Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số đặc điểm của bệnh dịch tả vịt tại vùng ven thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.02 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018

41

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH DỊCH TẢ VỊT
TẠI VÙNG VEN THÀNH PHỐ TUY HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN
Cao Văn Hồng*
Lê Thị Ngọc Tâm**

Tóm tắt
Năm 2016 có 230 con mắc bệnh, 91 con chết do bệnh dịch tả vịt. Tỷ lệ chết là
0,07%. Năm 2017 có 6200 con mắc, 5537 con chết, tỷ lệ chết là 7,42% .Các tháng 1,2,5
là các tháng có dịch. Các tháng 1 và 2 là các tháng liền nhau tạo nên mùa dịch. Những
triệu chứng điển hình điển hình là tiêu chảy, ủ rũ, ít đi lại, sã cánh, viêm kết mạc, chảy
nước mũi, những triệu chứng thường gặp là thở khó, phù đầu, không xuống nước.
Những bệnh tích đặc trưng của bệnh dịch tả vịt dao động từ 80 – 100%. Những bệnh
tích điển hình chiếm tỷ lệ cao là dạ dày tuyến xuất huyết, ruột viêm xuất huyết, gan xuất
huyết có nốt hoại tử, với tỷ lệ là 100%.
Từ khóa: dịch tả vịt, đặc điểm dịch tễ học
Abstract
Some characteristics of the duck cholera in Tuy Hoa city, Phu Yen province
In 2016, there were 230 cholera-infected ducks, of which 91 died. The mortality
rate was 0.07%. In 2017, the number of cholera-infected ducks was 6200, and 5537 of
those died, the mortality rate was 7.42%. The epidemic appeared in January, February
and May. January and February are adjoining each other to set up the plague season.
The typical symptoms are diarrhea, morose, standing still, having wings limp,
conjunctivitis, salivating. The common symptoms are arduous breathing, head edema,
fear of water. The typical properties of the duck cholera varied from 80 to 100%. In
which, the most typical ones such as hemorrhage gastric, intestinal inflammation,
hemorrhage and necrosis liver are of highest appearance percentage (100%).
Key word: duck cholera, epidemiological characteristics


1. Đặt vấn đề
Tỉnh Phú Yên có nghề chăn nuôi
vịt có từ lâu đời và trở thành nghề chăn
nuôi chính của hàng trăm hộ nông dân.
Thống kê từ Sở NN-PTNT, tổng đàn gia
cầm của tỉnh khoảng hơn 3 triệu con,
trong đó chủ yếu là đàn vịt, được nuôi với
quy mô từ 1.000 đến 4.000 con/hộ, theo
hình thức nuôi nhốt hoặc chạy đồng trong
các mùa gặt [13]. Hiện nay nghề nuôi vịt
phát triển khá mạnh tại các huyện Đông
Hòa, Phú Hòa, Tuy An và thành phố Tuy
Hoà. Đặc biệt thành phố Tuy Hoà là nơi
tập trung nhiều dự án đầu tư chăn nuôi vịt
theo hướng an toàn sinh học. Nghề nuôi
____________________________
*TS, Trường Đại học Tây Nguyên

**BSTY, Trường Đại học Phú Yên

vịt đã góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cho người nông dân của địa
phương. Tuy nhiên, vì người nuôi vịt có
tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi chạy
đồng, ít chú trọng đến công tác tiêm
phòng và phòng ngừa dịch bệnh nên nghề
chăn nuôi vịt đang phải đối mặt với nhiều
rủi ro, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm.
Một trong những bệnh gây thiệt
hại nặng nề cho ngành chăn nuôi vịt là

bệnh dịch tả vịt. Căn bệnh là một loại
DNA virus thuộc họ Herpesvirideae nhóm
Herpesvirus. Bệnh gây nên tình trạng bại
huyết, xuất huyết cho vịt với tỷ lệ chết cao
lên đến 90%. Theo các Quyết định số


42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

63/2005/QĐ – BNN) [1], Quyết định số
64/2005/QĐ – BNN được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ngày 13/10/2005) [2] thì bệnh dịch tả vịt
được coi là bệnh nguy hiểm của động vật,
phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh
bắt buộc. Bệnh dịch tả vịt là một trong 7
bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và yêu cầu
tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100%.
Vì vậy để có cơ sở khoa học đánh
giá về tình hình dịch bệnh, sự thiệt hại của
bệnh trong chăn nuôi và góp phần bổ sung
hoàn thiện các biện pháp phòng chống
bệnh cho đàn vịt tại địa phương đạt hiệu
quả cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Một số đặc điểm của bệnh dịch tả
vịt tại vùng ven thành phố Tuy Hoà tỉnh
Phú Yên”.
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp

nghiên cứu
2.1. Đối tượng thời gian và địa điểm
nghiên cứu
Vịt bị mắc bệnh dịch tả tại vùng
ven thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 1
đến tháng 7 năm 2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra tình hình bệnh dịch tả vịt
từ năm 2015 - 2017
2.2.1.1. Điều tra về bệnh trên đàn vịt qua
các chỉ tiêu: tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết, tỷ
lệ tử
2.2.1.2. Tình hình dịch bệnh theo thời gian

2.2.2. Chẩn đoán virus bệnh dịch tả vịt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Sử dụng các số liệu có sẵn ở Chi
cục Thú y Phú Yên, Trạm Thú Y thành
phố Tuy Hoà, Phòng Nông nghiệp.
- Phát phiếu điều tra
2.3.2. Điều tra tình hình bệnh dịch tả vịt
- Phương pháp dịch tễ học mô tả,
dịch tễ học phân tích
- Đối với hộ chăn nuôi: Phương
pháp chọn mẫu chùm, ngẫu nhiên phân
tầng: Chọn 3 phường có nuôi nhiều vịt.
Mỗi phường chọn 10 - 15 hộ chăn nuôi.
2.3.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

dịch tả vịt
Chúng tôi tiến hành theo Tiêu
chuẩn ngành 10 TCN815-2006, Quy trình
chẩn đoán bệnh dịch tả vịt, Hà Nội [3]
- Thông qua triệu chứng, bệnh tích
mổ khám xác định vịt bị bệnh.
- Chẩn đoán bệnh bằng phương
pháp virus học: tiêm động vật thí nghiệm.
Vịt con 1 tháng tuổi, được nuôi dưỡng tại
Trung tâm Ứng dụng Kỹ thuật Nông
nghiệp – Sinh học thuộc Trường Đại học
Phú Yên. Số lượng 60 con, chia làm hai
lô: lô thí nghiệm và lô đối chứng.
+ Lô thí nghiệm không tiêm vacxin
dịch tả vịt: 30 vịt
+ Lô đối chứng: tiêm vacxin phòng
bệnh dịch tả vịt
Cả hai lô đều được tiêm huyễn
dịch bệnh phẩm vịt bệnh tại các ổ dịch
nghi dịch tả vịt. Thí nghiệm được bố trí
như sau:
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm chẩn đoán bệnh dịch tả vịt
Số lượng
Liều
Đường tiêm
(con)
(ml)
Lô thí nghiệm
30
0,1

Dưới da
Lô đối chứng
30
0,1
Dưới da
+ Chuẩn bị huyễn dịch gây nhiễm bệnh: Mẫu gan và lách vịt nhiễm bệnh dịch tả
vịt được rửa cẩn thận với dung dịch PBS chứa kháng sinh và nghiền thành huyễn dịch
20% trong PBS chứa 200 UI/ml penicillin và 200 μg/ml streptomycin cho 1ml.


TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018

43

- Cách tiến hành: Sau đó tiêm liều 0,1ml/con vào bắp thịt ức cho vịt ở cả hai lô
thí nghiệm và đối chứng.
Nếu bệnh phẩm có virus dịch tả vịt, sau 2 - 3 ngày, vịt ở lô thí nghiệm sẽ xuất
hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh dịch tả vịt.
Phát hiện virus Dịch tả vịt bằng phương pháp PCR
Để khẳng định kết quả chúng tôi tiến hành lấy 02 mẫu bệnh phẩm, là mẫu gan
của vịt bệnh có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình trong lô thí nghiệm. Bệnh
phẩm được bảo quản trong tủ lạnh – 200C. Sau đó gửi đến Cơ quan Thú y vùng VI để
xác định virus dịch tả vịt bằng phản ứng PCR.
2.4. Các phương pháp tính tỷ lệ và hệ số dịch tễ học
2.4.1. Tính các tỷ lệ
Tính tỷ lệ mắc (%) =
Tính tỷ lệ chết (%)=
Tính tỷ lệ tử vong (%) =
2.4.2. Tính hệ số tháng dịch, mùa dịch
+ Hệ số tháng dịch mùa dịch (HSTD)

HSTD =
Trong đó: (1) =
(2) =
Tháng nào có hệ số dịch >1 là tháng dịch. Hai tháng liền nhau của 1 năm được
coi là mùa dịch.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Excel, Minitab16 (Hà Xuân Bộ,
2009)[4] và phần mềm OpenEpi ( Lê Thanh Hiền, 2010) [9]
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tình hình dịch bệnh dịch tả vịt qua các năm từ 2015 - 2017
Kết quả điều tra về bệnh dịch tả vịt từ năm 2015 - 2017 ở thành phố Tuy Hòa
được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3. 1. Tình hình bệnh dịch tả vịt tại thành phố Tuy Hòa qua các năm 2015 8/2017
Số con mắc bệnh
Năm
Tổng đàn (con)
Tỷ lệ (%)
dịch tả (con)
2015
115.500
0
0
2016
136.600
230
0,17
2017
90.900
6.200
6,82

Tổng cộng
114333
6430
5,62

Qua bảng 3.1 cho thấy:
Theo số liệu thống kê của Trạm
Thú Y thành phố Tuy Hoà thì các năm

2013 - 2015 không thấy xuất hiện bệnh
dịch tả vịt.
Năm 2016 có 230/136600 con vịt
bị mắc bệnh dịch tả, chiếm tỷ lệ 0,17%.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

44

Năm 2017 số lượng vịt bị bệnh
dịch tả tăng lên nhanh chóng, có
6.200/90900 con bị mắc bệnh, chiếm tỷ lệ
6.82%.
Tỷ lệ mắc kỳ của 3 năm từ 2015 2017 là 5,62%.
Qua quá trình điều tra, chúng tôi
nhận thấy những năm 2013 đến 2015 đàn
vịt của vùng ven Tp Tuy Hòa không xuất
hiện bệnh dịch tả nguyên nhân do người
chăn nuôi chủ động tiêm phòng vacxin
đầy đủ, do tâm lý e ngại bệnh cúm gia

cầm nên người chăn nuôi tiêm phòng

vacxin đầy đủ và phối hợp tiêm luôn bệnh
dịch tả vịt.
Từ năm 2016 đến nay, người dân
lại rất chủ quan trong việc tiêm phòng
vacxin. Các hộ không tiêm phòng là do
mới chăn nuôi, không tìm hiểu về bệnh
dịch của vịt và một số hộ khác do nhận
định nuôi vịt thịt chỉ nuôi trong thời gian
ngắn (khoảng 2,5 tháng/lứa) nên đã không
tiêm, hoặc tiêm không đủ liều.
3.2. Tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong do dịch tả
vịt của thành phố Tuy Hòa từ 2016 2017.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3. 2. Kết quả xác định tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở vịt

Năm

Tổng đàn
(con)

Số mắc
(con)

Số chết
(con)

Tỷ lệ chết
(%)


Tỷ lệ tử vong (%)

2016

136600

230

91

0,07

39,57

2017

90900

6200

5537

6,09

89,31

75833

6430


5628
7,42
87,53
3,64%. Điều này cũng phù hợp với nhận
định của Trần Minh Châu (1980)[5]. Nếu
tiêm sớm và kết hợp với chăm sóc đàn vịt
tốt thì có thể cứu được tới 90% vịt.
Năm 2017 xảy ra 02 ổ dịch với
6200 con mắc, 5537 con chết. Tỷ lệ chết
là 7,42% và tỷ lệ tử vong là 89,31%.
Trong năm 2017, có 4 đàn vịt mắc bệnh
dịch tả vịt. Số con mắc là 6150, số chết là
5537 con. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử
vong chung tương tự là 90,44% ; 81,43%
và 90,03%.
Theo điều tra của chúng tôi thì đàn
vịt này chưa được tiêm phòng vacxin. Khi
xảy ra dịch bệnh người chăn nuôi tự chữa
trị mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ
thú y, chỉ sử dụng kháng sinh và thuốc
giải độc gan cho vịt, tách riêng những vịt
yếu và đem chôn những vịt chết. Vì vậy
mà tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong
đều cao, dao động từ 81,25% đến 92,5%.
Điều này đã gây thiệt hại lớn về kinh tế
cho người chăn nuôi và khó khăn trong

Tổng cộng


Qua bảng 3.2 cho thấy:
Trong các năm 2016 - 2017, có 03
ổ dịch dịch tả vịt xảy ra. Trung bình có
2144 con mắc/ổ dịch và 1876 con chết/ ổ
dịch.
Trung bình trong hai năm tỷ lệ
chết 7,42%, tỷ lệ tử vong 87,53%.
Năm 2016 có 230 con mắc bệnh,
91 con chết do bệnh dịch tả vịt. Tỷ lệ chết
là 0,07%. Tỷ lệ tử vong là 39,57%.Vào
năm 2016, bệnh dịch tả vịt chỉ xảy ra tại
phường Phú Đông trên 1 đàn vịt thịt (nuôi
được 3 tháng, 20 ngày).
Theo điều tra của chúng tôi thì đàn
vịt này đã được tiêm phòng vacxin vào lúc
2 tuần tuổi. Nguyên nhân bị bệnh có thể
do đàn vịt này đã tiếp xúc với xác vịt chết
trôi trên sông Đà Rằng. Có lẽ nhờ đã được
tiêm phòng nên tỷ lệ mắc của đàn thấp
9,2% và tỷ lệ tử vong là 39,57%. Khi phát
hiện vịt bị bệnh, chủ hộ đã kịp thời tiêm
vacxin cho toàn đàn, nên tỷ lệ chết thấp là


TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018

45

công tác kiểm soát, phòng chống dịch tại tháng dịch để xác định mùa dịch của bệnh
địa phương.

dịch tả vịt. Kết quả tính toán theo công
thức ở phần phương pháp nghiên cứu.
3.3. Thời điểm phát dịch và mùa dịch
Chúng tôi tiến hành đánh giá hệ số
Bảng 3.3. Kết quả xác định hệ số tháng dịch ở 3 phường từ 2015 - 8/2017
Tháng
Số mắc TB Chỉ số mắc Chỉ số mắc Hệ
số Ghi chú
tháng
trung
bình trung bình tháng
trong
3 ngày/tháng
ngày/năm
dịch
năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng số


125
35,56
0
0
18,06
0
0
0
0
0
0
0
178,62

4,03
1,72
0
0
0,6
0
0
0
0
0
0
0

Diễn biến của bệnh dịch tả vịt theo các
tháng trong năm, giai đoạn từ 2015 đến
hết tháng 8/2017 là:

+ Các tháng 1, 2, 5 là các tháng có
HSTD > 1, đó là các tháng có dịch.
+ Các tháng 1 và 2 là các tháng
liền nhau có hệ số tháng dịch lớn hơn 1,
tạo nên mùa dịch.
Như vậy mùa dịch dịch tả vịt tại
thành phố Tuy Hòa là từ tháng 1 - 2 trong
năm.
Trần Minh Châu, 1996 [6], cho
rằng ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra
quanh năm nhưng phát triển mạnh vào
thời vụ chăn nuôi vịt và trùng với thời vụ
thu hoạch lúa: tháng 5 – 6 và tháng 10 –
11. Do đây là thời điểm vịt đã được gột
xong và đem chăn thả ngoài đồng để tận

178,62 : 365
= 0,49

8,22
3,51
0
0
1,3
0
0
0
0
0
0

0

Tháng dịch
Tháng dịch

Tháng dịch

dụng thức ăn. Khi nghiên cứu tại một số
huyện vùng đồng bằng Bắc bộ cho thấy
bệnh dịch tả thường xảy ra nhiều vào vụ
Đông Xuân, có nhiều cơn mưa phùn kèm
theo khí hậu lạnh (Lê Hồng Mận, 1999)
[11].
Còn ở Tp Tuy Hòa, mùa nắng bắt
đầu từ tháng 1 đến tháng 9 và mùa mưa
bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
Mùa dịch của bệnh dịch tả vịt nằm trong
khoảng giao mùa, kết thúc mùa mưa và
bắt đầu vào mùa nắng, nhiệt độ lúc này
khoảng 22 – 24 0C , đây là nhiệt độ có lợi
cho sự tồn tại của virus. Vịt lại thường
đằm mình trong nước nên nguy cơ nhiễm
virus cao. Mặt khác vào lúc giao mùa, sức
đề kháng của vịt giảm, vịt dễ mắc bệnh
hơn.


46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN


3.4. Chẩn đoán bệnh dịch tả vịt
3.4.1. Chẩn đoán bằng tiêm động vật thí nghiệm
Kết quả được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.4. Kết quả chẩn đoán bệnh bằng tiêm động vật thí nghiệm
Thí nghiệm
Số lượng
Số chết
Tỷ lệ
(con)
(con)
(%)
Lô thí nghiệm
30
30
100%
Lô đối chứng
30
Qua bảng 3.4 cho thấy:
tra tại Trung tâm Thú y. Kết quả chẩn
Ở những vịt được tiêm vacxin đoán dương tính với virus dịch tả vịt.
dịch tả vịt, sau khi tiêm huyễn dịch bệnh
phẩm nghi mắc dịch tả vịt cho thấy không 3.4.2. Kết quả xác định triệu chứng lâm
sàng và biến đổi bệnh lý của vịt sau khi
có con nào mắc bệnh, chết.
Ở những vịt không được tiêm gây nhiễm
vacxin dịch tả vịt, sau khi tiêm huyễn dịch 3.4.2.1. Triệu chứng vịt bị bệnh dịch tả
bệnh phẩm nghi mắc dịch tả vịt, kết quả vịt
Triệu chứng dịch tả vịt đầu tiên có
sau 4 ngày, vịt có biểu hiện các triệu

chứng của bệnh và chết. Tỷ lệ chết là thể quan sát được ở vịt xuất hiện vào ngày
thứ 3 sau khi gây nhiễm. Vịt bắt đầu chết
100%.
Như vậy, theo chúng tôi vịt mắc vào ngày thứ 4 và kéo dài đến ngày thứ 14
với tỷ lệ chết là 100%, chết nhiều vào
bệnh dịch tả.
Để khẳng định kết quả chúng tôi ngày thứ 5. Tỉ lệ xuất hiện ở một số chỉ
lấy 02 mẫu từ những vịt bệnh gửi đi kiểm tiêu quan sát được tổng hợp ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tỷ lệ triệu chứng của vịt sau khi gây nhiễm (n = 30 )
Số con nghiên
Số con có biểu
Tỷ lệ
Triệu chứng
cứu
hiện
(%)
Ủ rũ, ít đi lại
21
70
Không xuống nước
8
26,7
Viêm kết mạc
17
56,7
Chảy nước mũi
15
50
Phân lỏng
30

30
100
Thở khó
14
46,7
Phù đầu
9
30
Liệt chân
8
26,7
Sã cánh
19
63,3
Theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 TCN
815-2006[3], triệu chứng của vịt bị bệnh dịch tả phân lập được là điển hình của bệnh
dịch tả vịt. Những triệu chứng điển hình là tiêu chảy, ủ rũ, ít đi lại, sã cánh, viêm kết
mạc, chảy nước mũi, những triệu chứng thường gặp là thở khó, phù đầu, không xuống
nước.
3.4.2.2. Bệnh tích vịt bị bệnh dịch tả vịt


TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 17 * 2018

47

Chúng tôi đã mổ khám tất cả 30 vịt. Các tổn thương quan sát được ở các cơ quan
nội tạng được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh tích đại thể của vịt sau khi gây nhiễm (n = 30)
Bệnh tích


Số con mổ khám

Số con có dấu hiệu

30

25
28
30
30
30
24
26

Thực quản xuất huyết vệt
Phổi viêm, thủy thủng
Dạ dày tuyến xuất huyết
Ruột viêm, xuất huyết
Gan xuất huyết, có nốt hoại tử
Mỡ vành tim xuất huyết
Lỗ huyệt viêm loét, xuất huyết

Chúng tôi nhận thấy các bệnh tích đặc
trưng của bệnh dịch tả vịt dao động từ 80
– 100%. Những bệnh tích chiếm tỷ lệ cao
là dạ dày tuyến xuất huyết, ruột viêm xuất
huyết, gan xuất huyết có nốt hoại tử, với
tỷ lệ là 100%, tiếp theo là bệnh tích phôi
viêm, thủy thủng, chiếm tỷ lệ 93,33%,

bệnh tích lỗ huyệt viêm loét, xuất huyết
86,67%, bệnh tích thực quản xuất huyết
vệt là 83,33% và mỡ vành tiêm xuất huyết
với tỷ lệ là 80%.
Theo
Nguyễn
Như
Thanh
(2001)[12]và Nguyễn Ngọc Điểm (2005)
[10] tỷ lệ phần trăm các bệnh tích thủy
thủng dưới da, xuất huyết dạ dày tuyến,
gan xuất huyết hoại tử, trực tràng viêm
loét biến động từ 70 – 100%.
Như vậy kết quả nghiên cứu của
chúng tôi về tỷ lệ triệu chứng, bệnh tích
đặc trưng của bệnh dịch tả vịt phù hợp với
tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn 10 TCN 8152006)[3], và phù hợp với kết quả mà tác
giả Nguyễn Như Thanh(2001)[12],
Nguyễn Ngọc Điểm (2005)[10] đã công
bố.

Tỷ lệ
(%)
83,33
93,33
100,00
100,00
100,00
80.00

86,67

4. Kết luận
- Năm 2016 có 230 con mắc bệnh,
91 con chết do bệnh dịch tả vịt. Tỷ lệ chết
là 0,07%. Tỷ lệ tử vong là 39,57%. Năm
2017 xảy ra 02 ổ dịch với 6200 con mắc,
5537 con chết. Tỷ lệ chết là 7,42% và tỷ lệ
tử vong là 89,31%.
- Các tháng 1,2,5 là các tháng có
dịch. Các tháng 1 và 2 là các tháng liền
nhau tạo nên mùa dịch.
- Những triệu chứng điển hình là
tiêu chảy, ủ rũ, ít đi lại, sã cánh, viêm kết
mạc, chảy nước mũi, những triệu chứng
thường gặp là thở khó, phù đầu, không
xuống nước. Những bệnh tích điển hình
chiếm tỷ lệ cao là dạ dày tuyến xuất huyết,
ruột viêm xuất huyết, gan xuất huyết có
nốt hoại tử.
- Tăng cường công tác quản lý,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình bệnh
dịch tả vịt. Củng cố, nâng cao trình độ
chuyên môn cho thú y các cấp và vận
động nhân dân tham gia tích cực chủ
trương, chiến lược của cục thú y về tiêm
phòng vacxin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn số 63/2005/QĐ - BNN ngày 13 tháng 10 năm


48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN

2005 về việc Ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vacxin cho gia súc, gia
cầm.
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quyết định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn số 64/2005/QĐ - BNN ngày 13 tháng 10 năm
2005 về việc Ban hành Danh mục các bệnh phải công bố dịch, các bệnh nguy
hiểm của động vật, các bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
[3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Tiêu chuẩn ngành 10
TCN815-2006, Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả vịt, Hà Nội.
[4] Hà Xuân Bộ (2009), Bài giảng Thiết kế thí nghiệm (Phần Thực hành),Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[5] Trần Minh Châu (1980), Chủng virus cường độc 769 và sử dụng vacxin để
phòng bệnh, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội
[6] Trần Minh Châu (1996), 100 câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[7] Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (2003), Sinh học phân tử, NxbGiáo dục, Hà Nội.
[8] Nguyễn Đường, Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Bích
Lộc, Nguyễn Bá Hiên (1990), Vi sinh vật học đại cương, NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.
[9] Lê Thanh Hiền, (2010), Giáo trình Dịch tễ học, Trường Đại học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh.
[10] Nguyễn Ngọc Điểm (2005), “Tình hình bệnh dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi tại
ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Phân lập, khảo sát đặc tính sinh

học của chủng virus cường độc”, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại
học Nông nghiệp I, Hà Nội.
[11] Lê Hồng Mận (1999), Bệnh của vịt và biện pháp phòng trị, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
[12] Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh
vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[13] />


×