ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI THU THỦY
XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ
QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN THEO PHÁP LUẬT MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI THU THỦY
XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ
QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN THEO PHÁP LUẬT MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NÔNG QUỐC BÌNH
Hà nội – 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài..................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................3
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
5. Điểm mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu................................................5
6. Bố cục của luận văn...................................................................................6
CHƢƠNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÁC
ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN.........7
1.1. Các khái niệm.........................................................................................7
1.1.1. Khái niệm ―quan hệ dân sự quốc tế‖............................................. 7
1.1.2. Khái niệm ―thẩm quyền‖ và ―thẩm quyền xét xử của Tòa án‖. .12
1.1.3. Khái niệm ―xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án‖ 15
1.2. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và các nguyên tắc xác định
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án............................................ 18
1.2.1. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.................................18
1.2.2. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án......................................................................................................20
1.3. Một số vấn đề cơ bản trong việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự
quốc tế của Tòa án.......................................................................................27
1.3.1. Thẩm quyền xét xử riêng biệt........................................................27
1.3.2. Lựa chọn Tòa án thích hợp nhất (Forum shopping)......................28
1.3.3. Thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens) và Vụ
kiện đang chờ xét xử (Lis Pendens)........................................................ 30
1.4. Nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án................................................................................................... 34
1.4.1. Pháp luật quốc gia......................................................................... 34
1.4.2. Điều ước quốc tế........................................................................... 36
1.4.3. Tập quán quốc tế........................................................................... 43
CHƢƠNG II.PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XÁC ĐỊNH
THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN......................46
2.1. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật
Hoa Kỳ........................................................................................................ 46
2.1.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Hoa Kỳ......46
2.1.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp
luật Hoa Kỳ............................................................................................. 49
2.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật
Nhật Bản......................................................................................................61
2.2.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Nhật Bản....61
2.2.2. Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án theo pháp luật
Nhật Bản..................................................................................................62
2.3. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật
Trung Quốc..................................................................................................74
2.3.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Trung Quốc74
2.3.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp
luật Trung Quốc.......................................................................................78
2.4. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật
Liên bang Nga............................................................................................. 82
2.4.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Liên bang
Nga.......................................................................................................... 82
2.4.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp
luật Liên bang Nga..................................................................................83
CHƢƠNG III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC
TẾ CỦA TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM.................................................................................. 91
3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của Tòa án.................................................................................. 91
3.1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước
Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tư pháp.....................91
3.1.2. Yêu cầu giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế...................................92
3.2. Thực trạng việc xác định thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự quốc tế của
Tòa án tại Việt Nam.....................................................................................93
3.2.1. Khái quát về các Tòa án và nguồn luật điều chỉnh việc xác định
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án tại Việt Nam...................93
3.2.2. Thực trạng việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên...............98
3.2.3. Thực trạng việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án theo Pháp luật Việt Nam............................................................101
3.3. Một số định hướng và yêu cầu cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.......113
3.4. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc
xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án............................114
3.4.1. Giải pháp trong ngắn hạn............................................................ 114
3.4.2. Giải pháp trong dài hạn...............................................................119
KẾT LUẬN.................................................................................................. 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................125
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền cùng với
việc lựa chọn luật áp dụng và công nhận, thi hành phán quyết của Tòa án hoặc trọng
tài nước ngoài được coi là những vấn đề cơ bản. Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay
các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài và việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là một trong
những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học pháp lý vì
những lý do sau:
Thứ nhất: Cơ chế pháp lý của việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế nói
chung và việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự quốc tế nói riêng là
lĩnh vực phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Bởi vì nó không chỉ bó hẹp trong phạm
vi quốc gia mà luôn liên quan đến quan hệ với nước ngoài và có tính chất quốc tế.
Thứ hai: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào đời sống dân sự
quốc tế, vì vậy, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nảy sinh ngày càng nhiều,
đòi hỏi các Tòa án phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình, đảm bảo
quá trình tố tụng diễn ra nhanh chóng và đúng pháp luật. Mặt khác, các cá nhân, tổ
chức Việt Nam khi tham gia quan hệ dân sự quốc tế cũng cần phải có những kiến
thức cơ bản về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án các quốc gia nhằm bảo
vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Thứ ba: Bộ luật Tố dụng dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2004 ra đời
là một bước đột phá trong việc đưa ba Pháp lệnh Tố tụng về dân sự, kinh tế và lao
động vào chung một Bộ luật đồng thời có nhiều điểm mới về thẩm quyền xét xử của
Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các quy định
của Bộ luật này vẫn còn nhiều bất cập và thực tế là chính các cơ quan pháp luật
cũng còn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau liên quan đến thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của Tòa án được quy định tại Bộ luật này. Bên cạnh đó, các Điều ước
quốc tế về vấn đề này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
1
Thứ tư, trong tiến trình thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
của Đảng và Nhà nước, một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết
định là tạo lập nền tảng pháp lý làm cơ sở cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam. Cùng với việc xây dựng và hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ kinh tế - xã hội khác, việc tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
trong đó có chế định thẩm quyền xét xử các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là
một đòi hỏi cấp thiết và có ý nghĩa lớn.
Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành một đòi hỏi có tính tất
yếu khách quan của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển. Quá trình hội nhập
quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Điều đó cũng
có nghĩa là, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài nói chung và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm
quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, là một yêu cầu tất
yếu khách quan và mang tính cấp thiết hiện nay.
Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế theo xu thế hội nhập của Việt Nam
hiện nay, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về việc ban
hành Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ra chỉ đạo ―Cải cách tư pháp
phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư
pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước
ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp
ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai…‖[1]
Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, khoa học Tư pháp
quốc tế Việt Nam phát triển muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, các
quy định điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như các quy
định về việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói
riêng còn chưa thực sự phát triển và phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.
2
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, đã có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu
vấn đề ―Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế‖ theo những khía cạnh và cách tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên, hầu hết và chủ yếu đều tập trung vào phương thức và thủ tục
giải quyết một hoặc một số lĩnh vực tranh chấp nhất định.
Cho đến nay, chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ và có hệ thống về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới từ đó làm cơ sở để kiến nghị
hoàn thiện chế định này trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam hiện nay.
Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để tác giả
chọn nghiên cứu đề tài ―Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới‖.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác
định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia
trên thế giới trong mối liên hệ so sánh với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó, đề
xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.
Với mục đích nêu trên, luận văn này tự đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-
Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về việc xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế;
-
Phân tích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về việc xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án;
-
Chỉ ra những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án và kiến nghị phương án sửa đổi cho Việt Nam trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác định thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.
3
3. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một phạm trù rộng, gồm nhiều chế định,
quy phạm pháp luật phức tạp, vì vậy, việc xác định thẩm quyền xét xử đối với các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong lý
luận Tư pháp quốc tế và có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận
khác nhau.
Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên đây, trong điều kiện rất hạn
hẹp về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận
văn thạc sỹ, tác giả đã tự định ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc
độ tiếp cận như sau:
Thứ nhất: Luận văn chủ yếu nghiên cứu việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự
quốc tế của Tòa án dưới góc độ Tư pháp quốc tế, đặt trọng tâm vào khía cạnh xung
đột pháp luật về thẩm quyền để xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài của Tòa án.
Thứ hai: Về mặt lý luận, việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án được dựa trên các nguồn luật chủ yếu và phổ biến là Điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia, trong đó, các Điều ước quốc tế bao gồm các Điều ước quốc tế
song phương và các Điều ước quốc tế đa phương nhưng luận văn mới chỉ có điều
kiện nghiên cứu việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo
một số Điều ước quốc tế song phương tiêu biểu và theo pháp luật của 4 quốc gia là
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Bang Nga.
Thứ ba: Do tiếp cận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu các nguyên tắc, tiêu chí xác
định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia
trên thế giới nên luận văn không trình bày tất cả những nội dung về lý luận và thực
trạng pháp luật về thẩm quyền của mỗi quốc gia mà chỉ chủ yếu khai thác những
quy định chung nổi bật nhất về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án theo pháp luật của các quốc gia đó.
Thứ tư: Những đề xuất, kiến nghị về vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam nêu ra
trong luận văn này cũng chủ yếu trên cơ sở và xuất phát từ những nhận xét, đánh giá
4
rút ra trong quá trình nghiên cứu các Điều ước quốc tế đa phương và pháp luật của
các quốc gia nêu tại Chương II của Luận văn này. Tác giả xác định đây là kết quả
nghiên cứu bước đầu và cần được tiếp tục bổ sung hoàn thiện hơn nữa trong quá
trình nghiên cứu sau này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin và quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát
triển kinh tế - xã hội, về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý
nói riêng như: phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch
sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh...
5. Điểm mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay, chưa có một công trình, bài viết nào
nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về việc xác định thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới từ đó
làm cơ sở để kiến nghị hoàn thiện chế định này trong tiến trình cải cách tư pháp và
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, vì vậy, có thể nói đây là công trình
đầu tiên nghiên cứu về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
theo góc độ này.
Luận văn có những điểm mới như sau:
-
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về việc xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của Tòa án;
-
Trình bày và phân tích các nội dung về xác định thẩm quyền xét xử dân sự
quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là theo
pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên bang Nga;
-
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành.
5
Tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu này có một số ý nghĩa như sau:
-
Thứ nhất, góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận về xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án;
-
Thứ hai, góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Tòa án trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế;
-
Thứ ba, luận văn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu lý
luận và hoạt động thực tiễn của các cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật, của
các chuyên gia nghiên cứu, của các cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài và những người quan tâm tới vấn đề này.
6. Bố cục của luận văn
Nội dung và kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận văn theo kết cấu
chung gồm: Mở đầu, 3 Chương, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương I – Những vấn đề lý luận chung về việc xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của Tòa án;
Chương II – Pháp luật của một số quốc gia về xác định thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của Tòa án;
Chương III – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tại Việt Nam.
6
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN
XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm “quan hệ dân sự quốc tế”
Khái niệm ―quan hệ dân sự quốc tế‖ hay ―quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài‖ hiện vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, không chỉ trong khoa học pháp lý ở Việt
Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Điều đó được lý giải bởi thực tế cho thấy
có sự khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, giữa những tư tưởng, quan điểm của các
nhà khoa học, luật gia thuộc các quốc gia với các hệ thống pháp luật khác nhau. Sự
khác nhau này xoay quanh các vấn đề về phạm vi (nội hàm) của khái niệm quan hệ
dân sự, về cách thức xác định yếu tố nước ngoài trong loại quan hệ này, về vị trí của
nó là thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào (luật dân sự hay luật Tư pháp
quốc tế)...Một trong các nguyên nhân dẫn đến những quan điểm khác nhau thể hiện
ở chỗ, tùy thuộc vào mục đích điều chỉnh của mỗi ngành luật, tùy thuộc vào ý đồ
của nhà làm luật hay nói rộng ra là của giai cấp thống trị.
1.1.1.1. Khái niệm “quan hệ dân sự”
Để có thể hiểu khái niệm quan hệ dân sự quốc tế, trước hết xin đề cập sơ lược
về khái niệm ―quan hệ dân sự‖. Thế nào là quan hệ dân sự? Quan hệ dân sự là
những quan hệ nào? Đây cũng là vấn đề gây tranh cãi đối với các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Đương nhiên, ai cũngg̣ cho r ằng, quan hệ dân sự là đối tượng
điều chỉnh của luật dân sự. Nhưng quan hệ dân sự gồm những loại quan hệ nào, thì
hiện còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo ý kiến của các chuyên gia Nhật Bản tại
các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về việc sửa đổi Bộ luật dân sự Việt Nam 1995,
thì quan hệ dân sự là tất cả các quan hệ giữa con người (chủ yếu là cá nhân, pháp
nhân) với nhau; còn các quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước thì thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật công. Song cũng có ý kiến cho rằng, quan hệ dân sự phải hiểu
theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả các quan hệ hôn nhân và gia đình, lao động,
thương mại...
7
Nói đến vấn đề này, không thể không nhắc đến sự phân loại pháp luật thành
―luật công‖ (công pháp - droit public) và ―luật tư‖ (tư pháp - droit privé) ở nhiều
nước hiện nay. Đối với đại đa số các nước chia pháp luật thành luật công và luật tư
(điển hình là Pháp, Italia, Cộng hòa Liên bang Đức và các nước theo hệ thống Civil
Law), thì dân luật (luật dân sự) - cùng với luật thương mại, luật lao động... - được
xếp vào luật tư [12]. Do đó, ở đây quan hệ dân sự được hiểu là đối tượng điều chỉnh
của luật tư. Nhưng ở các nước không có sự phân chia pháp luật thành luật công và
luật tư (điển hình là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng như Việt
Nam hiện nay), thì phạm vi quan hệ dân sự thường bao gồm quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản.
Theo quan điểm của nhiều luật gia Việt Nam, thì phạm vi quan hệ dân sự (đối
tượng điều chỉnh của luật dân sự) bao gồm ―những nhóm quan hệ xã hội giữa
người với người, phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Đó là: nhóm quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, trao
đổi, tiêu dùng... nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mọi mặt của các chủ thể trong
sản xuất, kinh doanh hoặc trong sinh hoạt, tiêu dùng của đời sống xã hội‖ [17]. Như
vậy, khái niệm quan hệ dân sự ở đây được hiểu theo nghĩa khá rộng, song không trái
với quy định tại Điều 1 của Bộ luật dân sự 2005 (chủ yếu bao gồm các quan hệ tài
sản và quan hệ nhân thân). Phạm vi quan hệ tài sản - đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự - cũng rất phong phú, là ―quan hệ giữa người với người thông qua một tài
sản nhất định như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc các quyền về tài sản‖
[17]. Còn phạm vi quan hệ nhân thân - đối tượng điều chỉnh của luật dân sự - ―là
những quan hệ mà theo khoa học luật dân sự được hình thành từ một giá trị tinh
thần của một cá nhân hoặc một tổ chức và luôn gắn liền với cá nhân hoặc tổ chức
đó‖ [17].
Từ những phân tích trên đây, có thể đi đến nhận định rằng, khái niệm ―quan hệ
dân sự‖, theo quan điểm của đông đảo các luật gia, nhà nghiên cứu khoa học pháp lý
của Việt Nam, được hiểu tương đối thống nhất là các quan hệ giữa con người với
nhau trong cuộc sống hàng ngày, các quan hệ về đời sống, sinh hoạt, tiêu dùng hoặc
8
sản xuất, kinh doanh trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí [17]. Theo quan
điểm này, thì việc coi các quan hệ hôn nhân và gia đình là quan hệ dân sự cũng hoàn
toàn có cơ sở. Vì vậy, nhiều nước đưa các quan hệ hôn nhân và gia đình vào Bộ luật
dân sự (Pháp, Nhật Bản, Canada...), song cũng có nước đưa vào một đạo luật riêng
(Việt Nam, Trung Quốc, Nga...). Tuy nhiên, dù để ở đâu, thì các quan hệ hôn nhân
và gia đình cũng là quan hệ dân sự (có tính chất dân sự) và thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật tư.
Ở Việt Nam không có sự phân chia pháp luật thành luật công và luật tư. Sự
phân chia các ngành luật vẫn có rất nhiều ý kiến và ngay cả phạm vi của ngành luật
dân sự Việt Nam cũng vẫn có những quan điểm không thống nhất. Các quan hệ hôn
nhân và gia đình, tuy được điều chỉnh bằng một đạo luật riêng (Luật Hôn nhân và
gia đình năm 1959, 1986, 2000), song trên các mức độ nhất định, vẫn được Bộ luật
dân sự điều chỉnh (tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, …) [2], tuy chỉ là sự điều
chỉnh có tính nguyên tắc.
Rõ ràng là, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quan hệ dân sự ngày càng
có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội. Do đó, ―việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội có tính chất đặc trưng là cần thiết và phải có sự điều chỉnh bằng pháp
luật đối với các nhóm quan hệ xã hội đó. Đây là một vấn đề không thể thiếu trong
một nền kinh tế hàng hóa‖ [17]. Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự còn đồng thời là
cơ sở để thực hiện mục đích duy trì, phát triển quan hệ xã hội trong các lĩnh vực tài
sản, nhân thân và quan trọng hơn là duy trì một trật tự pháp lý trong trao đổi hàng
hóa, bảo đảm cho hoạt động của các chủ thể được tiến hành bình thường, với sự bảo
hộ cần thiết của Nhà nước trong những trường hợp nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm “quan hệ dân sự quốc tế”
Ngày nay, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng, trong lịch sử tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, ngoài những mối quan hệ phát sinh trong nội bộ
dân cư của một quốc gia, thì còn tồn tại và phát sinh nhiều mối quan hệ khác vượt ra
khỏi phạm vi nội bộ dân cư của một quốc gia, đòi hỏi phải được pháp luật điều
chỉnh. Đó là các quan hệ giữa những người thuộc các quốc tịch khác nhau, hoặc các
9
quan hệ của công dân nước này phát sinh trên lãnh thổ nước kia liên quan đến việc
mua bán tài sản, giao kết hợp đồng, hôn nhân và gia đình, thừa kế, lao động v.v...
Đây là các quan hệ quốc tế hay quan hệ có yếu tố nước ngoài.
Chúng ta biết rằng, thuật ngữ ―yếu tố nước ngoài‖ (foreign elements) được
ghép với thuật ngữ ―quan hệ dân sự‖ (civil relations) thành thuật ngữ ―quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài‖ (the civil relations containing foreign elements). Vấn
đề quan trọng trong lý luận và thực tiễn Tư pháp quốc tế là xác định yếu tố nước
ngoài trong các quan hệ dân sự, từ đó dẫn đến phân biệt những quan hệ dân sự
thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với những quan hệ không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Trước hết, cần phân biệt hai thuật ngữ ―yếu tố nước ngoài‖ và ―nhân tố nước
ngoài‖ mà trong các công trình nghiên cứu hoặc trong một số văn bản pháp luật của
Việt Nam đã từng sử dụng (như Thông tư số 11/TATC ngày 12 tháng 7 năm 1974
của Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn một số vấn đề về nguyên tắc và về thủ tục
trong việc giải quyết những việc ly hôn có nhân tố nước ngoài). Nếu sử dụng thuật
ngữ nhân tố nước ngoài, chữ nhân theo nghĩa Hán -Việt được hiểu là người (λ), thì
có thể dẫn đến việc hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này chỉ theo nghĩa hẹp, tức là khi
quan hệ dân sự có người nước ngoài tham gia. Còn sử dụng thuật ngữ yếu tố nước
ngoài, thì dẫn đến cách hiểu với đầy đủ ý nghĩa hơn.
Ở các nước, quan điểm về yếu tố nước ngoài rất khác nhau, tuy nhiên quan điểm
tương đối thống nhất của các luật gia trong và ngoài nước đều cho rằng, khi quan hệ
dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được coi là quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài: thứ nhất, khi trong quan hệ đó có người nước ngoài hoặc pháp nhân nước
ngoài tham gia; thứ hai, khi căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan
hệ đó xảy ra ở nước ngoài; thứ ba, khi tài sản liên quan đến quan hệ đó tồn tại ở nước
ngoài. Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể là quan hệ dân sự thuộc
một, hai hoặc cả ba trường hợp đó. Đây cũng là quan điểm về yếu tố nước ngoài của
pháp luật Việt Nam, cụ thể, theo Điều 758 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 thì:
―Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có
10
ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài‖[2].
Việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự ở trường hợp thứ nhất là
dựa vào yếu tố quốc tịch của chủ thể (là người nước ngoài hoặc pháp nhân nước
ngoài). Khái niệm pháp nhân ở đây có thể hiểu theo nghĩa rộng, tức là bao gồm cả
Nhà nước. Xét về mặt lý thuyết, thì Nhà nước cũng có thể tham gia vào một số quan
hệ dân sự trong trường hợp đặc biệt (chẳng hạn Nhà nước là người hưởng thừa kế
đối với tài sản của công dân mình ở nước ngoài trong trường hợp người đó chết
không để lại di chúc, không cọọ́ ai thừa kế theo pháp luật).
Trong trường hợp thứ hai, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào nơi xảy ra
căn cứ pháp lý (sự kiện pháp lý) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự ở
nước ngoài, thực chất là dựa vào nơi xảy ra hành vi pháp lý. Chẳng hạn, khi hai
công dân Việt Nam giao kết với nhau hợp đồng dân sự trên lãnh thổ Pháp, làm phát
sinh quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Trong trường hợp thứ ba, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào nơi tồn tại
tài sản (nơi có vật) ở nước ngoài liên quan đến quan hệ dân sự. Chẳng hạn, hai công
dân Việt Nam ly hôn với nhau tại Tòa án Việt Nam, nhưng vào thời điểm ly hôn họ
có tài sản chung ở nước ngoài.
Xét về mặt bản chất, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng là quan hệ dân
sự, song nó khác cơ bản so với quan hệ dân sự thông thường (không có yếu tố nước
ngoài) là ở chỗ, khi phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thì luôn dẫn đến
hiện tượng xung đột pháp luật; còn khi phát sinh quan hệ dân sự thông thường, thì
không có xung đột pháp luật. Đối với các quan hệ dân sự không thuộc trường hợp
nào trong ba trường hợp nêu trên, về nguyên tắc chỉ cần một hệ thống pháp luật điều
chỉnh là đủ.
11
1.1.2. Khái niệm “thẩm quyền” và “thẩm quyền xét xử của Tòa án”
1.1.2.1. Khái niệm “thẩm quyền”
―Thẩm quyền‖ là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa học pháp lý.
Có thể nói, không có thuật ngữ nào được sử dụng phổ biến trong pháp luật như
thuật ngữ ―thẩm quyền‖. Trong pháp luật nước ngoài, chúng ta còn thường gặp
thuật ngữ thẩm quyền ngay trong tên các văn bản pháp luật. Tuy vậy, ngay trong
văn bản pháp luật nước ngoài, thường cũng không có định nghĩa khái niệm thẩm
quyền, mặc dù thực chất vấn đề là quy định về thẩm quyền, ở nước ta cũng có tình
trạng đó. Có lẽ một phần do sự phức tạp của khái niệm này nên khó đưa ra một định
nghĩa đầy đủ về nó, tuy các quy định về thẩm quyền chiếm tỉ trọng lớn trong hệ
thống văn bản pháp luật và có vị trí đặc biệt quan trọng [22].
Thuật ngữ ―thẩm quyền‖ bắt nguồn từ tiếng la tinh ―competentia‖ có hai nghĩa
là: i) Phạm vi các quyền hạn của cơ quan hoặc người có chức vụ nào đó; ii) Phạm vi
những kiến thức và kinh nghiệm mà ai đó có [22].
Trong tiếng Anh, thuật ngữ thẩm quyền là ―jurisdiction‖ hoặc ―competence‖,
được dùng để chỉ quyền phán quyết về một vụ việc nào đó trong phạm vi pháp luật
cho phép.
―Thẩm quyền‖ với nghĩa thẩm quyền pháp lý cũng không đơn nhất. Do tính
phức tạp và tồn tại nhiều khái niệm gần gũi quan hệ chặt chẽ với nó, nên có rất
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thẩm quyền:
Một là, khái niệm thẩm quyền bao hàm các nhiệm vụ và các quyền hạn (các
quyền và nghĩa vụ). Quan điểm này lại khá phổ biến trong luật hành chính Cộng
hoà Dân chủ Đức, Bungari, và khoa học pháp lý Xô Viết.
Hai là, thẩm quyền bao hàm: một là, các chức năng, hai là, các quyền và nghĩa
vụ hoặc là quyền hạn. Biến thể của quan điểm này là ý kiến coi chức năng và thẩm
quyền là hai bộ phận tồn tại song song và độc lập với nhau.
Ba là, có quan điểm coi thẩm quyền là tổng thể tất cả quyền, nghĩa vụ (quyền
hạn) và trách nhiệm. Có lẽ là do tầm quan trọng của vấn đề trách nhiệm. Quan điểm
này rất phổ biến ở Việt Nam [22].
12
Trong cuốn sách ―Khái quát chung về luật xung đột‖ (Conflicts in nutshell),
David D.Giegel viết: ―Thẩm quyền là quyền lực giải quyết tranh chấp của Nhà nước
được thực hiện thông qua hệ thống Tòa án hoặc một số cơ quan có tính chất xét xử
(quasi-Judicial body) như Hội đồng trọng tài hoặc Hội đồng tài phán hành chính‖.
Trong lĩnh vực luật quốc tế, theo Micheal Akehurst, có 3 bộ phận trong thẩm
quyền của một Nhà nước: Quyền của Nhà nước thực hiện các hoạt động trong lãnh
thổ của một Nhà nước khác (executive jurisdiction); quyền của Tòa án trong Nhà
nước đó xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài (judicial jurisdiction); quyền của
Nhà nước áp dụng pháp luật nước mình trong khi giải quyết các vụ án có yếu tố
nước ngoài (legislative jurisdiction); và vấn đề khi nào thì các Nhà nước theo nghĩa
vụ pháp lý phải công nhận sự thực thi thẩm quyền của các Nhà nước khác [32].
Theo Từ điển tiếng Viêṭdo Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt
Nam xuất bản năm 1992 thì ―thẩm quyền‖ được hiểu là ―quyền xem xét đ ể kết luận
và định đoạt một vấn đề nhất đị
hiểu gắn liền vơi hoaṭđôngg̣ cua cơ quan , tổchưc , hoăcg̣ nhân viên Nha nươc . Sư
ọ́
phân đinḥ thẩm quyền nay se la điều kiêṇ cần thiết đểđam bao sư hg̣ oaṭđôngg̣ đồng
̀
bô,g̣ nhịp nhàn g, không trung lăpg̣ cua các cơ quan
[22].
1.1.2.2. Khái niệm “Thẩm quyền xét xử của Tòa án”
Theo Từ điển Tiếng Việt thì ―xét xử‖, hiểu theo một cách chung nhất và khái
quát nhất là việc xem xét và xử các vụ án [21].
Theo từ điển Luật học được Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa ấn hành năm 1999
thì xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của các Tòa án [19].
Cũng theo cuốn từ điển trên, ―Tòa án là cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà
nước, đảm nhiệm chức năng xét xử‖
Như vậy, nói đến xét xử là nói đến hoạt động đặc trưng của Tòa án. Đây cũng là
là một điều dễ hiểu bởi trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, Tòa án là cơ quan
duy nhất được trao thẩm quyền tư pháp – thẩm quyền xem xét, xét xử các vụ án
theo quy định của pháp luật.
13
Tại Hoa Kỳ, quyền lực Nhà nước được phân chia thành 3 loại quyền là quyền
lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1776 quy
định: ―Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án Tối cao và những
Tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp. Các quan tòa
của Tòa án Tối cao và các Tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời
nếu luôn luôn có hành vi chính đáng, và trong thời gian đã nêu trên, họ được nhận
khoản tiền lương cho công việc của mình và khoản tiền này sẽ không bị giảm đi
trong suốt thời gian đó…Quyền lực tư pháp căn cứ vào Hiến pháp này sẽ có hiệu
lực đối với tất cả các vụ việc trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật
của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ; đối với
các trường hợp liên quan tới các đại sứ, các công sứ và các lãnh sự, đối với các
trường hợp liên quan tới luật pháp hàng hải và hải quân; đối với các tranh chấp mà
Hoa Kỳ là một bên, đối với các cuộc tranh chấp giữa hai bang trở lên, giữa một
bang với các công dân của bang khác, giữa các công dân của các bang khác nhau,
giữa các công dân trong một bang tranh chấp đất đai do các bang khác nhau cấp,
giữa một bang hoặc các công dân của bang đó với các bang khác (hoặc các công
dân và đối tượng của bang khác)‖ [20]. Như vậy, Tòa án Tối cao và các Tòa án cấp
dưới là các cơ quan có thẩm quyền xét xử tại Hoa Kỳ.
Hiến pháp Liên Bang Nga năm 1993 tại khoản 1, Điều 118 cũng quy định
―Hoạt động xét xử chỉ được thực hiện bởi Tòa án‖ [39].
Cũng giống như Hoa Kỳ và Liên Bang Nga ở trên hầu hết các quốc gia trên thế
giới, tại Việt Nam, Toà án là cơ quan Nhà nư ớc được phân công thưcg̣ hành quyền
xét xử bảo vệ pháp luật , bảo đảm lẽ phải và công bằng xã hội . Theo quy đinḥ tại
Điều 127 của Hiến pháp 1992 đươcg̣ sửa đổi , bổsung năm 2000 và Điều 1 LuâṭTổ
chức Tòa án Nhân dân năm 2002 thì Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử mà không có bất kỳ
môṭcơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền này , đólàthẩm quyền riêng biêṭcủa Tòa
án.
14
Kết hợp định nghĩa về ―thẩm quyền‖ với các định nghĩa về ―xét xử‖ và định
nghĩa về ―Tòa án‖, cho phép chúng ta có thể định nghĩa về thẩm quyền xét xử của
Tòa án như sau: Thẩm quyền xét xử của Tòa án là quyền được xem xét giải quyết
các vụ án theo quy định của pháp luật , nó bao gồm tổng hợp các quyền mà pháp
luâṭ cho phép Tòa án quyết đinḥ đối với các vấ n đềliên quan đến nôị dung vu ̣án
hoăc ̣ đảm bảo cho viêc ̣ xét xửtrong giới haṇ hoăc ̣ phaṃ vi nhất đinḥ [7].
1.1.3. Khái niệm “xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án”
Trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, các thủ tục giải một việc dân sự hay một tranh
chấp dân sự có thể bao gồm: thương lượng, trung gian hòa giải, trọng tài và Tòa án.
Thương lượng và hòa giải được biết đến như là những phương thức tự giải quyết
(self – resolutio) còn trọng tài và Tòa án được coi là những phương thức tài phán
(justice) trong đó Tòa án hay trọng tài là chủ thể được trao những thẩm quyền nhất
định, hay nói cách khác, đây là những phương thức giải quyết mang tính thẩm
quyền thông qua quyết định của trọng tài hay Tòa án. Tuy nhiên, thẩm quyền của
trọng tài có điểm gì giống và khác biệt so với thẩm quyền của Tòa án?
Theo định nghĩa của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC thì: ―Trọng
tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được
tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội đồng trọng tài thuộc một
Trung tâm trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, tùy
thuộc vào quyền lựa chọn của các bên‖
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết như thế nào đối với các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài? Ở các nước, các quy định về vấn đề này có những điểm thống
nhất và cũng có những điểm khác biệt. Có quốc gia quy định thẩm quyền của trọng
tài rất hạn chế (chỉ trong lĩnh vực thương mại, thậm chí đối với một số loại mặt
hàng trong thương mại). Có quốc gia quy định thẩm quyền của trọng tài rất rộng (kể
cả tranh chấp về hôn nhân gia đình, ví dụ như ở Hoa Kỳ). Có quốc gia phân định
thẩm quyền trọng tài làm hai loại: thẩm quyền đối với lĩnh vực nội thương và thẩm
15
quyền đối với lĩnh vực ngoại thương. Vì vậy, người ta thường gọi trọng tài là trọng
tài kinh tế hoặc trọng tài thương mại [18].
Tuy nhiên, nhìn chung ở các nước, điểm thống nhất trong vấn đề này là ở chỗ
thẩm quyền chủ yếu của trọng tài là trong lĩnh vực thương mại. Trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác nhau về sở hữu, thừa kế, hôn nhân gia
đình và lao động (điều này được quy định rõ trong pháp luật).
Ngoài ra, thẩm quyền của trọng tài không được xác định theo lãnh thổ hay theo
sự phân cấp mà xác định theo sự lựa chọn của các đương sự.
Như vậy, trong lĩnh vực pháp luật về thẩm quyền, chỉ có trọng tài và Tòa án là
những chủ thể của thẩm quyền, tuy nhiên trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, nói về
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là nói tới thẩm quyền của Tòa án tư pháp một
nước nhất định đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền này của Tòa án một nước phụ thuộc chủ yếu vào quy định của
Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng
dân sự của quốc gia đó. Nhưng nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài của Tòa án các nước được chia thành: thẩm quyền xét xử chung
là thẩm quyền xét xử riêng biệt [1].
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà Tòa án nước
đó có quyền xét xử nhưng Tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc
vào Tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là Tòa án nước họ có thẩm
quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà Tòa án nhiều nước đều có
thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử
thuộc về Tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên đương sự.
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa
án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Trong
trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận Tòa án nước khác thì về nguyên
tắc, Tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền
xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
16
Các quốc gia khi quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án nước mình về một vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào đó thường dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm tòi,
tính toán kỹ lưỡng tính hợp lý mà không quy định một cách chung chung, tùy tiện
[1].Tính hợp lý nằm ở chỗ vụ việc có liên quan gì tới quốc gia đó hay không (như
quốc tịch, nơi cư trú của các bên chủ thể; sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ; đối tượng của quan hệ đang phát sinh tranh chấp).
―Xác định‖ theo Từ điển Tiếng Việt là việc ―đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và
chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi, tính toán‖ [21].
Trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, điều đầu tiên là Tòa án phải xác
định mình có thẩm quyền xét xử hay không. Điều này dẫn tới vấn đề khi nào Tòa án
của quốc gia có thẩm quyền xét xử và phán quyết vấn đề dựa vào quyết định mà
Tòa án đó đạt được.
Việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án khác hẳn với việc
xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết nội dung thực chất của
vấn đề phát sinh. Việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là hành vi tố tụng
được thực hiện trước khi giải quyết vấn đề xung đột luật.
Trong Tư pháp quốc tế hiện đại, thông thường, thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế do các quốc gia tự quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của mình. Song,
các quốc gia còn ký kết với nhau các Điều ước quốc tế để điều chỉnh các vấn đề về
độc quyền xét xử - xét xử riêng biệt, xét xử theo sự lựa chọn, mở rộng thẩm quyền
xét xử, khước từ quyền xét xử dân sự quốc tế. Để xác định thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của quốc gia mình, Tòa án tư pháp phải dựa vào các quy tắc, dấu hiệu
được pháp luật trong nước hoặc Điều ước quốc tế liên quan quy định.
Từ những phân tích ở trên, trong bối cảnh khoa học pháp lý về Tư pháp quốc tế
chưa có một khái niệm thống nhất, xin được khái quát như sau: ―Xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án là hành vi tố tụng của Tòa án của một quốc
gia cụ thể, căn cứ theo các quy định của pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc
tế mà quốc gia là thành viên để quyết định rằng liệu mình có thẩm quyền giải quyết
một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không?”
17
1.2. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và các nguyên tắc xác định
thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
1.2.1. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Trong thực tiễn sinh động của đời sống xã hội hiện nay, khi quan hệ hợp tác
quốc tế trên mọi lĩnh vực giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh, biên giới
(pháp lý) giữa các quốc gia ngày càng như bị ―thu hẹp‖ do sự xuất hiện và ngày
càng chiếm ưu thế của nhiều hình thức hợp tác liên kết các quốc gia ở những khu
vực địa lý khác nhau, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng ngày càng phát
triển mạnh mẽ, đa dạng và giữ vị trí đặc biệt trong cơ chế điều chỉnh pháp luật của
mỗi quốc gia.
Peter và Julia đều sống ở Đức. Họ mua một tour du lịch trọn gói tới Arizona tại
một công ty du lịch tại Berlin. Tour du lịch được tổ chức bởi một nhà điều hành
mang quốc tịch Đức và khách du lịch Đức là chỉ một phần của tour du lịch này.
Trong khi ở Phoenix, Julia vô ý đóng cửa của xe buýt làm hỏng 2 ngón tay của
Peter. Vậy, Peter có thể kiện Julia Tòa án nào?
Trên đây là một ví dụ về vụ việc dân sự quốc tế hay vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài - vụ việc liên quan tới nhiều quốc gia. Các vụ việc như trên thường liên
quan đến nhiều hệ thống pháp luật. Nếu các quốc gia hữu quan chưa ký kết với nhau
Điều ước quốc tế về nguyên tắc áp dụng pháp luật thì có thể phát sinh hiện tượng là
cùng một quan hệ tố tụng dân sự quốc tế sẽ có nhiều Tòa án của quốc gia có thẩm
quyền xét xử. Hiện tượng này trong khoa học Tư pháp quốc tế được gọi là xung đột
thẩm quyền xét xử (conflict jurisdiction).
Vấn đề ―xung đột thẩm quyền xét xử‖ trong Tư pháp quốc tế các nước được
hiểu rất khác nhau và mang nhiều tính ước lệ, tại nhiều nước châu Âu, xung đột
thẩm quyền xét xử bao hàm các vấn đề xác định thẩm quyền xét xử và cả việc công
nhận, thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài. Cách hiểu này đồng nghĩa với
khái niệm tố tụng dân sự quốc tế hiện hành tại Việt Nam [6]. Theo một phạm vi hẹp
hơn, xung đột thẩm quyền xét xử là hiện tượng các Tòa án các nước khác nhau đều
cùng có khả năng xét xử và có thẩm quyền đối với một vụ việc dân sự có yếu tố
18
nước ngoài. Hệ quả của hiện tượng này, nếu không được giải quyết, là khả năng các
Tòa án của các nước khác nhau cùng giải quyết một vụ việc và có thể có những
phán quyết trái ngược nhau.
Xung đột thẩm quyền là hiện tượng phổ biến trong lý luận và thực tiễn giải
quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Điều này xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất: sự khác nhau giữa pháp luật của các quốc gia
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Vì
vậy, pháp luật có mối liên quan hết sức biện chứng với kinh tế, chính trị, đạo đức và
Nhà nước. Chế độ kinh tế của mỗi nước, đường lối, chính sách của mỗi giai cấp
thống trị, những quan niệm, quan điểm của mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp về cái
thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc
đời sống tinh thần của xã hội đều rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Với tư cách là một thành tố của thượng tầng kiến trúc và là công cụ cơ bản điều
chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật ở mỗi nước và mỗi khu vực trên thế giới được
quyết định bởi các quan hệ kinh tế - xã hội, bởi đường lối chính trị của mỗi giai cấp
cầm quyền, bởi hệ thống đạo đức, truyền thống lịch sử, tôn giáo... rất không giống
nhau đã tạo nên sự khác nhau về pháp luật, kể cả nội dung lẫn ngôn ngữ pháp lý. Ví
dụ: tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law), khi có
một tranh chấp dân sự quốc tế xảy ra, nguyên đơn phải yêu cầu Tòa án nơi bị đơn
cư trú thụ lý vụ án. Còn tại các quốc gia theo hệ thống án lệ (Common Law) thì
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự quốc tế thuộc về Tòa án nơi bị đơn có
mặt tại đó.
Thứ hai: Tính chất đặc thù của các vụ việc dân sự quốc tế
Như đã phân tích ở trên, quan hệ dân sự quốc tế hay quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài là các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động
thuộc một, hai hoặc cả ba trường hợp sau đây: thứ nhất, khi trong quan hệ đó có
người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài tham gia; thứ hai, khi căn cứ pháp lý
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài; thứ ba, khi
tài sản liên quan đến quan hệ đó tồn tại ở nước ngoài. Như vậy, các vụ việc dân sự,
19
dân sự - kinh tế - thương mại - hôn nhân gia đình - lao động có yếu tố nước ngoài
dù muốn hay không cũng liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và có
thể thuộc thẩm quyền xét xử của nhiều Tòa án quốc gia khác nhau, do vậy dẫn đến
xung đột về thẩm quyền.
Cũng cần phải phân biệt hai khái niệm ―xung đột về thẩm quyền‖ và ―xung
đột pháp luật‖. Ví dụ: tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
giữa một người Đức và một người Pháp. Nếu quy phạm xung đột xác định rằng
pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là pháp luật Đức thì điều đó không có
nghĩa nhất thiết Tòa án Đức phải có thẩm quyền đối với vụ việc. Trong trường hợp
này, có thể Tòa án Pháp có thẩm quyền xét xử còn luật áp dụng là luật của Đức. Vì
vậy, cần khẳng định lại một lần nữa rằng việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa
án và việc xác định pháp luật áp dụng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong ví
dụ nêu trên, căn cứ vào pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia mình, Tòa án
Đức và Tòa án Pháp xác định xem mình có thẩm quyền giải quyết hay không, sau
khi đã xác định được Tòa án có thẩm quyền, thì tiếp tục đến giai đoạn thứ hai là xác
định pháp luật áp dụng trên cơ sở quy phạm xung đột.
1.2.2. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
Để tránh trường hợp xung đột thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự quốc tế, nhiệm vụ của Tư pháp quốc tế là định ra những nguyên tắc nhằm xác
định thẩm quyền xét xử của Tòa án một quốc gia nhất định (trong các Điều ước
quốc tế) hoặc Tòa án cụ thể của quốc gia (trong pháp luật quốc gia), được gọi là
nguyên tắc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử (the rules of the choice of forum)
hay nguyên tắc thẩm quyền (jurisdictional rules).
Như đã đề cập trên đây, việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền cùng với lựa chọn
luật áp dụng và vấn đề công nhận, thi hành phán quyết của Tòa án hoặc trọng tài
nước ngoài trở thành ba vấn đề cơ bản của Tư pháp quốc tế. Trong lý luận về Tư
pháp quốc tế ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác, việc lựa chọn Tòa án xét xử
và chọn luật áp dụng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này thường dẫn tới cái
kia; còn trong vấn đề thứ ba, người ta tìm kiếm một cơ chế mà phán quyết do Tòa
20