Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(MN) Sáng kiến Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạc lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.11 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm huyện ...............
1. Người viết sáng kiến:
Tác giả sáng kiến: ...............
Đơn vị: Trường Mầm non ............... thị trấn ..............., huyện ...............,
tỉnh ...............
Chức vụ, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp 5 tuổi B
2. Lĩnh vự áp dụng sáng kiến: Sáng kiến thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Sáng kiến về: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạc lạc cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện ở trường Mầm non ...............”
3. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 6/9/2018 đến 8/4/2019
4. Mô tả nội dung của sáng kiến
4.1. Tính mới
Thông qua các tiết kể chuyện, giáo viên không những cung cấp cho trẻ một
vốn tri thức nào đó mà còn giúp chúng hình thành những năng lực tư duy, khả
năng phán đoán và giải quyết vẫn đề, nuôi dưỡng lòng say mê, những tiền đề
cần thiết cho trẻ.
- Tạo môi trường học tập rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích
thích sự sáng tạo của trẻ
- Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để thu hút sự chú ý của trẻ.
- Làm quen với thể loại truyện kể kết hợp với các hoạt động khác
- Sử dụng rối tay để gây hứng thú cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, thông qua lễ hội,
1


- Làm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng để thu hút trẻ. Phối hợp với phụ


huynh trò chuyện với trẻ phải rõ ràng mạch lạc
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ trong giao tiếp ở trường mầm non. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có lô gíc, có
trình tự, chính xác và có hình ảnh nội dung.
Xuất phát từ vấn đề nêu ở trên và hơn nữa bản thân tôi là một giáo viên
trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu để giúp trẻ phát triển hơn về
lĩnh vực phát triển ngôn ngữ tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp giúp
trẻ học tốt hơn môn văn học thông qua kể chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ.
Các biện pháp của sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên cho trẻ tại lớp 5
tuổi B do tôi phụ trách. Các biện pháp là của giáo viên nghiên cứu đưa ra áp
dụng tại lớp, chưa được đăng trên các phương tiện thông tin hay sách báo, tài liệu
4.2. Tính khoa học:
Thông qua việc cho trẻ làm quen với bộ môn văn học thông qua hoạt
động kể chuyện có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non.
Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ kể chuyện đã rèn
khả năng quan sát, khả năng chú ý, tư duy, tưởng tượng. Kể chuyện nhằm
củng cố hoá kiến thức. Mở rộng vốn hiểu biết từ thế cổ tích đến đời thực và
qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ.
Các biện pháp mà đề tài đưa ra đã được áp dụng vào lớp 5TB do tôi phụ
trách tôi tự nhận thấy đề tài này rất phù hợp ở chỗ dễ làm, dễ thực hiện và phù
hợp với lứa tuổi, có khả thi dễ áp dụng.
Sáng kiến đã khẳng định được tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong
việc nói đi đôi với làm, tạo được sự thống nhất khoa học trong nhà trường.
Sáng kiến đã tạo ra sự sáng tạo tích cực, chủ động trong công việc khả
năng tổ chức các hoạt động của giáo viên ngày càng có hiệu quả.
Tạo được niềm tin với ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp và
các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2



Sáng kiến được viết theo đúng bố cục, trình bày đúng thể thức văn bản,
ngắn gọn dễ hiểu, dễ áp dụng đối với các giáo viên trong trường và phù hợp với
mọi lứa tuổi.
4.3. Tính thực tiễn:
4.3.1. Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện tại lớp
5TB ở trường mầm non ................
* Đặc điểm tình hình:
Trường Mầm non thị ..............., nằm ở vị trí trung tâm của huyện ...............
tỉnh ..............., là nơi tập trung đông dân cư, đi lại thuận tiện, môi trường trong
sạch, cảnh quan hấp dẫn, đội ngũ giáo viên có ý thức sáng tạo, năng động, nhiệt
tình trong mọi hoạt động
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến giáo viên, quan tâm đến mọi
hoạt động của tập thể, lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà
trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, tạo điều
kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như máy chiếu, ti vi , loa đài…
- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên
môn. Vào các dịp hè, chúng tôi được đi học bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo
dục và đào tạo mở. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề của trường, dự
giờ đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ.
* Đặc điểm của lớp:
Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách và giảng
dạy tại lớp 5TB. Hầu hết trẻ đã học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo
nhỡ, nên trẻ ngoan và có nề nếp. Đa phần là con em quanh địa bàn thị
trấn ............... nên rất được quan tâm.
Tổng số trẻ của lớp: 29 trẻ
Trong đó, Nam: 17; Nữ: 12
Trẻ dân tộc: 10

Trẻ ngoài địa bàn: 3
3


Nh×n chung c¸c ch¸u trong líp ®Òu kháe m¹nh, cã nhËn
thøc phát triển phù hợp với độ tuổi. Tâm lý phát triển bình thường.
Về giáo viên: cả 2 giáo viên chủ nhiệm lớp đều là giáo viên trẻ, nhiệt tình,
yêu nghề và có tâm huyết trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các ban ngành và đồng
nghiệp, đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn
và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Lớp gồm có hai giáo viên phụ trách đều có trình
độ chuyên môn đạt trên chuẩn.
Nhìn chung trẻ có sức khoẻ tốt nhưng còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin.
* Về phía giáo viên:
Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề
mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với môn văn học qua thể loại kể chuyện
về nghệ thuật sư phạm và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất.
* Về phía trẻ:
Do trình độ nhận thức không đồng đều, số trẻ nam nhiều hơn nữ, do đó lớp
tôi gặp nhiều khó khăn.
Hơn 30% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ
tiếp nhận một cách chung chung. Ví dụ: phân biệt l - n, 45% khả năng chú ý của
trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định. Vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến
các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. 70 % kinh nghiệm sống của
trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính
xác, câu lủng củng. 35% trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn
xung quanh trẻ nói tiếng địa phương.
Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ

được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng
4


nào đó là được đáp ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép, đây
cũng là một trong những nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng
dẫn trẻ phát triển ngô ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ
làm quen văn học thể loại chuyện kể.
Qua quá trình nghiên cứu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm
quen với môn văn học thông qua kể chuyện tôi nhận thấy kết quả phát triển văn
học đầu năm học kết quả đạt được như sau:
S

Nội dung

T
T

Tổng số
trẻ khảo
Đạt
sát

Mức độ
Tỷ lệ

Tỷ lệ

%


Chưa
đạt

%

- Khả năng hứng thú tích cực
1

29

10

34,4

19

65, 5

2

- Vốn từ của trẻ phát triển
rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng,
mạch lạc, nói nhiều câu có
nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân
biệt được ý nghĩa một số
từ

29


11

37,9

18

62,1

3

- Kinh nghiệm sống của
trẻ, trẻ hứng thú tham gia
học, phát biểu, kể chuyện
và đóng kịch.

29

13

44,8

17

56,7

4

- Trẻ phát âm chính xác,
mạch lạc, ít sử dụng ngôn
ngữ địa phương.


29

11

37,9

18

62,1

5

- Tham gia đóng kịch thể
hiện vai diễn của mình tốt

29

9

31

20

69

(kiến thức được bổ sung và
củng cố phong phú)

5



Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển
khai để trẻ được phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách tích cực, kiến thức của trẻ
được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.
4.3.2. Một số biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua kể chuyện
* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập rèn luyện phát triển ngôn ngữ
cho trẻ
* Môi trường trong lớp học
Sắp xếp môi trường hoạt động cho trẻ luyện phát âm: Nói chung trẻ đã phát âm tốt
hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ
có 2 - 3 âm tiết như: lựu - lịu, hươu- hiêu, rắn - dắn.. Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn.
Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300-2000 từ. Danh từ và động từ trẻ
vẫn chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao - thấp,
dài - ngắn, rộng - hẹp, các từ chỉ tốc độ như: nhanh- chậm, các từ chỉ màu sắc:
đỏ- vàng, trắng - đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua,
hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chưa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ
màu sắc như: xám, xanh lá cây, tím, da cam.
100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 85% số trẻ đếm
được 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác, ví dụ: thưa cô
cho con đi uống “lước”/ thay cho từ uống “nước” .
Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn.
Ví dụ: Câu phức đẳng lập “Tích Chu đi chơi, tích chu không lấy nước cho bà”
Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ
trong câu vẫn chưa thật chính xác.

6



Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lô gic. Thế nhưng qua tìm
hiểu quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp cô Liễu (5 tuổi A), tôi so sánh lớp tôi thì
đa phần trẻ vẫn chưa có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình tự lô gic.
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình
để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ .
Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại chuyện kể mà trọng
tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng
bày các dụng cụ kể chuyện như: Khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối
sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách
sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình, giáo án điện tử. Để giúp trẻ cảm thụ
được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất.
* Môi trường ngoài lớp học
Góc thiên nhiên trẻ được chăm sóc cây, chơi với cát, nước. Tôi hỏi trẻ cách
chăm sóc cây, cách trẻ chơi với cát nước
Hoạt động ngoài trời dạy trẻ kể về dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng
xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ đã biết, tưởng tượng. Trẻ phải
tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng theo một trình tự nhất
định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ kể theo dạng: Kể chuyện miêu tả, kể chuyện theo
chủ đề. Ví dụ: Miêu tả hiện tượng thời tiết: Trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh
trời sắp mưa.
* Biện pháp 2: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, rèn nề nếp, rèn kỹ
năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ
Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh
hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch.
Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về
sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn
của mình.
7



Đóng kịch "Cô bé quàng khăn đỏ"
Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ khi trọng
tâm là đóng kịch “Cô bé quàng khăn đỏ”. Tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng
trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể dựa theo hình
thức khác nhau. Qua đó trẻ hứng thú và sáng tạo thể hiện vai diễn của mình và
giúp trẻ khắc sâu được nội dung câu chuyện

Sử dụng dối tay để gây hứng thú cho trẻ
Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: Vải vụn, bông, bìa cứng, gỗ, hộp
xốp, để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể
chuyện theo ý thích.
Ví dụ: Từ vải, bông làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu
hút trẻ kể chuyện.
* Biện pháp 3:. Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để thu hút sự chú ý
của trẻ.

Truyện: Dê con nhanh trí
Qua câu chuyện: “Dê con nhanh trí” với hình ảnh trên powerpoint trẻ
được nhìn thấy hình ảnh thật, sinh động và hấp dẫn. Giúp trẻ lôi cuốn vào câu
chuyện, trẻ hứng thú kể chuyện cùng cô theo nội dung có trong hình ảnh. Giúp
trẻ nhớ tên nhân vật và nội dung trong câu chuyện
* Biện pháp 4:

Làm quen với thể loại chuyện kể

kết hợp với hoạt động khác

8



Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng
ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh
động hơn.
Ví dụ: Hoạt động làm quen âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Câu chuyện
“Ai quan trọng nhất” Cho trẻ vận động theo bài “Những em bé ngoan”.
Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: Chủ đề “Gia đình”, câu chuyện “Ba
cô gài”. Trẻ biết tên, hiểu nội dung chuyện, biết đưa ra những nhận xét về từng
nhân vật.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán: Tên bài dạy “Cao hơn – thấp hơn”,
câu chuyện “Cây khế” trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của
hai anh em.
Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái: Luyện phát âm qua trò chơi tìm
chữ a, ă, â cho trẻ phát âm
Hoạt động góc: Dạy trẻ kể theo trí giác không ngừng phát triển ngôn ngữ
độc thoại nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp tư thể tác phong khi trẻ nói và phát
triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ quan sát tốt mới miêu tả tốt. Mục đích
nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát triển tư duy lô gíc, khả năng
quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.
Chuẩn bị: Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm
cho trẻ hứng thú, rung động khi kể. Chọn đồ chơi, vật thật có thể như: Gương,
lược, khăn, chén, cốc, gia súc, gia cầm, thực vật, chọn tranh nên chọn tranh có
màu sắc tươi sáng bố cục rõ ràng, tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật
thật xác định màu sắc đặc điểm, cách chơi, cách sử dụng. Ví dụ: Búp bê của cô
9


là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh có nhà to, ruộng vườn, còn em
có gì? khi trẻ kể tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt về phía các bạn, giọng

kể phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ kể sai hay ngọng cô để trẻ kể song rồi sửa.
Hoạt động ngoài trời:
Dạy trẻ kể về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày,
những điều trẻ đã biết đến, tưởng tượng.

Ảnh dạo chơi vườn cổ tích giúp trẻ hứng thú học giờ kể chuyện.
* Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi,
thông qua lễ hội
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách
hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện, đóng kịch, theo
một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ
hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại chuyện kể cho trẻ.
Ví dụ: Tết trung thu trẻ được rước đèn, phá cỗ, hát múa và trò chuyện với chị
Hằng Nga. Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu, trẻ được kể tên các loại quả,
loại bánh của ngày tết trung thu
Ví dụ : Bé vui hội xuân trẻ được tham gia chơi những trò chơi gian gian “Mèo
đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây” , đọc những bài đồng dao ca dao quen thuộc với trẻ
Ví dụ: Bé vui hội khoẻ măng non trẻ được hát múa, chơi trò chơi, giải câu đố
Ví dụ: Ngày 20-10 trẻ kể về “Bàn tay có nụ hôn” qua đó trẻ biết tình cảm
của người phụ nữ nói chung và người mẹ nói riêng luôn dành những tình cảm
yêu thương chân thành cho những người con yêu quý khi còn nhỏ cũng như khi
đã trưởng thành, dù ở bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh.

10


* Biện pháp 6: Làm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng để thu hút trẻ.
Phối hợp với phụ huynh trò chuyện với trẻ phải rõ ràng mạch lạc
Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phườg như: sách báo,
lịch cũ, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát

triẻn ngôn ngữ cho trẻ.
Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách
Cụ thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và
vui chơi tôi cho các cháu vào hoạt đông chơi góc để trẻ tạo ra nhừng đồ chơi làm
bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ
sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện.
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy,tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối
thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ
thích.
Khi kể chuyện tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng
thu cho trẻ nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi.
Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với
trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ
vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho
trẻ bắt chước.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không
nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không
chính xác.
* Biện pháp 7: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ
môn làm quen văn học thể loại truyện kể, cho trẻ kể lại
chuyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề.
Dạy trẻ kể lại chuyện: Để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác
phẩm văn học mà trẻ được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có
sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học thuộc lòng
11


câu chuyện, trẻ phải kể bằng ngôn ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung câu
chuyện một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm bảo nội dung cốt chuyện.
Yêu cầu đối với trẻ:

Kể nội dung chính của câu chuyện không yêu cầu trẻ kể chi tiết lời kể phải
có cấu trúc ngữ pháp, giọng kể diễn cảm to, rõ ràng, không ê a, ấp úng cố gắng
thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại.
- Chuẩn bị: Tiến hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe trước khi kể
cô giao nhiệm vụ ghi nhớ và kể lại.
- Tiến hành:
Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. Đàm thoại nhằm mục đích giúp
trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể, lựa
chọn hình thức ngôn ngữ, cách dùng từ đặt câu.
Thời gian đầu khi trẻ chưa quen trẻ kể theo mẫu câu của cô (hoặc đi với trẻ
kém). Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ của mình.
Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể.
Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư
thế tự nhiên. Trong quá trình kể, trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ kể
xong mới sửa sai cho trẻ.
Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp
trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt.
Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ. Trẻ kể xong, cô
nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất
những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần nhận xét đúng, chính xác
để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ
tác phong.
Chơi đóng vai theo chủ đề.
Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham gia vào cuộc nói chuyện với
bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước các nhân vật mà
trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” nấu ăn, trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đi chợ,
nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe.
12



Chơi đóng kịch
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn
ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà
trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa
chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ
đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
Kể chuyện theo chủ đề: Tôi chủ yếu rèn cho trẻ truyền đạt lại những sự kiện
xảy ra trong thời gian nhất định của nhân vật nào đó. Ví dụ: Chuyện (dê con
nhanh trí) con cáo giả vờ làm dê mẹ lúc dê đi vắng và nhúng chân vào chậu bột
cho chân trắng giống dê mẹ. Nhưng cáo vẫn bị dê con phát hiện và đuổi cáo đi.
Dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ:
Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện. Chọn đề tài
phù hợp với nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối
tuần các con ở nhà làm gì? Các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như
thế nào? Kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho cá
nhân trẻ kể.
Day trẻ kể chuyện sáng tạo:
Yêu cầu trẻ kể mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ
ràng về ngôn ngữ có thể kể bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô
kể một đoạn, rồi yêu cầu trẻ kể tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy
trí tưởng tượng của trẻ.
4.4 Hiệu quả của sáng kiến
Sau thời gian áp dụng: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch
lạch cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua kể chuyện”.
Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển
ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong thời gian vừa qua và kết quả đạt được
như sau:

13



S

Mức độ

Tổng số

T

Nội dung

trẻ
Tỷ lệ

29

27

93,1%

2

33,3%

29

26

89,6%


3

10,4%

29

27

93,1%

2

6,9%

29

28

96,5%

1

3,5%

khảo sát

T

Chưa


Đạt

đạt

Tỷ lệ

- Khả năng hứng thú
tích cực
1

(kiến thức được bổ
sung và củng cố
phong phú)

- Vốn từ của trẻ phát
triển rõ rệt. Trẻ nói rõ
ràng, mạch lạc, nói
2

nhiều câu có nghĩa
đầy đủ, trẻ đã phân
biệt được ý nghĩa một
số từ

- Kinh nghiệm sống
của trẻ, trẻ hứng thú
3

tham gia học, phát

biểu, kể chuyện và
đóng kịch.
- Trẻ phát âm chính

4

xác, mạch lạc, ít sử
dụng ngôn ngữ địa
phương.

14


Tham gia đóng kịch
5

thể hiện vai diễn của

29

27

93,1%

2

6,9%

mình
Việc áp dụng những kinh nghiệm giảng dạy như trên đối với văn học

thông qua tiết kể chuyện. Qua các tiết học tôi thấy các cháu rất hứng thú và thi
đua phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Chính vì vậy sau một thời gian thực hiện chất lượng giờ học trên trẻ đạt kết
quả tốt hơn. Cụ thể như sau:
Đối với trẻ: Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn,
nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
Kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia
học, phát biểu , kể chuyện và đóng kịch.
Trẻ phát âm chính xác hơn, mạch lạc hơn, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương.
Tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình tốt
4.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Qua quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã áp dụng các biện pháp trên trong
hoạt động giúp trẻ học tốt văn học thông qua kể chuyện đối với trẻ mẫu giáo lớp
5 tuổi B do tôi chủ nhiệm ở trường mầm non ............... cho thấy tôi đã thu được
nhiều kết quả khả quan. Và trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục ứng dụng đề tài của
mình tại lớp. Bản thân tôi nghĩ với các biện pháp trên không những áp dụng ở
lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong nhà trường mà biện pháp này có thể áp dụng
trên tất cả các khối lớp trong trường mầm non trên toàn huyện.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
15


6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi.
- Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh, trẻ.
- Lớp học kiên cố, đồ dùng được đảm bảo.
7. Đánh giá lợi ích thu được.
7.1. Theo ý kiến của tác giả:
Sau khi thực hiện sáng kiến của tôi tại lớp mình phụ trách thì đã thu được
kết quả như sau:

Đối với tôi: Sáng kiến này giúp tôi khẳng định được vai trò của mình trong
việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, tôi hiểu hơn về tâm lý trẻ và tìm ra
những hình thức hấp dẫn, dù đơn giản hơn, nhàn hơn khi lấy trẻ làm trung tâm
nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Trong khi nghiên cứu bản thân không ngừng
rèn luyện , học tập và bồi dưỡng về đạo đức cũng như nghiệp vụ sư phạm. Dự
giờ tham quan các lớp, trường bạn để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân tôi được
tiến bộ rất nhiều. Tôi đã tổ chức tốt các hoạt động trong lớp, tạo môi trường học
tập trong lớp thân thiện, phù hợp, có khoa học. Lên kế hoạch thực hiện đầy đủ,
làm đồ dùng, đồ chơi chu đáo. Khắc phục những mặt hạn chế
Đối với trẻ: Trẻ được tự trẻ lời theo suy nghĩ của mình, trẻ tự được khám
phá nên đã phát huy được hết khả năng của mình. Được thể hiện bản thân điều
đó khiến trẻ hào hứng, tự tin khi tham gia cùng cô, trẻ hứng thú tham gia kể
chuyện. Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt, trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói nhiều
câu có ý nghĩa đầy đủ.
Sau một thời gian áp dụng đến khi hoàn thành sáng kiến, lúc này trẻ đã gần
kết thúc năm học, Khi đánh giá trẻ dựa trên những kết quả mong đợi đối với lứa
16


tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ đã đạt được như sau: Trẻ lắng nghe và nhận xét ý kiến của
người đối thoại, trẻ sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ kể rõ ràng,
có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được, dùng
được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh. Trẻ đọc
biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao, trẻ kể và thay đổi một vài tình tiết như thay
tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện trong nội dung chuyện. Trẻ làm
quen với việc đọc viết chọn sách đọc và xem, kể chuyện theo tranh minh hoạ và
kinh nghiệm của bản thân. Trẻ biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới, từ đầu sách đến cuối sách. Theo kết quả cho thấy trẻ đã đạt được mục tiêu
giáo dục theo độ tuổi
Đối với phụ huynh: 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng

đồ chơi cho các cháu như: Tranh ảnh, sách báo, chuyện theo chủ đề, chuyện sáng
tạo, khâu rối tay giống vải, góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ
hứng thú khi học môn văn học. Phụ huynh dành thời gian để tâm sự với trẻ và
lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phụ huynh nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ
vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ đã cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
7.2. Theo ý thức tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu kể cả áp dụng thử: Không có
8. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu: Không có.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
TT ..............., ngày 8 tháng 4 năm 2019
NGƯỜI BÁO CÁO

17


...............

18


19


20


21



22



×