Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.07 KB, 97 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGễ TH NGC H

PHáP LUậT Về BảO LãNH Dự THầU
TRONG ĐấU THầU MUA SắM HàNG HóA ở VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2020


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGễ TH NGC H

PHáP LUậT Về BảO LãNH Dự THầU
TRONG ĐấU THầU MUA SắM HàNG HóA ở VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 8380101.05

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS.TS Lấ TH THU THY

H NI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Ngô Thị Ngọc Hà


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH DỰ THẦU
TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ PHÁP
LUẬT VỀ BẢO LÃNH DỰ THẦU TRONG ĐẤU THẦU MUA
SẮM HÀNG HÓA
1.1.

7


Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hóa..................7

1.1.1. Khái niệm đấu thầu...............................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hóa...........................................9
1.2.

Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa............................................................................10

1.2.1. Khái niệm bảo lãnh dự thầu................................................................10
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh dự thầu.......................................................... 13
1.2.3. So sánh biện pháp bảo lãnh dự thầu với các biện pháp bảo đảm
dự thầu khác....................................................................................... 14
1.3.

Nguyên tắc và nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa................................................. 18

1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa..............................................................................18
1.3.2. Nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua
sắm hàng hóa......................................................................................21
1.4.

Bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa trong
Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) và Hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dƣơng (CPTPP).................24

Kết luận Chƣơng 1.......................................................................................30



CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH DỰ
THẦU TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA Ở
VIỆT NAM 31
2.1.

Thực trạng qui định pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong
đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam 31

2.1.1. Các qui định pháp luật về chủ thể tham gia bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam

31

2.1.2. Các qui định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện bảo lãnh dự
thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam 36
2.1.3. Các qui định pháp luật về phạm vi bảo lãnh dự thầu, hình thức,
giá trị, hiệu lực của bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm
hàng hóa ở Việt Nam

38

2.1.4. Qui định pháp luật về hợp đồng bảo lãnh dự thầu..............................47
2.2.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu
thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam 54

2.3.


Thực trạng vi phạm các quy định pháp luật về bảo lãnh dự thầu
65

Kết luận Chƣơng 2.......................................................................................72
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH DỰ THẦU TRONG ĐẤU
THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 73
3.1.

Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam 73

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật để nâng cao năng lực của chủ thể tham gia
đấu thầu

73

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu nhằm khắc phục những
bất cập của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua
sắm hàng hóa
3.2.

75

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu thầu, bảo lãnh dự
thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam

77



3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng
hóa ở Việt Nam

77

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong
đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam

82

Kết luận Chƣơng 3.......................................................................................84
KẾT LUẬN....................................................................................................85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKH&ĐT:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BLDS:

Bộ luật Dân sự

CP:

Cổ phần

CPTPP:


Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái
bình dương (Comprehensive and progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership)

CSĐT:

Cảnh sát điều tra

CTCP:

Công ty cổ phần

GPA:

Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO
(Agreement on Government Procurement)

HSYC:

Hồ sơ yêu cầu

HTMĐTQG:

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

LĐT:

Luật đấu thầu

LTM:


Luật thương mại

TAND:

Tòa án nhân dân

TN&MT:

Tài nguyên và môi trường

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập vào WTO và CPTPP, để sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước có hiệu quả trong hoạt động mua sắm hàng
hóa là vấn đề được Nhà nước và các cơ quan sử dụng vốn ngân sách nhà nước
quan tâm, vì vậy để việc mua sắm hàng hóa bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước đạt hiệu quả cao, các hoạt động mua sắm này cần được pháp luật điều
chỉnh. Để tiết kiệm được ngân sách Nhà nước, sử dụng nguồn ngân sách để
mua bán hàng hóa đạt chất lượng, phù hợp với giá cả quốc tế và sử dụng có
hiệu quả trong nước phải thông qua đấu thầu.
Luật Thương mại năm 1997 đã qui định về đấu thầu mua sắm hàng hóa,
sau nhiều năm cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội, pháp luật về đấu
thầu đã được sửa đổi nhiều lần theo hướng phù hợp hơn và chi tiết hơn. Luật
đấu thầu năm 2013 đã đưa những qui định về đấu thầu chung và đấu thầu mua
sắm hàng hóa nói riêng của Việt Nam phù hợp với xu hướng phát triển pháp
luật về đấu thầu trên thế giới.
Trong hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa thì chủ đầu tư luôn muốn
mua được hàng hóa có chất lượng, đáp ứng được các thông số kỹ thuật, yêu
cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với giá cả phù hợp, vì vậy quá trình
lựa chọn nhà thầu là một quá trình được các chủ đầu tư tính toán kỹ lưỡng và
là sự cạnh tranh gay gắt giữa các bên tham gia dự thầu do đó đòi hỏi các bên
tham gia dự thầu phải tuân thủ chặt chẽ các qui định, yêu cầu của chủ đầu tư
đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Tuy nhiên, thực tế cũng có một số trường hợp bên tham gia dự thầu chỉ
nộp hồ sơ để tham gia đấu thầu nhưng lại không quan tâm đến kết quả trúng
thầu hay không, vì vậy dẫn đến chủ đầu tư mất rất nhiều thời gian và công sức

1


để đánh giá hồ sơ dự thầu ảo đó, ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu và kết quả

lựa chọn nhà thầu nghiêm túc.
Để tránh các hồ sơ ảo trên, pháp luật đã qui định khi tham gia đấu thầu
mua sắm hàng hóa, bên cung cấp hàng phải thực hiện biện pháp bảo đảm gọi
là bảo lãnh dự thầu để bảo đảm trách nhiệm tham gia đấu thầu của bên cấp
hàng. Bảo lãnh dự thầu là một trong các hình thức của bảo đảm dự thầu, nhằm
hỗ trợ tích cực cho việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, vì vậy việc nghiên cứu
pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa là vấn đề rất
cần thiết trong bối cảnh xuất hiện tình trạng thiếu minh bạch trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng
hóa ở Việt Nam là một lĩnh vực còn khá mới vì thực tế đấu thầu là hoạt động
thương mại đã được qui định tại Luật thương mại năm 2005, tuy nhiên các
đơn vị sử dụng tiền ngân sách nhà nước để mua sắm hàng hóa cũng không áp
dụng phương thức đấu thầu nhiều, khi có các vụ án kinh tế lớn xảy ra đều do
một số hợp đồng kinh tế mua sắm hàng hóa bằng ngân sách Nhà nước, hơn
nữa Việt Nam cũng đã hội nhập với kinh tế quốc tế như tham gia vào Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP) vì thế Chính
phủ đã qui định việc mua sắm hàng hóa bằng ngân sách Nhà nước phải thông
qua đấu thầu và phải có bảo đảm dự thầu. Việc nghiên cứu bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam còn chưa có nhiều đề tài, công
trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Hầu hết các đề tài chỉ tập trung vào
nghiên cứu pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh trong bộ luật dân sự,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc tập trung nghiên cứu pháp luật về đấu thầu
mua sắm hàng hóa…
Một số công trình tiêu biểu về các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh ngân
hàng như:
2



Luận văn thạc sỹ “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại NHTM cổ phần Sài
gòn – Hà Nội” của tác giả Lê Hải Phượng viết năm 2014 tại Đại học Quốc gia
Hà Nội, luận văn tập trung nghiên cứu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thực
tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại NHTM cổ phần Sài gòn – Hà
nội từ đó đưa ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo
và hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Luận văn thạc sỹ “pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại
NHTM CP Techcombank ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Khánh Phượng viết
năm 2011 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn tập trung
nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực trạng pháp
luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động
bảo lãnh ngân hàng tại Techcombank.
Luận văn thạc sỹ “pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Văn Đệ viết năm 2013 tại Khoa luật – Đại học Cần Thơ,
luận văn tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật về đấu thầu hàng
hóa, dịch vụ, tìm hiểu thực tiễn áp dụng và đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật
về đấu thầu, hàng hóa dịch vụ ở Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ “bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa
theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Thị Lê Thương viết năm
2016 tại Viện Nhà nước và pháp luật – Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt
Nam, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về
bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa và thực tiễn thực hiện ở
Việt Nam, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa.

3



Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thành Nam viết năm 2015 tại Khoa luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực
tiễn về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về bảo
lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa; phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa và thực tiễn
thực hiện ở Việt Nam hiện nay, để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp
hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở
nước ta trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên

cứu làm rõ những vấn đề lý luận về bảo lãnh dự thầu trong đấu

thầu mua sắm hàng hóa;
- Nghiên

cứu một số qui định quốc tế về đấu thầu mua sắm hàng hóa trong

Hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (CPTPP).
-

Đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong


đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam;
- Đánh

giá, phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu

trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam;
- Nghiên

cứu, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam.
4.
-

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu luận văn là các qui định pháp luật về bảo lãnh

dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn thực thi
vấn đề này.
4


-

Phạm vi nghiên cứu luận văn: Luận văn tập trung vào phân tích, đánh

giá các vấn đề thuộc nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu
thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam bao gồm: Chủ thể tham gia bảo lãnh dự
thầu; trình tự, thủ tục thực hiện bảo lãnh dự thầu; phạm vi áp dụng bảo lãnh

dự thầu; giá trị, hình thức bảo lãnh dự thầu; hiệu lực bảo lãnh dự thầu; hợp
đồng bảo lãnh dự thầu.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác-Lênin, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh,
kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, chú trọng việc thu thập các
số liệu từ báo cáo thực tế về hoạt động bảo lãnh dự thầu, hoạt động đấu thầu
từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những bất cập của pháp luật hiện nay về
đấu thầu nói chung và bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa nói
riêng.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn nghiên cứu, phân tích cụ thể các quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa một cách có hệ thống
trên cơ sở khái quát lý luận và thực tế để thấy rõ những bất cập và hạn chế của
pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam.

Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, những vướng mắc trong thực tế qua đó đề
xuất phương hướng tháo gỡ nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện đúng các
quy định pháp luật bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Đưa ra phương hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các
văn bản pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các vấn đề về bảo lãnh dự
thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng.


5


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, bao gồm:
- Chương

1: Những vấn đề lý luận về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu

mua sắm hàng hóa;
- Chương

2: Thực trạng pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu

mua sắm hàng hóa ở Việt Nam;
- Chương

3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo

lãnh dự thầu trong đầu thầu mua sắm hàng hóa ở Việt Nam.

6


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH DỰ THẦU TRONG
ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH
DỰ THẦU TRONG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA

1.1. Khái niệm, đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hóa
1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Thuật ngữ “đấu thầu” có nguồn gốc tiếng Anh là "Procurement" (nghĩa
là mua sắm). Trong cuốn “Mua sắm công: Nguyên tắc, phân loại và các hình
thức”, tác giả Jorge Lynch định nghĩa “Đấu thầu là một quá trình bao gồm
mọi hành động kể từ giai đoạn nhận diện và lên kế hoạch cho một nhu cầu
mua sắm cho tới khi trao hợp đồng” 25 . Theo quy định của Luật mẫu của Ủy
ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) về đấu thầu
hàng hóa, xây lắp và dịch vụ, đấu thầu được định nghĩa như sau: “Đấu thầu là
tiến hành mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ theo một cách nào đó”.
Tương tự, Điều 33- Bộ Luật Công chính của Cộng hòa Pháp quy định: “Đấu
thầu là thủ tục cơ quan nhà nước lựa chọn hồ sơ dự thầu thuận lợi nhất về mặt
kinh tế mà không cần tiến hành đàm phán, căn cứ vào những tiêu chí khách
quan đã được thông báo trước đó cho nhà thầu… Đấu thầu gồm đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế….” 3].
Theo quan điểm của Trung tâm mua sắm công của Hoa k thì khái niệm
Đấu thầu được hiểu theo nghĩa “Đấu thầu cạnh tranh là quá trình lựa chọn ra
một nhà thầu trúng thầu từ nhiều nhà thầu cùng tham gia cạnh tranh với nhau
một cách công bằng, các nhà thầu đủ điều kiện đều có cơ hội tham gia dự thầu
và sẽ có cơ hội trúng thầu công bằng với các nhà thầu khác. Các nhà thầu sẽ
đưa ra đề xuất tốt nhất của họ và cạnh tranh công bằng cho một dự án cụ thể.
Đấu thầu cạnh tranh tạo ra một môi trường minh bạch, cởi mở và công bằng”
[26].

7


Trong Hiệp định mua sắm chính phủ (MSCP) của Tổ chức thương mại
thế giới (Hiệp định GPA/WTO) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh châu Âu (EVFTA), đấu thầu được định nghĩa:

Là quá trình một cơ quan mua sắm, được liệt kê trong Bản chào mở
cửa thị trường, được quyền sử dụng hoặc được mua được hàng hóa
và/hoặc dịch vụ vì mục đích công và không nhằm mục đích bán hay
bán lại mang tính thương mại hoặc sử dụng trong việc sản xuất hoặc
cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích bán hay bán lại mang
tính thương mại [24].
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998 thì
khái niệm đấu thầu được hiểu là việc "Đo độ công khai, ai nhận làm, nhận bán
với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (đây là một
cách thức, phương pháp để lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án, công trình xây
dựng). Với quan điểm như vậy, thì đấu thầu được hiểu với ý nghĩa như là một
sự ganh đua (cạnh tranh) để được thực hiện một công việc, một yêu cầu nào
đó do bên mời thầu đưa ra. Việt Nam, theo Quy chế Đấu thầu (ban hành k m
theo Nghị định số 88 1999 NĐ-CP ngày 01 09 1999 của Chính phủ) thì "đấu
thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
(khoản 1 Điều 3). Trong Luật Đấu thầu số 61 2005 QH11 ban hành ngày
29/11/2005, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của
Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế (khoản 2 Điều 4). Trong Luật Đấu thầu số 43 2013 QH13 được
ban hành ngày 26 11 2013, khái niệm đấu thầu được định nghĩa như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng
hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng

8


dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng
đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu

quả kinh tế [21,Điều 4, Khoản 12 .
Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hoàn
thiện công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu trên thế giới và Việt Nam, khái
niệm đấu thầu đã dần được hoàn thiện, nội dung của khái niệm đấu thầu ngày
càng rõ ràng, đầy đủ hơn, xác định rõ hơn nội hàm của khái niệm đấu thầu,
đồng thời xác định phạm vi áp dụng đấu thầu (cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch
vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp) và đặc biệt có sự mở rộng đối
tượng áp dụng đấu thầu đối với công tác lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức
đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy đấu thầu mua sắm hàng hóa là quá trình chủ đầu
tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ
chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên
mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ
thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được
quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và
đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
1.1.2. Đặc điểm của đấu thầu mua sắm hàng hóa
-

Đấu thầu là hoạt động thương mại, trong đó bên dự thầu là các thương

nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn
bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ
với các điều kiện tốt nhất cho họ.
-

Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng vì hoạt động đấu thầu luôn

gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu
thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người

có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của

9


đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa,
dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất,
người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán để kí hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
-

Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ theo Luật đấu

thầu 2013: Bên mời thầu với nhiều Bên dự thầu, nhưng có trường hợp chỉ có
một bên dự thầu như trong trường hợp chỉ định thầu và bên thứ ba (bên bảo
lãnh – Ngân hàng, các tổ chức tín dụng).
-

Hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ

mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mờ i
thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương
mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể
hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ
mời thầu.
-

Giá của gói thầu: Xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có

sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời

thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn
khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể
thắng thầu, bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà
có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa
1.2.1. Khái niệm bảo lãnh dự thầu
* Khái niệm Bảo lãnh
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm truyền thống, sớm được sử dụng
rộng rãi. Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ kinh tế xã hội và góc độ pháp lý
được hiểu theo các cách khác nhau. Đồng thời, bảo lãnh theo quy định của

10


pháp luật các nước khác nhau cũng có những điểm khác biệt. Theo từ điển
Tiếng Việt, bảo lãnh được hiểu theo hai nghĩa: “Một là: bảo lãnh là bảo đảm
người khác thực hiện một nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nếu người đó không
thực hiện; Hai là: là việc dùng uy tín của mình để bảo đảm cho hành động, tư
cách của người khác” 14]. Từ định nghĩa trên cho thấy, dưới góc độ kinh tế xã
hội, bảo lãnh là việc một người đứng ra bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của
người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được thì
người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện đó. “Bảo
lãnh” theo giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt nêu trên vừa có thể là một hành
vi

pháp lý mang tính chất đối vật (bảo đảm bằng tài sản), vừa có thể là hành vi

pháp lý mang tính chất đối nhân (bảo đảm bằng uy tín). Tính chất đối vật của
sự bảo lãnh thể hiện ở chỗ, người đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng quyền

của mình đối với các tài sản xác định để bảo đảm cho nghĩa vụ của một người
khác. Còn tính chất đối nhân của sự bảo lãnh lại thể hiện ở chỗ, người đứng ra
bảo lãnh có thể cam kết dùng tư cách, phẩm chất, uy tín của mình đối với
người khác để bảo đảm cho hành động hay tư cách của người thứ ba. Theo
phương diện pháp lý, khái niệm bảo lãnh được nhiều quốc gia trên thế giới ghi
nhận, như: Bộ luật dân sự Pháp quy định: “Người nhận bảo lãnh một nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền nếu chính người có nghĩa vụ
không thi hành” 13 . Trong lĩnh vực pháp lý Việt Nam hiện đại, theo Bộ luật
dân sự 2015 bảo lãnh là hành vi pháp lý mang tính chất đối nhân (bảo đảm
bằng uy tín). Khái niệm về bảo lãnh cũng được quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2005. Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam
kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời
hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh

11


chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình (Điều 361). Như vậy, mặc dù có những định nghĩa
khác nhau nhưng nhìn một cách chung nhất, bảo lãnh được hiểu là việc bên
thứ ba cam kết với bên có quyền việc sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có
nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ với bên có quyền, sự vi phạm
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh.
Theo Điều 335 BLDS 2015 qui định: Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau
đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên
được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo

lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
* Khái niệm bảo lãnh dự thầu
Theo Điều 4 của Luật đấu thầu năm 2013 qui định bảo đảm dự thầu là
việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ
hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự
thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Bảo lãnh dự thầu là một trong ba hình thức của bảo đảm dự thầu.
Như vậy bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh (tổ chức tín dụng
hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài) với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu)
để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư (bên được bảo
lãnh). Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà

12


không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự
thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh dự thầu
-

Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân: Bên nhận bảo lãnh chỉ được

trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
và không được trao quyền đối với một số tài sản cụ thể nào của bên bảo lãnh.
Tuy nhiên, việc bảo đảm nghĩa vụ của bên bảo lãnh là dùng uy tín hoặc tài sản

thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài sản cụ thể. Vì vậy
trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh được pháp luật qui định rất rõ trong Điều
342 BLDS 2015:
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2.

Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo

lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh
toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
-

Chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh dự thầu: Bên được bảo lãnh (nhà

thầu, nhà đầu tư), bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) và bên thứ ba (bên bảo
lãnh – các tổ chức tín dụng).
Quan hệ bảo lãnh luôn có sự xuất hiện của bên thứ ba, điều đó có nghĩa
là chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh luôn có ba bên, đó là bên bảo lãnh, bên
nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Các chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh
dự thầu phải thỏa mãn các yêu cầu của một chủ thể tham gia giao dịch dân sự.
Đối với chủ thể bảo lãnh, thường phải đảm bảo các tiêu chí sau: Có uy
tín hoặc có tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh hoặc vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ.

13



- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc chỉ khi bên được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người có quyền
(bên nhận bảo lãnh) chỉ có quyền yêu cầu người thứ ba (bên bảo lãnh) phải
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hết thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà người
có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ. Đồng thời, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong
phạm vi đã cam kết.
1.2.3. So sánh biện pháp bảo lãnh dự thầu với các biện pháp bảo đảm
dự thầu khác
Theo Điều 328 BLDS 2015:
+ Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia
(sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời
hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được
trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu bên
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về
bên nhận đặt cọc, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp
đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương
đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy đặc cọc là hành vi dân sự theo đó nhà thầu, nhà đầu tư giao
cho Bên mời thầu một số tiền hoặc tài sản nhất định được qui định trong hồ sơ
mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu nhằm xác nhận rằng nhà thầu, nhà đầu tư sẽ
tham gia dự thầu.
Khoản tiền hoặc tài sản này sẽ được trả lại cho những nhà thầu thua

14



cuộc trong một khoảng thời gian nhất định sau khi quá trình đấu thầu kết thúc.
Còn đối với các nhà thầu thắng cuộc, khoản tiền hoặc tài sản này sẽ được trả
sau khi nhà thầu nộp tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tiền bảo đảm thực
hiện hợp đồng sẽ được trả lại sau khi thanh lý hợp đồng.
Về bản chất đặt cọc có sự chuyển giao về tiền hoặc tài sản giữa bên đặt
cọc (nhà thầu) và bên nhận đặt cọc (Bên mời thầu) như vậy việc đặt cọc sẽ
phải được lập thành văn bản.
Về hình thức: Đặt cọc có thể được thực hiện bằng một văn bản riêng,
nhưng cũng có thể được thực hiện bằng một điều khoản trong hồ sơ dự thầu
nhằm mục đích để đảm bảo khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sẽ tham gia đấu thầu.

Về nội dung: Đặt cọc nhằm mục đích bảo đảm cho sự giao kết hoặc
thực hiện hợp đồng dân sự nên tài sản đặt cọc không phải là tài sản để thực
hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng dân sự. Do đó, khi giao dịch dân sự
được giao kết, thực hiện thì số tiền hoặc tài sản đặt cọc được trả lại cho bên
đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi thực hiện hợp đồng
dân sự. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì số tiền
hoặc tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Ngược lại, nếu bên nhận đặt
cọc từ chối giao kết, không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc
toàn bộ số tiền hoặc tài sản đặt cọc và cộng với một khoản tiền hoặc tài sản
tương đương với số tiền hoặc tài sản đã nhận đặt cọc (trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác).
Theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 6 2015 của Bộ Kế
hoạch & Đầu tư qui định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đã qui
định hình thức đặt cọc bằng séc:
Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu
trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ
chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng
Séc (đối với trường hợp đặt cọc) như quy định tại Mục 19.2 chỉ dẫn nhà thầu.

15


Như vậy trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư tham gia dự thầu mà thực
hiện biện pháp bảo đảm dự thầu là đặt cọc có nghĩa là nhà thầu, nhà đầu tư đặt
cọc bằng séc vào tài khoản của bên mời thầu hoặc giao cho bên mời thầu một
tài sản có giá trị.
+ Ký quỹ:
Theo Điều 330 BLDS 2015:
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí
quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ
chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tính dụng nơi
ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra,
sau khi trừ chi phí dịch vụ.
Như vậy, để đảm bảo để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong một
giao dịch dân sự, hay giao dịch thương mại các bên có thể lựa chọn một người
thứ ba giữ tài sản bảo đảm và chính bên thứ ba sẽ là người thực hiện nghĩa vụ
cho các bên trong trường hợp các bên không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Với biện pháp này, bên bảo đảm phải mở một tài khoản tại
ngân hàng, sau đó gửi tài sản bảo đảm vào đó, tài khoản này không phải là
một loại tài khoản tiền gửi mà tài khoản gửi giữ tiền, người gửi phải trả thù
lao cho bên nhận giữ (tổ chức tín dụng) và không được hưởng lãi từ tài khoản
đó. Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, chính ngân hàng nơi ký quỹ sẽ dùng
tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Việc thanh toán này ngân hàng
sẽ tính phí cho bên có trách nhiệm chi trả.
Đặt cọc, ký quỹ được xác định là các biện pháp đối vật vì nó luôn đi
kèm tài sản bảo đảm (tài sản được chỉ định cụ thể). Tài sản bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên có nghĩa vụ.


16


-

Bảo lãnh dự thầu là một trong các biện pháp bảo đảm dự thầu được

thực hiện bằng uy tín.
Căn cứ vào khái niệm bảo lãnh tại Điều 335 BLDS 2015 thì khác với
đặt cọc và ký quỹ, trong bảo lãnh có sự xuất hiện thêm một chủ thể thứ ba
ngoài bên có quyền và bên có nghĩa vụ, đó là bên bảo lãnh.
Theo Điều 4 Luật đấu thầu 2013 Bảo lãnh dự thầu do tổ chức tín dụng
hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam
phát hành để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời
gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 6 2015 của Bộ Kế hoạch &
Đầu tư qui định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đã qui định:
“Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước
thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành”.
Thông tư số 04 2017 TT – BKHĐT ngày 15 11 2017 của Bộ Kế hoạch
&

Đầu tư qui định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu

quốc gia qui định tại Điều 5 khoản 1: Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải
thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức
thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam phát hành. Đối với những ngân hàng, tổ chức tín dụng đã kết nối với Hệ

thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống), nhà thầu thực hiện bảo
lãnh dự thầu qua mạng. Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa có kết nối đến
Hệ thống, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng và đính k m khi nộp
E-HSDT. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cam kết nộp bản gốc bảo lãnh dự
thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy Bảo lãnh dự thầu được sử dụng khi bên có nghĩa vụ (bên dự
thầu) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc chỉ khi bên
được bảo lãnh (Bên dự thầu) không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
17


mình. Người có quyền (Bên mời thầu - bên nhận bảo lãnh) chỉ có quyền yêu
cầu người thứ ba (bên bảo lãnh – các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân
hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam) phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh khi hết thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa
vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Đồng thời, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi
đã cam kết.
Ngay sau khi bên dự thầu trúng thầu thì giai đoạn tiếp theo là bên mời
thầu và bên dự thầu sẽ đi đến thỏa thuận để ký kết thực hiện hợp đồng cung
cấp hàng hóa dịch vụ.
1.3. Nguyên tắc và nội dung của pháp luật về bảo lãnh dự thầu
trong đấu thầu mua sắm hàng hóa
1.3.1. Nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu trong đấu thầu
mua sắm hàng hóa
Các nguyên tắc của pháp luật về bảo lãnh dự thầu phải đảm bảo các
nguyên tắc chung của pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa cũng như các
nguyên tắc của pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
*


Nguyên tắc chung của đấu thầu mua sắm hàng hóa

-

Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc quan trọng trong đấu thầu.

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi nhà thầu khi tham gia vào quá trình đấu thầu đều
được hưởng các quyền lợi ngang nhau, được đối xử công bằng như nhau. Các
hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầu xem xét một cách công bằng,
khách quan dựa trên năng lực, phẩm chất và nội dung hồ sơ dự thầu. Nguyên
tắc này bảo đảm lợi ích cho mọi chủ thể th am gia quá trình
đấu thầu, giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các
yêu cầu của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu có cơ hội cạnh
tranh công bằng với nhau.

18


×