Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.82 KB, 8 trang )

c biệt là khu vực Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long. Đây là tiền đề quan trọng để
xây dựng các trung tâm du lịch và vui chơi giải trí biển – đảo tầm cỡ khu vực và thế giới.
Từ lâu tài nguyên du lịch trong vùng đã được quan tâm khai thác, sử dụng. Đặc biệt trong
những năm gần đây, du lịch ở Quảng Ninh phát triển rất nhanh và tại đây đã hình thành
một số khu du lịch quy mô tương đối lớn như Trà Cổ, Hạ Long, Tuần Châu, Yên Tử,...
hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lich.
2.1.3. Chính sách phát triển du lịch
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan quản lí hành chính tỉnh Quảng Ninh đã ban
hành hàng loạt các nghị quyết, chỉ thị về quy hoạch, phát triển du lịch, cụ thể: Nghị
quyết số 07–NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020 của Ban Chấp Hành
Đảng bộ Tỉnh; Kết luận số 29–KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nhiệm vụ giải
pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020; Chỉ thị 11/CT–UBND và Quyết định
3268/2012/QĐ–UBND của UBND tỉnh về quản lí môi trường kinh doanh du lịch,...[10]
Các văn bản này đã và đang được triển khai trong hoạt động du lịch, giúp các cơ quan
quản lí có thêm cơ sở giám sát, thực thi pháp luật, các doanh nghiệp và người dân có thêm
thông tin để thực thi và thúc đẩy đầu tư, khai thác tiềm năng vốn có.
Cơ quan chủ quản ngành du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp Kinh doanh Du lịch tỉnh
đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, hội chợ thương mại, du lịch quy mô trong nước và
quốc tế, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người vùng đất Quảng
Ninh đến các địa phương khác trong và ngoài nước. Đây là cơ hội lớn để gắn kết các địa
phương lân cận có cùng lợi thế, đồng thời cũng là kênh truyền thông quan trọng để thu
hút khách quốc tế, nhà đầu tư du lịch đến với Quảng Ninh.
Nhân dân cùng các nghệ nhân, tiểu thương và các cộng đồng xã hội tỉnh Quảng
Ninh tham gia xây dựng nhiều tuyến đường không rác, nhiều tuyến phố tự quản, đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cam kết không tăng giá sản phẩm, giá phòng, nhà
nghỉ vào các đợt cao điểm,. . .
2.1.4. Cơ sở hạ tầng từng bước được nâng cao, hạ tầng phục vụ du lịch và nghỉ
dưỡng phát triển nhanh
a) Về giao thông vận tải
Hệ thống đường bộ của Quảng Ninh dài gần 2.500 km trong đó nổi bật nhất là quốc
lộ 18 dài 225 km, đi qua các thành phố lớn có tiềm năng du lịch quan trọng. Ngoài ra,


Quảng Ninh còn có 3 tuyến đường quan trọng khác như: quốc lộ 10 từ Biểu Nghi đi Hải
Phòng, quốc lộ 4B Mũi Chùa – Lạng Sơn, quốc lộ 279 Hà Khẩu – Bắc Giang. Đây là hệ
thống đường bộ nối liền Quảng Ninh với Hà Nội và các tỉnh xung quanh và cửa khẩu quốc
tế Móng Cái. Thời gian gần đây, quốc lộ 18 được mở rộng lên 4 làn xe, rút ngắn thời gian
di chuyển của du khách cũng như tiếp nối các quốc lộ hình thành tuyến đường duyên hải
Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình – Thanh Hóa với thị trường
167


Nguyễn Thị Bích Thủy

du lịch hơn 10 triệu dân.
Hệ thống giao thông đường sông (dài gần 700 km), hệ thống giao thông đường biển
được chú trọng phát triển, thuận lợi cho du lịch trong nước và quốc tế. Hệ thống cảng biển
được mở rộng, nâng cấp nhanh. Cảng Cái Lân là thương cảng lớn thuộc cụm cảng Quảng
Ninh có công suất gần 3 triệu tấn/năm, tiếp nhận tầu đến 40.000 DWT và các tàu du lịch
lớn. Hiện nay Cảng Cái Lân đang được đầu tư mở rộng giai đoạn II nâng quy mô lên 16
– 20 triệu tấn/năm để trở thành cảng trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và
là cửa ngõ chính của Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh. Ngoài cụm cảng chính nêu trên, Quảng Ninh còn có một số cảng tổng hợp
khác với quy mô nhỏ, dưới 0,5 triệu tấn/năm và các cảng chuyên dùng phục vụ du lịch
đang triển khai xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng Bắc Bộ và hai
hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới. Tuy nhiên
vấn đề môi trường từ các hoạt động của các cảng nói trên và tàu thuyền là rất đáng quan
ngại, cần chú ý trong hoạch định chính sách phát triển.
b) Về hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện tỉnh Quảng Ninh được bảo đảm bởi 500 km đường dây 220 KV
và 110 KV cùng các trạm thị, về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt và các huyện,
thị trong vùng đã được dùng điện lưới quốc gia. Riêng huyện đảo Cô Tô và các xã đảo đã
được kéo điện lưới quốc gia, tỉ lệ các xã được sử dụng điện đạt 95%. Điều này góp phần

tăng thời gian lưu trú của du khách ở huyện đảo này.
c) Về hệ thống cấp, thoát nước
Nằm trong khu vực có nguồn nước ngọt hạn chế nên việc cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của vùng ven biển Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn. Ngoài một số công trình
cấp nước quan trọng ở các trung tâm đô thị lớn gần đây được xây mới hoặc nâng cấp cải
tạo, các công trình cấp nước khác, nhất là ở khu vực Quảng Ninh có công suất nhỏ (chỉ
vài trăm m3 /ngày đêm) đã xây dựng từ lâu, thiết bị lạc hậu,... nên chưa đáp ứng được yêu
cầu cấp nước ngày càng tăng cho các đô thị.
Hệ thống thoát nước và xử lí nước thải trong vùng còn rất thiếu và lạc hậu. Đến nay,
tại hầu hết các đô thị vẫn sử dụng hệ thống thoát nước chung cả nước mưa và nước thải
sinh hoạt. Mặt khác, chất lượng của hệ thống thoát nước tại các đô thị đã quá cũ, tiết diện
cống nhỏ, lượng bùn lắng đọng cao, các miệng xả ra xuống cấp nghiêm trọng,... không
đáp ứng được yêu cầu thoát nước khi có mưa lớn. Các công trình xử lí nước thải cũng rất
thiếu, nhất là tại các cơ sở du lịch nhỏ lẻ.
d) Về hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc
Tính đến cuối năm 2013, 100% xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hệ thống bưu
chính viễn thông và thông tin liên lạc với chất lượng phục vụ ngày càng tăng, nhất là phục
vụ nhu cầu của khách du lịch. Số máy điện thoại cố định và di động tăng nhanh, cao hơn
mức trung bình của cả nước. Mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh đã được xây dựng
hiện đại, kết nối với các mạng truyền hình quốc tế.

168


Những lợi thế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh hiện nay

2.2. Hạn chế và thách thức của ngành du lịch Quảng Ninh
– Ngành du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xướng với tiềm năng và lợi thế
vốn có, đóng góp vào GDP còn thấp. Năm 2013, lượng khách du lịch đạt 7,5 triệu lượt,
trong đó khách quốc tế là 2,6 triệu lượt; tổng doanh thu du lịch đạt 5000 tỉ đồng, tăng 12%

so với năm 2012. Quý I/2014, Quảng Ninh ước đón 3,2 triệu lượt du khách, tổng doanh
thu du lịch đạt 1.634 tỉ đồng.
– Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa mang tính đặc trưng của tỉnh so với các
tỉnh khác và khu vực. Ngoài hai loại hình du lịch có thế mạnh là du lịch biển đảo và du
lịch văn hóa tâm linh, Quảng Ninh chưa có sự khác biệt đáng kể về các loại hình du lịch
khác so với các tỉnh lân cận. Sản phẩm và dịch vụ du lịch na ná nhau, thiếu tính đặc trưng
địa phương. Thời gian gần đây, sự tràn ngập các sản phẩm quà tặng lưu niệm có nguồn
gốc từ bên kia biên giới là hiện tượng đáng quan ngại trong phát triển du lịch Quảng Ninh.
– Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch đi
kèm thiếu đồng bộ, chất lượng phục vụ thấp và hiệu quả khai thác kinh tế chưa cao. Thời
gian gần đây, dù đã được chú trọng đầu tư và tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lí nhưng
hạ tầng cơ sở vẫn bị quá tải vào các dịp cao điểm. Các dịch vụ du lịch giảm chất lượng,
giá cả gia tăng khiến thời gian lưu trú của du khách bị rút ngắn đáng kể. Tương tự như cả
nước, tình trạng thiếu các cơ sở giải trí, vui chơi và các dịch vụ đi kèm làm chi phí bình
quân trên đầu du khách không cao.
– Quy mô doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhỏ, uy tín và mạng lưới đại lí còn hạn
chế. Đây là thực trạng chung của hơn 40 doanh nghiệp lữ hành đăng kí kinh doanh trên
địa bàn Quảng Ninh. Chính vì thế, vào các lễ hội, tình trạng “cháy” hướng dẫn viên biết
các ngoại ngữ hiếm, “cháy” tour vẫn thường xuyên diễn ra. Quy mô và năng lực hạn chế
đã dẫn đến nhiều tour khách quốc tế và trong nước phải hủy tour hay chọn điểm đến khác
thay vì phải chọn Quảng Ninh.
– Hoạt động quảng bá và xúc tiến khai thác du lịch chưa được quan tâm đúng mức
hoặc chưa có chiến lược lâu dài. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn manh mún,
dàn trải, tự phát vì kinh phí hạn chế, tổ chức thiếu chuyên nghiệp, đồng bộ. Sản phẩm
thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch còn ít, chưa được thể hiện qua các ngôn ngữ hiếm,
thông tin du lịch chưa đa dạng và chi tiết, thậm chí thông tin du khách nhận được còn khác
xa so với thực tế,. . .
– Môi trường du lịch Quảng Ninh chưa thật sự an toàn, vẫn còn xảy ra nhiều hiện
tượng “chặt chém” du khách, ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách du lịch, vệ sinh an
toàn thực phẩm vẫn chưa bảo đảm,. . .

– Thiếu tính liên kết vùng, đặc biệt là việc liên kết các sản phẩm du lịch vùng. Kết
quả là không tạo được tính độc đáo, đặc trưng đối với du khách.
– Lực lượng lao động vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn, nhất là đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch ngoại ngữ hiếm.

169


Nguyễn Thị Bích Thủy

3. Kết luận
Quảng Ninh có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi cho phát
triển du lịch, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương cũng như tăng
cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa đối với du khách. Trong quá
trình phát triển, ngành du lịch có khá nhiều lợi thế, tiềm năng nhưng cũng tồn tại không
ít khó khăn, thách thức. Các vấn đề trên càng thể hiện rõ ràng và ảnh hưởng sâu rộng hơn
khi đặt trong bối cảnh cạnh tranh thị phần du lịch gay gắt như hiện nay từ các trung tâm
du lịch trong nước và quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê Quảng Ninh, 2013. Niên giám thống kê Quảng Ninh 2012. Quảng
Ninh.
[2] Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2009. Giáo trình Kinh tế du lịch. Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[3] Lê Ngọc Hân, 2014. Góp phần đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế
của cả nước. Báo Hà Giang, số ra ngày 15/4/2014.
[4] Hà Quang Long, 2014. Để Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế. website
Tổng cục Du lịch. Hà Nội, số ra ngày 6/5/2014.
[5] GS.TS. Đỗ Tiến Sâm và GS. Kurihara Hirohide (đồng chủ biên), 2012. Hợp tác phát
triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[6] Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định số 2622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
[7] Tổng cục Thống kê, 2010. Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009. Hà
Nội.
[8] UBND tỉnh Quảng Ninh, 2014. Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[9] UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thành phố Hải Phòng, 2009. Khuôn khổ quản lí tổng
hợp vùng bờ Quảng Ninh – Hải Phòng, Hà Nội.
[10] />ABSTRACT
The advantages and challenges of Quang Ninh tourism today
Quang Ninh, a border province, has in recent years focused on investing in tourism
development with substantial initial success. However, in spite of the great tourism
potential, investment has been underutilized and labor is poor in quality and quantity.

170



×