Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Giáo trình Quản lý sàn giao dịch bất động sản: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.62 KB, 47 trang )

Chương 4: QUẢN TRỊ MARKETING ĐỐI VỚI SÀN GIAO DỊCH BẤT
ĐỘNG SẢN
4.1. Qúa trình quản trị Marketing
Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, định giá, khuyến mãi, phân phối hàng
hóa, dịch vụ và ý tưởng để trao đổi với các nhóm khách hàng mục tiêu, thỏa mãn
những mục đích của khách hàng và tổ chức.
4.2. Phân tích cơ hội marketing
Các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra được những cơ hội thị trường mới. Không
một doanh nghiệp nào có thể chỉ trông dựa vào những sản phẩm và thị trường hiện có
của mình mãi được.
Phân tích cơ hội thị trường được tiến hành thông qua phân tích các yếu tố trong môi
trường marketing, sự thay đổi của các yếu tố môi trường có thể tạo ra những cơ hội
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoặc cũng thể gây ra nguy cơ đối với hoạt động
marketing của doanh nghiệp. Điều cơ bản là phải phân tích và nhận biết được những
biến đổi nào có thể trở thành cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác, hoặc những tác
động nào của môi trường có thể tạo thành những nguy cơ và mức độ tác động của các
nguy cơ này đối với doanh nghiệp như thế nào?
Doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu marketing và hệ thống tình
báo marketing để thường xuyên phân tích, đánh giá những thay đổi của môi trường,
các xu hướng trong tiêu dùng, thái độ của khách hàng đối với hoạt động marketing
của doanh nghiệp.
4.3. Chiến lược marketing mục tiêu
1. Chiến lược marketing tổng thể, nhiều dạng sản phẩm và Marketing mục tiêu:
a) Marketing tổng thể, nhiều dạng sản phẩm:
Người bán tham gia vào sản xuất, phân phối và chiêu thị tổng thể của một sản phẩm
cho tất cả người mua.
=> Chi phí và giá cả thấp nhất => thị trường tiềm năng rộng lớn nhất.
b) Marketing mục tiêu:


- Người bán phân biệt các khúc thị trường chủ yếu, nhắm vào một hoặc nhiều phân


khúc này => phát triển sản phẩm và chương trình Marketing đáp ứng nhu cầu đối với
mỗi phân khúc chọn lựa.
- Đòi hỏi ba biện pháp:

Phân khúc thị trường thành các nhóm người mua rõ ràng.

Lựa chọn các khúc thị trường mục tiêu.

Định vị sản phẩm hay dịch vụ trên thị trường mục tiêu.
4.4. Hoạch định chương trình marketing
Nội dung chi tiết của kế hoạch Marketing
1.BÁO CÁO TÓM LƯỢC VÀ GIỚI THIỆU NỘI DUNG KẾ HOẠCH
MARKETING
Phác họa và trình bày tóm tắt nội dung kế hoạch marketing cho lãnh đạo thông qua
các chỉ tiêu chính; đề xuất hay những kiến nghị chủ yếu kèm theo nội dung.
2. HIỆN TRẠNG MARKETING HIỆN TẠI
Dữ liệu cơ sở hiện tại về doanh số, chi phí, lợi nhuận, thị trường, phân phối, tình hình
cạnh tranh, tình hình sản phẩm, tình hình môi trường vĩ mô
3. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VẤN ĐỀ
Xác định các cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, các vấn đề mà dòng sản
phẩm và thương hiệu đang đối mặt
4. XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Xác định mục tiêu tài chính và mục tiêu marketing cần đạt được
5. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
Giải thích các chiến lược mục tiêu sẽ được thực thi như thế nào để hoàn thành các
mục tiêu, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, lực lượng bán
hàng, quảng cáo, nghiên cứu marketing.
6. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Các chương trình marketing tổng quát để đạt được mục tiêu kinh doanh, nhằm cụ thể
hóa các chiến lược marketing: làm việc gì, ai làm khi nào làm, chi phí

7. DỰ KIẾN LÃI LỖ
Giám đốc sản phẩm xây dựng một ngân sách với doanh số dự báo, chi phí, lợi nhuận,
dự kiến
8.KIỂM SOÁT
Để giám sát kế hoạch, các mục tiêu và ngân quỹ được báo cáo cho mỗi tháng hoặc nội
quy đánh giá


CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN
Mục tiêu:

- Trang bị cho sinh viên những khái niệm, nguyên tắc, kỹ thuật cơ bản của
quản trị vốn luân chuyển và ứng dụng những nguyên tắc này trong việc ra quyết
định của quản lý sàn giao dịch về cấu trúc vốn, quyết định tài trợ và phương án
huy động vốn.
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp (DN) cần
để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên (được tính bằng cách lấy
tổng tài sản ngắn hạn trừ đi tổng nợ ngắn hạn). Các nhà phân tích thường lấy chỉ
số này làm căn cứ để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính
trong ngán hạn của DN.
1. Quản lý nợ phải thu
Nhiều SME không đầu tư đầy đủ nguồn lực cũng như chính sách trong việc theo
dõi và thực hiện việc thu nợ, mặc dù khoản này chiếm phần không nhỏ trong tổng
vốn lưu động. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì DN càng có nhiều tiền để quay
vòng vốn. Dễ rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến khi thu được nợ
từ khách hàng, nhà quản lý SME nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính
sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.
Chính sách
Quy đinh về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã
kiểm tra các thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán,

doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cơ sở vật chất... của từng khách hàng.
Quy định về người phê chuẩn cho các hạn mức nợ khác nhau trong nội bộ DN,
từ tổng giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng.
Thưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được chỉ tiêu đề ra để động viên,
khuyến khích nhân viên làm việc.
Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu hướng dẫn cho cả hệ thống và là một
kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban trong DN trong quá trình phối kết
hợp để quản lý công nợ.


Con người
DN nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia
theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ.
Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng
thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình
huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ...
Công cụ
DN nên đầu tư phần mềm kế toán có phần hành (module) hỗ trợ quản lý công nợ.
Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cũng báo
cáo công nợ chi đến khách hàng theo các tiêu chí quản trị, giúp tiết kiệm thời
gian, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ.
Quy trình
Trước khi ký hợp đồng cho khách nợ, nhân viên bán hàng nên trực tiếp đến thăm
trụ sở công ty khách hàng để trao đổi, thu thập thông tin, tiến hành đánh giá xem
khách hàng có điều kiện được nợ không.
Khi ký hợp đồng phải qua sự kiểm tra của bộ phận quản lý công nợ để chắc chắn
rằng khách hàng không có lịch sử về nợ xấu, nợ khó đòi đã bị đóng hợp đồng.
Mẫu hợp đồng nên có đầy đủ các điều khoản về hạn mức nợ, thời hạn thanh toán...
Sau khi ký hợp đồng, DN nên gửi invoice (bản liệt kê), hóa đơn cho khách đúng
kỳ hạn bằng chuyển phát nhanh, thư đảm bảo để chắc chắn rằng khách hàng nhận

được giấy tờ và trong thời gian ngắn nhất; liên lạc với khách hàng để giải quyết
vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình; gửi thư nhắc nợ lần 1, 2, 3 với các mốc thời
gian cụ thể cho khách hàng có tuổi nợ cao hơn thời gian cho phép; hẹn gặp và
đến thăm khách hàng nếu thấy trao đổi qua điện thoại không hiệu quả... Nếu khó
thu hồi nợ, có thể nhờ công ty chuyên thu nợ hoặc bán nợ.
Lưu ý, mỗi DN có những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tài sản,
vốn lưu động và khoản mục nợ phải thu nhiều hay ít. Nhà quản lý của từng DN
nên lựa chọn những phương thức phù hợp nhất cho DN của mình dựa trên phương
châm "lợi ích và chi phí", nhiều khi phải đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi
nhuận. Nếu DN gắt gao trong việc thu nợ, tính thanh khoản được cải thiện nhưng
có rủi ro là khách hàng sẽ chuyển sang ký hợp đồng với DN khác có chính sách
tín dụng thương mại mềm dẻo hơn.
2. Quản trị tiền mặt
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của DN. Vì thế, nhà
quản lý cần phải tập trưng vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng
thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận
về tài chính trong nội bộ DN và / hoặc của bên thứ ba.


Quản trị tiền mặt là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài
khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của
DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong
ngắn hạn cũng như dài hạn.
Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt
Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là
điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh
hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai
đoạn. DN giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, tăng
rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn (vì tiền mặt tại quỹ
không sinh lãi, tiền mặt tại tài khoản thanh toán ngân hàng thường có lãi rất thấp

so với chi phí lãi vay của DN). Hơn nữa, sức mua của đồng tiền có thể giảm sút
nhanh do lạm phát.
Nếu DN dự trữ quá ít tiền mặt, không đủ tiền để thanh toán sẽ bị giảm uy tín với
nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. DN sẽ mất cơ hội hưởng các khoản
ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng phản ứng
linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến.
Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của DN phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: Chi
cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của
DN như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế;
Dự phòng cho các khoản chi ngoài kế hoạch; Dự phòng cho các cơ hội phát sinh
ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột.
DN có thể sử dụng phương pháp Baumol hoặc mô hình Miller Orr để xác định
mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt dự trữ
thường xuyên, DN nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi
ro cũng như những thất thoát trong hoạt động: 1. Số lượng tiền mặt tại quỹ giới
hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua
ngân hàng. Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán
qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu
pháp luật liên quan. 2. Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
bao gồm danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn,
phiếu nhập kho, biên bản giao nhận...). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt
của các cấp quản lý trên cơ sở quy mô của từng DN. Đưa ra quy tắc rõ ràng về
trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quá trình thanh toán để
việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chính xác. 3. Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm
nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ. Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường
xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế, sổ quỹ với số liệu kế toán .
Đối với tiền gửi ngân hàng, định kỳ đối chiếu số dư giữa sổ sách kế toán của DN
và số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử lý các khoản chênh lệch nếu
có.
Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt



Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp DN ước lượng được
khoảng định mức ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm
hụt ngân sách để DN chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này. Nhà
quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính
doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của DN trong từng thời kỳ. Ngoài
ra, phương thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho
hàng năm cũng được sử dụng thường xuyên.
Nguồn nhập ngân quỹ thường bao gồm các khoản thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán tài sản cố định không
dùng đến...
Nguồn xuất ngân quỹ bao gồm các khoản chi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh,
trả nợ vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm tài sản cố định, đóng thuế và các
khoản phải trả khác.
Mặc dù DN có thể đã áp dụng các phương pháp quản trị tiền mặt một cách hiệu
quả, nhưng do đặc thù về mùa vụ hoặc do những lý do khách quan ngoài tầm
kiểm soát, DN bị thiếu hoặc thừa tiền mặt, nhà quản lý có thể áp dụng những biện
pháp sau để cải thiện tình hình:
Thứ nhất, biện pháp cần làm khi thiếu tiền mặt là đẩy nhanh tiến trình thu nợ;
giảm số lượng hàng tồn kho; giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng
cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán
với nhà cung cấp; bán các tài sản thừa, không sử dụng; hoãn thời gian mua sắm
tài sản cố định và hoạch định lại các khoản đầu tư; giãn thời gian chi trả cổ tức;
sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn; sử dụng biện pháp
"bán và thuê lại" tài sản cố định.
Thứ hai, biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các
khoản thấu chi; sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng; sử dụng hợp
đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt; đầu tư vào những sản
phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính phủ); đầu tư vào cổ phiếu
quỹ ngắn hạn.

Thứ ba, biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn: đầu tư vào các dự án
mới; tăng tỷ lệ cổ tức; mua lại cổ phiếu; thanh toán các khoản vay dài hạn; mua
lại công ty khác.


CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA SÀN GIAO
DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Mục tiêu:
- Trang bị cho sinh viên những khái niệm, nguyên tắc và phương pháp cơ bản của
phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh
doanh cũng như nắm được những yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
6.1. Những vấn đề chung
1. Khái niệm:
Phân tích hoạt động kinh tế là phân chia các sự vật - hiện tượng, các quá trình, các
kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành; sử dụng các phương pháp liên hệ,
so sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm rút ra kết luận tìm tính quy luật, xu hướng vận động
phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
2. Đối tượng:
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là quá trình và các kết quả thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ được thể hiện qua các báo cáo thực hiện trong từng
giai đoạn: tháng, quý, năm ...
3. Nội dung:
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh.
- Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động của một chỉ tiêu kinh tế và mức độ giá trị của sự biến động đó.
4. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra và đánh giá một cách toàn diện và thường xuyên kết quả hoạt động kinh
doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu

phân tích.
- Khai thác mọi khả năng tiềm tàng, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng
cao hiệu quả kinh doanh.


- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
- Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và luật pháp của nhà nước.
Các phương pháp phân tích
1. Phương pháp so sánh:
Có ba nguyên tắc:
a) Nguyên tắc 1: Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn để lựa chọn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so
sánh, được gọi là các gốc so sánh. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu các năm trước.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức).
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, … nhằm đánh giá vị trí của
doanh nghiệp.
b) Nguyên tắc 2: Điều kiện so sánh được:
Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất.
- Về mặt thời gian: Cần thống nhất trên cả ba mặt:
+ Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.
+ Phải cùng một phương pháp tính toán.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.
- Về mặt không gian: Các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh
doanh tương tự nhau.
Ví dụ: Có lợi nhuận trước thuế của hai doanh nghiệp A và B năm 2009 như sau: A là
100 triệu đồng; B là 50 triệu đồng. Doanh nghiệp nào hoạt động hiệu quả hơn?
1) Doanh nghiệp A?
2) Doanh nghiệp B?
3) Ý kiến khác?

c) Nguyên tắc 3: Kỹ thuật so sánh:
 So sánh số tuyệt đối:
Hiệu số giữa kỳ phân tích và kỳ so sánh (kỳ gốc, kỳ kế hoạch), kết quả so sánh biểu
hiện khối lượng quy mô tăng (giảm) của các hiện tượng kinh tế.
Ví dụ:
Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ.
Số tuyệt đối: 130 tr – 100 tr = 30 tr
Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 30 trđ.


 So sánh số tương đối:
Biểu hiện mức độ kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, hiệu suất.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế
hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức:
Số tương đối

hoàn

Chỉ tiêu kỳ phân tích

=

thành kế hoạch

x

100%


Chỉ tiêu kỳ gốc

Ví dụ:
Doanh thu của doanh nghiệp kỳ kế hoạch là 100 trđ, thực tế 130 trđ.
130
Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) =

x 100% = 130%
100

Vậy doanh nghiệp đã đạt 130% kế hoạch doanh thu, hoàn thành vượt mức 30% kế
hoạch đề ra.
- Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số điều chỉnh:
Công thức:
Mức biến động

= Chỉ tiêu kỳ - Chỉ tiêu x

tương đối

phân tích

kỳ gốc

Hệ số
điều chỉnh

Ví dụ:
Tổng quỹ lương và doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp X năm 2008.
(ĐVT: tỷ đồng)

Biến động
Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

1

2

3

Mức

Tỉ lệ (%)

4=3-2

5 = 4/2 * 100

Doanh thu tiêu thụ

50

60

+ 10

+ 20


Tổng quĩ lương

1,8

1,98

+ 0,18

+ 10

Hãy cho biết doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp lý hay chưa?
Biết rằng:
Mức biến động tổng quỹ lương = Quỹ lương TH – Quỹ lương KH x % HTKH tiêu thụ
 So sánh số bình quân:


Phản ánh đặc trưng chung về mặt số lượng của một đơn vị, bộ phận hay tổng thể có
cùng một tính chất. Hai phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất là bình quân giản
đơn và bình quân gia quyền.
2. Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của chỉ tiêu cần phân tích.
Đây là phương pháp loại trừ (muốn phân tích ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại
trừ ảnh hưởng của nhân tố kia).
Để thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
- Phải có phương trình kinh tế (các nhân tố có mối quan hệ tích số với nhau).
- Khi phân tích chỉ tiêu chất lượng thì cố định chỉ tiêu số lượng ở kỳ phân tích.
- Khi phân tích chỉ tiêu số lượng thì cố định chỉ tiêu chất lượng ở kỳ gốc.
Giả định:

- Q1 , Q0 : chỉ tiêu phân tích của kỳ phân tích, kỳ gốc.
- a, b, c, d: bốn nhân tố tác động có quan hệ với nhau.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết lập mối quan hệ:
Q1 = a1 x b1 x c1 x d1

và Q0 = a0 x b0 x c0 x d 0
Bước 2: Tính mức chênh lệch:
∆ Q = Q1 - Q0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
Nhân tố a: ∆ Qa = a1 x b0 x c0 x d 0 - a0 x b0 x c0 x d 0
Nhân tố b: ∆ Qb = a1 x b1 x c0 x d 0 - a1 x b0 x c0 x d 0
Nhân tố c: ∆ Qc = a1 x b1 x c1 x d 0 - a1 x b1 x c0 x d 0
Nhân tố d: ∆ Qd = a1 x b1 x c1 x d1 - a1 x b1 x c1 x d 0
Tổng cộng các nhân tố: ∆ Q = a1 x b1 x c1 x d1 - a0 x b0 x c0 x d 0
= ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc +∆ Qd

 Ưu và nhược điểm của phương pháp:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán.


- Nhược điểm: Khi xác định đến nhân tố nào đó, ta phải giả định nhân tố cần phân tích
thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế thì các nhân tố luôn
có biến động đồng thời.
Ví dụ:
Có tài liệu về tình hình sản xuất tại công ty Nam Hải như sau:
Chỉ tiêu

Kế hoạch


Sản lượng SP (SP)

Thực hiện Chênh lệch TH/KH

1.000

1.200

+ 200

Mức tiêu hao vật liệu (kg)

10

9

-1

Đơn giá vật liệu (1.000đ)

4

5

+1

Yêu cầu: dùng phương pháp thay thế liên hoàn phân tích tác động của các nhân tố
ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất?
Gọi Q1 , Q0 : là tổng chi phí sản xuất ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.
a1 , a0 : lần lượt là sản lượng sản phẩm ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.

b1 , b0 : lần lượt là mức tiêu hao nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.
c1 , c0 : lần lượt là đơn giá vật liệu ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch.
Q1 = a1 x b1 x c1 = 1.200 x 9 x 5

= 54.000

Q0 = a0 x b0 x c0 = 1.000 x10 x 4

= 40.000

∆ Q = Q1 - Q0

= 54.000 - 40.000 = + 14.000

∆ Qa = a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0 = 1.200 x 10 x 4 - 1.000 x 10 x 4
= 48.000 – 40.000
= + 8.000
∆ Qb = a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0 = 1.200 x 9 x 4 - 1.200 x 10 x 4
= 43.200 – 48.000
= - 4.800
∆ Qc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0 = 1.200 x 9 x 5 - 1.200 x 9 x 4
= 54.000 – 43.200
= + 10.800
∆ Q = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0 = ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc
= 8.000 + (-4.800) + 10.800
= + 14.000


Như vậy, tổng chi phí sản xuất tăng 14.000 ngđ chủ yếu là do doanh nghiệp đã tăng
số lượng sản phẩm sản xuất lên 200 sản phẩm làm cho tổng chi phí vật liệu tăng 8.000

ngđ, bên cạnh đó đơn giá nguyên vật liệu cũng tăng 1ngđ/kg làm cho tổng chi phí vật
liệu tăng 10.800 ngđ. Tuy nhiên do cố gắng tiết kiệm vật liệu trong sản xuất nên mức
tiêu hao nguyên vật liệu đã giảm góp phần làm giảm 4.800 ngđ tổng chi phí vật liệu.
3. Phương pháp số chênh lệch:
Đây là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
Nhân tố a: ∆ Qa = ( a1 - a0 ) x b0 x c0 x d 0
Nhân tố b: ∆ Qb = a1 x ( b1 - b0 ) x c0 x d 0
Nhân tố c: ∆ Qc = a1 x b1 x ( c1 - c0 ) x d 0
Nhân tố d: ∆ Qd = a1 x b1 x c1 x ( d1 - d 0 )
Tổng cộng các nhân tố: ∆ Q = ∆ Qa + ∆ Qb + ∆ Qc +∆ Qd
Ví dụ:
Lấy lại số liệu trên.
Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
- Do sản lượng sản phẩm thay đổi:
∆ Qa = ( a1 - a0 ) x b0 x c0 = (1.200 -1000) x 10 x4 = + 8.000
- Do mức tiêu hao nguyên vật liệu thay đổi:
∆ Qb = a1 x ( b1 - b0 ) x c0 = 1.200 x (9 -10) x 4

= - 4.800

- Do đơn giá nguyên vật liệu thay đổi:
∆ Qc = a1 x b1 x ( c1 - c0 ) = 1.200 x 9 x (5 – 4)

= + 10.800

4. Phương pháp cân đối:
- Tất cả các nhân tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ với nhau
(quan hệ tích số hoặc quan hệ tổng số). Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
có quan hệ “tổng số” người ta dùng phương pháp cân đối theo các phương trình kinh tế.

Phương trình quan hệ tổng số: a = b + c –d
Tức là:

a0 = b0 + c0 –d0
a1 = b1 + c1 –d1
 ∆a = a1 –a0

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
Nhân tố b: ∆b = b1 –b0


Nhân tố c: ∆c = c1 –c0
Nhân tố d: ∆d = d1 –d0
Tổng cộng các nhân tố: ∆a = a1 –a0 =∆b + ∆c - ∆d
Ví dụ:
ĐVT: 1.000đ
Yếu tố

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Doanh thu thuần

250.000

300.000

+ 50.000

Giá vốn hàng bán


125.000

180.000

+ 55.000

Chi phí bán hàng

40.000

25.000

- 15.000

Chi phí QLDN

35.000

35.000

0

Lợi nhuận

50.000

60.000

+ 10.000


Ta có phương trình: LN = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN
LN = DT - GVHB - CPBH - CPQLDN
10.000 = 50.000 – 55.000 – (- 15.000) - 0
Nhận xét: Lợi nhuận tăng 10.000 ngđ là do doanh thu tăng 50.000 ngđ, giá vốn hàng
bán tăng 55.000 ngđ, chi phí bán hàng giảm 15.000 ngđ và chi phí quản lý doanh nghiệp
không đổi.
Doanh nghiệp đã có mặt tích cực đó là chi phí bán hàng giảm nhiều trong
năm 2008, mặc dù số lượng bán hàng tăng lên nhưng chi phí bán hàng không những
không tăng mà giảm.
Ta còn nhận thấy tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của giá
vốn hàng bán => doanh nghiệp cần xem lại chi phí sản xuất.


6.2. Phân tích kết quả sản xuất
I. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VỀ KHỐI LƯỢNG SẢN
PHẨM:
1. Phân tích qui mô sản xuất:
* Chỉ tiêu phân tích: Chỉ tiêu giá trị sản xuất.
Giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà doanh
nghiệp làm ra trong kì phân tích.
Giá trị sản xuất được tính cả kết quả sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ hoàn
thành và chưa hoàn thành, nếu những hoạt động này cũng được thực hiện trong kì phân
tích của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này bao gồm các yếu tố:
- Doanh thu bán hàng từ tiêu thụ sản phẩm chính và phụ.
- Doanh thu sản phẩm phụ chưa tách khỏi sản phẩm chính: sơn, xi, mạ, …
- Doanh thu sản phẩm phụ, bán thứ phẩm, phế phẩm, phế liệu thu hồi dưới dạng
nguyên vật liệu.
- Doanh thu cho thuê tài sản, đất đai, máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất
của doanh nghiệp.

- Chênh lệch giữa cuối kì và đầu kì của giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm hàng hoá gửi đi bán.
* Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh.
- So sánh giữa giá trị sản xuất thực tế với kế hoạch để đánh giá chung tình hình thực
hiện kế hoạch của những chỉ tiêu đó.
- So sánh từng yếu tố của chỉ tiêu giá trị sản xuất giữa thực tế so với kế hoạch để
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của từng yếu tố.
- So sánh giữa chỉ tiêu thực hiện của năm nay với các năm trước để xem xét sự biến
động về qui mô sản xuất và sự thích ứng với thị trường của doanh nghiệp.
2. Phân tích kết quả sản xuất và sự thích ứng với thị trường:
* Chỉ tiêu phân tích:
Doanh thu
Hệ số tiêu thụ
sản phẩm

=

tiêu thụ sản phẩm
Giá trị sản phẩm sản xuất


0 ≤ Hệ số tiêu thụ sản phẩm ≤ 1

- Hệ số tiêu thụ càng gần 1 (với điều kiện giá trị sản xuất thực hiện ≥ giá trị sản xuất
kế hoạch) => Sản phẩm sản xuất thích ứng với thị trường, có nghĩa là sản phẩm sản xuất
phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
- Hệ số tiêu thụ càng bé hơn 1 => Sản phẩm sản xuất chưa thích ứng với thị trường,
có nghĩa là sản phẩm sản xuất không phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
=> Doanh nghiệp cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
* Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh.

So sánh hệ số tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc năm trước để đánh giá chung tình
hình thích ứng với thị trường của sản phẩm sản xuất.
II. PHÂN TÍCH CÁC MỐI QUAN HỆ CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT:
1. Phân tích kết quả sản xuất theo mặt hàng:
Trong nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng
ổn định, theo đơn đặt hàng dài hạn của khách hàng hoặc các sản phẩm có tính chiến
lược quốc gia được nhà nước trực tiếp đầu tư và giao nhiệm vụ kế hoạch.
Chủng loại hàng sản xuất và số lượng từng loại phải được thực hiện như những chỉ
tiêu pháp lệnh. Với loại sản phẩm này quá trình phân tích phải căn cứ vào các chỉ tiêu
kế hoạch để đánh giá nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh
nghiệp.
Nguyên tắc: Không lấy số lượng loại sản phẩm hoàn thành vượt mức kế hoạch bù
cho số lượng loại sản phẩm không hoàn thành kế hoạch sản xuất.

Giá trị các mặt hàng thực tế trong

% hoàn thành
kế hoạch sản xuất
theo mặt hàng

=

giới hạn KH
× 100%
Giá trị các mặt hàng theo KH


∑ Sản lượng thực tế trong giới hạn

Đơn giá KH từng

x

=

KH từng mặt hàng
mặt hàng

Hay:
∑Q1i.pki
S =

x 100%
∑Qki.pki

Trong đó:
-S

: Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng.

- Q1i (i = 1, 2, ...n) : sản lượng thực tế trong giới hạn kế hoạch từng mặt hàng.
- Qki (i = 1, 2, ...n) : sản lượng kế hoạch từng mặt hàng.
- pki (i = 1, 2, ...n) : đơn giá kế hoạch từng mặt hàng.
Ví dụ:
Sử dụng tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng dài hạn như sau:
Mặt hàng
sản xuất

Sản lượng
Kế hoạch


Đơn giá kế hoạch

Thực tế

(1.000đ)

A

10.000

11.000

500

B

15.000

14.000

1.000

C

20.000

21.000

800


Ta tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng:

S=

(10.000 x 500) + (14.000 x 1.000) + (20.000 x 800)

x 100%

= 97,22%

(10.000
500) + đã
(15.000
1.000)thành
+ (20.000
x 800)
Như vậy
doanhxnghiệp
khôngx hoàn
kế hoạch
mặt hàng, cụ thể tỷ lệ hoàn
thành kế hoạch mặt hàng chỉ đạt 97,22%, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này là
do sản phẩm B không hoàn thành kế hoạch sản xuất.
2. Phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng thay đổi đến giá trị sản lượng:
* Chỉ tiêu phân tích:

x 100%


Giá trị sản lượng sản


Tổng số giờ

Giá trị

=

sản lượng

phẩm được tạo ra từ

công định mức

x

(giờ công)

(GT)

1 giờ công định mức
(đ/giờ công)

(T)

GT =

Hay:

(G)


T

×

G

* Phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh để đánh giá chung sự thay đổi của cơ cấu sản lượng.
- Phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về
kết cấu mặt hàng đến giá trị sản lượng.
- Các nhân tố ảnh hưởng:
+ Tổng giờ công định mức: biến động về khối lượng sản phẩm.
+ Giá trị sản lượng sản phẩm được tạo ra từ 1 giờ công định mức: biến động về cơ
cấu sản lượng.
Ví dụ:
Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng như sau:


Sản lượng

n

sản xuất (cái)

SP

Đơn
giá

Giá trị sản lượng

(1.000đ)

cố định

Giờ

Tổng số giờ công

công

định mức sản xuất

đm/SP

sản phẩm (h)

KH

TT

(đ)

KH

TT

(h)

KH


TT

1

2

3

4

5=2×4

6 = 3 ×4

7

8=2×7

9=3×7

A

1.150

800

12.000

13.800


9.600

50

57.500

40.000

B

8.000

8.200

5.000

40.000

41.000

10

80.000

82.000

C

500


600

10.000

5.000

6.000

60

30.000

36.000

D

-

400

6.000

-

2.400

20

-


8.000

58.800

59.000

167.500

166.000

Tổng cộng

Qua bảng số liệu trên, ta tính ra được bảng phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng
như sau:

Bảng phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng


CHỈ TIÊU

Kế hoạch

Giá trị sản lượng (đ)

Chênh lệch

Thực hiện

Mức


Tỷ lệ

58.800.000

59.000.000

+ 200.000

+ 0,34%

167.500

166.000

- 1.500

- 0,90%

351,04

355,42

+ 4,38

+ 1,25%

Tổng giờ công định mức (giờ)
Giá trị sản lượng sản phẩm được tạo
ra từ 1 giờ công định mức (đ/giờ)
Nhận xét:


Nhìn chung, giá trị sản lượng trong kỳ tăng 200.000 đ tương ứng 0,34%. Để tìm hiểu
nguyên nhân ta phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố:
Phương trình kinh tế: GT = T x G
+ Ảnh hưởng của tổng giờ công định mức:
58.800.000
T1GK – TKGK = 166.000 x

- 58.800.000 = - 526.567
167.500

+ Ảnh hưởng của giá trị sản lượng sản phẩm được tạo ra từ 1 giờ công định mức:
58.800.000
T1G1 - T1GK = 59.000.000 - 166.000 x

= + 726.567
167.500

=> Giá trị sản lượng tăng 200.000 đ.
Vậy giá trị sản lượng tăng là do doanh nghiệp thay đổi về cơ cấu sản lượng (tăng
726.567đ) chứ không phải là do hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất (giảm
526.567đ).
3. Phân tích tính đồng bộ trong sản xuất:
* Chỉ tiêu phân tích:

Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch

Số chi tiết thực tế có thể sử dụng


=

Số chi tiết theo yêu cầu

× 100%

từngpháp
chi tiết
* Phương
phân tích:
- So sánh số lượng thực tế với số lượng kế hoạch của các chi tiết, bộ phận. Số lượng


thực tế của các chi tiết, bộ phận bao gồm số tồn kho đầu kì và số sản xuất trong kì. Số
lượng kế hoạch chính là số lượng theo nhu cầu lắp đặt.
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thấp nhất của chi tiết hay cụm chi tiết sẽ phản ánh
mức độ đồng bộ của sản xuất.
- Xác định những nguyên nhân làm cho sản xuất không đảm bảo tính chất đồng bộ.
Ví dụ:
Căn cứ tài liệu của một doanh nghiệp, lập bảng phân tích tính chất đồng bộ của sản
xuất như sau (Số lượng sản phẩm Y sản xuất theo kế hoạch (U): 1.100 cái):
Bảng phân tích tính chất đồng bộ của sản xuất
Tên
các
chi
tiết

Tổng số chi tiết cần có

Tổng số chi tiết thực có


theo kế hoạch (cái)

(cái)

Số chi
tiết cần
để lắp
ráp 1 SP
(cái)

Tỷ lệ

Trong đó
Để lắp ráp

Cần dự trữ

Tổng

Tổng

Số dư

SP trong kỳ

cho kỳ sau

cộng


cộng

đầu
kỳ

3

trong kỳ

Số
lượng

8

9

10

=6-7

=6:5

=6:2

thực tế
%
11

12


1

1.100

45

1.145

1.200

50

1.150

104,8% 3.400: 3

1.133:

67

B

2

2.200

90

2.290


2.300

80

2.220

100,4% = 1.133

1.100

34

3.300

135

3.435

3.400

7

hoạch

A

3

6


cuối kỳ

thành kế
Số SX

Số dư

2

C

5=3+4

sản xuất được

1

=2×U

4

hoàn

Số thành phẩm

140

3.260

99,0%


= 10 : U = 6 – 2 × 10

= 103%

Nhận xét:
Ở kỳ kế hoạch, doanh nghiệp dự kiến sản xuất 1.100 sản phẩm Y với những chi tiết
A, B, C tương ứng.
Thực tế do chi tiết C tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất đạt ở mức thấp nhất là 99%
nên khả năng lắp ráp tối đa là 1.133 cái như vậy tỷ hoàn thành kế hoạch sản xuất của
sản phẩm Y là 103%. Do sản xuất tương đối đồng bộ nên doanh nghiệp đã hoàn thành
kế hoạch sản xuất sản phẩm Y.
Mặt khác chi tiết B còn quá ít và chi tiết C gần như không có dự trữ cho kỳ sau, để
khắc phục tình trạng này cần đẩy nhanh sản xuất chi tiết B và C.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM:
1. Phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm:
* Chỉ tiêu phân tích:
Xác định hệ số phẩm cấp bình quân, lấy căn cứ phẩm cấp cao nhất để xác định:

Hệ số phẩm cấ p
bình quân

Σ (Sản lượng từng loại × Đơn giá từng loại)

=

1


Hay:


∑Qi.pi

H =

∑Qi.pI

Trong đó:
H : Hệ số phẩm cấp bình quân.

Qi: số lượng sản phẩm loại i.
pi : đơn giá sản phẩm loại i.
pI : đơn giá loại cao nhất.
Chú ý:
- H luôn luôn ≤ 1
- H càng dần về 1 => chứng tỏ chất lượng sản phẩm được nâng cao.
- H = 1 khi tất cả sản phẩm sản xuất ra đều là loại 1.
Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản lượng sản xuất
theo công thức:
Hệ số phẩm

Giá trị sản lượng
thay đổi do chất

=

cấp kì

Sản


Hệ số

-

phẩm

x

lượng

x

Đơn giá
sản phẩm
loại 1

lượng SP thay đổi

Hay:
ΔG = ∑Q1i × ( H1 − H0 ) × pI
Trong đó:
ΔG

: Mức thay đổi giá trị sản lượng do chất lượng thay đổi.

H1 , H0 : Hệ số phẩm cấp bình quân kì phân tích, kì gốc.

∑Q1i

: Tổng số lượng sản phẩm kì phân tích.


pI

: đơn giá loại cao nhất.

* Phương pháp phân tích:
- Áp dụng phương pháp so sánh, so sánh hệ số phẩm cấp thực tế so với kế hoạch hoặc
kỳ trước.
Ví dụ:
Có tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm được chia
ra làm 2 thứ hạng: loại 1 và loại 2 như sau:


Thứ hạng

Tỷ trọng (%)

Sản lượng (kg)

Đơn giá kế hoạch

sản phẩm

(1000đ)
Kế hoạch

Thực tế

Kế hoạch


Thực tế

Loại 1

5.000

5.200

95,24

94,55

200

Loại 2

250

300

4,76

5,45

100

Cộng

5.250


5.500

100

100

- Hệ số phẩm cấp kỳ kế hoạch:

H0

(5.000 x 200) + (250 x 100)

=

= 0,9762

- Hệ số phẩm cấp kỳ thực tế:
5.250 x 200
H1

(5.200 x 200) + (300 x 100)

=

= 0,9727

- Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản lượng sản xuất
5.500 x 200
ΔG = 5.500 x (0,9727 – 0,9762) x 200 = - 3.850
Nhận xét:

Hệ số phẩm cấp giảm 0,0035 (0,9727 – 0,9762) chứng tỏ chất lượng sản phẩm có
xu hướng giảm. Doanh nghiệp không đảm bảo chất lượng sản phẩm còn thể hiện ở việc
giảm tỷ trọng sản phẩm loại 1 từ 95,24% xuống 94,55% và tăng tỷ trọng loại 2 từ 4,76%
lên 5,45%.
Điều này ảnh hưởng không tốt làm giá trị sản lượng giảm 3.850 ngđ.
2. Phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất:
* Chỉ tiêu phân tích:
a) Tỷ lệ sản phẩm hỏng (thước đo hiện vật) của từng loại sản phẩm:
Tỷ lệ SP sai
hỏng

b) Thước đo giá trị:

=

Số lượng sản phẩm hỏng
Tổng số sản phẩm sản xuất

× 100%


Công thức tính cho từng loại sản phẩm:
Tỷ lệ sản phẩm
sai hỏng cá biệt

=

Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng

× 100%


Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ

Hay:
∑ Chi
ti =

x 100%
∑ Csi

Trong đó:

ti: Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cá biệt của sản phẩm i
Chi: Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng của sản phẩm i trong kỳ
Csi: Chi phí sản xuất sản phẩm i (tổng giá thành) trong kỳ
Công thức tính cho nhiều loại sản phẩm:
Tỷ lệ sản phẩm sai
hỏng bình quân

Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng

=

× 100%

Chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ

Hay:
∑ Chi
T =


Với

∑ Csi

x 100%

T : Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng bình quân các loại sản phẩm.

Chú ý:
Chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng bao gồm:
+ Đối với những sản phẩm sửa chữa được là chi phí sửa chữa (chi phí sửa chữa >
chi phí sản xuất).
+ Đối với những sản phẩm không sửa chữa được là chi phí sản xuất ra sản phẩm
hỏng.
* Phương pháp phân tích:
- So sánh giữa tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế và kế hoạch hoặc kì này với kì trước.
- Nếu tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm thì có thể đánh giá chất lượng sản xuất tăng lên hoặc
ngược lại. Trường hợp chất lượng sản phẩm giảm thì cần phải xác định rõ những nguyên
nhân và đề ra được biện pháp khắc phục.
- Sau khi so sánh và sơ bộ rút ra nhận xét về chất lượng sản phẩm cho từng loại sản
phẩm, cần tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ sai hỏng bình quân.


- Có hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sản phẩm sai hỏng bình quân:


Tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cá biệt (phản ánh chất lượng sản phẩm).




Kết cấu sản phẩm.

- Trong đó, sự thay đổi kết cấu sản phẩm giữa các kỳ phân tích làm thay đổi tỷ lệ
sản phẩm sai hỏng bình quân không phản ánh đúng thực chất biến động chất lượng sản
phẩm trong sản xuất.
- Để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần sử dụng phương pháp thay
thế lien hoàn để thực hiện:
 Đối tượng phân tích:
Δ T = T1 – T0
 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Nhân tố kết cấu sản phẩm:
∑Cs1i.t0i
Tkc =

x 100%

- T0

∑Cs1i
- Nhân tố tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cá biệt:
∑Cs1i.t0i
Tcb = T1 -

x 100%
∑Cs1i

- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
ΔT = ΔTkc + ΔTcb
Ví dụ:

Có tài liệu về tình hình chất lượng sản phẩm tại một doanh nghiệp sản xuất như
sau:
Đơn vị tính: 1000đ
KÌ TRƯỚC
Sản phẩm

KÌ NÀY

Tổng chi phí

Chi phí về

Tổng chi phí

Chi phí về

sản xuất

SP hỏng

sản xuất

SP hỏng

A

50.000

2.500


45.000

2.340

B

30.000

1.200

40.000

1.400


Căn cứ vào tài liệu trên, ta tính toán và lập bảng như sau:
Bảng phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm
Đơn vị tính: 1000đ
KÌ TRƯỚC

Tên

KÌ NÀY

sản

Tổng

Tỷ


CP về SP

Tỷ lệ SP

Tổng

Tỷ

CP về

Tỷ lệ SP

phẩm

CPSX

trọng

hỏng

sai hỏng

CPSX

trọng

SP hỏng

sai hỏng


A

50.000

62,5%

2.500

5%

45.000

52,94%

2.340

5,2%

B

30.000

37,5%

1.200

4%

40.000


47,06%

1.400

3,5%

Cộng

80.000

100%

3.700

4,625%

85.000

100%

3.740

4,4%

Nhận xét:
Như vậy tỷ lệ sản phẩm hỏng của doanh nghiệp biến động giảm 0,225% (4,4% 4,625%). Trong đó:
+ Tỷ lệ sản phẩm hỏng của sản phẩm A tăng 0,2%.
+ Tỷ lệ sản phẩm hỏng của sản phẩm B giảm 0,5%.
Để tìm hiểu nguyên nhân ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
 Đối tượng phân tích:

Δ T = T1 – T0

= 4,4% - 4,625% = 0,225%

 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Nhân tố kết cấu sản phẩm:
∑Cs1t0
Tkc =

x 100%

- T0

∑Cs1
45.000 x 0,05 + 40.000 x 0,04
x 100%
=

- 4,625%


= 4,53% - 4,625% = - 0,095%
- Nhân tố tỷ lệ sản phẩm sai hỏng cá biệt:
∑Cs1t0
Tcb = T1 -

x 100%
∑Cs1
45.000 x 0,05 + 40.000 x 0,04


= 4,4% -

x 100%

= 4,4% - 4,53% = - 0,13%
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
ΔT = ΔTkc + ΔTcb = - 0,095% - 0,13% = - 0,225%
Nhận xét:
Do doanh nghiệp thay đổi kết cấu mặt hàng cụ thể là giảm tỷ trọng sản phẩm A từ
62,5% xuống 52,94%, tăng tỷ trọng sản phẩm B từ 37,5% lên 47,06% nên tỷ lệ sản
phẩm hỏng bình quân giảm 0,095%.
Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ sản phẩm hỏng của sản phẩm A tăng 0,2% nhưng tỷ lệ sản
phẩm hỏng của sản phẩm B lại giảm 0,5% nên tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân giảm
0,13%.
Tóm lại tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân của doanh nghiệp giảm là do doanh nghiệp
thay đổi kết cấu sản phẩm và sự cố gắng nâng cao chất lượng đối với sản phẩm B, còn
sản phẩm A cần xem xét lại vào kỳ sau.
6.3. Phân tích giá thành
I. PHÂN TÍCH CHUNG GIÁ THÀNH TOÀN BỘ SẢN PHẨM:
Để phân tích biến động giá thành toàn bộ sản phẩm ta chia tổng sản phẩm hàng hóa
sản xuất thành hai loại:
- Sản phẩm so sánh được: là sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều năm (kỳ), có số
liệu giá thành thực tế tương đối chính xác, vì vậy có thể dùng làm căn cứ để so sánh khi
tiến hành phân tích.
- Sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất
thử, do đó số liệu giá thành thực tế còn nhiều biến động, vì vậy chưa đủ căn cứ để so
sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích.



×