. Tháng 3/2010,
Nghị viện Berlin đề xuất dự thảo luật về việc kết hôn của những ngƣời đồng
tính, quy định họ phải đƣợc đối xử công bằng nhƣ những cặp dị giới khác và
cho rằng điều này phù hợp với nguyên tắc của Tòa án Hiến pháp. Tuy vậy Nghị
viện đã phản đối và không thông qua dự luật này. Hiện nay ở Đức, nhiều chính
trị gia, Bộ trƣởng công khai thừa nhận mình là ngƣời đồng tính và có nhiều
hoạt động vì quyền bình đẳng cho những ngƣời đồng tính.
Canada là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận chính thức hôn
nhân đồng giới vào năm 2005 sau khi Thƣợng nghị viện nƣớc này bỏ phiếu đa
số tán thành đạo luật hôn nhân đồng giới. Trƣớc đó một số tỉnh ở Canada trong
một khoảng thời gian cũng đã chấp nhận hôn nhân đồng giới. Ngay cả quá
18


trình đƣa dự thảo Luật nói trên ra thảo luận, lấy ý kiến đã vấp phải nhiều ý kiến
trái chiều, tranh luận kịch liệt giữa các bên có liên quan. Thƣợng viện đã bỏ phiếu
tán thành với tỉ lệ 47/21 phiếu để thông qua đạo luật hôn nhân đồng giới do các
nghị sĩ thành viên trong đảng tự do hiện đang nắm chính quyền đệ trình lên quốc
hội. Có thể nhận thấy Thƣợng viện nƣớc này đã tán thành đạo luật này bất chấp
làn sóng phản đối dữ dội từ phía các nghị sĩ đảng bảo thủ và các tổ chức tôn giáo,
họ xem đạo luật này nhƣ là một đòn công kích vào trật tự tôn giáo. Đạo luật này
có hiệu lực kể từ năm 2005 khi Thẩm phán Toà án tối cao phê chuẩn. Việc phê
chuẩn các đạo luật thƣờng do tổng đốc Adrienne Clarkson


– ngƣời đại diện cho nữ hoàng Anh Elizabeth, nhà lãnh đạo của Canada thực
hiện. Trong thời điểm đó, Chính phủ do đảng tự do cầm quyền đã cho rằng
phải thảo ra đạo luật này để cho phép các cuộc hôn nhân đồng giới trên khắp
Canada sau khi các Toà án của 8 trong số mƣời quận đã phê chuẩn rằng định
nghĩa về hôn nhân đồng giới là trái luật pháp. Những ngƣời phản đối lo rằng
nhà thờ và các quan chức tôn giáo hội có thể vì thế mà từ chối không làm lễ
cho các cuộc hôn nhân đồng giới. Mặc dù đạo luật cho dân đồng giới nam và
nữ quyền đƣợc tiến hành hôn lễ nhƣ các cặp hôn phối bình thƣờng, nhƣng rõ
ràng các quan chức giáo hội sẽ không cho phép các cặp đồng giới đƣợc kết
hôn trong nhà thờ. Một số tỉnh ở Canada trở thành điểm đến cho những cặp
đồng tính từ các quốc gia khác, họ muốn kết hôn tại đây. Những yêu cầu về
việc cƣ trú tại Canada ít khắt khe hơn so với các nƣớc cũng cho phép hôn nhân
đồng giới, nhƣng các cặp hôn nhân đồng giới mới này có lẽ không đƣợc công
nhận tại quê hƣơng của họ.
Tại Hoa Kỳ, phong trào đòi quyền hôn nhân và quyền lợi cho các cặp
đồng giới tính bắt đầu vào đầu những năm 1970. Nhƣng cho đến nay, đã hơn
40 năm qua, nó vẫn còn là vấn đề gây chia rẽ trong cả nhân dân và chính giới
Hoa Kỳ, chƣa giải quyết dứt khoát đƣợc. Vấn đề đã trở nên càng nổi bật lên
hơn trong chính trị Hoa Kỳ vào giữa thập niên 1990 sau khi Quốc hội thông
qua Dự luật Bảo vệ hôn nhân năm 1996 và Tổng thống Bill Clinton đã ký
19


×