Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Nhận thức của nhật bản về các cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX luận văn ths khu vực học 60 31 06 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN ANH VŨ

NHẬN THỨC CỦA NHẬT BẢN VỀ CÁC
CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG TRONG THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN ANH VŨ

NHẬN THỨC CỦA NHẬT BẢN VỀ CÁC
CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG TRONG THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Có được bản
luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến các Thày, cô giáo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Kim đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển
khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài "Nhận thức của Nhật Bản về các
cường quốc đại dương trong thế kỷ XIX".
Xin chân thành cảm ơn các Thày, cô giáo, các nhà khoa học Khoa
Đông phương học, Khoa Lịch sử đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những
kiến thức khoa học chuyên ngành châu Á học cho bản thân tác giả trong
thời gian qua.
Xin cảm ơn gia đình, những người đã luôn động viên và tạo mọi điều
kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Cũng xin cảm ơn đồng nghiệp
và các bạn học viên cao học khóa QHX 2011, chuyên ngành châu Á học vì
những giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và cả quá trình hoàn thiện bản
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... i
Mục lục................................................................................................................................................ ii

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 9
5. Các đóng góp chính.................................................................................................................... 9
6. Cấu trúc luận văn........................................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1 SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG
VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN......................................................................... 11
1.1. Thời kỳ trước Minh Trị Duy tân................................................................................... 11
1.1.1. Giao thương với phương Tây và phản ứng của người Nhật............................... 11
1.1.2 .Quá trình xâm nhập của Kitô giáo............................................................................... 25
1.1.3. Sức ép phương Tây và sự suy yếu của chính quyền Tokugawa..........................32
1.2. Thời kỳ sau Minh Trị Duy tân........................................................................................ 40
1.2.1. Tình hình chính trị, xã hội những năm đầu thời Minh Trị................................... 40
1.2.2. Các cải cách trọng yếu...................................................................................................... 44
Tiểu kết............................................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN VÀ NHẬN THỨC CỦA
NHẬT BẢN VỀ SỨC MẠNH CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG.......50..
2.1. Biển trong lịch sử Nhật Bản............................................................................................ 50
2.2. Sức mạnh phương Tây trong nhận thức của người Nhật Bản....................... 54
2.2.1. Trên phương diện chính trị........................................................................................... 55
2.2.2. Trên phương diện kinh tế............................................................................................... 62
2.2.3. Trên phương diện khoa học quân sự......................................................................... 65
2.2.4. Trên phương diện văn hóa – giáo dục...................................................................... 71
Tiểu kết............................................................................................................................................... 71
ii


CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TẦM NHÌN, CHỦ TRƯƠNG VÀ

ĐỐI SÁCH CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG ...........84
3.1. Tầm nhìn của Nhật Bản về các thế lực đại dương................................................ 84
3.2. Chủ trương của Nhật Bản – Thoát Á nhập Âu...................................................... 91
3.3. Đối sách của Nhật Bản trước các cường quốc đại dương................................. 97
Tiểu kết............................................................................................................................................... 101
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 110
PHỤ LỤC

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cũng như các quốc gia phương Đông khác, Nhật Bản là một nước phong
kiến lâu đời. Những hạn chế và tình trạng lạc hậu về kinh tế, tri thức khoa học và
trang b ị quân sự là yếu tố khiến Nhật Bản và các nước phương Đông khác phải
đương đầu và chịu nhiều thách thức trước các quốc gia phương Tây. Từ đầu thế kỷ
XVI, nhu cầu mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường mới đã khiến các nước
tư bản phương Tây hướng về phương Đông nơi có tài nguyên phong phú. Đối diện
với sức mạnh to lớn của các cường quốc phương Tây, các quốc gia phương Đông
thực sự cảm thấy lo sợ và đại đa số chọn giải pháp đóng cửa, không giao lưu, tiếp
xúc với bên ngoài. Quyết định đó khiến cho sức mạnh của các quốc gia phương
Đông suy kiệt. Việc đóng cửa “nội bất xuất, ngoại bất nhập” khiến phương Đông
không thể học hỏi được những tri thức khoa học tiên tiến của thế giới. Trong khi đó
thể chế chính trị đã hạn chế sức sáng tạo của người phương Đông. Đến thể kỷ XV XVIII, mong muốn giao thương với các thị trường phương Đông giàu có đã thúc
đẩy các cường quốc phương Tây tiến sang phương Đông. Hậu quả tất yếu là, các
nước phương Đông đã lần lượt trở thành các quốc gia lệ thuộc. Đến lúc này,
phương Đông đã mất quyền đàm phán và phải lệ thuộc vào phương Tây.
Đến giữa thế kỷ XIX, nhận thức được sự cần thiết phải học hỏi những tri

thức từ phương Tây để có thể hòa nhập với tiến trình phát triển chung của thế giới,
Nhật Bản đặt ra khẩu hiệu “Phú quốc cường binh”, đồng thời thực hiện một loạt cải
cách theo mô hình phương Tây. Nhờ đó, xã hội Nhật Bản đã có nhiều phát triển
vượt trội, cơ sở kinh tế vững chắc giúp nước này sớm thoát khỏi vòng quay của xã
hội nông nghiệp truyền thống châu Á để trở thành cường quốc công nghiệp đầu
tiên trong khu vực. Xuất phát từ những nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài Nhận
thức của Nhật Bản về các cường quốc Đại Dương trong thế kỷ XIX với mục tiêu

làm sáng tỏ những vấn đề sau:
1


Thứ nhất, năm 1868 được coi là mốc lịch sử vô cùng quan trọng đánh dấu
sự chuyển mình mạnh mẽ của Nhật Bản. Trong năm này, chính quyền Mạc phủ
sụp đổ, đánh dấu sự kết thúc của chế độ chính trị “song hành lưỡng chế” kéo dài
hơn 1.000 năm tại Nhật Bản. Chính quyền Thiên hoàng Minh Trị nắm lại quyền
bính và thực hiện một loạt các cải cách trên nhiều phương diện của đời sống văn
hóa, chính trị, tạo đà cho bước nhảy vọt của Nhật Bản sau này. Vậy, Nhật Bản
đã nhận thức về chính mình ra sao trong thời điểm trước và sau năm 1868?
Thứ hai, nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại cho tới thời cận đại luôn là
một trong hai luồng văn minh có sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh nhất ở khu vực
châu Á. Nền văn minh phát triển rực rỡ này đã để lại những dấu ấn hết sức sâu đậm
trong đời sống chính trị và văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVI, sự hiện
diện của các quốc gia tư bản phương Tây đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện tại
khu vực châu Á. Các quốc gia phương Đông, bao gồm cả Trung Quốc, ngày càng
tỏ ra yếu thế trước sức mạnh kinh tế, quân sự của các nước tư bản phương Tây.
Cuộc Chiến tranh Nha Phiến (1839-1842) với chiến thắng áp đảo thuộc về các
cường quốc Anh, Pháp, Nga đã khiến Trung Quốc mất đi uy lực của một quốc gia
với vị trí trọng tâm của Đông Á. Vậy, Nhật Bản nhận thức thế nào về khu vực và
đặc biệt là vị thế của Trung Quốc trước và sau cuộc Chiến tranh Nha Phiến?


Thứ ba, Nhật Bản thời kì cận đại cũng nằm trong tình thế bị các cường
quốc phương Tây gây áp lực như các quốc gia châu Á khác. Nhưng họ lại là đất
nước sớm nhận thấy rằng, tất yếu phải học hỏi phương Tây và thực hiện nhiệm
vụ này hết sức thành công. Những dòng văn hóa tư tưởng mới đã làm nảy sinh
những cơ sở kinh tế tiên tiến mới, tạo đà để Nhật Bản tạo bước nhảy vọt, chuyển
mình từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp theo xu thế chung của thế
giới. Vậy, nhận thức của người Nhật, mà cụ thể ở đây là chính quyền Edo và sau
đó là chính quyền Minh Trị, đã chuyển biến nhận thức ra sao với quyết định mở
cửa đất nước vào năm 1854?

2


Thứ tư, sau phát hiện ngẫu nhiên của một số thủy thủ Bồ Đào Nha ra vùng
đảo Tanegashima của Nhật Bản, các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Hà Lan, Anh... đã lần lượt đến thiết lập quan hệ giao thương với Nhật Bản.
Trong quá trình đó, kinh tế, văn hóa và tôn giáo của phương Tây đã tác động mạnh
mẽ đến xã hội cùng đời sống kinh tế của nước này. Và để bảo vệ những lợi ich dân
tộc mà trước hết là địa vị thống trị cũng đặc quyền phong kiến, sau khi thẳng tay
trấn áp cuộc khởi nghĩa Shimabara năm 1638, chính quyền Tokugawa đã kiên
quyết bài trừ các giáo sĩ và tín đồ Jesuits (Dòng Tên) ra khỏi Nhật Bản. Cùng với
các biện pháp đó, Mạc phủ Edo cũng đoạn tuyệt quan hệ với Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha... và chỉ cho phép Hà Lan được tiếp tục duy trì quan hệ với Nhật Bản. Tuy
nhiên, đến năm 1854, Nhật Bản đã ký “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” với Hoa
Kỳ, đánh dấu sự kết thúc của hơn 2 thế kỷ tỏa quốc. Sự thay thế về vị thế giữa hai
quốc gia phương Tây là Hoa Kỳ và Hà Lan đã diễn ra tại quốc đảo này. Vậy, Nhật
Bản nhận thức thế nào trong việc loại bỏ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha để lựa chọn
Hà Lan và sau đó lại từ bỏ Hà Lan để nghiêng về phía Mỹ?


Thứ năm, dù rằng là một xã hội tư bản rất thành công nhưng Nhật Bản
vẫn là một đất nước châu Á với nền văn hóa Á Đông điển hình. Nhật Bản có nền
văn hóa riêng của mình từ thời cổ đại và tính cách của người Nhật Bản đã hình
thành trong tiến trình lịch sử trong môi trường văn hóa của cư dân quần đảo.
Đây gọi là di sản văn hóa Nhật Bản thì tại sao di sản văn hóa Nhật Bản kết hợp
với tri thức phương Tây lại đem tới những thành công to lớn tới vậy?
Thứ sáu, Nhật Bản là quốc gia có lãnh thổ trải dài 3.800km từ Bắc xuống
Nam với đường bờ biển dài, là cửa ngõ hết sức quan trọng để thâm nhập vào Trung
Quốc cũng như khu vực Bắc Thái Bình Dương. Nhờ yếu tố địa lý thuận lợi đó,
ngoài những nguồn lợi thủy hải sản, biển còn đóng vai trò là cầu nối giúp Nhật Bản
sớm giao lưu, giao thương với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, cũng chính điều đó đã
đem lại cho dân tộc Nhật Bản những thách thức từ bên ngoài: học tập nền văn minh
Trung Hoa trong nỗ lực không ngừng tiếp xúc, bổ sung cho di sản văn hóa
3


truyền thống. Nhật Bản giao thương và học hỏi phương Tây với mối lo về an
ninh chủ quyền lãnh thổ thời cận đại. Với những thuận lợi và thách thức như
vậy, câu hỏi đặt ra là Nhật Bản đã tự mình trở thành một cường quốc đại dương
như thế nào và cách thức ứng đối của Nhật Bản với các quốc gia châu Á theo
phương thức phương Tây?
Với mục tiêu đi tìm lời giải cho 6 câu hỏi trên, luận văn mong muốn sẽ
đem đến những sự kiện, chứng cứ lịch sử, để từ đó xây dựng nên một cái nhìn
tổng quát về nhận thức của Nhật Bản đối với các cường quốc đại dương phương
Tây trong thế kỷ XIX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhật Bản luôn là một đối tượng tìm hiểu nhiều của nhiều nhà nghiên cứu,
chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử hay tôn
giáo. Sự chuyển mình thần kỳ của Nhật Bản trong thế kỷ XIX từ một nước nông
nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại theo mô hình phương Tây tuy đã

trải qua gần 200 năm nhưng vẫn còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với các quốc
gia trong khu vực. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một công trình nào đề cập đầy đủ và
toàn diện về chủ đề mà chúng tôi nghiên cứu, nhưng những tư liệu viết hoàn cảnh
lịch sử, đời sống xã hội, hoàn cảnh lịch sử, các yếu tố văn hóa, chính trị... của
Nhật Bản trong thời kỳ này khá phong phú.
Tài liệu tiếng Việt: Về nghiên cứu lịch sử, Nhật Bản đã thu hút được nhiều sự
quan tâm của những nhà sử học nổi tiếng trong nước và có khá nhiều tác phẩm có
giá trị đã ra đời, trong đó phải kể đến cuốn “Lịch sử Nhật Bản” của tập thể học giả
Nguyễn Quốc Hùng, Đặng Xuân Kháng, Nguyễn Văn Kim, Phan Hải Linh [14].
Trong công trình này, các tác giả đã trình bày một cách hệ thống toàn bộ tiến trình
lịch sự Nhật Bản từ thời tiền sử, sơ sử cho tới hiện nay với những minh họa bằng
hình ảnh, bản đồ rất khoa học với nguyên tắc phân kỳ lịch sử dựa trên những đặc
trưng cơ bản về văn hóa, chính trị của mỗi thời kỳ. Đặc biệt trong cuốn sách này,

4


lịch sử Nhật Bản từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX được các tác giả phân tích sâu sắc với
những cuộc tranh đoạt quyền bính giữa nội bộ tầng lớp quý tộc phong kiến Nhật
Bản cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của những thế lực tư bản phương Tây và những
tác động của chúng đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản trong giai
đoạn này. Công trình cũng đã dựng lại toàn cảnh sụp đổ của chính quyền Edo trước
sức ép trong và ngoài nước, triều đình Minh Trị tiếp quản quyền bính tạo nên bước
ngoặt vĩ đại của dân tộc Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX. Những công trình khác có
nội dung về các thời đại lịch sử của Nhật Bản như “Lịch sử văn minh thế giới” [26]
do Giáo sư Vũ Dương Ninh chủ biên, “Lịch sử thế giới trung đại” [28], bản dịch
“Lịch sử Nhật Bản” [32] của hai tác giả Richard Mason và John Caiger, bản dịch
“Lược sử văn hóa Nhật Bản” [33] của tác giả Samson, tác phẩm “Nhật Bản cận
đại” [35] của nhà nghiên cứu Vĩnh Sính, chuyên đề “Lịch sử thế giới trung đại”
[36] của nhà nghiên cứu Chiêm Tế... đều là những tác phẩm giá trị. Tuy nhiên,

những công trình nghiên cứu này hoặc không chuyên sâu về Nhật Bản hoặc chỉ tập
trung vào một thời kỳ cụ thể nên tính bao quát chưa thể phủ được hết những sự kiện
diễn ra trong tiến trình lịch sử của Nhật Bản, mà điều này cuốn “Lịch sử Nhật Bản”
[14] do tác giả Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) đã thể hiện rõ.
Công trình nghiên cứu “Nhật Bản và châu Á - những mối liên hệ lịch sử và
chuyển biến kinh tế xã hội” [17] của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kim được coi là
một hướng đi chuyên sâu trong điều kiện nghiên cứu của ngành lịch sử thế giới nói
riêng và quốc tế học nói chung. Trên cơ sở một số bài nghiên cứu đã được công bố
trong nhiều năm, tác giả Nguyễn Văn Kim đã bổ sung thêm một số chuyên luận
khác nhằm bước đầu hoàn thiện cấu trúc được thể hiện trong hai phần của cuốn
sách. Qua nội dung các bài viết, tác giả luôn đặt sự phát triển của lịch sử và văn hoá
Nhật Bản trong sự tương tác và gắn bó mật thiết với môi trường văn hoá khu vực.
Những ảnh hưởng và giao lưu văn hoá đó luôn diễn ra một cách đa chiều. Văn hoá
Nhật Bản vừa tiếp nhận nhiều thành tựu tiêu biểu của văn hoá khu vực vừa tạo cho
mình những đặc tính riêng. Trong cuốn sách, tác giả công bố 13 chuyên khảo về
5


thời Edo, một thời kỳ có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử Nhật Bản. Tuy tập trung
viết về những chuyển biến kinh tế - xã hội của Nhật Bản thời kỳ này, nhưng mỗi
bài viết có thể coi là một thể nghiệm của tác giả trong cách tiếp cận với chủ đề
nghiên cứu trên các phương diện chính trị, kinh tế và xã hội.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa
được nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Văn Kim thể hiện rõ nét trong công trình
“Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa – Nguyên nhân và hệ quả”
[19].

Qua công trình này, tác giả đã làm rõ việc các quốc gia phương Tây mưu đồ

sử dụng tôn giáo như một công cụ dọn đường cho quá trình xâm lược của mình và

lòng tham vô đáy của các thương nhân phương Tây đã gây ra nhiều bất ổn cho đời
sống xã hội và chính trị Nhật Bản. Các nhà cầm quyền Nhật Bản quyết định áp
dụng chính sách Tỏa quốc và chọn Hà Lan là đối tác phương Tây duy nhất trong
quan hệ giao thương. Chính sách này đáp ứng được hai mục đích quan trọng mà
Nhật Bản đặt ra. Đó là giảm bớt những ảnh hưởng xấu của văn hóa phương Tây đối
với xã hội Nhật Bản và vẫn giữ một con đường hẹp để tiếp cận và cập nhật những
xu hướng tiến bộ đang diễn ra trên thế giới qua con đường hẹp Hà Lan. Ngoài ra,
tác giả Nguyễn Văn Kim còn đóng góp vào công cuộc nghiên cứu Nhật Bản nhiều
tác phẩm có giá trị, mà nhiều tác phẩm trong số đó là tài liệu tham khảo vô cùng giá
trị để hoàn thành bản luận văn này, mà tiêu biểu là hai cuốn “Nhật Bản trong thế
giới Đông Á, mấy suy nghĩ về đặc tính và con đường phát triển” [18], “Một số
chuyên đề Lịch sử Thế giới” [27]. Một số công trình khác như “Về sứ mệnh của
Nhật Bản trong kỷ nguyên châu Á” [3] (Nguyễn Phú Bình), “Quan hệ của Nhật Bản
với châu Âu thời kỳ trước kỷ nguyên Minh Trị: Đóng cửa nhưng không cài then” [4]
(Ngô Xuân Bình), “Biến đổi của Nhật Bản trong kỷ nguyên Minh Trị”
[21]

(Hoàng Minh Lợi)... cũng đều là những tác phẩm có giá trị về một thời kỳ

mang tính bước ngoặt của dân tộc Nhật Bản.
Bản dịch tác phẩm “Tại sao Nhật Bản thành công: Công nghệ phương Tây
và tính cách người Nhật Bản” [25] của nhà nghiên cứu Nhật Bản Michio
6


Morishima cố gắng tìm lời giải thích cho những thành công và thất bại của dân
tộc Nhật Bản và hơn hết là tại sao những người Nhật luôn giữ gìn những giá trị
đạo đức truyền thống hay nói cách khác là phi phương Tây lại có thể kiểm soát
được những kỹ thuật công nghiệp do phương Tây tạo ra. Cuốn sách đã cho thấy
quá trình học hỏi phương Tây của người Nhật không phải là quá trình sao chép y

bản chính mà họ đã kết hợp yếu tố học hỏi được với bản sắc để sáng tạo nên
những giá trị mới hoàn toàn khác biệt với giá trị phương Tây gốc.
Các công trình “Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh Trị” [10], “Khuyến học”
[11]

của tác giả Fukuzawa Yukichi đã thể hiện tư tưởng và đường lối của một trí

thức đại tài người Nhật trong thế kỷ XIX. Fukuzawa Yukichi là người đầu tiên đưa
ra tư tưởng “Thoát Á, nhập Âu”, vốn được coi là tiếng sét ngang tai đối với một xã
hội vẫn còn ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo phong kiến, đặt nền móng
trên phương diện đường lối cho cuộc cải cách Minh Trị sau này. Còn trong tác
phẩm “Tư tưởng thực học của Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ” [24], tác
giả Nguyễn Tiến Lực đã đem so sánh những tư tưởng tân tiến, phù hợp thời đại của
hai trí thức Fukuzawa Yukichi của Nhật Bản và Nguyễn Trường Tộ của Việt Nam.
Tài liệu tiếng nước ngoài: Không chỉ riêng các học giả Việt Nam mà các học
giả ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hào hứng nghiên cứu Nhật Bản, thậm chí nhiều
tác phẩm của họ còn ra đời từ rất sớm trong thập niên 50s, 60s hay 70s của thế kỷ
trước. Nhiều tác phẩm có giá trị đã được các dịch giả Việt Nam việt hóa, đem lại cái
nhìn bao quát hơn về một xã hội Nhật Bản cho đọc giả Việt Nam. Ngoài những tác
phẩm dịch đã được giới thiệu trên, còn khá nhiều những tác phẩm đã được biên
dịch có giá trị tham khảo cao như “Bách khoa toàn thư Nhật Bản” [31] của tác giả
Richard Bowring và Peter Kornicki, “Quan điểm cơ bản khi tìm hiểu về xã hội Nhật
Bản” của tác giả Akio Michio, “Nhật Bản ngày nay” của Hiệp hội Quốc tế về thông
tin Giáo dục.... Những tác phẩm này mang đến cho người đọc Việt Nam những góc
nhìn mới trên quan điểm của những học giả xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau,
giúp cho việc tổng hợp một hình ảnh đất nước Nhật Bản trở nên khách quan hơn.
7


Còn khá nhiều công trình nghiên cứu có giá trị chưa được Việt hóa như

“Fudai Daimyo and the Collapse of the Tokugawa” [38] của tác giả Conraid
Totman nói về số phận của tầng lớp lãnh chúa phổ đại (Fudai Daimyo) gồm 145
người khi chế độ Mạc phủ Tokugawa sụp đổ, “A History of Japan to 1334” [39]
của tác giả George Sansom viết về lịch sử Nhật Bản từ thời cổ đại tới năm 1334
bao gồm đặc điểm, nguồn gốc dân tộc, các nhà nước phong kiến Nhật Bản, sự
phát triển của các kinh đô, ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa và chiến tranh
với Mông Cổ. Tác phẩm “The Technological Transformation of Japan” [49] của
hai tác giả Tessa Morris và Suzuki viết về quá trình công nghiệp hóa đất nước
của Nhật Bản từ thế kỷ XVII cho tới thế kỷ XXI. Cuốn sách có thể được coi là từ
điển bách khoa về “hiện tượng Nhật Bản” trong lĩnh vực công nghệ.
Nhìn chung, những nghiên cứu về Nhật Bản, đặc biệt là từ thế kỷ XV cho
tới đầu thế kỷ XX, của những học giả cả trong và ngoài nước đều rất phong phú
và đa dạng. Tất cả dựng nên một bức tranh sống động về những sự kiện, biến cố
lịch sử Nhật Bản trong những thời kỳ cụ thể. Tuy nhiên, chưa có nhiều công
trình nghiên cứu luận giải thích cách suy nghĩ, nhìn nhận của dân tộc Nhật Bản
về sức mạnh phương Tây, các quốc gia đã gây sức ép khiến xã hội Nhật Bản thay
đổi nhưng cũng là thế lực khiến người Nhật thay đổi suy nghĩ để học hỏi và
chuyển hướng trở thành một quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên ở châu Á
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhật Bản không chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu hàng đầu bởi nền văn hóa
đặc sắc mà còn bởi sự chuyển mình thần kì từ một đất nước nông nghiệp đặc trưng
thành một cường quốc công nghiệp với nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Số
lượng các công trình nghiên cứu Nhật bản vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, các công trình tập trung nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện khiến Nhật
Bản chuyển hướng, nhận thức, chấp nhận những ý thức hệ mới về các cường quốc
đại dương, đặc biệt trong thế kỷ XIX. Để hiểu được điều này, luận văn sẽ tập trung
làm rõ bối cảnh lịch sử Nhật Bản trong thế kỷ XIX, từ đó rút ra những nguyên
8



nhân và động cơ khiến người Nhật đưa ra những quyết định thay đổi đất nước.
Kết quả việc học hỏi phương Tây của người Nhật hay nói cách khác là ảnh
hưởng của phương Tây trong quá trình tư bản hóa Nhật Bản sẽ là mục đích mà
bài luận văn này mong muốn làm sáng tỏ.
Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, nền kinh tế, quân sự và văn hóa của các
quốc gia phương Tây phát triển hết sức mạnh mẽ. Các quốc gia này sở hữu
những tàu biển lớn được trang bị vũ khí hiện đại khiến họ dễ dàng chinh phục
khắp các mặt đại dương. Chính vì vậy, trong luận văn này, các cường quốc đại
dương có ý nghĩa tương đồng với các cường quốc phương Tây. Và thuật ngữ
biển ở đây ám chỉ tới vùng biển chung của các nước Đông Á.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp cơ bản của khoa học lịch sử, đặt

vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh khu vực và thế giới, trong mối quan hệ lịch đại
và đồng đại. Dựa vào việc phân tích các kênh thông tin, luận văn đã ứng dụng
phương pháp thống kê, nghiên cứu so sánh... để làm rõ các nội dung chuyên môn
và mục tiêu nghiên cứu đề ra.
5.

Các đóng góp chính
Sau khi hoàn thành, luận văn hi vọng sẽ mang lại những đóng góp chính

như sau:
Thứ nhất, Nhật Bản là một quốc gia đặc biệt, quốc gia phương Đông đầu
tiên nhận thức và cải cách đất nước theo mô hình phương Tây. Sự thành công
của Nhật Bản thu hút nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực
tâm tâm khảo cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có các công trình chuyên khảo
toàn diện, cụ thể về ý thức tự cường dân tộc và nguyên nhân khiến Nhật Bản đổi

hướng, từ bỏ chế độ phong kiến để học hỏi những tri thức tiến bộ phương Tây
và trở thành một cường quốc đại chúng theo mô hình phương Tây. Chính vì vậy,
luận văn cố gắng tập trung nêu bật hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm xã hội và nhận
thức của Nhật Bản về các cường quốc phương Tây.
9


Thứ hai, luận văn cũng cố gắng làm rõ quá trình học hỏi phương Tây của
Nhật Bản, để tìm hiểu nguyên nhân quốc gia này mặc dù chủ động Âu hóa toàn
diện nhưng về mặt bản chất vẫn là một quốc gia Á Đông chứ không b ị “đồng hóa”
thành một quốc gia phương Tây. Từ những phân tích này, luận văn cố gắng đưa ra
những lý giải để làm bài học trong quá trình học hỏi tri thức từ thế giới bên ngoài.

Thứ ba, luận văn cũng cố gắng chứng minh vai trò quan trọng của đại
Dương trong thông thương và an ninh lãnh thổ. Những mối lợi khổng lồ đã thúc
đẩy các quốc gia tập trung phát triển lực lượng hải quân nhằm kiểm soát mặt
biển. Đây là tiền đề quan trọng trong việc hình thành các cường quốc Đại
Dương, những người làm chủ mặt biển trong một thời gian dài.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chương bao gồm:
Chương 1: Sự xâm nhập của các cường quốc đại dương và cách ứng phó của

Nhật Bản
Chương 2: Tầm quan trọng của biển và nhận thức của Nhật Bản về sức
mạnh của các cường quốc đại dương
Chương 3: Một số nhận xét về tầm nhìn, chủ trương và đối sách của Nhật
Bản trước các thế lực đại dương

10



CHƯƠNG 1
SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC ĐẠI DƯƠNG VÀ
CÁCH ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN
Lịch sử loài người đánh dấu sự tồn tại, phát triển, suy vong của rất nhiều nền
văn hóa văn minh. Nhu cầu trao đổi, buôn bán, giao lưu hoặc do điều kiện sống
thay đổi, tham vọng bành trướng đã dẫn tới sự đụng độ, giao thoa giữa các nền văn
hóa. Sự giao thoa này có thể diễn ra theo hai chiều hướng, hoặc tương hỗ nhau để
phát triển hoặc một nền văn minh lớn hơn, mạnh mẽ hơn thôn tính và tiêu diệt nền
văn minh nhỏ yếu hơn. Theo dòng thời gian, những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
của các nền văn hóa không những giảm bớt những gánh nặng trong đời sống mà
còn giúp con người chinh phục thiên nhiên, chinh phục những khoảng cách vô tận
của đại dương trong những cuộc viễn chinh hay những cuộc giao thương. Vào thế
kỷ XV-XIX, thời đại của những cường quốc đại dương phương Tây muốn mở rộng
tầm ảnh hưởng của mình sang các nước phương Đông, nhưng cũng là thách thức
khắc nghiệt đối với những nền văn minh phương Đông.
Nếu suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, sự giao thoa, xung đột giữa các nền
văn minh là thời điểm để các quốc gia phương Đông tự nhìn nhận lại mình, đánh
giá và phát huy sức mạnh nội tại, đồng thời học hỏi những thành tựu tiên tiến, văn
hóa đặc sắc từ những nền văn hóa bên ngoài. Có thể coi sự phát triển huy hoàng,
rực rỡ của văn minh phương Đông thời cổ trung đại đã bị văn minh phương Tây
vượt qua. Ở đây, dân tộc Nhật Bản đã kiên quyết loại bỏ những suy nghĩ thiển cận,
lạc hậu để tiếp cận, học hỏi những tri thức tiến bộ từ phương Tây, một con đường
hoàn toàn khác biệt so với chủ trương đóng cửa, tiếp tục run sợ và cuối cùng là bị
phương Tây chinh phục như các dân tộc khác ở khu vực Đông Á.

1.1. Thời kỳ trước Minh Trị Duy tân
1.1.1. Giao thương với phương Tây và phản ứng của người Nhật
Thời kỳ từ thế kỷ VII-IX là thời kỳ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển của nhà nước Nhật Bản cổ đại. Đây là thời kỳ Nhật Bản hướng

11


mạnh đến trung tâm văn minh Trung Hoa. Thời kỳ này, văn hóa Đường (618907) phát triển hưng thịnh và rực rỡ với nhiều thành tựu khai nở ở Trung Quốc.
Nhiều đoàn trí thức và tu sĩ Nhật Bản đã lên đường sang Trung Quốc lưu học để
mang những tri thức học được về chấn hưng văn hóa dân tộc.
Từ đầu thế kỷ XV, sau một thời gian khá dài phát triển tương đối ổn định của
Mạc phủ Muromachi, lịch sử Nhật Bản lại trải qua quá trình tranh giành quyền lực
mới. “Động lực căn bản của cuộc chiến tranh đó là sự thèm khát đất đai mãnh liệt
của giới quân sự địa phương, những người chịu sức ép mạnh trong việc tăng
cường sở hữu của mình” [42, tr 53]. Là những gia tộc lớn, các thủ lĩnh quân sự cần
nhiều đất để chia cho con cháu và cấp cho chư hầu. Nhưng phần lớn đất đai, về
danh nghĩa lại thuộc về quyền sở hữu của nhà nước với sự quản lý của đội ngũ
quan chức địa phương. Trong điều kiện chính quyền trung ương suy yếu, bằng sức
mạnh quân sự, các tập đoàn võ sĩ đều ra sức lấn chiếm đất đai, biến đất công thành
sở hữu tư nhân và khẳng định vị thế của mình trong một trật tự xã hội mới.

Từ cuối thế kỷ XV, nhiều lãnh chúa có thế lực đã kiểm soát được cả những
cơ sở tôn giáo và nhiều trang viên nhỏ yếu khác. Chiếm được đất, họ có toàn
quyền sử dụng theo mục đích của mình và không phải dâng nạp một phần thu
nhập như trước nữa. Đây chính là động lực để các lãnh chúa mở rộng hơn nữa
thế lực của mình thông qua con đường chiến tranh và tranh đoạt quyền lực. Tuy
nhiên, các cuộc tấn công lấn chiếm đất đai không chỉ làm xáo trộn các mối quan
hệ xã hội truyền thống mà còn phá vỡ những cơ sở kinh tế thiết yếu vốn có của
trang viên. Nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm và hưởng lợi nhuận theo địa vị giờ
đây đã được thay thế bằng chế độ lĩnh canh và sự phục thuộc thân phận trực tiếp
của nông dân với lãnh chúa. Đây cũng là quá trình tan rã của tình trạng kinh tế
khép kín, tự cung tự cấp vốn đã tồn tại lâu dài trong xã hội Nhật Bản để mở ra
những khả năng phát triển, giao lưu kinh tế rộng lớn hơn.
Trong khi đó trên thế giới từ thế kỷ thứ XV, chủ nghĩa tư bản bắt đầu có những

phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã
12


hội phát triển nhanh chóng về cả chất và lượng. Năng suất lao động tăng cao, thị
trường hàng hóa phát triển đến độ bão hòa. Nhu cầu mở rộng thị trường, tiêu
dùng các sản phẩm hàng hóa mới lạ với chất lượng hảo hạng, tìm kiếm nguồn
nhân lực và nguyên liệu mới đã thúc đẩy người châu Âu lên đường tìm những
miền đất mới. Những chuyến đi này đã mang lại những phát kiến địa lý vốn
đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tìm ra những vùng đất mới và nối liền
hoạt động thương mại giữa các châu lục, đặc biệt giữa phương Đông và phương
Tây. Cũng trong giai đoạn này, ở châu Âu nổi bật lên Phong trào văn hóa phục
hưng, nó như một cuộc cách mạng tinh thần, hướng tới chủ nghĩa nhân đạo,
cách mạng khoa học. Bên cạnh đó, Phong trào cải cách tôn giáo và canh tân giáo
hội, nhằm khẳng định vị trí của Kitô giáo so với Hồi giáo, và mở rộng ảnh
hưởng của Kitô giáo ra bên ngoài, cũng đã có nhiều ảnh hưởng lớn.
Phương Đông trong con mắt của những nhà thám hiểm, thương gia phương
Tây là một vùng đất trù phú, hưng thịnh với Ấn Độ, Trung Hoa giàu có, Đông
Nam Á đặc sắc với sản vật, hương liệu phong phú... Trong cơn khát vàng,
hương liệu, của cải đó, rất nhiều thương nhân phương Tây trên các thuyền đi
biển Caraven sử dụng la bàn, bánh lái cải tiến và một hệ thống các cột buồm tìm
đến Ấn Độ, Trung Hoa, và cả vùng quần đảo Zinpangu (Nhật Bản) hết sức giàu
có mà Marco Polo đã từng mô tả trong tác phẩm Travel (Viễn du) nổi tiếng. Sức
hấp dẫn của các vùng hương liệu, trữ lượng và đặc tính của trầm hương, sừng tê
giác, ngọc trai, ngà voi... đã tạo nên một huyền thoại về “Thế giới phương
Đông”, nơi mà của cải không bao giờ cạn kiệt.
Đến giữa thế kỷ XVI, Nhật Bản mới bắt đầu tạm ổn định sau một thời gian
dài nội chiến liên miên do sự tranh chấp giữa các lãnh chúa và các đại gia đình quý
tộc, dù rằng cuộc chiến tranh giành quyền lực vẫn còn diễn ra giữa vài đại gia tộc
quyền quý. Như là định mệnh sắp đặt, 3 thương nhân người Bồ Đào Nha đã tình cờ

tìm thấy Nhật Bản khi trên đường tới Trung Hoa bị bão thổi giạt vào Tanegashima
vào ngày 23-9-1543 [17]. Họ trở thành những người phương Tây đầu tiên đặt chân
13


đến Nhật Bản. Chiến tranh liên miên, sản xuất đình trệ, hàng hóa thiếu thốn, hiếu
kỳ với nền văn minh tới từ phương trời xa xôi khiến người Nhật vô cùng hăm hở
với những thứ hàng hóa, kiến thức, tư tưởng phương Tây mới lạ. Năm 1545, chỉ 2
năm sau cuộc khám phá đầy bất ngờ, người Bồ Đào Nha nhanh chóng thiết lập
quan hệ giao thương với Nhật Bản khi nhận thấy tiềm năng giao thương vô cùng to
lớn của quốc gia này. Những chuyến tàu buôn phương Tây ngay khi vừa ghé vào
vùng biển Nhật Bản đã được các lãnh chúa địa phương chào đón với thái độ ưu ái
đặc biệt. Ở vùng Kyushu, không ít lãnh chúa còn háo hức mời gọi thương nhân
phương Tây đến buôn bán tại các cảng mà họ kiểm soát. Nhờ có những điều kiện
thuận lợi đó mà chỉ trong vòng một thập kỷ các thương nhân Bồ Đào Nha đã xác
lập được vị trí của mình tại Nhật Bản. Với lợi thế có tàu đi biển trọng tải lớn, tốc độ
cao và trang bị vũ khí hiện đại, thương nhân Bồ Đào Nha có khả năng cung cấp
những loại hàng hóa được sản xuất từ phương Tây và một số nước châu Á xa xôi
khác. Những mặt hàng mà họ đem đến đã có sức hấp dẫn lớn, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng, mục đích quân sự cũng như óc hiếu kỳ của người Nhật.
Tuy nhiên vào thời kỳ này, do sự tác động của cuộc nội chiến trong nước nên
Nhật Bản vẫn chưa thể có một chủ trương chung về phát triển quan hệ thương mại
mà hoạt động buôn bán đa phần phụ thuộc vào chính sách của các lãnh chúa. Do
đó, việc giành được quyền mở cảng và đặt thương điếm ở Nagasaki là kết quả của
cả một quá trình thăm dò, thương thuyết bền bỉ của người Bồ Đào Nha với các lãnh
chúa Nhật Bản. Năm 1571, sau khi tập hợp được hầu hết các thương nhân ở
Hirado, shimabara... về Nagasaki, Omura




đã ra lệnh xây dựng 6 khu phố:

Shimabara Machi, Omura Machi, Bunchi Machi, Hokaura Machi, Hirado Machi và
Yokoseura Machi. Từ đó Nagasaki trở thành trung tâm buôn bán với nước ngoài ở
vùng Tây – Nam Nhật Bản. Để tránh những cuộc tấn công của các lãnh chúa có tư
tưởng chống đối, bảo vệ an toàn cho thương cảng mới được xây dựng cũng như
cuộc sống của bản thân ở Nagasaki, các thương nhân Bồ Đào Nha phải nộp cho


Lãnh chúa thứ 4 của Hirado thời kỳ Edo (1600-1868)

14


lãnh chúa địa phương một khối lượng vàng lớn. Thêm vào đó, hàng năm theo
yêu cầu của Omura, họ còn phải giao cho các quan chức sở tại một khoản tiền
trị giá 1000 ducat bạc và nhiều khoản chi phí lớn khác để hoàn thiện việc xây
cảng, làm nhà chung hay thuê cơ sở truyền đạo.
Các tàu Bồ Đào Nha đến buôn bán ở Nhật Bản thường có trọng tải từ 600700 tấn và chở theo khoảng 200 người. Các tàu này thường xuất phát từ Goa tới
Nagasaki và thường chở theo nhiều mặt hàng được sản xuất ở châu Âu như:
lông thú, nhung, pha lê, thủy tinh, đồng hồ, ống nhòm, la bàn, thuốc lá, rượu Bồ
Đào Nha và một số sản phẩm từ Trung – Nam Á như thủy tinh, vải hoa Ấn Độ.
Khi đến Malacca, một số lượng nhất định trong các loại hàng này được dùng để
đổi lấy hương liệu và thổ sản địa phương. Khi tàu tới Macao, hàng hóa lại tiếp
tục được dùng để đổi lấy vàng, tơ lụa mà các thương nhân, viên chức của
thương điếm Bồ Đào Nha đã chuẩn bị sẵn. Tàu lập tức nhổ neo đến Nhật Bản
vào khoảng tháng 7 hay tháng 8 theo gió mùa Tây – Nam. Hàng hóa mà các
thương nhân Bồ Đào Nha mua đem về Goa thường là những sản phẩm lạ của
Nhật Bản như: đồ sơn mài, tranh khắc gỗ, kiếm, áo kimono.
Những mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho thương nhân Bồ Đào

Nha trên đất Nhật Bản là tơ lụa Trung Hoa, vũ khí và bạc. Hàng năm, lợi nhuận
từ lụa có thể lên tới gần 50.000 ducat bạc và lượng lợi nhuận khổng lồ tới từ
việc nhập vào Nhật Bản súng trường, thuốc súng, đại bác. Việc mua bạc ở Nhật
Bản để bán lại trên thị trường thế giới cũng cho tỉ suất lợi nhuận rất cao bởi tỉ
giá chênh lệch lớn giữa Nhật Bản và các vùng khác trên thế giới [17].
Những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, thương nhân người Tây Ban
Nha, Hà Lan và Anh xuất hiện ở Nhật Bản đã phá vỡ thế độc tôn trong quan hệ
buôn bán của người Bồ Đào Nha tại thị trường khu vực khiến giao thương càng trở
nên sôi động. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nước này đã làm đảo lộn những mối
quan hệ buôn bán mà Bồ Đào Nha đã xác lập được trong vòng nửa thế kỷ, đồng
thời cũng tác động không nhỏ đến chính sách kinh tế đối ngoại của chính quyền
15


Nhật Bản. Người Nhật bị đặt trong một tình thế phải đồng thời ứng phó với
những vấn đề phức tạp mà họ chưa từng trải qua. Sự hiện diện của các cường
quốc phương Tây trên lãnh thổ Nhật Bản càng làm tăng thêm nỗi lo sợ về nguy
cơ đe dọa của các thế lực ngoại bang đối với Nhật Bản, nhưng đồng thời cũng
cung cấp cho người Nhật nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về sự biến chuyển
của tình hình thế giới và thực lực của từng nước phương Tây.
Những thương nhân Hà Lan là những người đầy tham vọng nhưng cũng dễ
hòa đồng và rất giỏi trong giao tiếp. Vào thế kỷ XVI, họ đang ngày một chiếm ưu
thế trong các hoạt động buôn bán ở khu vực Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và
từng bước trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với các thương nhân Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha trên nhiều khu vực buôn bán quốc tế. Từ những thành công trong
việc chiếm lĩnh thị trường châu Âu, Hà Lan đã vươn lên giành ưu thế buôn bán tại
vùng biển châu Á và chiếm lĩnh một số vùng đất thuộc địa ở đây. Những chuyến
tàu buôn thăm dò đầy ắp hàng hóa từ Sumatra và Java trở về đã kích thích người
Hà Lan nóng lòng chuẩn bị cho các chuyến đi tiếp theo tới Viễn Đông.
Năm 1588, 22 chiếc tàu Hà Lan đã nhổ neo hướng về phương Đông. Một

trong số đó, tàu De Liefide do Jacob Quaeckerneek làm thuyền trưởng và viên hoa
tiêu người Anh William Adams điều khiển đã bị một trận bão lớn thổi dạt vào
Bungo bờ biển phía Đông Kyushu vào ngày 19-4-1600. Những người sống sót trên
tàu đã phải trải qua những ngày tháng đầu tiên cực kỳ khó khăn. Họ còn bị những
thương nhân Bồ Đào Nha và các giáo sĩ dòng Tên chống phá quyết liệt, b ị coi là
những tên cướp biển. Nhưng tin tức về chiếc tàu lạ Hà Lan với trang b ị vũ khí hiện
đại đã nhanh chóng được thông báo cho Tokugawa Ieyasu. Lập tức số vũ khí cùng
đạn dược trên tàu được đưa vào đất liền và sau đó trở thành những ngón đòn đắc
dụng của nhà Tokugawa trong những cuộc tấn công trừng phạt đối thủ. Thủy thủ
trên tàu được đối xử hết sức nồng hậu. Bản thân W. Adams còn được Ieyasu trọng
dụng trong nhiều việc như thiết kế, chỉ đạo đóng các tàu đi biển lớn theo kiểu
phương Tây, hướng dẫn sử dụng vũ khí, giảng giải các vấn đề hàng hải cũng như
16


báo cáo về tình hình các nước châu Âu. Thậm chí, cùng với Jan Joosten, W.
Adams còn được mời làm cố vấn ngoại giao cho Mạc phủ. Đến năm 1601, tin
tức về thủy thủ Hà Lan ở Nhật Bản đã truyền về Rotterdame. Nguồn tin này đã
làm dấy lên mối quan tâm của chính giới và các nhà kinh doanh Hà Lan về khả
năng và lợi nhuận có thể thu được trong quan hệ với vùng đất xa xôi Nhật Bản.
Ngày 26-3-1602, trên cơ sở hợp nhất một số công ty đã từng hoạt động ở
khu vực châu Á, công ty Đông Ấn Hà Lan (De Vereenigde Oost Indische
Compagnie, VOC) dưới sự bảo trợ của chính quyền Hoàng gia đã được thành
lập với một Hội đồng điều hành gồm 17 người. VOC được coi là công ty có thế
lực kinh tế phương Tây lớn nhất trong khu vực buôn bán phương Đông, với một
đoàn tàu buôn mạnh gồm hơn 150 chiếc được trang bị vũ khí hiện đại. Công ty
được sự ủng hộ chính thức của quốc vương Hà Lan và chịu trách nhiệm duy
nhất trong việc liên hệ với bên ngoài, có toàn quyền trong các quyết định, kể cả
việc tuyên chiến, xây dựng cảng, lập thương điếm cũng như ký kết các hiệp ước
khi cần thiết. Mục tiêu cao nhất của VOC là phải nhanh chóng giành được độc

quyền buôn bán ở bất cứ nơi nào có thể tại phương Đông.
Năm 1605, thuyền trưởng J. Quaecker-neek từ Nhật Bản trở về quê hương
cùng với sự chấp thuận cho quan hệ ngoại thương của Mạc phủ. Tháng 12-1607,
Đô đốc Pieter Willemsz chỉ huy một hạm đội 13 tàu chở 1900 người, trang bị 377
khẩu đại bác đã rời Hà Lan tiến vào vùng biển châu Á. Viên Đô đốc được lệnh phải
đưa ít nhất một tàu tới Nhật Bản và chuyển bằng được quốc thư đề nghị được mở
thương điếm buôn bán lâu dài. Ngày 6-7-1609, hai chiếc tàu Roode Leeuw Meet
Pijlen và Grinffoen đã buông neo gần một làng đánh cá nhỏ ở Hirado. Cùng năm
đó, Hà Lan đã chính thức mở thương điếm ở Hirado, Nhật Bản.
Sự xuất hiện của các thương nhân Hà Lan ở Nhật Bản đã thổi bùng lên ngọn
lửa thù hận của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Rõ ràng họ cho rằng sự hiện diện
của một quốc gia phương Tây khác ở khu vực biển Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng
17


xấu tới quyền lợi của họ. Vì vậy, họ tìm mọi cách để ngăn chặn và làm dấy lên
mối nghi ngờ của người Nhật với người Hà Lan. Để đối phó, các thương nhân
Hà Lan đã sử dụng sự khéo léo và tài giao tiếp vốn có kiên nhẫn từng bước vượt
qua những khó khăn ban đầu. Họ đã giải thích rằng đạo Tin lành – tôn giáo mà
họ theo đuổi – không chịu sự chi phối của nhà thờ La Mã và chính người Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha mới là những kẻ có mưu đồ chính trị với Nhật Bản.
Người Hà Lan tới Nhật Bản thuần túy chỉ để giao thương và rằng Hà Lan hoàn
toàn có đủ sức mạnh, khả năng đáp ứng mọi nhu cầu thương mại của Nhật Bản.
Thái độ nhã nhặn của các thương nhân Hà Lan, những nguồn lợi thương mại
mà họ mang đến cho Nhật Bản cũng như những thành tựu khoa học, kỹ thuật của
một quốc gia tư bản phương Tây đang trên đà đi lên đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh
mẽ, giành được sự quan tâm, thiện cảm của chính quyền Edo. Khá nhiều lãnh chúa,
thương nhân và đông đảo trí thức Nhật Bản đã coi sự xuất hiện của người Hà Lan là
bước chuẩn bị cho một sự thay thế đáng tin cậy trong quan hệ quốc tế. Qua nhiều
nguồn tin, Mạc phủ cũng đã đánh giá được tương đối chính xác sức mạnh thương

mại của Hà Lan và phần nào yên tâm về khả năng cung cấp hàng hóa của họ cho thị
trường Nhật Bản. Sau khi khẳng định chắc chắn vấn đề đó, giới cầm quyền Nhật
Bản ngày càng ra nhiều chính sách khắc nghiệt đối với thương nhân, giáo sĩ Bồ
Đào Nha. Bản thân Mạc phủ cũng ngày càng có thái độ phân biệt đối xử giữa
thương nhân các nước với thương nhân Bồ Đào Nha.
Ngược lại, do giành được thiện cảm của giới cầm quyền Nhật Bản, nên khi
quốc thư Hà Lan được trình lên, tướng quân Tokugawa ngay lập tức chấp thuận.
Người Hà Lan được quyền buôn bán ở bất kỳ nơi nào họ muốn, được phép xây
dựng nhà cửa theo kích thước tiện lợi cho cuộc sống như ở châu Âu, được bán
hàng với giá hời nhất có thể và quan trọng nhất là không b ị kiểm soát chặt chẽ như
người Bồ Đào Nha. Được Mạc phủ ủng hộ và nhờ có ưu thế trên biển, Hà Lan đã
tìm cách lấn lướt Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và các đối thủ thương mại khác để rồi
cuối cùng đã loại bỏ các nước này ra khỏi thị trường Nhật Bản.
18


Cuộc cạnh tranh sống mái giữa người Hà Lan và Bồ Đào Nha thực chất
diễn ra quyết liệt ngay trên đại dương. Trong cuộc chiến này, Hà Lan là người
nắm giữ ưu thế với lực lượng mạnh hơn, tàu có thiết kế tiên tiến và trang bị pháo
hạng nặng. Từ 1629-1635, hải quân Hà Lan đã phá hủy hơn 150 chiếc tàu Bồ
Đào Nha ở vùng Viễn Đông. Năm 1641, Hà Lan chiếm thuộc địa chủ chốt của
người Bồ Đào Nha ở Malacca và năm 1642, họ chiếm Đài Loan của Tây Ban
Nha. Để chống lại các cuộc tấn công của tàu Hà Lan, ban đầu phần lớn tàu buôn
Bồ Đào Nha đều được trang bị thêm vũ khí hạng nặng. Nhưng các tàu này vẫn bị
tấn công và bắn cháy. Thương nhân Bồ Đào Nha đành phải thay đổi phương
cách buôn bán với Nhật Bản. Thay vì cử các tàu buôn lớn như trước đây, họ
đành phải chất hàng hóa lên những chiếc tàu nhỏ. Các tàu này dễ gặp nguy hiểm
khi biển động nhưng lại có vận tốc nhanh hơn và nếu gặp xung đột thì tổn thất sẽ
nhỏ hơn. Từ năm 1623, tránh đối đầu với các tàu Hà Lan, thương nhân Bồ Đào
Nha phải cho tàu đi vòng qua khu vực phía Đông của Đài Loan chứ không dám

cho tàu đi theo hải trình ven biển Trung Hoa như thường lệ.
Khi thay thế các tàu biển lớn bằng những tàu buôn nhỏ, lợi nhuận hàng
năm của các thương nhân Bồ Đào Nha đạt được qua những chuyến đi này cao
hơn trước nhưng mức độ rủi ro cũng tăng lên đáng kể và càng ngày hàng hóa
của họ càng bị ép giá và càng khó bán trên thị trường Nhật Bản. Để bù lại những
thiệt thòi đó, họ dùng một tiểu xảo là khi tới Nhật Bản thường có 4 tàu thì 3
trong số đó chở tơ lụa và những mặt hàng có giá trị, còn 1 tàu chỉ đem theo vật
dụng đi biển, loại hàng hóa vốn ít gây sự chú ý của chính quyền Nhật. Nhưng
khi rời khỏi Nhật Bản thì cả 4 tàu đều chở đầy bạc.
Nhận thấy điều kiện làm ăn ở Nhật Bản ngày càng khó khăn, các thương
nhân Bồ Đào Nha càng ra sức vơ vét tài nguyên của Nhật Bản mà biểu hiện rõ nhất
là cuối những năm 1620, đầu những năm 1630, người Bồ Đào Nha đã đưa ra khỏi
Nhật Bản khối lượng bạc trị giá 6.697.500 florin, trong khi 9 chiếc tàu Hà Lan rời
Hirado cũng chỉ chở đi lượng bạc 3.192.815 florin, tức chỉ khoảng 50%. Hơn nữa,
19


để tăng cường sức mạnh trong cuộc cạnh tranh với người Hà Lan, thương nhân
Bồ Đào Nha còn tìm cách tăng nguồn vốn thông qua việc vay tiền của thương
nhân Nhật Bản để buôn bán và thanh toán lại bằng hàng hóa trong năm sau. Các
khoản vay đều phải chịu lãi suất nặng, thường từ 25-30%/năm, cá biệt có trường
hợp lên tới 40%/năm. Việc trả nợ gốc và lãi làm giảm nghiêm trọng lợi nhuận
của thương nhân Bồ Đào Nha, nhưng để duy trì quan hệ buôn bán, họ phải tiếp
tục vay thêm những khoản nợ mới và cứ như vậy cho đến những năm 1630 thì
tình trạng vay nợ của các thương nhân Bồ Đào Nha đã trở nên không thể kiểm
soát nổi. Nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ.
Để làm giảm khả năng lũng đoạn thị trường Nhật Bản của thương nhân
nước ngoài, đặc biệt là thương nhân Bồ Đào Nha, Mạc phủ Tokugawa đã từng
bước đặt ra một cơ chế kiểm soát với mức độ ngày càng nghiêm ngặt. Từ những
năm 1620, các thương nhân phương Tây bị hạn chế hoạt động ở vài thương cảng

và b ị kiểm soát nghiêm ngặt trong quan hệ, giao tiếp với người Nhật, không
được đi lại quá phạm vi quy định, không được tùy tiện buôn bán các loại hàng
hóa mà chưa được phép, không được có những hành vi, ăn mặc gây tổn hại đến
thuần phong, mỹ tục Nhật Bản, thậm chí không được nuôi và giết động vật.
Từ sau sự kiện Shimabara, trao đổi thương mại giữa Nhật Bản với các nước
thu lại chỉ còn chủ yếu với thương nhân Hà Lan, Trung Quốc. Hoạt động buôn bán
quốc tế thời gian này thực tế chỉ còn bó hẹp trong phạm vi hai cảng Hirado và
Nagasaki. Chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền Tokugawa rõ ràng
còn là nhằm để tăng cường hơn nữa việc kiểm soát đối với các lãnh chúa vùng Tây

– Nam và quy định rõ trách nhiệm của những người đại diện của chính quyền
Edo được giao phụ trách vấn đề kinh tế đối ngoại.
Trong điều kiện đó, người Hà Lan đã khôn khéo giành được vai trò độc
quyền tại thị trường Nhật Bản khi các thương gia Trung Quốc bị hạn chế từ năm
1635. Tổng giá trị buôn bán tăng lên vượt bậc so với trước khi Nhật Bản thực hiện
chính sách đóng cửa. Chỉ trong năm 1640, giá trị hàng hóa trao đổi đã đạt mức 4
20


×