Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.05 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------



---------

TRẦN PHONG BÌNH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

---------

---------

TRẦN PHONG BÌNH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH
MÃSỐ



: LUẬT KINH TẾ
:603850

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC


Mở đầu .......................................................................................................................................
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM .....................................................................
1.1. Một số khái niệm về môi trƣờng và du lịch ................................................................
1.1.1. Khái niệm môi trƣờng ...........................................................................................
1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trƣờng du lịch ................................................................
1.1.3. Nhận diện xu hƣớng phát triển du lịch thế giới đến 2020 .................................
1.2. Môi trƣờng tự nhiên với những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch bền vững ở
Việt Nam .............................................................................................................................
1.2.1. Vai trò của môi trƣờng đối với phát triển du lịch bền vững ...........................
1.2.2. Tác động của môi trƣờng tới du lịch .................................................................
1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trƣờng ...................................................
1.2.3.1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt ................................................................
1.2.3.2. Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ................................................
1.2.3.3. Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí ..................................
1.2.3.4. Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ nước
chính ...........................................................................................................................
1.2.3.5. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất ......................

1.2.3.6. Làm suy thoái hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học ......................................
1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ...........................................
1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch .....................
1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch .........................
1.3.3. Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ......................
1.3.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong lĩnh vực du lịch .......................................................................................
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM...................................................................................
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam ..
2.1.1 Các quy định pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch ........
2.1.1.1. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ...........................
2.1.1.2. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ..................................
2.1.1.3. Các tổ chức, cá nhân .....................................................................................
2.1.1.4. Nhận xét chung ..............................................................................................
2.1.2. Các quy định pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng ........
2.1.2.1. Quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .................................
2.1.2.2. Quy định đối với các tổ chức, cá nhân ..........................................................
2.1.2.3. Nhận xét chung ..............................................................................................
2.1.3. Thực trạng pháp luật thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ
môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ................................................................................
2.1.3.1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (3/12/2004) và các văn bản hướng dẫn ......
2.1.3.2. Luật Thuỷ sản (26/11/2003) và các văn bản hướng dẫn ...............................
2.1.3.3. Luật di sản văn hoá (29/6/2001) và các văn bản hướng dẫn ........................
2.1.3.4. Luật tài nguyên nước (20/5/1998) và các văn bản hướng dẫn ......................
2.1.3.4. Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Bộ luật
Hàng hải .....................................................................................................................
2.1.3.5. Các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường có liên quan đến hoạt động du
lịch ..............................................................................................................................



2.1.4. Nhận xét chung ....................................................................................................

1


2.2. Tình hình thực hiện pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch ...58
2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong bảo vệ
môi trƣờng du lịch............................................................................................................58
2.2.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.....................................................58
2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch............................................................65
2.2.1.3. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan
quản lý nhà nước về môi trường để thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch.............................................................................................................................. 70
2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch.......................................................................................................73
2.2.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch......................................................................................73
2.2.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành................................................................75
2.2.2.3. Cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch................................................. 75
2.2.2.4. Ban quản lý khu du lịch................................................................................. 75
2.2.3. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng của cộng đồng dân
cƣ và các tổ chức xã hội...................................................................................................79
2.2.3.1. Cộng đồng dân cư..........................................................................................79
2.2.3.2. Tổ chức xã hội............................................................................................... 81
2.2.4. Nhận xét chung.......................................................................................................82
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT
NAM.............................................................................................................................................84
3.1. Phát triển du lịch bền vững với yêu cầu nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ
môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch.......................................................................................84

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch......86
3.2.1. Đối với pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung...........................................87
3.2.2. Đối với pháp luật thuộc các ngành khác có liên quan đến môi trƣờng du lịch
88
3.2.3. Đối với pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng..................89
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch và các
chủ thể có hoạt động liên quan............................................................................................90
3.3.1. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch...................................................................90
3.3.2. Đối với khách du lịch..............................................................................................91
3.3.3. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan.........................................91
3.3.4. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trƣờng du
lịch.......................................................................................................................................92
3.3.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia và đƣợc hƣởng lợi
từ phát triển du lịch..........................................................................................................92

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch và ngành Du lịch Việt Nam
đang dần khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội
chung của đất nước. Tuy nhiên, ở góc độ là ngành kinh tế mang tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hoá cao, sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng tạo ra
những tác động ngày càng mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại
những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan
tâm của ngành du lịch, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch bền vững
được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược và chương trình hành
động về phát triển du lịch. Hiện nay, các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch chưa nhận được sự quan tâm tương xứng với yêu cầu của

thực tế từ phía các nhà xây dựng pháp luật, các nhà quản lý và các chủ thể liên
quan. Đồng thời, hoạt động triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch còn bất cập, khả năng phối hợp giữa các
chủ thể có nhiều điểm hạn chế. Chính điều này đã làm cho các ảnh hưởng tiêu
cực từ hoạt động du lịch đến môi trường ngày càng mạnh hơn, làm mất đi dần đi
tính hấp dẫn của các tài nguyên, sản phẩm du lịch; các tác động tích cực từ du
lịch đến môi trường bị lu mờ, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của ngành
du lịch.
Để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch, cần phải từng
bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được xây
dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc để tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch. Đây là một nhu cầu cấp bách để ngành du lịch có
thể nhanh chóng đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước nói
chung và sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu nghiên
cứu phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình.
3


2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu dừng ở việc
nghiên cứu chung hoặc đưa ra những căn cứ mang tính kỹ thuật nhằm nâng cao
khả năng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể :
-

Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch khu vực


Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) [1997] – Viện nghiên cứu phát triển
du lịch.
-

Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam

[2000] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
-

Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động

du lịch biển Việt Nam [2001] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Nhìn chung, đến nay chưa có đề tài tập trung nghiên cứu một cách chuyên
sâu về hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Thực
hiện việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ là không
trùng với các công trình khoa học đã được thực hiện trước đó.
3.

Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực

tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là :
-

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi

trường trong lĩnh vực du lịch, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch ;

-

Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du

lịch, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính
phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ;
-

Xác định phướng hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
4


Về phạm vi nghiên cứu, vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
có thể được xem xét dưới các góp độ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,
nhân văn. Đây là hai đối tượng nghiên cứu có đặc điểm, tính chất hoàn toàn khác
nhau. Để tiếp cận, tìm hiểu chúng cần phải có những phương pháp nghiên cứu,
công cụ điều chỉnh cũng như hệ thống chỉ tiêu riêng biệt, đặc thù. Trong khuôn
khổ một luận văn thạc sỹ, với sự hạn chế về quy mô, thời gian nghiên cứu và các
điều kiện khác liên quan, tác giả chỉ có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong môi
trường tự nhiên.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển du lịch Việt Nam phù hợp với
định hướng phát triển bền vững chung của nền kinh tế.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp
luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn cũng
vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu lý thuyết, tổng
hợp tài liệu trong và ngoài nước; tìm hiểu thực tế, phỏng vấn chuyên gia; phân

tích, xây dựng mô hình, thống kê sơ cấp và thứ cấp; phương pháp lịch sử và so
sánh.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được thực hiện có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, là căn cứ
khoa học để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh
vực du lịch.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý
nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi
trường trong lĩnh vực du lịch; tài liệu nghiên cứu, tham vấn cho các sinh viên
theo học chuyên sâu về pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở đào tạo về
luật; tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
6.

Kết cấu luận văn

5


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
với ba chương:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch ở Việt Nam
Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn
này, xin cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên

cứu chuyên sâu phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam./.

6


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm môi trƣờng
Môi trường là một khái niệm chung, chỉ những yếu tố có ảnh hưởng trực
tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Theo Từ điển Bách khoa
toàn thư điện tử của Việt Nam, khái niệm môi trường được hiểu như sau: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [8, 1]. Như vậy, môi
trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường
xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học,
sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo
bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và
chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ
trong xã hội thông qua các hình thái tổ chức bộ máy, thể chế kinh tế – xã hội. Ba
loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ tương tác chặt chẽ
trong quá trình phát triển của xã hội loài người.
Khoản 1 - Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 quy định: "Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật".
1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trƣờng du lịch

Theo nghĩa rộng, du lịch là sự di chuyển của con người từ điểm này sang
điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các phương tiện khác nhau. Sự
di chuyển này liên tục 24/24 giờ trong ngày không bao giờ dừng. Bên cạnh việc
di chuyển bằng các phương tiện cá nhân còn có các cơ sở kinh doanh phương
tiện vận chuyển phục vụ người di chuyển. Như vậy, du lịch bao gồm tất cả

7


những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan
đến sự di chuyển đó.
Theo nghĩa hẹp, trong kinh doanh du lịch, khách du lịch xét về mặt bản
chất thì họ là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những
địa điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời
gian nhất định sau đó trở về nơi cư trú thường xuyên của mình. Vậy du lịch
được hiểu là sự di chuyển của con người nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch theo
một chương trình nhất định và các hoạt động tổ chức chương trình du lịch đó.
Khoản 1 - Điều 4, Luật Du lịch năm 2005 quy định:“Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”.
Khái niệm môi trường du lịch được hiểu bao gồm các nhân tố về tự nhiên,
kinh tế – xã hội và nhân văn, mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát
triển. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai
thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại
góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.
Môi trường du lịch bao gồm môi trường du lịch nhân văn và môi trường
du lịch tự nhiên.
Môi trường du lịch nhân văn là bộ phận cấu thành của môi trường chung,
bao gồm truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, thói quen, an ninh chính trị

và trật tự an toàn xã hội, phong cách ứng xử… tác động tới hoạt động du lịch.
Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên hữu
cơ, vô cơ; trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và
những đối tượng tự nhiên đã bị con người cải tạo ở những mức độ khác nhau,
song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát
triển. Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên: đất, nước,
không khí, động thực vật, tức là các yếu tố vật lý (môi trường vật lý) và các yếu
tố sinh vật (môi trường sinh học).

8


Trong phạm vi Luận văn này, các vấn đề về môi trường du lịch sẽ chỉ
được xem xét ở khía cạnh môi trường du lịch tự nhiên.

1.1.3. Nhận diện xu hƣớng phát triển du lịch thế giới đến 2020
Trong những năm gần đây du lịch ngày càng khẳng định được vai trò của
mình trong nền kinh tế thế giới, là sự lựa chọn để thoát khỏi đói nghèo của một
số quốc gia đang phát triển hoặc có khả năng cạnh tranh không cao trong các
lĩnh vực công nghệ cao và hiện đại. Ở thời điểm hiện tại, có thể nhận định về
một số nét chính trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới như sau:
-

Lượng khách và thị trường khách du lịch đến năm 2020:

Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), lượng khách du lịch
quốc tế có thể lên đến 1 tỷ vào năm 2010 và tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2020 với
tốc độ tăng trưởng là 4,5%. Trong phạm vi khu vực Châu Á- Thái Bình Dương,
du lịch phát triển nhanh hơn mức trung bình cuả thế giới với mức tăng trưởng
bình quân hàng năm là 8% trong những năm 2000-2010. Cũng theo dự đoán của

WTO đến năm 2020 ba vùng nhận khách nhiều nhất sẽ là Châu Âu (717 triệu
khách), Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu) và châu Mỹ (282 triệu), tiếp
theo đó là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Đông Á và Thái Bình Dương, Nam
Á, Trung Đông và Nam Phi được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% năm so với tốc độ
tăng trưởng 4,1% của thế giới. Các vùng khác như Châu Âu và Châu Mỹ tốc độ
tăng trưởng sẽ thấp hơn mức trung bình của thế giới. Khu vực Châu Âu sẽ vẫn
chiếm thị phần nhận khách lớn nhất, mặc dù có sự giảm sút từ 60% năm 1995
xuống còn 46% năm 2020. Đến năm 2010 Châu Mỹ (có thị phần giảm từ 19%
năm 1995 xuống 18% vào năm 2020) sẽ phải nhường vị trí số 2 cho Đông Á và
Thái Bình Dương (vùng này sẽ chiếm khoảng 25% thị phần khách du lịch quốc
tế của thế giới vào năm 2020). [22, 2] (Xem Bảng)

9


Dự đoán thị phần khách du lịch quốc tế theo vùng đến năm 2020
Lượng khách quốc tế đến các vùng (triệu người)

Tổng
Châu Phi
Châu Mỹ
ĐôngÁ/TBDương
Châu Âu
Trung Đông
Nam Á
Nội địa
Quốc tế

-


Vị trí của du lịch trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam:

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển
nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trước đây, tầm quan trọng của nó đã không
được nhận biết một cách đầy đủ vì chính nó cũng đã không tự biết mình như là
một ngành công nghiệp hỗn hợp mà lại chia ra thành nhiều ngành nhỏ như hàng
không, vận chuyển trong nước, khách sạn, các đại lý du lịch, buôn bán lẻ, giải
trí… Những khoản chi tiêu trong du lịch cũng khó xác định vì được thực hiện
bằng tiền mặt, ở nhiều quốc gia khác nhau và thường không lưu lại chứng từ.
Nếu như tài chính trong sản xuất nông nghiệp được chấp nhận một cách nghiêm
túc thì du lịch lại chịu sự xé nhỏ hay bị xếp vào "các dạng dịch vụ", một dạng
phân loại dùng cho những thành phần dư thừa mà chúng ta không biết xếp vào
đâu.

10


Thực tế, du lịch là một ngành công nghiệp xuất khẩu vì nó mang lại
nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho quốc gia. Do có nhiều hoạt động khuyến mãi


nước ngoài, du lịch lẽ ra phải được phối hợp với hoạt động khuyến khích xuất

khẩu để kết hợp thành một thương hiệu quốc gia và hỗ trợ nhau phát triển.
Nhưng trên thực tế khái niệm này mới được giới thiệu ở một số nước chứ chưa
được thừa nhận rộng rãi. Không những thế, du lịch cũng có lúc bị xem là hành vi
khuyến khích ảnh hưởng ngoại lai, làm thay đổi cấu trúc và truyền thống văn
hoá một cách nghiêm trọng. Có khi du lịch bị cho là nguyên nhân làm suy đồi
giới trẻ và trong những trường hợp xấu nhất du lịch đã huỷ hoại thiên nhiên, tạo
ra chất thải và ô nhiễm. Vì thế một số nước có khuynh hướng hạn chế du lịch

thay vì thực hiện một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công nghiệp du lịch đang trở thành một
nền công nghiệp lớn với tiềm năng kinh tế to lớn. Trong những năm tới đây du
lịch sẽ phải được thừa nhận là một ngành kinh tế, ngành kinh tế này có thể gây ô
nhiễm và làm suy thoái môi trường và vì thế nó càng cần được đối xử đúng mực
để khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả, đồng thời có chính sách bảo vệ môi
trường phù hợp để phát triển du lịch bền vững.
Qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở tổng kết thực tiễn,
căn cứ vào tiềm năng của đất nước, kết hợp với kinh nghiệm rút ra từ hoạt động
du lịch của các nước trên thế giới, ngành du lịch đã được Đảng và Nhà nước ta
đặt vào một vị trí xứng đáng, đồng thời giao phó cho một nhiệm vụ nặng nề
nhưng vẻ vang trong quá trình đi lên của đất nước. Thực tế trong những năm gần
đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Kết luận 179/TBTƯ của
Bộ Chính trị, ngành du lịch đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm
cả về cơ sở vật chất lẫn số lượng du khách, với nguồn thu hơn 2 tỷ USD mỗi
năm, tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm. Ở những địa bàn trọng điểm, hoạt động
du lịch đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng
đồng dân cư, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ hàng hoá dịch vụ, tác động tích cực đến
sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, văn hoá-xã hội; khôi phục nhiều lễ hội,
phát triển nhiều ngành nghề truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch
11


cơ cấu kinh tế; góp phần xoá đói, giảm nghèo; mở rộng giao lưu giữa các vùng,
miền trong nước và giữa các địa phương của nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã xác lập và dần nâng cao hình ảnh và vị thế
trên trường quốc tế, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế quốc
dân, tạo cơ sở để phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn.
-


Xu hướng phát triển du lịch bền vững:

Mặc dù không phải quốc gia nào cũng xác định được chính sách phát triển
ngành du lịch cho phù hợp, song đa số các quốc gia đều xác định chủ trương
phát triển du lịch bền vững. Cho đến nay đang vẫn có nhiều tranh cãi về sự phát
triển một ngành du lịch bền vững và không bền vững. Để có thể làm rõ hơn khái
niệm du lịch bền vững, chúng ta sẽ xem xét nó trong mối quan hệ với du lịch
không bền vững.
Phát triển du lịch tự phát có thể xem như một dạng của phát triển du lịch
không bền vững. Phát triển du lịch tự phát thường tập trung vào việc phát huy
tối đa số lượng khách đến mà không quan tâm đến việc quốc gia hay địa phương
có khả năng đón tiếp và thoả mãn yêu cầu của các du khách hay không. Điều
không tránh khỏi là sẽ gây ra những ấn tượng xấu, lan truyền rộng và hậu quả sẽ
giảm số lượng khách đến trong tương lai. Du lịch tự phát còn có khuynh hướng
nhấn mạnh vào số lượng khách đến hơn thời gian khách lưu trú hay mức độ chi
tiêu, trong khi xét về hiệu quả kinh tế, lượng khách ít hơn nhưng ở lại lâu hơn và
chi tiêu nhiều hơn sẽ tốt hơn nhiều so với việc phải chăm sóc nhiều khách hàng
trong một thời gian ngắn, với các mức độ chi tiêu giới hạn. Cũng có một khuynh
hướng khác là tập trung vào nguồn thu nhập, hàng mang vào của khách và
những lợi ích trước mắt hơn là đầu tư và tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như
các tiện nghi cho du khách nhằm làm tăng chất lượng, cung ứng số lượng lớn
trong tương lai và hướng về lâu dài. Sự hấp dẫn của số lượng khách đến thường
dẫn đến việc xem thường khả năng bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá địa
phương, tượng đài lịch sử và những tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo. Ở
một số quốc gia, người ta đem bán tượng đài lịch sử, bán các sản vật thiên
nhiên… cho du khách để lấy tiền mặt hơn là gìn giữ cho thế hệ sau. Và đó chính
12


là hành động của một nền du lịch ngắn ngủi, nhất thời. Ngoài ra, việc du nhập

những thói quen xấu đi ngược với những tập tục xã hội như mãi dâm, ma tuý và
cả các sòng bạc không kiểm soát được cũng là những biểu hiện của một nền du
lịch không bền vững.
Ngược với du lịch không bền vững là du lịch bền vững. Mặc dù còn
những quan điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền
vững, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh
vực có liên quan ở Việt Nam đều cho rằng : “Phát triển du lịch bền vững là hoạt
động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn
trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai : cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng địa phương” [17, 5]. Trong quá trình phát triển du lịch phải
đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường du lịch và về
văn hoá xã hội.
+

Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là "sự phát triển ổn định và

lâu dài" của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng
kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng đặc biệt là người dân địa
phương. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ
sẽ có động cơ để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ các tài nguyên và
môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới.
Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong công cuộc xoá đói,
giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp
phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn.
+

Bền vững về tài nguyên môi trường là việc sử dụng các tài nguyên


không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu
phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để
đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.

13


+

Bền vững về văn hoá là việc khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển

du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hoá truyền thống để
lại cho các thế hệ tiếp theo. Hiện nay trên 80% số khách đi du lịch là nhằm mục
đích để hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt với nền văn hoá của
dân tộc họ [23, 3]. Các điểm du lịch có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên và
nền văn hoá truyền thống gây ấn tượng mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn lớn hơn
đối với du khách. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hoá
đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này hấp
dẫn hơn nhiều so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển
lãm hoặc trình diễn. Và như vậy, nếu các giá trị văn hoá bị huỷ hoại, bị biến đổi
hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du
khách và như vậy ngành du lịch khó có khả năng phát triển được.
1.2. MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

1.2.1. Vai trò của môi trƣờng đối với phát triển du lịch bền vững
* Môi trường là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch
Không một quá trình sản xuất nào không đòi hỏi phải khai thác tài nguyên
thiên nhiên, các thành phần môi trường. Đặc biệt đối với ngành du lịch, nơi mà

tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các sản
phẩm thu hút khách du lịch và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của ngành. Sự gia tăng các hoạt động du lịch thể hiện ở sự gia tăng số lượng
khách đến các địa điểm tham quan, du lịch; gia tăng số ngày lưu trú của khách
và gia tăng các nguồn thu nhập xã hội từ du lịch. Để làm được điều này, điều cơ
bản là phải duy trì được sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Các thành phần của
môi trường tự nhiên cảnh quan, hệ sinh thái đều là những yếu tố hình thành nên
tài nguyên du lịch, tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi
các yếu tố này được bảo vệ, duy trì.
Các điểm tham quan, du lịch chỉ có thể hấp dẫn khách du lịch khi có một
môi trường sạch đẹp, vệ sinh môi trường trong không khí, nước, đất được đảm
bảo, đáp ứng được mong muốn nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và bảo vệ được sức khoẻ
14


cho du khách. Rõ ràng, cần phải thực hiện tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường để
thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch đến lưu trú dài ngày tại các điểm tham
quan, du lịch. Trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển du
lịch, cần phải cân nhắc, tính toán tới vấn đề môi trường tương xứng với vị trí và
vai trò của nó, cần nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn bản chất, vai trò của
môi trường đối với sự phát triển của hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch là có giới hạn, chứ không phải dồi dào và vô hạn như
có người vẫn tưởng. Điều đó dẫn tới yêu cầu phải khai thác hợp lý và tiết kiệm
các nguồn tài nguyên du lịch. Trong hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch,
khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và tổ chức, cá nhân được hưởng lợi
từ du lịch luôn lệ thuộc vào thiên nhiên và môi trường. Song, không phải ai cũng
nhận thức được vai trò của mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch.
“Hiểm hoạ khôn lường là những tác động tiêu cực lại ít khi biểu hiện trực tiếp
lên một cá thể nhất định” [7, 8]. Một cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch có
hành vi phá hoại môi trường nhưng hậu quả của các hành vi đó lại tác động lên

cả cộng đồng, lên hình ảnh du lịch của cả một quốc gia, có khi kéo dài đến cả
thế hệ mai sau. Việc phát triển du lịch thường đi kèm với sự gia tăng các các sức
ép lên môi trường; các nhu cầu tiêu dùng quá lớn và hoạt động du lịch thiếu tính
bền vững của một bộ phận khách du lịch là yếu tố góp phần tạo ra các hiện
tượng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hiện tượng này, đến lượt nó sẽ huỷ
hoại ngành du lịch.
Phát triển du lịch không những tác động trực tiếp đến môi trường mà còn
có thể gây ra những tác động gián tiếp thông qua việc nảy sinh các hành vi
không thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường
không những cần được thực hiện song song với quá trình hoạt động du lịch mà
phải được đặt ra ngay từ đầu – giai đoạn hoạch định các chính sách phát triển du
lịch.
*

Môi trường là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

15


“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
du lịch bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [19, 7].
Trước hết, du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, hướng về thiên
nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố hấp dẫn đặc biệt đối với các
du khách lựa chọn loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái kích thích du
khách khám phá những yếu tố mới lạ của tự nhiên, chinh phục nguồn tài nguyên
vốn hoang sơ chưa bị xâm phạm. Du lịch sinh thái giáo dục cho con người tình
yêu đối với thiên nhiên, môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chính
vì lẽ đó, du lịch sinh thái được xem là một trong những định hướng phát triển
quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch của các quốc

gia.
Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều người chưa hiểu đầy đủ về du lịch sinh
thái, coi du lịch sinh thái chỉ đơn giản là loại hình du lịch khám phá các hệ sinh
thái của thiên nhiên, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không gắn
kết nó với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch sinh
thái phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để trên cơ sở đó, xây dựng các
hướng dẫn về du lịch sinh thái sao cho các tác động tiêu cực không xảy ra.
* Môi trường là yêu cầu để phát triển du lịch bền vững:
Như đã đề cập, phát triển bền vững được xem là sự phát triển đáp ứng
được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
về du lịch của các thế hệ tương lai. Để có thể đáp ứng nhu cầu về du lịch của thế
hệ tương lai, các tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và các nguồn tài
nguyên du lịch khác cần phải được giữ gìn để duy trì sức hấp dẫn du lịch; các
thành phần môi trường như đất, nước, không khí phải được bảo vệ khỏi các
nguy cơ cạn kiệt hay suy thoái, ô nhiễm để có phục vụ cho các hoạt động du lịch
trong tương lai. Như vậy, có thực hiện tốt yêu cầu bảo vệ môi trường, ngành du
lịch mới có cơ sở để phát triển bền vững.
1.2.2. Tác động của môi trƣờng tới du lịch

16


Đứng từ góc độ môi trường, trên bình diện chung toàn quốc, hoạt động
phát triển du lịch ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ
bởi sự suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước,
môi trường không khí diễn ra trên bình diện ngày một lớn, tập trung ở các khu
dân cư, đô thị, nơi có các dịch vụ du lịch phát triển ; ở dải ven biển, nơi tập trung
khoảng 70% các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, sự suy giảm đa dạng sinh học,
sự gia tăng tai biến và sự cố môi trường cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến
phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

-

Hoạt động địa chấn. Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia thường

xuyên xảy ra các cơn địa chấn, động đất, nhưng thực tế đã có những cơn địa
chấn xảy ra gây quan ngại cho khách du lịch (tháng 1/2001 động đất với mức độ
địa chấn trên 5 độ richter trên địa bàn thị xã Điện Biên và phụ cận, tháng 8/2002
động đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với cường độ 4,2 độ richter [18, 22]).
-

Tình trạng đất trượt ngày càng trở nên phổ biến ở trung du, miền núi, bờ

sông, bờ biển và ở mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn như ở hai bờ sông Tiền,
sông Hậu, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi,... [16, 41].
-

Thay đổi khí hậu với các hiện tượng mưa bão, nóng hạn bất thường và

sự suy giảm chất lượng môi trường không khí (đặc biệt ở đô thị lớn).
-

Chất lượng môi trường nước (nước lục địa và nước biển ven bờ) suy

-

Môi trường sinh học bị suy giảm nhanh. Diện tích rừng tự nhiên bị thu

giảm.
hẹp (tốc độ 0,7 – 1,32%/năm so với tỷ lệ mất rừng của thế giới là 0,5%/năm).
-


Tai biến và sự cố môi trường gia tăng. Quá trình xói lở đường bờ biển

diễn ra mạnh sau hai trận lũ lịch sử tháng 11 và tháng 12/1999 làm bãi tắm
Thuận An không còn; năm 2002 cháy 6.000 ha rừng tràm Vườn quốc gia U
Minh Thượng... [16, 42].
1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trƣờng
1.2.3.1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt
Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới – WTO và số liệu điều tra ban
đầu, lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg
17


chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày. Đây là một trong những nguồn
chính có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch.
Nếu như năm 1995 tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch ở nước ta
ước khoảng 11.388 tấn thì đến năm 2001 đã lên đến 20.841 tấn. Tổng lượng chất
thải lỏng tương ứng là 1.775.394m3 (1995) và 3.234.984m3 (2001). Như vây,
cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du
lịchngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc (đặc biệt là ở các trung tâm du
lịch) và thực sự trở thành vấn đề môi trường đáng được quan tâm, nhất là vào
mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức lễ hội hay các sự kiện chính trị, kinh tế – văn
hoá - xã hội.

Tổng lƣợng chất thải rắn từ hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc

18
120000



100000

80000

60000

40000

20000

0

Tổng lƣợng chất thải lỏng từ hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc
120000

100000
80000
60000
40000

20000

0

1.2.3.2. Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước
Cùng với việc tăng số lượng khách du lịch, nhu cầu nước cho sinh hoạt
của khách tăng nhanh. Nhu cầu này tăng mạnh tại các khu, điểm du lịch, trung
tâm du lịch, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi tập trung trên 70% các điểm du
lịch trong toàn quốc. Hiện nay việc cung cấp nước sinh hoạt dựa nhiều vào khai
thác các nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho



19


hoạt động du lịch, đặc biệt vào mùa du lịch hoặc những ngày lễ, nghỉ cuối tuần
sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai
thác, nhất là ở khu vực ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các
bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã quan
sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như Hạ Long, Đồ sơn,
Sầm Sơn, Đà Nẵng...
1.2.3.3. Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí
Năm 2006, cả nước có trên 120.000 phòng khách sạn (chưa kể số phòng
tại nhà khách, nhà trọ), tập trung chính ở các đô thị du lịch [31, 7]. Nếu chỉ tính
đến tác động của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn,
nhà hàng thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ôzôn của
khí quyển) thải ra cũng tác động không nhỏ đến môi trường không khí.
Đến năm 2006, đã thống kê được trên 10.000 phương tiện vận chuyển
khách du lịch (chưa kể các phương tiện giao thông khác và phương tiện cá
nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt là các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng
xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm du lịch, đô thị du lịch
gây tình trạng ách tắc giao thông, làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi
trường không khí. Kết quả khảo sát, nghiên cứu ở một số đô thị du lịch như Hạ
Long, Vũng Tàu cho thấy vào mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần số phương tiện
giao thông đường bộ (ô tô, xe máy) phục vụ khách du lịch tăng lên có thể gấp 3 4 lần ngày thường và là nguồn gây ô nhiễm không khí (tiếng ồn, bụi và khí thải)
chủ yếu ở những khu vực này.
1.2.3.4. Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ
nước chính
Cùng với việc tăng khả năng tiếp nhận tầu du lịch biển từ các nước trong
khu vực và quốc tế, hoạt động chuyên chở khách du lịch đi tham quan trên biển,

đến hệ thống các khu du lịch trên các đảo ven bờ như Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao
Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc... và các đảo xa bờ ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
cũng gia tăng đáng kể. Hiện nay, ở khu vực Hạ Long – Cát Bà, Nhà Trang, Rạch
Giá - Phú Quốc hoạt dộng này đã tương đối sôi động với hàng trăm lượt chuyến
20


tàu chở khách tham quan mỗi ngày. Đi liền với sự gia tăng các hoạt động du lịch
trên biển, mức độ ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ do dầu thải và sự cố tràn
dầu cũng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch và các hệ sinh
thái biển có giá trị du lịch.
Du lịch đường sông và các vùng hồ lớn hiện này cũng mới phát triển và
thường chỉ giới hạn ở một số khu vực có cảnh quan đẹp ở các đoạn sông chảy
qua thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ, Tiền Giang...
và một số hồ lớn như Hồ Hoà Bình, Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể, Hồ Tây,... Trong
thời gian tới, khi một số dự án phát triển đường sông, đặc biệt là tuyến du lịch
đường sông khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng : TP. Hồ Chí Minh – An
Giang – Phnôm Pênh đi vào hoạt động, du lịch đường sông và du lịch trên vùng
hồ sẽ càng trở nên sôi động và chắc chắn khả năng ô nhiễm dầu ở những khu
vực này sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng nước, đến hệ sinh thái,
cảnh quan khu vực.
1.2.3.5. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất
Việc phát triển các khu du lịch là cần thiết nhằm tạo các sản phẩm du lịch
có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách du lịch, đem lại hiệu quả
kinh tế cho xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch
có diện tích vài héc ta (khu du lịch Furama - Đà Nẵng, Victoria – Phan Thiết,
Bình Thuận...), vài chục, vài trăm héc ta (Khu du lịch Đồng Mô, Ao Châu...),
đến vài nghìn héc ta (khu du lịch Dankia – Suối vàng, Tuyền lâm...), làm thay
đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất, nhất là ở những khu vực đô thị, nơi quỹ đất đã
vốn rất khan hiếm.

Ngoài ra, việc phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch cũng góp phần vào quá
trình trên. Ví dụ, việc phát triển hệ thống hạ tầng du lịch ở điểm tham quan khu
di tích Thích ca Phật đài ở Vũng Tàu đã làm giảm diện tích sử dụng cho khu di
tích từ 5 héc ta xuống còn 2,6 héc ta (giảm gần 50% diện tích).
Trong quá trình phát triển hạ tầng các khu du lịch, hoạt động san lấp, đào
đắp cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan, làm thay đổi cấu trúc địa chất khu vực,
tạo ra sự mất cân bằng tương đối, gây ra sự suy thoái đất.
21


×