Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Tiếp tục nghiên cứu bào chế phytosome rutin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
BÀO CHẾ
PHYTOSOME RUTIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƢỢC HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƢỢC

ĐOÀN THỊ PHƢƠNG

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
BÀO CHẾ
PHYTOSOME RUTIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƢỢC HỌC

Khóa: QH.2013Y
Người hướng dẫn: ThS. NGHUYỄN VĂN KHANH

HÀ NỘI - 2018



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................1
1.1. Tổng quan Rutin..............................................................................................2
1.1.1. Tên gọi, công thức....................................................................................2
1.1.2. Tính chất vật lý.........................................................................................2
1.1.3. Định tính...................................................................................................2
1.1.4. Định lượng................................................................................................3
1.1.5. Tác dụng sinh học.....................................................................................3
1.1.6. Ứng dụng của rutin...................................................................................4
1.1.7. Một số sản phẩm của rutin trên thị trường................................................4
1.1.8. Một số nguồn chiết Rutin..........................................................................5
1.1.9. Phương pháp chiết Rutin...........................................................................5
1.2. Tổng quan phytosome.....................................................................................5
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................5
1.2.2. Thành phần cấu tạ o..................................................................................6
1.2.3. Đặc điểm của Phytosme............................................................................8
1.2.4. So sánh phytosome và liposome...............................................................9
1.2.5. Phương pháp bào chế phytosome..............................................................9
1.2.6. Một số sản phẩm phytosome trên thị trường........................................... 11
1.2.7. Các phương pháp giảm kích thước tiểu phân.......................................... 11
1.2.8. Các phương pháp đánh giá liên kết được hình thành giữa phospholipid và
dược chất.......................................................................................................... 11
1.2.9. Một số nghiên cứu bào chế phytosome................................................... 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢƠNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................21
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị, đối tượng nghiên cứu............................................ 21
2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất.............................................................................. 21



2.1.2. Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu................................................................... 21
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 22
2.3.1. Định lượng rutin bằng phương pháp đo quang........................................ 22
2.3.2. Bào chế phytosome rutin......................................................................... 23
2.3.3. Xác định độ tan, hệ số phân bố của rutin, phytosome rutin bào chế........25
2.3.4.Phương pháp làm giảm kích thước tiểu phân........................................... 26
2.3.5. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của phytosome........................... 26
2.3.6. Phương pháp đánh giá khả năng tạo phức giữa dược chất và
phospholipid.....................................................................................................27
2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu suất phun sấy phytosome rutin....................27
2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 27
CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..........................28
3.1. Định lượng rutin bằng phương pháp đo quang.............................................. 28
3.2. Khảo sát hệ số phân bố dầu nước và độ tan trong các môi trường của rutin.. 29
3.3. Bào chế phytosome Rutin.............................................................................. 30
3.3.1. Lựa chọn dung môi................................................................................. 30
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng............................................ 31
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian phản ứng........................................... 33
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ mol các chất tham gia phản ứng................34
3.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của cholesterol đến độ ổn định của phytosome rutin36
3.3.6. Lựa chọn phương pháp loại dung môi..................................................... 37
3.3.7. Khảo sát điều kiện phun sấy.................................................................... 39
3.4. Đánh giá một số đặc tính phytosome bào chế được....................................... 40
3.6. Đánh giá khả năng tạo phức hợp giữa rutin và phospholipid trong phytosome
bằng phương pháp vật lý...................................................................................... 42


3.7. Bàn luận........................................................................................................ 45

3.7.1. Về phương pháp bào chế phytosome rutin.............................................. 45
3.7.2. Về xây dựng công thức bào chế phytosome rutin...................................45
3.7.3. Về các đặc tính của phytosome rutin sau bào chế................................... 45
3.7.4. Đánh giá khả năng tương tác giữa dược chất và phopsholipid................46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................................... 47
KẾT LUẬN......................................................................................................... 47
ĐỀ XUẤT............................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
ThS. Nguyễn Văn Khanh
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải
Là người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận. Đồng thời thầy cũng luôn động viên để tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt quá trình thực hiện, giúp tôi hoàn thiện được khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô Bộ môn Bào chế và Công
nghệ dược phẩm cùng các thầy cô các Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, Dược cổ
truyền, Hóa dược và Kiểm nghiệm thuốc đã giúp đỡ và t ạo điều kiện trong quá
trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các th ầ y cô trong ban giám hiệu, các phòng
ban và cán bộ nhân viên Khoa Y Dược – Đại h ọc Quốc gia Hà Nội, những người đã
dạy bảo tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và làm khóa luận.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Đoàn Thị Phương


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

1H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

CH

Cholesterol

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DSC

Phân tích nhiệt vi sai

FTIR

Quang phổ hồng ngoại chuyển đổi

HPLC


Sắc kí lỏng hiệu năng cao

HSPC

Phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa

(Hydrogenated Soy Phosphatidylcholin)
KTTP

Kích thước tiểu phân

NSX

Nhà sản xuất

PC

Phosphatidylcholin

PDI

Chỉ số phân bố KTTP

SEM

Kính hiển vị điện tử quét

SKD


Sinh kh ả dụng

TKHH

Tinh khiết hóa học

TEM

Kính hiển vi điện tử truyền qua

XRD

Nhiễu xạ tia X (X-Ray diffraction)


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc của Rutin [2]..................................................................................................... 2
Hình 1.2. Cấu tạo của phytosome [2]............................................................................................ 6
Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa [16] . .6

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế Phytosome rutin............................................................. 24
Hình 3.1. Quét độ hấp thụ quang của dung dịch rutin chuẩn ở bước sóng từ 800 nm
đến 200 nm............................................................................................................................................ 28
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại bước sóng
257 nm.................................................................................................................................................... 29
Hình 3.3. KTTP và PDI của hỗn dịch phytosome rutin theo nhiệt độ phản ứng........32
Hình 3.4. KTTP, PDI của hỗn dịch phytosome rutin theo thời gian phản ứng...........34
Hình 3.6. KTTP và PDI của hỗn dịch phytosome rutin theo tỉ lệ mol Ru:PC:CH. . .37
Hình 3.7. KTTP, PDI của phytosome rutin được bào chế theo hai phương pháp khác
nhau.......................................................................................................................................................... 38

Hình 3.8. Sơ đồ quy trình bào chế phytosome rutin phương pháp phun sấy...............40
Hình 3.10. Phổ IR của Rutin, PC, CH và phytosome........................................................... 43
Hình 3.11. Hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X của Rutin, PC, CH và phytosome.................43


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số sản phẩm của rutin trên thị trường.............................................................. 4
Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa phytosome và liposome........................................................... 9
Bảng 1.3. Một số sản phẩm phytosome trên thị trường....................................................... 11
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu bào chế phytosome trên thế giới........................................ 14
Bảng 1.5. Một số nghiên cứu bào chế phytosome ở Việt Nam......................................... 17
Bảng 2.1. Nguyên liệu, hóa chất nghiên cứu........................................................................... 21
Bảng 3.1. Độ hấp thụ quang của rutin theo nồng độ tại bước sóng 257 nm................29
Bảng 3.2. Một số đặc tính của rutin (n=3)................................................................................ 30
Bảng 3.3. Các thông số kĩ thuật bào chế phytosome rutin bằng phương pháp bốc hơi
dung môi, sử dụng các dung môi khác nhau............................................................................ 30
Bảng 3.4. Một số đặc tính của phytosome bào chế theo hai phương pháp và hiệu
suất phytosome hóa (n=3)............................................................................................................... 31
Bảng 3.5. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch phytosome rutin theo nhiệt độ phản
ứng (n=3)............................................................................................................................................... 32
Bảng 3.6. KTTP, PDI, th ế zeta của hỗn dịch phytosome rutin theo thời gian phản
ứng (n=3)............................................................................................................................................... 33
Bảng 3.7. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch phytosome rutin theo tỉ lệ mol
Rutin:PC (n=3).................................................................................................................................... 35
Bảng 3.8. KTTP, PDI, thế zeta của hỗn dịch phytosome rutin theo tỉ lệ mol
rutin:PC:CH (n = 3)........................................................................................................................... 36
Bảng 3.9. KTTP, PDI, thế zeta của phytosome rutin bào chế theo hai phương pháp
bốc hơi dung môi và phun sấy (n=3)........................................................................................... 38
Bảng 3.10. Hiệu suất phun sấy phytosome rutin thu được khi phun sấy với nhiệt độ
khác nhau............................................................................................................................................... 39



Bảng 3.11. Hiệu suất phun sấy phytosome rutin thu được khi phun sấy với tốc độ
khác nhau............................................................................................................................................... 39
Bảng 3.12. Một số đặc tính của phytosome rutin bào chế bằng phương pháp phun
sấy (n=3)................................................................................................................................................ 41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học đã tập trung vào việc
phát triển các hệ mang thuốc cho các hoạt chất có nguồn thiên nhiên như tiểu phân
nano polyme, siêu vi nang, liposome, nano lipid rắn, tranferosome, pharmacosome,
phytosome, nano nhũ tương. Các hệ mang thuốc này có nhiều lợi ích đối với các
thuốc có nguồn gốc thảo dược như tăng độ hòa tan, cải thiện sinh khả dụng, giảm
độc tính, tăng cường tác dụng sinh học, tăng độ ổn định, bảo vệ các hoạt chất chống
lại sự phân hủy do các yếu tố vật lý hay hóa học [36].
Công nghệ phytosome là công nghệ nghiên cứu bào chế và ứng dụng phức
hợp của các hợp chất tự nhiên với phospholipid có c ấu trúc tương tự màng tế bào
nhằm tăng khả năng vận chuyển các hoạt chất từ môi trường thân nước sang môi
trường thân lipid để tăng hấp thu, tăng SKD cho các hoạ t chất tự nhiên [28].
Rutin là một flavonoid có trong nhiều các loại cây như cửu lý hương, hòe...
Rutin có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống huyết khối, chống kết tập tiểu
cầu, chống ung thư, bảo vệ gan, làm bền thành mạch, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt
cho người mắc bệnh tim mạch, đục thủy tinh thể. Một số nghiên cứu gần đây cho
thấy rutin có tác dụng chống viêm rất tốt, được sử dụng trong điều trị các bệnh như
viêm khớp, thấp khớp [21,31,37]. Tuy nhiên, do độ tan thấp và kích thước phân tử
lớn nên sinh khả dụng của rutin thấp [26,39].
Để khắc phục nhược điể m này, các nghiên cứu trên thế giới gần đây đã thực
hiện theo nhiều hướng khác nhau như tạo phức hợp với cylcodextrin, phức hợp với
phospholipid, nano polyme...[38]. Một trong những dạng bào chế được quan tâm

gần đây là bào chế phytosome. Phytosome rutin là phức hợp giữa rutin và
phospholipid có ưu điểm làm tăng sinh khả dụng đường uống và tăng tính thấm của
dược chất qua da.
Năm 2017, Nguyễn Tư Đạt đã tiến hành nghiên cứu bào chế phytosome rutin
bằng phương pháp bốc hơi dung môi. Tuy nhiên, nhận thấy quy trình bào chế có
nhược điểm đó là sử dụng các dung môi hữu cơ độc hại như methanol, diclomethan,
n-hexan. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Tiếp tục nghiên cứu bào chế
phytosome rutin” với hai mục tiêu chính:
1.
Tiếp tục hoàn thiện quy trình và công thức bào chế được
phytosome
rutin
2.

Đánh giá một số đặc

tính của phytosome rutin bào
chế được. 1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan Rutin

1.1.1. Tên gọi, công thức
Rutin là 1 loại vitamin P. Chữ P là chữ đầu của chữ perméabilité, tiếng Pháp
có nghĩa là tính thấm.
- Công thức phân tử: C27H30O16, trọng lượng phân tử 610,51 ĐvC.


- Tên IUPAC: 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy-3[(2S,3R,4S,5S,6R)-3,4,5-trihydroxy-6-{[(2R,3R,4R,5R,6S)-3,4,5trihydroxy-6-methyloxan-2-yl]oxymethyl]oxan-2-yl}oxychromen-4-one.

Hình 1.1. Cấu trúc của Rutin [2]
- Tên gọi khác: Quercetin-3-rutosid, Eldrin, Oxerutin, Quercetin-3rhamnoglucosid, Rutosise, Sclerutin, Sophorin [2].
1.1.2. Tính chất vật lý
- Bột kế t tinh màu vàng hay vàng lục.
- Tan trong ethanol và các dung dịch hydroxid kiềm, hơi tan trong ethanol
thự c tế không tan trong nước và diclomethan [13].
1.1.3. Định tính
Theo dược điển Việt Nam V, các phương pháp định tính rutin [13]:
- Phương pháp A: So sánh phổ hồng ngoại
- Phương pháp B: Đo phổ hấp thụ tử ngoại
- Phương pháp C: Phương pháp sắc kí lớp mỏng.
2


1.1.4. Định lƣợng
Đề xác định hàm lượng trong chế phẩm hoặc dược liệu, người ta sử dụng các
phương pháp sau:
-

Phương pháp cân [11]
Phương pháp đo quang [11]
Phương pháp chuẩn độ [13]
Phương pháp quang phổ [11]
Phương pháp đo Iod
Phương pháp sắc kí lỏng cao áp

1.1.5. Tác dụng sinh học
Rutin có nhiều tác dụng sinh học như kháng sinh, kháng nấm và chất chống

dị ứng. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rutin còn có tác dụng tốt trong điều
trị các bệnh mãn tính khác nhau như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp và tăng
cholesterol [2].
Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao
mạch. Thiếu vitamin này sự chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ
bị đứt vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C, gần
đây mới phát hiện ra sự liên quan với vitamin P [9].
Rutin làm bền và giảm tính thấm mao mạch, làm tăng sự bền vững của hồng
cầu. Rutin làm giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt [14], chống phóng xạ tia X,
viêm thận cấp [12].
Rutin có thể sử dụng như là một chất tiềm năng để kiểm soát đường huyết
thông qua tăng cường hoạt tính của thụ thể kinase phụ thuộc insulin, do đó tăng khả
năng kết hợp giữa đường và insulin và do đó gây tăng vận chuyển đường và tăng sự
hấp thu glucose [2].
Rutin chống lại các rối loạn thoái hóa thần kinh do tích lũy prion bằng việc
tăng sả n xuất các yếu tố thần kinh và ức chế kích hoạt quá trình apoptotic trong tế
bào thầ n kinh. Những kết quả này cho thấy rutin có thể lâm sàng lợi ích cho bệnh
prion và rối loạn thoái hóa thần kinh khác [18].
Rutin có tác dụng chống viêm ở da chuột chiếu xạ tia cực tím bởi ức chế sự
biểu hiện của cyclooxygenase-2 và synthase nitric oxid cảm ứng [18].

3


1.1.6. Ứng dụng của rutin
Rutin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ nhuộm màu
thực phẩm, công nghệ bao màu.
Trong y học, rutin được dùng chủ yếu để đề phòng những biến cố c ủa bệnh
xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất
huyết như chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết tử cung, phân có máu. Rutin còn

được dùng làm thuốc chữa trĩ, chống dị ứng, thấp khớp. Ngoài ra, rutin còn được
dùng trong các trường hợp tổn thương ngoài da do bức xạ làm cho vết thương mau
lành sẹo [14].
Trong khoa mắt, rutin có thể được dùng cho các trường hợp viêm võng mạc
có xuất hiện xuất huyết, chảy máu ở đáy mắt [8].
Rutin có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác để nâng cao
hiệu quả điều trị như:
Vitamin C: Rutin làm tăng cường tác d ụng của vitamin C đặc biệt là khả
năng hấp thụ thuốc vào các cơ quan khác nhau. Thường được dùng trong biểu hiện
tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, cao huyết áp.
Vincamin: dùng để chữa các chứng rối loạn tâm thần, cải thiện trí nhớ, chức
năng thần kinh giác quan ở người già.
Nicotinamid: dùng trong các biểu hiện chức năng hay tổn thương thực thể
của suy tĩnh-bạch mạch, g iãn tĩnh mạch nguyên phát hay các cơn đau trĩ.
- Ngoài ra còn có th ể phối hợp với cholin, khellin, papaverin.
1.1.7. Một số sản phẩm c ủa rutin trên thị trƣờng
Bảng 1.1. Một số sản phẩm của rutin trên thị trƣờng
Tên thƣơng mại
Mevon
Meflavon
Rutin -Vitamin C
Swanson Rutin
Antioxidants BioRutin complex
Siduol



1.1.8. Một số nguồn chiết Rutin
Rutin được tìm thấy ở 62 họ thực vật với khoảng 150 loài thực vật, trong đó
có 70 loài thuộc 28 họ có chứa rutin ở dạng vết [2].

Trong cây, rutin chủ yếu phân bố ở hoa (cây hòe, cây tam giác mạch), lá (cây
bạch đằng, cây tam giác mạch).
Tuy có nhiều loài thực vật chứa rutin nhưng rutin chỉ được tách chiết từ
những cây nguyên liệu có hàm lượng rutin cao như Ruta graveolens L có khoảng 2
%, Fagopyrum esculentum Moench có khooảng 4 %, Fagopyrum tataricum L có
khoảng 6 %, Eucalyptus macrorrhyncha F.Muell có khoảng 8 %, Sophora japónica
L có khoảng 18 % [4].
1.1.9. Phƣơng pháp chiết Rutin
Các phương pháp chiết xuất rutin từ hoa hòe dựa vào độ tan khác nhau của
rutin trong các dung môi [11].
-

Chiết bằng dung môi nước
Chiết bằng dung môi cồn
Chiết bằng dung môi là dung dịch kiềm loãng
Siêu âm

1.2. Tổng quan phytosome
1.2.1. Khái niệm
Phytosome là ph ứ c hợp của cao chiết dược liệu hoặc hoạt chất dược liệu
được chuẩn hóa gắn với phospholipid [35]. “Phyto” thành phần mang hoạt tính có
nguồn gốc từ thực vật, “some” giống tế bào. Phytosome có cấu trúc tương tự màng
tế bào và được xem như hệ vận chuyển phyto-lipid. Phytosome được tạo trong dung
môi phân c ự c, liên kết hydro giữa phần phân cực của phospholipid (ví dụ nhóm
phosphat) và phần phân cực của polyphenol (thành phần có hoạt tính sinh học) [24].

5


1.2.2. Thành phần cấu tạo


Hình 1.2. Cấu tạo của phytosome [2]
Hoạt chất: Các hoạt chất có nguồn gốc từ thực v ật/ dược liệu, thường là
hoạt chất nhóm polyphenol như: flavonoid (rutin, quercetin, silybin…), saponin,
terpenoid,…
Trong phytosome, các nhóm phân cự c của hoạt chất tương tác với nhóm
phosphat và nhóm amonium của phospholipid thông qua liên kết hydro, hình thành
sự sắp xếp không gian đặc trưng có thể được chứng minh bằng các loại phổ như phổ
1

hồng ngoại IR, phổ cộng hưởng từ hạt nhân H-NMR, phổ nhiễu xạ tia X, phổ phân
tích nhiệt quét vi sai DSC [43].
Phospholipid: Phần đầu có tính thân nước gồm nhóm phosphat gắn với các
dẫn xuất amin khác nhau, ph ần đuôi là hai chuỗi hydrocarbon có tính kỵ nước.

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử của phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa [16]

Vai trò của phospholipid trong phytosome:
Nhóm phosphat, amoni của phospholipid tạo liên kết hydro với nhóm phân
cực c ủa dược chất, chính các liên kết này giúp phytosome có độ ổn định cao hơn
các dạ ng bào chế khác [30].
Phospholipid là phân tử lưỡng cực, trộn lẫn được trong môi trường thân nước
và thân dầu, nên nếu được sử dụng như là chất mang dược chất sẽ giúp cải thiện
độ tan và tốc độ hòa tan của dược chất, từ đó tăng khả năng hấp thu dược chất qua
đường tiêu hóa [32].

6


Phospholipid còn làm giảm sức căng bề mặt của hệ phân tán với dịch cơ thể ,

bằng cách đó phytosome dễ dàng được hòa tan trong dịch tiêu hóa và vận chuyển
đến các mô trong cơ thể.
Phân loại:
Phospholipid gồm 3 loại:
Phospholipid tự nhiên: Hay dùng nhất là phosphatidylcholin (PC) từ lecithin
của trứng hoặc đậu tương, ngoài ra còn có phosphatidylethanolamin (PE),
phosphatidylserin (PS), phosphatidylglycerol (PG),…
Phospholipid tổng hợp: Phosphatidylcholin đậu nành được hydrogen hóa
(HSPC), disteroyl phosphatidylcholin (DSPC), dioleylphosphatidylcholin (DOPC),
dioleylphosphatidylethanolamin (DOPE),…
Một số loại phospholipid khác như sphingolipid (sphingomyelin,
sphingosin).
Lựa chọn phospholipid trong quá trình bào chế phytosome:
Việc lựa chọn phospholipid rất quan trọng, ảnh hưởng đến các đặc tính của
phức hợp tạo thành. Vì vậy, việc lựa chọn phải căn cứ trên các đặc điểm sau:
Mức độ bão hòa của lipid: phospholipid không bão hòa (như
phosphatidylcholin lòng đỏ trứng, phosphatidyl glycerol…) dễ bị peroxy hóa dẫn
đến hỏng màng, rò rỉ dược chất. Vì vậy, phospholipid bão hòa (như dipalmytoyl
phosphatidylcholin, dipalmitidyl phosphatidic,…) được sử dụng nhiều hơn, để làm
tăng độ ổn định của phytosome.
Để bào chế các chế phẩm có khả năng giải phóng dược chất nhanh thì màng
cần có độ linh động cao, do đó phospholipid được lựa chọn thường có thành phần
là các phospholipid chưa bão hòa và giảm hàm lượng cholesterol bổ sung vào
màng.
Phospholipid được sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ đậu nành và trứng, đặc
biệt là phosphatidylcholin là một phospholipid chính trong màng tế bào [24].
Phosphatidylethanolamin (PE), phosphatidylserin (PS) và phosphatidylcholin (PC)
là các phospholipid được dùng phổ biến trong bào chế phytosome. PCs có một đầu
cholin là thành phần của màng sinh học. PCs là chất mang thích hợp để bao gói các
hoạt chất có nguồn gốc thực vật đồng thời là chất dinh dưỡng có hiệu quả lâm sàng

trong điều trị bệnh gan [24].

7


1.2.3. Đặc điểm của Phytosme
Đặc điểm hóa học [35]
Phytosome được tạo ra bởi phản ứng của phospholipid với chất trong thảo
mộc được chuẩn hóa. Hình ảnh quang phổ cho thấy liên kết hydro được hình thành
giữa đầu phân cực của phospholopid (nhóm phosphat và ammonium) và các đầu
phân cực của hoạt chất.
Kích thước Phytosome thay đổi từ 50 nm đến vài trăm μm.
Phytosome, khi tiếp xúc với nước, chuyển thành dạng micell giống liposome
và quang phổ photon (PCS) cho thấy dạng liposome này có được do phytosome.
1

13

Dữ liệu H-NMR và C-NMR cho thấy rằng chuỗi chất béo không thay đổi
tín hiệu cả trong phospholipid tự do và trong phức hợp phytosome, các chuỗi acid
béo dài không tham gia phản ứng mà chỉ tạo lớp áo xung quanh phần hoạt động.
Các phức này thường hòa tan trong các dung môi aprotic, không hòa tan
trong nước và tương đối không ổn định trong rượu.
Đặc điểm sinh học
Ưu điểm của phytosome [29,35,20,33]:
- Cải thiện sinh khả dụng của tinh chất thảo dược và tăng tiêu hóa trong ruột.
- Giúp các tinh chất thảo dược không có tính lipid hấp thu dễ dàng qua ruột.
Các thành phần của phytosome an toàn, được phép sử dụng trong bào chế
dược phẩm, mỹ phẩm.
Ở dạng phytosome, các flavonoid được bảo vệ và đảm bảo sinh khả dụng cao

khi tới gan, mặt khác phosphocholin cũng có tác dụng bảo vệ gan trong tự nhiên.
- Cải thiện tính thấm của thuốc qua da.
PC được sử dụng trong phytosome là thành phần không thể thiếu của màng
vì vậy ngoài vai trò là chất mang nó còn là nguồn cung cấp PC cho màng.
Quy trình sản xuất tương đối đơn giản, không đòi hỏi công nghệ phức tạp,
hiệu suất cao.
Bền trong dịch dạ dày và chống lại hoạt động của các vi khuẩn đường ruột.
Ổn định hơn liposome do có liên kết hóa học giữa phospholipid và hoạt chất.
Nhược điểm:

8


Hầu hết các phương pháp bào chế phytosome đều sử dụng các dung môi hữ u
cơ độc hại như: diclomethan, methanol… để hòa tan lipid gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và môi trường.
Bào chế phytosome bằng phương pháp siêu tới hạn có thể khắc ph ục được
nhược điểm này, nhưng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và yêu cầu áp suất cao 3000 4500 psi.
1.2.4. So sánh phytosome và liposome
Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa phytosome và liposome
Phytosome

Liên
kết

Sắp
xếp
phân
tử


Có liên kết hóa học g
phân tử hoạt chất và

phân cực của phosph
Trong

phospholipid phản ứ

hoạt chất theo tỉ lệ
hoặc 1:2
từng chất

Phytosome h ấ p th
SKD

Môi
trƣờng

1.2.5. Phƣơng pháp bào chế phytosome
Phytosome được tạo ra bằng 2 quá trình: tạo phức hợp hoạt chất phospholipid và phân lập phức.

hơn, cho
cao hơn liposome

Phytosome phản ứn
dung môi hằng số

môi thấp như ace

dioxan, methylen ch

hexan và ethyl aceta


9


Quá trình tạo phức giữa hoạt chất - phospholipid được tiến hành trong môi
trường của một dung môi chung. Tùy loại hoạt chất hoặc hỗn hợp nhiều hoạt chất
trong cao dược liệu và loại phospholipid, tỷ lệ hoạt chất : PC (mol) có thể từ 1:1 đến
1:5. Ví dụ flavonoid tạo phức với PC thường tỷ lệ 1:1 (mol). Dung môi sử dụng
trong quá trình tạo phức là dioxan hoặc aceton. Để tách phức khỏi dung môi, có thể
dùng biện pháp kết tủa phức với dung môi không đồng tan (aliphatic) như n-hexan.
Trong nhiều trường hợp cũng có thể làm khô phức bằng kỹ thuật đông khô, sấy
chân không hoặc phun sấy [5].
Phƣơng pháp phun sấy
Ưu nhược điểm [42]
Ưu điểm:
Sử dụng rộng rãi trong cả phòng thí nghiệm và trong quy mô công nghiệp do
nhanh, liên tục, các bước đơn giản.
Thích hợp với nhiều loại dược chất kể cả các chất nhạy cảm với nhiệt. Do trong
quá trình sấy sự phun sương của chất lỏng thành các giọt nhỏ có tỷ lệ diện tích bề
mặt/ thể tích cao dẫn đến dung môi bay hơi rất nhanh. Thời gian tiếp xúc với nhiệt
rất ngắn (chỉ từ mili giây đến vài giây) nên hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt.
Nhược điểm:
Hiệu suất phụ thuộc vào quy mô. Phun sấy với quy mô nhỏ, hiệu suất thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng
Mỗi giọt phun sấ y s ẽ hình thành một tiểu phân. Do vậy kích thước tiểu phân
được quyết định bởi kích cỡ giọt phun, các thành phần chất rắn trong dịch phun và tỉ
trọng của tiểu phân rắn hình thành.
Các thông số quan trọng của quá trình phun sấy: Nhiệt độ đầu vào, nhiệt độ

đầu ra, tốc độ thổi khí, nồng độ và độ nhớt dịch phun sấy [23].
Ứng d ụng
Tạo hạt, thay đổi thuộc tính pha rắn, bào chế vi nang, bào chế tiểu phân với
kích thước nano, micro, các dạng chất mang polyme.

10


1.2.6. Một số sản phẩm phytosome trên thị trƣờng
Bảng 1.3. Một số sản phẩm phytosome trên thị trƣờng
STT
1

2

3
4

5

6

7

1.2.7. Các phƣơng pháp giảm kích thƣớc tiểu phân
Mục đích của quá trình này là tạo ra phytosome có kích thước nhỏ và phân
bố kích thước hẹp, điều này giúp tăng độ ổn định về mặt vật lý, cải thiện hình thức
và độ tan cho dược chất. Những tiểu phân có kích thước càng nhỏ sẽ có diện tích bề
mặt tiếp xúc càng lớn; từ đó, khả năng giải phóng dược chất nhanh hơn cũng như độ
ổn định cao hơn so với những tiểu phân kích thước lớn hơn.

Phytosome được làm giảm KTTP bởi các tác dụng của lực cắt. Các phương
pháp được sử dụng để làm giảm và đồng nhất kích thước là siêu âm, đùn ép qua
màng, đồng nhất hóa áp suất cao…
1.2.8. Các phƣơng pháp đánh giá liên kết đƣợc hình thành giữa
phospholipid và dƣợc chất
- Phân tích phổ bức xạ hồng ngoại


11


Nguyên tắc: Trong phân tử, các nguyên tử ở mỗi liên kết sẽ dao động với một
tần số đặc trưng nằm trong vùng hồng ngoại. Khi bị chiếu một chùm tia, liên kết đó
sẽ hấp thụ bức xạ có bước sóng đúng bằng dao động giữa các nguyên tử của liên
kết. Các nhóm có cấu tạo khác nhau sẽ dao động ở những số sóng khác nhau và đặc
trưng cho nhóm đó [1].
Khi tạo thành phức hợp, đầu phân cực phân tử phospholipid (nhóm phosphat
và/ hoặc nhóm amoinium) liên kết với nhóm –OH của dược chất tạo sự tương tác
liên phân tử, làm dịch chuyển bước sóng hấp thụ của các nhóm chức đó. Dựa vào
những thay đổi trên phổ hồng ngoại của mẫu phức hợp so với mẫu dược chất và
phospholipid ta có thể đánh giá được tương tác giữa dược chất và phospholipd [43].
- Phương pháp quét nhiệt vi sai (DSC)
Nguyên tắc: Bình thường, màng phospholipid ở trạng thái gel với sự sắp xếp
trật tự của các phân tử phospholipid. Khi gia nhiệt, màng phospholipid kép chuyển
từ trạng thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng v ới sự sắp xếp lộn xộn của các phân tử
lipid, làm ảnh hưởng tới lực liên kết Van der Waals giữa các chuỗi hydrocarbon, làm
tăng sự linh động của màng lipid. Khi dược chất liên kết với phospholipid làm tăng
sự chặt chẽ của cấu trúc màng phospholipid kép, do đó làm thay đổi nhiệt độ chuyển
pha [15]. Dựa vào những thay đổi trên giản đồ nhiệt có thể cho những thông tin về
tương tác giữa dược chấ t và phospholipid.

- Phương pháp phân tích nhiễu xạ tia X
Nguyên tắc: Khi chiếu tia X vào vật liệu tinh thể, các nguyên tử sẽ hấp thụ và
tái bức xạ tia X (tán x ạ ). Các sóng tán xạ này giao thoa tăng cường với nhau tạo ra
hiện tượng nhiễu xạ tia X. Sự nhiễu xạ tia X xảy ra khi góc tới mặt phẳng tinh thể
θ ứng với cực đại giao thoa, do cường độ nhiễu xạ là rất nhỏ nếu không phải cực
đại. Trong phương pháp bột nhiễu xạ tia X, mẫu ở dạng bột nhằm mục đích trong
mẫu có nhi ề u tinh thể, có định hướng ngẫu nhiên để phần lớn hạt có định hướng
thỏa mãn điề u kiện nhiễu xạ Vulf – Bragg. Góc giữa phương chiếu tia X với mặt
phẳng là θ, với tia nhiễu xạ là 2θ, do đó giản đồ nhiễu xạ tạo nên theo hình học này
gọi là gi ản đồ quét θ-2θ. Nguồn tia X được giữ cố định, mẫu quay với tốc độ θ và
detector quay quanh với tốc độ 2θ. Cường độ nhiễu xạ theo 2θ được ghi lại thành
giản đồ nhiễu xạ tia X [16].
Phổ nhiễu xạ tia X được sử dụng để phân tích sự thay đổi về cấu trúc tinh thể
của phytosome khi so sánh với giản đồ tia X của dược chất ban đầu. Đối với giản đồ
12


×