Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ trung quốc vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.31 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN KHẮC HIỂN

HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆC VẬN DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYỄN KHẮC HIỂN

HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆC VẬN DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨUTỪ TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tiến Vinh


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Khắc Hiển


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ............................................................... 8
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan và việc sử dụng hàng rào phi thuế
quan trong thƣơng mại quốc tế.........................................................................8
1.1.1. Khái niệm,đặc điểm hàng rào phi thuế quan...........................................8
1.1.2. Mục đích và xu hƣớng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong thƣơng
mại quốc tế hiện nay....................................................................................... 17
1.2. Các hàng rào phi thuế quan của một số nƣớc trên thế giới..................... 22
1.2.1. Liên minh châu Âu................................................................................22
1.2.2. Nhật Bản............................................................................................... 25
1.2.3. Hoa Kỳ..................................................................................................27

1.3. Quy định của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) về hàng rào phi thuế
quan.................................................................................................................29
1.3.1. Hành động chống bán phá giá...............................................................29
1.3.2. Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp thuế đối kháng............................30
1.3.3.Tự vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu..................................................33
1.3.4. Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật.....................................................34
1.3.5. Giấy phép nhập khẩu.............................................................................35
1.3.6. Các quy định về định giá hàng hóa của hải quan..................................36
1.3.7. Các thủ tục giám định hàng hóa trƣớc khi giao hàng...........................36
1.3.8. Các quy định về xuất xứ....................................................................... 37
1.3.9. Các biện pháp đầu tƣ............................................................................ 38


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬPKHẨU VIỆT NAM -

TRUNG QUỐCVÀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM......39
TRONG QUẢN LÝ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC........39
2.1. Thực trạng hoạt động xuất, nhập khẩu và cán cân thƣơng mại Việt Nam Trung Quốc..................................................................................................... 39
2.1.1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc...................39
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc và cán cân thƣơng
mại Việt Trung.................................................................................................45
2.2. Thực trạng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc........................................................................................ 48
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hàng rào phi thuế quan của
Việt Nam.........................................................................................................49
2.2.2. Thực tế áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng
hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.........................................................................49
2.3. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................... 57
2.3.1. Những nguyên nhân khách quan...........................................................57
2.3.2. Những nguyên nhân chủ quan.............................................................. 58

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁPSỬ DỤNG HÀNG RÀO PHI

THUẾ QUAN TRONG QUẢN LÝ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TỪ TRUNG
QUỐC............................................................................................................. 61
3.1. Phƣơng hƣớng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc................................................................................61
3.1.1. Sử dụng hàng rào phi thuế quan để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc phải trên cơ sở luật pháp quốc tế................................................ 61
3.1.2. Sử dụng hàng rào phi thuế quan để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc phải trên cơ sở những thỏa thuận song phƣơng của hai bên......62


3.1.3. Sử dụng hàng rào phi thuế quan để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc trên cơ sở toàn diện, linh hoạt, phát huy tối đa lợi thế xuất khẩu
và bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc................................................................. 63
3.2. Một số giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả hàng rào phi thuế quan trong
quản lýhàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc....................................................64
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hàng rào phi thuế quan để
quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc...................................................64
3.2.2. Ƣu tiên và tăng cƣờng sử dụng một số biện pháp phi thuế quan cụ thể
để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.............................................. 69
3.2.3. Nâng cao năng lực cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.............77
KẾT LUẬN.....................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................82
PHỤ LỤC........................................................................................................88


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACFTA


Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN - Trung Quốc

ADA

Hiệp định về chống bán phá giá

AFTA

Hiệp định khu vực thƣơng mại tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATC

Hiệp định đối với hàng dệt may

EU

Liên minh Châu Âu

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại

GSP

Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập


MFA

Hiệp định đa sợi

MFN

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

NT

Nguyên tắc đối xử quốc gia

NTB

Hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers)

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PECC

Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dƣơng

SCM

Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng

SHTT


Sở hữu trí tuệ

SPS

Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ

SG

Hiệp định về biện pháp tự vệ

TB

Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers)

TBT

Hiệp định về hàng rào và kỹ thuật trong thƣơng mại

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng

TRIMs

Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại

UNCTAD

Cơ quan Liên Hiệp Quốc về thƣơng mại và phát triển


VCCI

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tỷ lệ so với tổng kim
ngạch nhập khẩu

Bảng 2.2

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

Bảng 2.3

Thông kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu sang
thị trƣờng Trung Quốc năm 2013

Bảng 2.4

Cán cân thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng nhập siêu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, hợp tác kinh tế,thƣơng mại, đầu tƣ giữa Việt Nam
và Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu mới và có những bƣớc tăng trƣởng
vƣợt bậc.“Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ chỗ chỉ đạt hơn 30 triệu
USD năm 1991 đã tăng lên hơn 41tỷ USD năm 2012” [45] năm 2014 tổng
kim ngạch thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 58,77 tỷ USD, đây
chính là tiền đề để hai nƣớc hoàn thành sớm mục tiêu 60 tỷ USD vào năm
2015 nhƣ mong muốn của lãnh đạo hai nƣớc. Hiện nay Trung Quốc là đối tác
thƣơng mại số một của Việt Nam, trong khi Việt Nam là một trong những đối
tác thƣơng mại quan trọng của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN).
Tuy nhiên, nhìn lại quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam Trung Quốc thời gian qua, chúng ta thấy một sự chênh lệch rất lớn trong cán
cân thƣơng mại giữa hai nƣớc: Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều, dễ
dàng và ngày càng tăng mạnh, trong khi xuất khẩu khó khăn, chậm đã dẫn đến
tình trạng nhập siêu từ thị trƣờng Trung Quốc ngày càng gia tăng cả về số
lƣợng, chủng loại và trị giá hàng hóa.Bên cạnh việc nhập khẩu số lƣợng lớn
hàng hóa là nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp, Việt Nam
còn nhập khẩu một lƣợng lớn các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt,
thậm chí nhập cả những mặt hàng là thế mạnh của ta nhƣ sản phẩm nông lâm
thủy hải sản, giầy da, may mặc…điều này đã ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế.
Hàng hóa của Trung Quốc hiện nay đang tràn ngập thị trƣờng Việt Nam, đe
dọa tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc.
Đồng thời với xu thế nhập siêu này đã và đang dẫn đến một thực trạng đó là
nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc do
tình trạng nhập siêu quá lớn từ nƣớc này. Điển hình nhƣ ngành dệt may và da


1


giày là hai ngành đƣợc coi là “xuất khẩu chủ lực” của nền kinh tế, song cả hai
lĩnh vực này cùng phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu chính đƣợc nhập
khẩu từ Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thƣơng, “Kim ngạch
nhập khẩu nguyên phụ liệu da giày và dệt may từ Trung Quốc năm 2014 là
1,54 tỷ USD, chiếm tới 32,53% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng
này”.[46]
Thực trạng này sẽ đáng báo động và tác động tiêu cực hơn nữa vì từ
năm 2015, Việt Nam sẽ phải đƣa thuế suất về 0 - 5% đối với 90% dòng hàng
có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN theo các cam kết trong khuôn khổ của Hiệp
định khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA); Năm 2018, Việt Nam sẽ
phải hạ thuế suất về 0% đối với hầu hết các mặt hàng có xuất xứ từ AFTA và
các nƣớc đối tác của ASEANtheo các hiệp định thƣơng mại tự do mà
ASEAN đã kí với các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…
Nguy cơ hàng hoá giá rẻ, công nghệ thế hệ thứ 2, 3 tràn ngập lãnh thổ Việt
Nam đƣợc cảnh báo khi các biện pháp bảo hộ thị trƣờng và hạn chế hàng
nhập khẩu bằng thuế không còn tác dụng.
Từ thực trạng trên đòi hỏi phải có một nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá
một cách toàn diện, có hệ thống về hoạt động nhập khẩu, về thực trạng hàng
rào phi thuế quan trong quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trên cơ
sở đó đề xuất xây dựng, sử dụng một hệ thống hàng rào phi thuế quan đủ
mạnh, đủ sức ngăn chặn sự xâm lấn ồ ạt của hàng hóa giá rẻ, chất lƣợng thấp
từ thị trƣờng Trung Quốc; bảo hộ sản xuất trong nƣớc, bảo vệ tiêu dùng và
hạn chế những tác động tiêu cực từ lộ trình cắt, giảm thuế theo các cam kết
quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập.
Với những lý do trên, với mong muốn đƣợc nghiên cứu sâu về hoạt
động quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam để từ đó có

thể đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp, kiến nghị trong xây dựng hệ

2


thống hàng rào phi thuế quan điều tiết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc,tác
giả lựa chọn đề tài “Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật
quốc tế và việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về các biện pháp phi thuế quan trong hoạt động thƣơng
mại quốc tế nói chung là vấn đề đƣợc nhiều học giả trong và ngoài nƣớc quan
tâm đề cập trong các công trình nghiên cứu của mình, đặc biệt trong giai đoạn
toàn cầu hóa thƣơng mại hiện nay. Trong lĩnh vực này có thể kể tới một số
công trình tiêu biểu của các tác giả nhƣ:
*

Đề tài “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt

Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm
2010” của tác giả Trần Thị Hằng Phƣơng (2003).
Đề tài đã tập trung tìm hiểu một số biện pháp phi thuế quan cơ bản của
WTO và các biện pháp phi thuế quan mà Việt Nam đã và đang áp dụng để từ
đó chỉ ra những biện pháp không thích hợp với quy định của WTO. Trên cơ sở
đó tác giả đã đƣa ra lộ trình cắt giảm, đồng thời đƣa ra một số kiến nghị
mang tính chất định hƣớng trong xây dựng hàng rào phi thuế quan trong giai
đoạn tiếp theo.
*

Đề tài“Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với thương mại


quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2000).
Nội dung của đề tài đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận về
hàng rào phi thuế quan, cũng nhƣ sự tác động của hàng rào này đối với
thƣơng mại quốc tế. Tác giả cũng phân tích và chỉ ra một số bất cập làm hạn
chế hoạt động thƣơng mại của hàng rào phi thuế quan của một số nƣớc lớn.
*

Sách “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc

tế”của TS.Nguyễn Hữu Khải (2005).

3


Trong cuốn sách này, tác giả đã tổng hợp và hệ hống hóa một số vấn đề
mang tính lý luận về các biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế
quan.Bên cạnh đó tác giả còn phân tích kinh nghiệm sử dụng các biện pháp
phi thuế quan của một số nƣớc lớn trên thế giới để từ đó đƣa ra một số kiến
nghị mang tính chất lý luận để Việt Nam xây dựng hàng rào phi thuế quan
trong bảo hộ nền sản xuất non trẻ trong nƣớc.
*

Bài viết “Thị trường EU với hàng rào phi thuế quan” Tạp chí thƣơng

mại số 27, tác giả Phùng Thị Vân Kiều (2002).
Trong bài viết này tác giả đã phân tích đặc điểm của thị trƣờng EU và
hệ thống hàng rào phi thuế quan mà EU đang áp dụng, đồng thời tác giả cũng
đề xuất một số biện pháp để đối phó với hàng rào này khi các doanh nghiệp
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trƣờng này.

Ngoài các công trình trên còn có một số giáo trình, sách tham khảo của
các trƣờng đại học nhƣ: Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại
học ngoại thƣơng Hà Nội, Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh…cũng đề cập tới
vấn đề hàng rào phi thuế quan dƣới góc độ lý luận.
Nhƣ vậy, qua tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài có thể khẳng
định đề tài “Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật quốc tế và
việc vận dụng để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt
Nam”chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu một cách toàn diện, trực tiếp với tƣ
cách là một đề tài thạc sĩ luật học.Tác giả là ngƣời đầu tiên nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích
Thực hiện đề tài này tác giả mong muốn nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện những vấn đề lý luận về hàng rào phi thuế quan theo quy
định của luật pháp quốc tế làm cơ sở để đánh giá thực trạng xây dựng, sử

4


dụng hàng rào phi thuế quan trong hoạt động quản lý hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc; từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp trong xây dựng và việc
sử dụng hàng rào phi thuế quan để quản lý có hiệu quả việc nhập khẩu hàng
hóa từ Trung Quốc.
* Nhiệm vụ
Với mục đích trên đề tài xác định các nhiệm vụ chính sau:
-

Phân tích cơ sở lý luận về vấn đề hàng rào phi thuế quan theo quy

định của luật pháp quốc tế, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, mục đích và

xu thế sử dụng hàng rào phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế hiện nay.
Đánh giá thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trong
thời
gian qua (2010 - 2014), thực trạng hệ thống hàng rào phi thuế quan và việc sử
dụng hàng rào phi thuế quan để quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
hiện nay làm cơ sở để đề xuất các giải pháp.
-

Xác định phƣơng hƣớng và luận chứng các giải pháp trong xây dựng

hệ thống hàng rào phi thuế quan để quản lý, điều tiết có hiệu quả hoạt động
nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc góp phần bảo vệ ngƣời tiêu dùng, bảo hộ
nền sản xuất trong nƣớc.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
*

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hàng
rào phi thuế quan
*

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan trong hoạt động quản lý
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, thời gian từ năm 2010 đến
năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn.
*


Cơ sở lý luận

5


Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, các quan điểm của Đảng về
xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
*

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp của triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử mác xít, trực tiếp là các phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận với
thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử cụ
thể.Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp của các khoa học
chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp khoa học thống kê, phƣơng pháp so sánh,
phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp của lý thuyết hệ thống. Các
phƣơng pháp trên đƣợc luận văn sử dụng cụ thể nhƣ:
-

Các phƣơng pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Mác-xít đƣợc luận văn sử dụng để nghiên cứu toàn bộ nội dung của luận văn,
giải quyết các nhiệm vụ đề ra trong luận văn, trong đó:
+ Trong chƣơng 1, 2 chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
+


Trong chƣơng 3 và chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng

pháp lịch sử cụ thể, phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
-

Các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp so sánh, thống kê, điều tra xã

hội học đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 2 để đánh giá thực trạng.
-

Phƣơng pháp lý thuyết hệ thống đƣợc sử dụng trong luận văn để bảo

đảm việc nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề đƣợc đặt ra nhằm bảo
đảm tính nhất quán, liên thông trong toàn bộ nội dung của luận văn.
6. Những đóng góp về khoa học của đề tài
-

Dự báo xu thế sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong hoạt động

quản lý nhập khẩu hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế trong thời gian tới.

6


-

Đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng quản lý hàng hóa

nhập khẩu từ Trung Quốctừ năm 2010 đến năm 2014.
-


Đánh giá hệ thống hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trong quản lý

hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn hiện nay.
-

Đề xuất phƣơng hƣớng,luận chứng và các giải pháp có hiệu quả

đểxây dựng, sử dụng hệ thống hàng rào phi thuế quantrong hoạt động quản lý
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo khi Việt Nam
thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
*Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp
thêm cơ sở lý luận về vấn đề hàng rào phi thuế quan trong hoạt động ngoại
thƣơng.
*Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc phân tích đánh giá khách quan, toàn diện
thực trạng quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2010 đến năm
2014 và thực trạng hệ thống hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trong quản
lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp xây dựng, sử dụng hàng rào phi thuế quan đủ mạnh để điều tiết hàng hóa
nhập khẩu từ Trung Quốc; góp phần bảo vệ tiêu dùng, bảo hộ nền sản xuất
trong nƣớc.
*Ý nghĩa học thuật: Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị nhất định
trong việc nghiên cứu về hàng rào phi thuế quan và hoạt động quản lý hàng
hóa nhập khẩu nói chung, quản lý hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nói
riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục. Phần nội dung luận văn đƣợc trình bày thành 3 chƣơng, 8 tiết.


7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về hàng rào phi thuế quan và việc sử dụng hàng rào

phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm,đặc điểm hàng rào phi thuế quan
1.1.1.1. Khái niệm hàng rào phi thuế quan
Trong thƣơng mạiquốc tế, thuật ngữ hàng rào (rào cản) đối với thƣơng
mại đƣợc đề cập chính thức trong Hiệp định về hàng rào và kỹ thuật trong
thƣơng mại (TBT) của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Tuy nhiên,
trong Hiệp định TBT, thuật ngữ này cũng chƣa đƣợc định danh mà mới chỉ
đƣợc thừa nhận nhƣ một thỏa thuận: Không một nƣớc nào có thể bị ngăn cản
tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lƣợng hàng hóa xuất
khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con ngƣời, động vật
và thực vật, bảo vệ môi trƣờng hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở một
mức độ nƣớc đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này
không đƣợc tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách
tùy tiện hoặc không thể biện minh đƣợc giữa các nƣớc, trong các điều kiện
giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thƣơng mại quốc tế, hay
nói cách khác phải phù hợp với quy định của Hiệp định này.
Nhƣ vậy, có thể hiểu hàng rào trong thƣơng mại quốc tế là bất kỳ biện
pháp hay hành động nào của các quốc gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của
quốc gia mình mà gây cản trở đối với hoạt động thƣơng mại quốc tế.
Hiện nay, các nƣớc đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản để bảo
vệ lợi ích của quốc gia trong hoạt động ngoại thƣơng, nhƣng tựu chung lại có
hai nhóm công cụ chính là: Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers - TB) và hàng

rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers, NTB). Hàng rào thuế quan là loại rào

8


cản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống trong thƣơng mại quốc tế,
đƣợc xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với hàng hóa
nhập khẩu và xuất khẩu.Do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với
tiến trình tự do hóa thƣơng mại, nên loại rào cản này có xu hƣớng ngày càng
hạn chế trong quan hệ thƣơng mại. Vì vậy, tại các vòng đàm phán đa phƣơng
và song phƣơng, chủ đề đƣợc các quốc gia đặt lên hàng đầu và cũng là tiêu
chí để các bên có thể thống nhất với nhau là cắt, giảm dần và loại bỏ các loại
hàng rào thuế quan.
Hàng rào phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, ví dụ nhƣ các
biện pháp cấm nhập hoặc xuất khẩu; hạn ngạch về số lƣợng, giá trị đƣợc
phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; hàng rào kỹ thuật
trong thƣơng mại (TBT); các biện pháp vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực
vật (SPS); các quy định về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, bảo vệ môi
trƣờng; các quy định chuyên ngành về điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lƣu
thông và phân phối các sản phẩm…
Trên thực tế hoạt động thƣơng mại quốc tế, hàng rào phi thuế quan rất
đa dạng và phức tạp nên rất khó để đƣa ra một định nghĩa cụ thể, rõ ràng và
chặt chẽ. Dođó, cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa chính thức về hàng
rào phi thuế quan. Hiện nay việc định nghĩa cũng nhƣ xác định phạm vi của
hàng rào phi thuế quan đều dựa trên các quan điểm, mục đích riêng của các
nhà nghiên cứu, các quốc gia, và các tổ chức quốc tế.
Về mặt lý thuyết, rào cản phi thuế quan là các rào cản ngoài thuế làm
ảnh hƣởng đến lƣu chuyển hàng hoá quốc tế. Trong thời gian gần đây, phạm
vi của các hàng rào phi thuế quan mà các quốc gia áp dụng ngày càng đƣợc mở
rộng, những hàng rào phi thuế quan điển hình đƣợc áp dụng trong bảo hộ sản

xuất nội địa là cấm nhập khẩu và hạn chế định lƣợng; các quy định về tiêu

chuẩn kỹ thuật; chống bán phá giá…do đó tiếp cận dƣới các phƣơng diện,

9


phạm vi khác nhau, hiện nay các học giả, các tổ chức quốc tế đã đƣa ra định
nghĩa khác nhau về hàng rào phi thuế quan, điển hình nhƣ:
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dƣơng (PECC)
mô tả các rào cản phi thuế quan từ giác độ ảnh hƣởng của nó tới nền kinh tế
trong nƣớc “rào cản phi thuế quan là các công cụ phi thuế quan của các
quốc gia can thiệp vào thương mại quốc tế, nhằm bảo hộ sản xuất nội
địa”[39, tr. 155].
Một cách tổng quát hơn, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
năm 1997 đã định nghĩa: "Rào cản phi thuế quan là những biện pháp ngoài
thuế được các quốc gia sử dụng nhằm hạn chế nhập khẩu” [39, tr 155] . Cách
đề cập này chủ yếu dựa trên phạm vi áp dụng (biên giới) của các biện pháp
phi thuế quan.
Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Baldwin (1970)
đã đƣa ra một định nghĩa về hàng rào phi thuế quan là: “Một sự biến dạng
phi thuế quan là bất kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân)
nào khiến các hàng hóa và dịch vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn
lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo
cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng thực sự của thế giới”.
[39, tr 154]
Tại Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế, pháp luật
thƣờng sử dụng khái niệm về rào cản phi thuế quan của Bộ Thƣơng mại nhƣ
sau: ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý
hay tồn tại trên thực tế, ảnh hƣởng đến mức độ và phƣơng hƣớng nhập khẩu

đƣợc gọi là các rào cản phi thuế quan.
Mỗi hàng rào phi thuế quan có thể có một hoặc nhiều thuộc tính nhƣ
áp dụng tại biên giới hay nội địa, đƣợc duy trì một cách chủ động hay bị
động, phù hợp hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay

10


không bảo hộ... Trên trang Web của mình,Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) đƣa ra khái niệm về hàng rào phi thuế quan nhƣ “Là những
biện pháp nằm ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự
luân chuyển hàng hoá giữa các nước, với mục tiêu cản trở đối với hàng hóa
nhập khẩu mà không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học hay bình đẳng”.

[48] Cũng trên Interrnet, Tạp chí Công nghiệpViệt Nam cho rằng:“Rào cản
phi thuế quan là những quy định ngoài thuế quan, hay một chính sách phân
biệt nào đó được một quốc gia (hay vùng lãnh thổ) áp dụng với mục đích hạn
chế thương mại quốc tế, tiến tới ngăn cản việc hàng hóa nước khác thâm
nhập vào thị trường trong nước. Các thủ tục này sẽ tạo thuận lợi cho hàng
hóa trong nước giống như một hình thức bảo hộ” [47].Những định nghĩa này
đã nhấn mạnh tới mục đích phân biệt đối xử nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc
của các rào cản phi thuế quan.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các định nghĩa về hàng rào phi thuế
quan trên, tác giả quan niệm: “Hàng rào phi thuế quan là rào cản thương mại
không dùng thuế quan mà sử dụng các quy định mang tính hành chính và các
quy định mang tính kỹ thuật để chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước
ngoài, bảo vệ người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước”.
Với góc nhìn nhƣ vậy, có thể thấy hàng rào phi thuế quan bao gồm hai
bộ phận cơ bản là: Các rào cản mang tính hành chính (hàng rào hành chính)
và Các rào cản mang tính kỹ thuật (hàng rào kỹ thuật).

Thứ nhất, hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh
hành chính nhà nƣớc nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu.
Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập khẩu, cấm
xuất khẩu, giấy phép, hạn ngạch (Quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ
nội địa hóa bắt buộc. Cụ thể:

11


-

Cấm nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu là những quy định pháp lý mà

một quốc gia không cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất
định. Đối với những hàng hóa có ảnh hƣởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe
con ngƣời, an ninh, quốc phòng và môi trƣờng thì cấm nhập khẩu, cấm xuất
khẩu là cần thiết. Tuy nhiên, đối với những hàng hóa thông thƣờng nếu quy
định cấm nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu thì đây chính là biện pháp hành
chính tạo ra hàng rào ngăn cản tự do thƣơng mại quốc tế.
-

Giấy phép nhập khẩu là một trong những cách thức tạo ra rào cản đối

với tự do hóa thƣơng mại bằng cách yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để
đƣợc cấp giấy phép nhập khẩu cho những loại hàng hóa nhất định. Trong thực
tiễn, các thủ tục hành chính này đã tạo ra những rào cản không nhỏ đối với
hàng hóa nhập khẩu.
-

Hạn ngạch (Quota) là quy định lƣợng tối đa theo giá trị hoặc theo


khối lƣợng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất
định. Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy
định cho từng quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ
hạn ngạch cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó.
-

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận giữa nƣớc xuất khẩu và

nƣớc nhập khẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lƣợng của một
mặt hàng nào đó xuất khẩu từ một nƣớc vào nƣớc kia. Cách thức này gần
giống nhƣ hạn ngạch nhƣng khác ở chỗ, trong khi hạn ngạch là quy định đơn
phƣơng của một quốc gia thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện là sản phẩm của
một hiệp định song phƣơng.
-

Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập

khẩu, theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ
nội địa hóa mới đƣợc tiêu thụ tại quốc gia đó.

12


Thứ hai, hàng rào kỹ thuật: Hàng rào này chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ
thuật nhƣ nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, quy định đối với
nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu chuẩn xã hội … Đây
chính là các tiêu chuẩn kỹ thuật mà một quốc gia đặt ra đối với hàng hóa tiêu
thụ trong nội địa. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại đƣợc sử dụng chủ yếu nhƣ là
một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trƣờng nội địa.Bởi vậy,

những quy chuẩn kỹ thuật này đƣợc gọi là rào cản kỹ thuật.
Một điểm cần lƣu ý là không phải bất cứ một tiêu chuẩn kỹ thuật nào
cũng là rào cản kỹ thuật.Mặt khác các tiêu chuẩn này có thể đƣợc áp dụng đối
với cả hàng hoá nhập khẩu cũng nhƣ hàng sản xuất trong nƣớc. Giữa rào cản
hành chính và rào cản kỹ thuật không có một ranh giới thực sự rõ ràng. Các
tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phải đƣợc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban
hành, vì vậy chúng cũng có tính pháp lý hành chính. Các biện pháp hành
chính cũng có thể mang nội dung kỹ thuật. Ví dụ nhƣ khi nƣớc nhập khẩu
yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về tính năng kỹ thuật, thành phần hay quy
trình sản xuất của sản phẩm thì rất khó có thể phân biệt rạch ròi đây là rào cản
pháp lý hay kỹ thuật. Do vậy, sự phân loại trên đây cũng chỉ mang tính chất
tƣơng đối.
Hiện nay, trong các rào cản phi thuế quan, thì hàng rào kỹ thuật đƣợc
các nƣớc sử dụng nhiều nhất. Có rất nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa khác
nhau về thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” kỹ thuật thƣơng mại. Trƣớc đây
ngƣời ta cho rằng rào cản kỹ thuật thƣơng mại là những biện pháp, những
chính sách kiểm dịch hàng hóa, thực phẩm và những biện pháp cấm hoặc
ngăn chặn hàng hóa từ nƣớc khác nhập khẩu vào một nƣớc.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học Thornsbusy, Robert và
DeRemer đã đƣa ra định nghĩa sau về rào cản kỹ thuật thƣơng mại: “Rào cản kỹ
thuật thương mại là tất cả các quy định kỹ thuật (technical regulations), các tiêu

13


chuẩn (standards) khác nhau trên thế giới quy định cho sản phẩm liên quan
đến tất cả các quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng một sản phẩm
nhằm mục đích ngăn chặn hàng hóa từ nước khác xâm nhập thị trường trong
nước”. [39, tr 154]
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 1997 cũng đƣa ra

định nghĩa riêng về rào cản thƣơng mại kỹ thuật, đó là: Các quy định mang
tính chất xã hội, là các quy định do một nhà nƣớc đƣa ra nhằm đạt đƣợc các
mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lƣợng và đảm bảo môi trƣờng; căn cứ vào
rào cản kỹ thuật thƣơng mại, ngƣời ta có thể nhận thấy các mục tiêu này
thông qua việc một nƣớc ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng nhập
khẩu vào nƣớc mình.Hiện tại, rào cản kỹ thuật thƣơng mại là một trong ba
biện pháp hạn chế thƣơng mại đƣợc áp dụng rất hiệu quả tại các nƣớc trên
thế giới. Mặc dù còn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về rào cản kỹ
thuật thƣơng mại, song theo tác giả có thể hiểu một cách đơn giản về rào cản
kỹ thuật thƣơng mại “là một hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước
nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn hết sức khắt khe đối với hàng
hóa nhập khẩu, các tiêu chuẩn này có thể liên quan đến tất cả các quá trình
của sản phẩm, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng vàhàng hóa nếu không
đạt được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của
nước nhập khẩu”.
Ngoài hai nhóm hàng rào phi thuế quan có tính chất chính thống nêu
trên, còn có những rào cản phi thuế quan không chính thống khác nhƣ sự
nhũng nhiễu của công chức hải quan, sự không rõ ràng của các quy định về
xuất xứ hàng hóa, sự chậm trễ trong thực hiện các thủ tục thông quan.
1.1.1.2. Đặc điểm của hàng rào phi thuế quan
*

Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu

với hiệu quả cao

14


Mỗi quốc gia thƣờng theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh

tế, thƣơng mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: Bảo hộ sản xuất trong
nƣớc; khuyến khích phát triển một số ngành nghề; bảo đảm an toàn sức khỏe
con ngƣời, động thực vật, môi trƣờng; hạn chế tiêu dùng; đảm bảo cân bằng
cán cân thanh toán; đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,…Các
hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác
nhau nêu trên, trong khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hoặc
không hữu hiệu bằng. Đây là đặc điểm quan trọng và rất điển hình của hàng
rào phi thuế quan trong hệ thống các rào cản thƣơng mại, do đó hiện nay hàng
rào phi thuế quan đang đƣợc các quốc gia sử dụng triệt để nhằm thực hiện các
mục tiêu đa dạng trong bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
*

Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức

Trên thực tế, hàng rào phi thuế quan có thể là các quy định mang tính
hành chính nhà nƣớc nhƣ: cấm nhập khẩu, cấp hạn ngạch… hoặc là các quy
định mang tính kỹ thuật nhƣ: các quy định kiểm soát về chất lƣợng hàng hóa
nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ thuật… Chính nhờ đặc điểm này mà hàng rào phi
thuế quan có thể tác động với khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của
chúng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng hàng rào phi thuế quan để phục vụ một
mục tiêu cụ thể thì sẽ có nhiều sự lựa chọn, mà không bị bó hẹp trong khuôn
khổ một công cụ duy nhất nhƣ thuế quan. Ví dụ để hạn chế nhập khẩu sắt
thép, quốc gia có thể đồng thời áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu, quy định về
cấp giấy phép nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lƣợng.
*

Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú

nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh hết của các qui tắc
thương mại

Các hàng rào phi thuế quan thƣờng mang tính “mập mờ” mức độ ảnh
hƣởng không rõ ràng nhƣ những thay đổi mang tính định lƣợng của thuế quan

15


nên dù tác động của chúng có thể lớn nhƣng lại là tác động ngầm có thể che
đậy hoặc biện hộ bằng cách này hoặc cách khác. Hiện nay các Hiệp định của
WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số hàng rào phi thuế quan nhất
định.Theo đó, tất cả các hàng rào phi thuế quan hạn chế định lƣợng đều
không đƣợc phép áp dụng, trừ trƣờng hợp ngoại lệ.
Một số hàng rào phi thuế quan khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế
nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc nhƣng vẫn đƣợc WTO cho phép áp
dụng với điều kiện tuân thủ những quyết định cụ thể, rõ ràng, khách quan.
Chẳng hạn nhƣ các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự
vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, một
số hình thức hỗ trợ nông nghiệp. Thậm chí với những hàng rào phi thuế quan
chƣa xác định đƣợc là phù hợp hay không với các quyết định của WTO, các
nƣớc vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chƣa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ.
Những hàng rào phi thuế quan này có thể do WTO chƣa có quyết định điều
chỉnh hoặc có quyết định điều chỉnh nhƣng rất chung chung và trên thực tế rất
khó có thể xác định đƣợc tính phù hợp hay không phù hợp với quyết định đó,
hoặc chúng vẫn là một thực tế đƣợc thừa nhận chung. Chẳng hạn nhƣ yêu cầu
đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trƣớc….
*

Có thể gây tác động tiêu cực dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các

doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế
Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm hạn chế nhập

khẩu, bảo hộ sản xuất trong nƣớc hầu nhƣ không đem lại nguồn thu tài chính
trực tiếp nào cho nhà nƣớc mà thƣờng chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc
ngành nhất định đƣợc bảo hộ hoặc đƣợc hƣởng ƣu đãi đặc quyền nhƣ đƣợc
phân bổ hạn ngạch, đƣợc chỉ định làm đầu mối nhập khẩu. Điều này còn dẫn đến
sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.

16


1.1.2. Mục đích và xu hướng sử dụng hàng rào phi thuế quan trong
thương mại quốc tế hiện nay
1.1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tế hoạt động thƣơng mại quốc tế, xét trên
bình diện chung nhất có thể khẳng định: Mục đích cơ bản, cuối cùng của việc
sử dụng hàng rào phi thuế quan của các quốc gia trên thế giới hiện nay là để
bảo hộ nền sản xuất nội địa, bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Tuy nhiên
với trình độ phát triển khác nhau và những mục đích bảo hộ khác nhau do đó
mục đích cụ thể khi xây dựng hàng rào phi thuế quan ở mỗi quốc gia là khác
nhau.
Đối với những nền kinh tế phát triển, đối tƣợng bảo hộ là các ngành có
năng lực cạnh tranh và năng xuất lao động tƣơng đối thấp so với các ngành
khác. Mặc dù không tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nến kinh tế, nhƣng lực
lƣợng lao động trong những ngành này lại có sức mạnh chính trị đáng kể,
buộc các chính đảng đƣợc họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích
của họ. Có thể nêu ví dụ điển hình nhƣ ngành nông nghiệp ở EU hay ngành
thép ở Hoa Kỳ.
Trong khi đó, đối tƣợng bảo hộ của những nƣớc có trình độ phát triển
kinh tế trung bình và thấp lại bảo hộ chủ yếu các ngành sản xuất quan trọng
và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tƣơng lai của họ.
Chẳng hạn nhƣ các ngành sản xuất ôtô ở Malaysia; ngành điện tử, cơ khí,

đƣờng ở Thái Lan hay các ngành ôtô, thép, thuốc lá ở Trung Quốc.
Trong những năm 1980, việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan
dƣờng nhƣ gia tăng. Nhƣng trong những năm 2000 cho đến nay, với các nỗ
lực song phƣơng, khu vực và quốc tế đã có thể làm giảm ít nhất sự thịnh hành
của các rào phi thuế quan.Tuy nhiên, các hàng rào phi thuế quan vẫn là hiện

17


×