Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KIểm tra giữa kì I văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.42 KB, 7 trang )

Tiết PPCT : 35,36
Tuần dạy : 9

Ngày soạn : 2/11/2020
Lớp dạy : 8a,b,c,d
KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN : NGỮ VĂN 8

1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức từ đầu năm học đến nay.
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của
ba phần: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn của môn ngữ văn trong một bài kiểm tra.
1.2. Kĩ năng
- Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức độc lập khi làm bài.
1.4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực : Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ để giúp HS làm tốt bài kiểm tra giữa kì.
- Phẩm chất : Yêu thích môn Ngữ Văn hơn qua bài kiểm tra giữa kì.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Nghiên cứu sgk, sgv, chuẩn KTKN, ra đề + đáp án..
2.2. Học sinh: Ôn tập kiến thức.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
3.1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
3.2. Nhắc lại quy định khi làm bài
3.3. Tiến trình dạy học:
THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ

Nhận biết



Thông hiểu

NL ĐG
I. Đọc hiểu
Ngữ liệu:
văn bản nhật
dụng/văn
bản văn học
- Tiêu chí
lựa chọn

- Nhận biết thông
tin về tác giả, tác
phẩm
- Nêu phương thức
biểu đạt
chính/phong cách
ngôn ngữ.

- Hiểu được
vai trò, tác
dụng của biện
pháp tu từ
được sử dụng
trong văn
bản/đoạn trích

Vận
dụng


Vận
dụng
cao

Cộn
g


ngữ liệu: 01
đoạn trích/
văn bản
hoàn chỉnh.

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

- Nhận diện được
các dấu hiệu hình
thức, nội dung văn
bản bằng những
kiến thức về Tiếng
Việt, đề tài, chủ đề
của văn bản/đoạn
trích
2
2.0
20 %


- Hiểu được ý
nghĩa của từ
ngữ, hình
ảnh... xuất
hiện trong văn
bản/đoạn trích

1
1.0
10
%

II. Tạo lập
văn bản
-Viết đoạn
văn.
- Làm bài
văn tự sự

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số
2
câu/số điểm 2.0
toàn bài
20 %
Tỉ lệ % điểm
toàn bài


1
1.0
10%

KIỂM TRA GIỮA KÌ
MÔN : NGỮ VĂN 8

3
3.0
30%
Viết
đoạn
văn
liên
quan
đến nội
dung
đoạn
văn bản/
đoạn
trích đề
cập.
1
1.0
10%
1
1.0
10%

Viết 1

bài
văn
tự sự

1
6. 0
60%
1
60.0
60%

2
7.0
70%
5
10.0
100
%


Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm).
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo
như con nít. Lão hu hu khóc…”
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào và tác giả là ai ?
Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật “lão Hạc” khóc vì lí do gì? Qua giọt nước mắt ấy ta hiểu

thêm được gì về con người lão?
Câu 3 (1.0 điểm). Liệt kê các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và phân tích
tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh đó (cùng với các từ ngữ khác)
trong việc khắc họa chân dung nhân vật.
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)
Câu 1 (1.0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ của em về
nhân vật lão Hạc qua đoạn trích ở phần I trên.
Câu 2 (6.0 điểm). Em hãy kể lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình.
.................... HẾT.....................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần Câ
u
Đọc
hiểu
1

Yêu cầu

Điể
m

Về đoạn văn trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao

3.0

- Đoạn văn trên trích trong Văn bản Lão Hạc của Nam Cao.

1.0

- Nhân vật “lão Hạc” khóc vì 2 lí do:


0.5


+ Lí do thứ nhất: Khóc vì cái chết của cậu Vàng do chính mình
gây ra.
2

+ Lí do thứ hai: Vì mình đã lừa chính người bạn thân của mình;
mình đã hành động không đúng với lương tri, lương tâm của
mình.
0.5
- HS nêu cảm nhận của mình về nhân vật: một tâm hồn nhân
hậu, giàu tình thương, có lòng tự trọng sâu sắc.

3

Tạo
lập
văn
bản

1

a
b
2
a

- Từ tượng hình: “móm mém”, “mếu máo”

0.5
- Từ tượng thanh: “hu hu”.
=> Tác dụng: Kết hợp với hàng loạt động từ : “co rúm”, “xô”,
“ép”, “ngoẹo” đã diễn tả chân thực và sinh động diện mạo khắc
khổ, những nỗi đau đớn hằn lên trên gương mặt của lão Hạc. 0.5
Đồng thời, thể hiện ẩn sâu bên trong thân hình già nua ấy là một
tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng yêu thương và lương tâm trong
sạch.
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc qua đoạn
1.0
trích ở phần I
Về kĩ năng
0.5
- Biết trình bày đúng theo yêu cầu của một đoạn văn.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
Về nội dung : Nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật lão Hạc 0.5
qua đoạn trích trên.
Văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm: Em hãy kể
6.0
lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học của mình.
Yêu cầu chung
- Học sinh sử dụng thao tác về văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu
tả và biểu cảm. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn tự sự
đã được học ở lớp 6 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn
chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào
bài văn tự sự.

0.5



- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; văn viết trong sáng,
có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày
sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
b

Cụ thể

5,5

a. Mở bài: Giới thiệu về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học: Trong 0.5
quãng đời của mỗi con người, có lẽ khoảng thời gian khiến ta
đáng nhớ nhất đó là ngày đầu tiên đi học – ngày ta chập chững
bước những bước đi đầu tiên của cuộc đời. Tôi cũng vậy, những
kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn hằn sâu trong tâm trí, không
thể nào quên được.
b.Thân bài : * Yêu cầu:
* Những kỉ niệm về cảnh vật
- Khung cảnh trong buổi sáng đầu tiên đi học:
+ Cây cối, hoa cỏ vẫn còn vương những hạt sương long lanh,
rung rinh như đang chào đón chúng tôi tới trường.
+ Chim chóc hót líu lo trong các tán cây, khu vườn tạo thành
một giai điệu vui tươi, kích thích sự háo hức, hồi hộp trong lòng
mỗi cậu học sinh.
+ Con đường làng sạch sẽ, tấp nập người đi lại trong buổi tựu
trường.
4.5
+ Bầu trời trong xanh, gió thổi nhè nhẹ, khoan khoái.
+ Kỉ niệm đặc biệt: đám mây trắng muốt có hình gần giống
như quyển vở đang mở ra nổi bật trên nền trời xanh thẳm.
* Những kỉ niệm của bản thân

- Được mẹ mua cho một bộ quần áo mới tinh, chiếc cặp nhỏ,
sách giáo khoa, vở ô li, bút, thước,…
- Trên con đường đến trường, tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật,
đôi chân bước nhanh theo tiếng chim kêu khiến mẹ phải rảo
bước theo cùng.


- Nhưng khi đến gần cổng trường, đôi chân như khựng lại vài
nhịp, bước chậm hơn và dần nép sau lưng mẹ. Bao nhiêu vui
tươi, hứng khởi như kìm lại cho nỗi e sợ, ngại ngùng khi đứng
trước cổng trường cao, to và đẹp.
- Lúc này bàn tay mẹ nắm lấy đôi tay nhỏ bé của tôi, hơi ấm từ
tay mẹ như thấm đến cả vào trái tim non nớt trong tôi, tiếp thêm
dũng khí cho tôi bước chân vào cánh cổng trường tiểu học.
- Quang cảnh sân trường:
+ Sân trường to và rộng, trường có 2 tòa nhà 3 tầng khang
trang, sạch sẽ.
+ Lối đi từ cổng vào đến sân chính được trồng 2 hàng hoa 2
bên, sau hàng hoa là khu vườn trường.
+ Sân trường đông đúc, nhộn nhịp, nhìn ai ai cũng lạ, cũng
mới, các anh chị lớp trên cười. Trong màn nghi lễ và diễn văn
khai giảng, tôi chú tâm nhất vào bức thư chủ tịch nước gửi cho
các cháu học sinh nhân ngày khai giảng. Từng lời như thấm thía
vào trái tim, tạo ra niềm hy vọng lớn vào một tương lai của
chính mình.
c. Kết bài :
0.5
Khái quát cảm nghĩ về ngày đầu tiên đi học: Dù đã rất nhiều
năm trôi qua nhưng mỗi khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học, tôi
vẫn thấy trong mình một cảm giác xôn xao đến lạ thường, đùa

vui vẻ, chúng tôi thì ai nấy đều bấu chân bố, mẹ không rời.
Tổng
điểm

10.0

4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: (2 phút)
4.1. Tổng kết: Nhận xét giờ làm bài
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học tiết học này: Ôn tập lại kiến thức từ đầu năm đến nay.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo. Chuẩn bị bài : HĐTNST bước 4 và bài Lập dàn ý
cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.


5. PHỤ LỤC:
*************************************************



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×