Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.13 KB, 9 trang )

1.

Trình bày và phân tích về các vai trò của môi trường đối với con người?
a.
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Tạo thành bởi 2 yếu tố
môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo hay xã hội.

-

-

Môi trường tự nhiên gồm: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,
núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất,
khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử và các hình thái vật chất khác. Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh
thái, cảnh quan thiên nhiên... là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này xuất hiện và
tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người) là các yếu tố cơ bản duy trì sự
sống của con người.
Môi trường nhân tạo gồm: khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử... là yếu tố
vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc
vào ý chí của con người), có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm
phong phú và sinh động.
b. Vai trò của môi trường đối với con người
Vai trò của môi trường đối với con người được thể hiện qua 3 chức năng sau:
+

Môi trường là không gian sống của con người

Con người đòi hỏi không gian sống không chỉ cần phạm vi rộng mà cần
có cả chất lượng môi trường sống tốt lành.


Không gian sống cần sạch sẽ, đẹp đẽ, thỏa mãn các yêu cầu về tâm lý,
thẩm mĩ của con người.
+

Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho con người

Con người để tồn tại và phát triển phải sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên sinh học, các nguồn năng lượng, tất cả đều lấy từ môi
trường.
+

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo nên

Các chất thải của các hoạt động sống và phát triển kinh tế - xã hội của
con người không còn con đường nào khác đều phải xả vào môi trường. vì thế,
môi trường có vai trò là nơi chứa đựng các chất thải của môi trường.
2.

Bản thân MT có khả năng đồng hóa 1 lượng chất thải nhất định.

Trình bày khái niệm ĐTM? Tại sao các dự án phát triển kinh tế xã hội phải
thực hiện ĐTM?)
1


a.

b.

-


-

-

-

Khái niệm
Theo Luật BVMT 2014: ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi
triển khia dự án đó.
Tại sao các dự án phát triển kinh tế xã hội phải thực hiện ĐTM
+ Mục đích của ĐTM: ĐTM nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện sẽ
giảm một cách tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường, ĐTM
nhằm cung cấp những thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự
án mang tính hợp lý với môi trường.
+ Vai trò của ĐTM:
ĐTM là công cụ để quy hoạch phát triển Khi quy hoạch phát triển phải xem xét
cả vấn đề môi trường. Các dự án đầu tư cụ thể phải thực hiện ĐTM để đảm bảo
dự án phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH nói chung và quy hoạch bảo vệ
môi trường.
ĐTM là công cụ để quản lý các hoạt động phát triển. Các hoạt động phát triển
nếu không có quản lý về môi trường có thể sẽ không bền vững.
ĐTM là công cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thực
hiện ĐTM sẽ hạn chế được các TĐ xấu gây ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu
quả tài nguyên, giữ được sự ổn định sinh thái, thực hiện công bằng xã hội.
+ Lợi ích của ĐTM
Lợi ích về kinh tế: Tiết kiệm vốn và các chi phí vận hành do làm sớm thì dễ
làm và chủ động làm = “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Lợi ích về môi trường: ĐTM sẽ trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được

phương án hợp lý và bền vững về mặt môi trường, ĐTM sẽ giúp cho các dự án
tuân thủ tốt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Lợi ích về xã hội: ĐTM xem xét các TĐ tới môi trường xã hội nên giảm thiểu
các TĐ xấu tới xã hội, ĐTM sẽ hướng tới đáp ứng các yêu cầu chính đáng của
xã hội nên dễ được sự chấp nhận và ủng hộ rộng rãi của công chúng, ĐTM sẽ
trao đổi và tiếp cận cộng đồng nên cộng đồng dân cư.

2


3.
-

4.




5.

Chu trình dự án và trình tự thực hiện ĐTM
Chu trình dự án là trình tự thực hiện các giai đoạn chính của dự án
Trong chu trình dự án, mỗi giai đoạn thực hiện đều có các vấn đề MT khác nhau
cần phải xem xét và đánh giá một cách đầy đủ và logic.
ĐTM phải tiến hành trong tất cả các giai đoạn thực hiện của chu trình dự án với
yêu cầu, mức độ và nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn thực hiện

Nêu Khái niệm và phân loại tác động môi trường của dự án
Khái niệm “TĐMT là sự biến đổi của một hay nhiều nhân tố MT sau một
khoảng thời gian và trên một phạm vi không gian nhất định do một hay nhiều

hoạt động của dự án phát triển gây ra”.
Phân loại tác động môi trường
1). tính chất của TĐMT (theo các cặp đối nghịch
- TĐ tích cực (có lợi, tốt) - TĐ tiêu cực (có hại, xấu)
- TĐ trực tiếp - TĐ gián tiếp
- TĐ trước mắt - TĐ lâu dài
- TĐ tiềm tàng - TĐ thực
- TĐ trong - TĐ ngoài vùng dự án
- TĐ tích luỹ - TĐ không tích luỹ
- TĐ có thể đảo ngược - TĐ không thể đảo ngược
- TĐ có liên quan đến chất thải – TĐ không liên quan đến chất thải
2). đối tượng bị TĐ
• TĐ tới các TN và nhân tố MT vật lý; TĐ tới các TN và nhân tố MT sinh thái;
TĐ tới các giá trị sử dụng của con người; TĐ tới các giá trị chất lượng cuộc
sống.
3). dựa vào giai đoạn hình thành TĐ: TĐMT trong giai đoạn chuẩn bị, trong giai
đoạn thi công, trong vận hành, khi phá dỡ
Khi đánh giá tác động môi trường của dự án cần phân tích những loại tác
động nào?
3


Các tác động đến 4 nhóm:
+ Các TN và nhân tố MT vật lý
+ Các TN và nhân tố MT sinh thái
+ Các giá trị sd của cong người
+ Các giá trị chất lượng cuộc sống.

4



5


6.
7.

Nêu các đặc điểm chính của loại dự án xây dựng. Phân tích một hoạt động
phổ biến có nhiều tác động đến môi trường tự nhiên.
Không gian: khu vự DA có thể từ vài ha đến hàng tram ha hoặc lớn hơn.
Thời gian: Xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị/ KCN thực hiện trong 1 khoảng
thời gian khá dài
Các DA xây dựng thường yêu cầu giải phóng mặt bằng khá phức tạp nhất là
khâu đền bù, tái định cư
Vừa có tác động liên quan đến chất thải và tác động không liên quan đến chất
thải.
Nêu các yêu cầu đánh giá tác động MT
ĐTM của DA cần chú trọng những điểm chủ yếu sau:
- Phải dựa trên việc xử lý đầy đủ, nghiêm túc và cẩn trọng các số liệu thu thập
được từ DA và từ số liệu MT nền.
- Danh mục các tác động tiềm tàng cần phân tích xác định từ mỗi hoạt động của
DA.
- Cần đánh giá cả tác động tích cực lẫn tiêu cực theo quy mô, phạm vi và thời
gian tác động.
- Khi đánh giá cần xác định rõ các nguồn gây tác động cũng như các đối tượng
bị tác động.
- Việc đánh giá tác động MT phải theo các giai đoạn thực hiện của DA

8.


Nêu các hoạt động chính của DA xây dựng
a) Trong giai đoạn chuẩn bị
- Đền bù thiệt hại và kế hoạch tái định cư.
- Tháo dỡ, san ủi phá bỏ các công trình cũ nếu có.
- San ủi mặt bằng tạo cốt mặt nền cho khu vực thi công.
- Xây dựng các tuyến đường thi công trong khu vực công trường.
- Xây dựng khu vực lán trại, bãi để máy móc, vật liệu.
- Hoạt động vận chuyển đất đá, thiết bị, vật liệu
b) Trong giai đoạn thi công xây dựng
- Đào, đắp đất đá, đổ bê tông tại khu vực công trường để thi công các hạng mục
- Vận chuyển đất, đá từ công trường từ bãi khai thác vật liệu về công trường và
hoặc từ công trường thi công ra bãi đổ đất đá thải.
6


- Tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu.
- Sinh hoạt của công nhân trên khu vực công trường
c) Trong giai đoạn vận hành
- Vận hành theo theo quy trình vận hành đã được phê duyệt theo thiết kế ban
đầu và/hoặc sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phù hợp
trong tương lai.
- Quá trình duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp…
d) Giai đoạn tháo dỡ
- Tháo dỡ loại bỏ các hạng mục công trình của DA cũ,
- Xử lý, khắc phục các vấn đề MT phát sinh trong quá trình tháo dỡ
- Khôi phục và cải thiện MT để hoàn trả lại mặt bằng trong phạm vi tháo dỡ các
hạng mục công trình cũ …
9.

Nêu các tác động môi trường chính của DA xây dựng

a) Đến MT tự nhiên
- Bụi, chất thải từ quá trình phát quang, chặt bỏ thảm phủ thực vật trong khu
vực DA.
- Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển thực vật bị chặt, vận chuyển đất cát phục
vụ san lấp.
- Khí thải từ các xà lan phục vụ vận chuyển cát san lấp mặt bằng
- Bụi, khí thải từ các xe ủi san lấp mặt bằng và làm đường cho thi công.
- Nước mưa chảy tràn toàn bộ khu vực DA cuốn theo chất thải xuống nguồn
nước.
b) Đến MT xã hội
Chủ yếu là đánh giá tác động của việc giải tỏa mặt bằng, đền bù, di dân tái định
cư đến những người bị ảnh hưởng trong khu vực bị giải tỏa và giải phóng mặt
bằng.
Các vấn đề cần làm rõ:
- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến DA.
- Ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp hoặc việc làm cho người
dân bị ảnh hưởng
7


10.


Các biện pháp giảm thiểu chính các tác động môi trường của DA XD
Biện pháp quy hoạch
- Quy hoạch di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
- Quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa khỏi nước thải CN và nước
thải sinh hoạt.
- Cải tạo hệ thống hồ điều tiết nước mưa trong khu vực nội thành để tăng cường
khả năng thoát nước, góp phần hạn chế tình trạng ngập úng khi mưa lớn.

- Quy hoạch vị trí xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải CN
nằm trong khu vực đô thị và khu dân cư.
- Quy hoạch nâng cấp/cải tạo các bãi rác cũ, xây dựng bãi rác mới đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật về xây dựng và vệ sinh MT theo qui định và phù hợp khả năng
chịu tải của MT.
- Quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, đảm bảo tỷ lệ lớp phủ thực vật thích hợp.



Biện pháp quản lý
- Phát triển mạng lưới quan trắc và giám sát MT đất, nước và không khí.
- Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức MT
- Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ MT vào cấp mẫu giáo và tạo điều
kiện triển khai trong các bậc học khác.
- Xây dựng chương trình về bảo vệ MT trên các chương trình truyền thông
- Xây dựng các chính sách quản lý khuyến khích các cơ sở CN tham gia công
tác quản lý MT: thu phí nước thải, khuyến khích các DN áp dụng tiêu chuẩn
ISO 14000; chính sách thưởng , phạt...
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ MT.
- Gắn kết các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, quảng bá công tác bảo vệ MT
với việc hoàn thiện các chính sách/quy định về MT và TN liên quan trực tiếp
đến cộng đồng.
- Gắn lợi ích kinh tế của cộng đồng với các hoạt động bảo vệ MT.
- Hỗ trợ cộng đồng trong việc tìm kiếm các cơ hội làm việc và kế sinh nhai, đặc
biệt khi có các tác động đến ngành nghề truyền thống
- Xây dựng tổ nhân dân tự quản, gắn việc bảo vệ MT vào nội dung xây dựng
nông thôn mới như phong trào “Xanh - Sạch – Đẹp”; “Tuần lễ nước sạch và vệ
sinh MT”…
8





Biện pháp công nghệ
- Đa dạng hóa các loại hình công nghệ MT, ưu tiên nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ sinh học trong xử lý chất thải;
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các loại vật liệu mới, ưu tiên sử dụng
nguyên liệu trong nước phục vụ chế tạo trang thiết bị xử lý chất thải;
- Nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại và chất thải khó
phân hủy sinh học;
- Ưu tiên phát triển công nghệ thân thiện MT, sản xuất sạch hơn và tái sử dụng,
tái chế chất thải.

9



×