Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG KHÔNG SINH NHA BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.22 KB, 15 trang )


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

90
Chương 9
TRỰC KHUẨN GRAM DƯƠNG KHÔNG SINH NHA BÀO
Trong số các trực khuẩn Gram dương, hiếu khí và yếm khí, còn có cả
trực khuẩn hình thành nha bào và trực khuẩn liên quan xạ khuẩn. Các trực
khuẩn Gram dương không hình thành nha bào không thuộc 2 loại nói trên có 7
chi khác nhau. Trong đó, có 3 chi có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực thú y
(bảng I-38 và I-39). Đây là các vi khuẩn Gram dương không sinh nha bào. Việc
sắp xếp các vi khuẩn này thành nhóm ở đây để tiện so sánh.
(Trước đây 3 chi trong nhóm này là Listeria, Corynebacterium và
Erysipelothrix đã được nhóm thành họ Corynebacteriaceae chủ yếu dựa vào
kiểu hình, nhưng ở đây Corynebacterium lại được xếp vào nhóm Các vi khuẩn
liên quan xạ khuẩn trình bày ở tiết tiếp theo).
A. CHI LISTERIA VÀ BỆNH CẢM NHIỄM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHI LISTERIA
1. Phân loại
Các vi khuẩn chi Listeria phân bố rộng rãi trong tự nhiên, phân lập được
từ động vật có vú, cá, chim, giáp xác,... đất và nước. Thuộc chi này có 8 loài
khác nhau nhưng chỉ có 1 loài là bệnh nguyên bệnh truyền nhiễm ở gia súc,
động vật hoang dã và người là L. monocytogenes, tác nhân gây bệnh listeriosis
(bệnh tăng bạch cầu đơn nhân).
2. Hình thái
L. monocytogenes là trực khuẩn ngắn (0,4 - 0,5 × 0,5 - 2,0 μm), thông
thường có 4 tiêm mao quanh thân, yếm khí tùy tiện, không hình thành nha bào.
3. Tính trạng sinh hóa
Nếu nuôi cấy ở 37 °C tiêm mao hình thành rất kém nhưng nuôi cấy
ở 20 -
25 °C thì tiêm mao hình thành tốt, sự di động trở nên hoạt bát. Vi khuẩn này có


thể phát triển ở 4 - 5 °C. Trên môi trường thạch thường thì hình thành khuẩn lạc
như giọt sương nhỏ. Phát triển tốt trên môi trường thạch máu và gây dung huyết
β. Kháng nguyên O có 9 loại, ký hiệu bằng chữ số La Mã từ I đến IX. Kháng
nguyên H có 4 loại A, B, C và D. Phối hợp các loại kháng nguyên, người ta có
13 dạng huyết thanh học (serovar) khác nhau.
Bảng I-38. So sánh các tính trạng của vi khuẩn Gram dương không sinh nha
bào

Loài Sinh catalase Sinh H
2
S Lên men glucose G+C (mol%)
Listeria
+ - + 36 - 38
Erysipelothrix
- + + 36 - 40
Renibacterium
+ + - 53
Lactobacillus
- - + 34 - 53

4. Tính gây bệnh
Vi khuẩn L. monocytogenes thường trú ở đường ruột của thú, chim, cá,...

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

91
gây bệnh cảm nhiễm phạm vi ký chủ rất rộng. Ở động vật nhai lại thường thấy
viêm não hóa mủ, cảm nhiễm phôi thai có thể dẫn đến sẩy thai, đẻ sớm, đẻ con
chết. Ở lợn và ngựa có thể chứng bại huyết và sẩy thai, ở chó và gậm nhấm gây
bại huyết, áp xe gan (viêm gan mưng mủ). Người tiếp xúc với động vật bệnh mà

bị cảm nhiễm do tiếp xúc, ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm (sản phẩm sữa, rau
quả, cá, cua ốc,...) mà cảm nhiễm qua miệng, hoặc hít phải vi khuẩn cùng bụi
bặm mà cảm nhiễm đường hô hấp. Bệnh thường là bại huyết, viêm màng tủy,
viêm màng não - não,... còn ở phụ nữ có thai thì thường dẫn đến sẩy thai, đẻ
sớm, đẻ chết. Như vậy, bệnh listeriosis là một bệnh lây chung người và động vật
quan trọng.
Bảng I-39. Các bệnh tiêu biểu cảm nhiễm vi khuẩn Gram dương không sinh nha
bào

Bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm thụ Bệnh trạng
Động vật nhai lại Viêm não có mủ, đôi khi sẩy thai, bại
huyết
Bệnh listeriosis
L.
monocytogenes
Động vật khác Viêm não, bại huyết,...
Bệnh đóng dấu lợn
E. rhusiopathiae
E. tonsillarum
Lợn

Bại huyết cấp tính, nốt đốm đỏ sau
chuyển tím tái, hình vuông hay hình thoi
ở da, viêm khớp, viêm nội tâm mạc
Người Ban đỏ ở da
Cừu Viêm móng guốc, viêm khớp
Cảm nhiễm vi khuẩn
đóng dấu lợn
E. rhusiopathiae
E. tonsillarum

Chim Chứng bại huyết
Bệnh thận do vi khuẩn
R. salmoninarum
Các cá họ Hồi Xuất huyết các tạng khí, thận phù,...

Nếu tiêm vi khuẩn này vào động mạch tai của thỏ thí nghiệm thì sau một
số ngày sẽ thấy chứng tăng bạch cầu đơn nhân (monocytosis), cho nên vi khuẩn
có tên L. monocytogenes (nghĩa là "Listeria sinh tế bào đơn nhân"). Tuy nhiên, ở
động vật nhai lại và người thì hiện tượng này không nhất thiết xảy ra. Vi khuẩn
này cùng với trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, Salmonella, Brucella,...
là những vi khuẩn ký sinh nội bào tùy tiện, chúng phát triển được trong các đại
thực bào (macrophage). Vì vậy, để phòng các bệnh này thì việc làm hoạt hóa
các đại thực bào trong miễn dịch tế bào là rất quan trọng.
B. CHI ERYSIPELOTHRIX VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHI ERYSIPELOTHRIX
1. Phân loại
Trước đây được biết các chủng vi khuẩn thuộc chi Erysipelothrix lập nên
chỉ 1 loài là E. rhusiopathiae (đã còn có tên là E. insidiosa, E. muriseptica, E.
erysipeloids). Nhưng từ nhóm các chủng ít độc đối với lợn thuộc loài này, nhờ
thí nghiệm về tính tương đồng DNA - DNA, người ta đã phân biệt loài mới E.
tonsillarum. Mặc dù vậy, vẫn còn có những nghi vấn xung quanh việc định loài
mới này. Các thí nghiệm so sánh gene RNA 16S ribosome của chúng cho thấy
rằng chúng có sự
tương đồng rất cao. Trong giáo trình này tên E. tonsillarum
vẫn được giữ lại vì lý do thuận tiện. E. tonsillarum cũng gây bệnh đóng dấu ở
lợn. Các vi khuẩn đóng dấu lợn rất phổ biến trong tự nhiên, thường phân lập
được từ các loại động vật khác nhau như động vật có vú, chim, cá, động vật

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006


92
giáp xác,...
2. Hình thái
Erysipelothrix là những trực khuẩn nhỏ (0,2 - 0,4 × 0,5 - 2,5 μm), nhưng
trong canh khuẩn già có thể thấy các dạng sợi dài, Gram dương, không sinh nha
bào và tiêm mao, còn cấu trúc dạng giáp mô thì phát hiện được dưới kính hiển vi
điện tử.
3. Tính trạng sinh hóa
Erysipelothrix là trực khuẩn yếm khí tùy tiện, phát triển yếu trên môi
trường thạch thường, trên đó hình thành khuẩn lạc dạng giọt sương nhỏ, nhưng
nếu thêm máu, đường glucose và tween 80 vào môi trường thì sự phát triển trở
nên tốt hơn. Trên môi trường thạch máu vi khuẩn này biểu hiện dung huyết α.
Tính cảm thụ penicillin rất cao, không hề gặp chủng đề kháng chất kháng sinh
này. Nhờ tính đặc hiệu trong phản ứng kết tủa trong thạch (agar gel) của kháng
nguyên chịu nhiệt nguồn gốc peptidoglycan mà người ta phân loại được 26 dạng
huyết thanh học khác nhau, còn các chủng không có một trong những kháng
nguyên đó được ký hiệu là dạng N.
4. Tính gây bệnh
Các vi khuẩn Erysipelothrix cảm nhiễm lợn, cừu, bò và các động vật có vú
khác, cũng như gà tây, gà và các loài chim khác. Nguồn gốc ổ dịch là động vật
cảm nhiễm và đất bị ô nhiễm. Vi khuẩn thường trú ở hầu họng khoảng 20 - 50%
lợn, thường bài xuất ra ngoài theo nước tiểu và dịch nước bọt lợn. Lợn 3 tháng
tuổi trở lên thường dễ phát bệnh, lợn bệnh thường biểu hiện 4 thể bệnh: thể bại
huyết cấp tính, thể đốm da á cấp tính, thể viêm khớp mãn tính và thể viêm nội
tâm mạc, nhưng ở lợn cái có chửa còn xảy ra sẩy thai. Ngoài lợn ra, ở trâu, bò
thường viêm đế móng, ở bê nghé thường viêm đa khớp không hóa mủ, ở gà tây
và gà gây ra chứng bại huyết. Người chủ yếu bị cảm nhiễm do tổn thương, xuất
hiện các vết ban đỏ (erysipeloid) trên da (thường ở tay) sau đó có thể chuyển
sang màu đỏ s
ẫm và loang rộng, đôi khi rất đau, trong khi hạch lympho khu vực

có thể bị viêm. Bệnh này là bệnh nghề nghiệp, bệnh thường phát ở những người
tiếp xúc với gia súc và cá (bác sỹ thú y, công nhân lò mổ, xưỡng chế biến thủy
hải sản,...).
II. BỆNH CẢM NHIỄM ERYSIPELOTHRIX
1. Bệnh đóng dấu lợn (erysipelas)
BKD59

Là bệnh truyền nhiễm của các loài lợn với các triệu chứng xuất huyết,
viêm da, viêm ruột, thận, màng tương dịch và niêm mạc xuất huyết, lách sưng to
và bại huyết toàn thân. Lợn, đặc biệt là lợn con cho đến lợn 1 năm tuổi, rất mẫn
cảm vi khuẩn bệnh đóng dấu lợn. Vi khuẩn thường ký sinh ở cơ thể lợn, một số
loài động vật khác cũng mang vi khuẩn như bồ câu, gà, chuột, quạ, các loài nhai
lại nhỏ,... Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể được phân lập từ ếch nhái, bò sát, cá,
tôm, cua, côn trùng,... Đất ẩm ướt, nước đọng đặc biệt là nơi khuất nắng có
nhiều chất hữu cơ cũng thường có vi khuẩn này. Erysipelothrix xâm nhập vào cơ
thể lợn qua vết thương, đường tiêu hóa vào máu mà gây bệnh. Có thể thấy 3
thể: thể nhiễm khuẩn huyết ở lợn trưởng thành với các chứng sốt cao (42 - 43

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

93
°C), niêm mạc đỏ gắt, da rất nóng, ỉa chảy,... thể trên da với các nốt đỏ thường
có góc, nóng, đau,... và thể mãn tính thường kèm chứng viêm màng tim, phù
thũng ở phổi, khó thở, phù chân sau,...
Bệnh có thể được phòng ngừa bởi sử dụng vaccine nhược độc (một số
nước sử dụng chủng nhược độc đề kháng acryflavine, một chất gây đột biến mã
bộ ba - frame shift), hoặc vaccine vô hoạt. Ở nước ta thường sử dụng vaccine
nhược độc chủng VR2 thuộc type N, vaccine formol keo phèn và vaccine nhị giá
tụ - dấu (tụ huyết trùng và đóng dấu lợn). Để điều trị bệnh đóng dấu lợn người ta
sử dụng penicillin. Các vi khuẩn này rất mẫn cảm với penicillin nên hiệu quả điều

trị thường rất cao.
2. Cảm nhiễm vi khuẩn đóng dấu lợn ở động vật khác
Các loài chim có tính cảm thụ khác nhau đối với vi khuẩn đóng dấu lợn
theo thứ tự sau: bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗng, vẹt, sáo, chim sẻ,... Ở chim
thường thấy triệu chứng mào tái, ỉa chảy, cơ thể suy nhược,... bệnh tích thường
thấy là xuất huyết niêm mạc và cơ, gan và lách tụ máu, sưng to.
Trâu, bò, dê, cừu, chó cũng cảm nhiễm với biểu hiện viêm khớp, viêm
ruột chảy máu nhưng thường có tiên lượng tốt. Người mắc bệnh này
(erysipeloid) với các biểu hiện như sốt cao, nổi nốt đỏ trên da, đầu các khớp
xương và các hạch thường sưng. Có thể chia thành 3 thể lâm sàng: thể da cục
bộ (thường thấy), thể da toàn thân và nhiễm trùng máu (hiếm khi gặp).
C. CHI RENIBACTERIUM VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHI RENIBACTERIUM
1. Phân loại
Thuộc chi Renibacillus chỉ có loài duy nhất R. salmoninarum.
2. Hình thái
Đây là trực khuẩn Gram dương ngắn, không hình thành nha bào, giáp mô
và tiêm mao.
3. Tính trạng sinh hóa
R. salmoninarum là vi khuẩn hiếu khí, phát triển tốt trên môi trường có
thêm máu hoặc huyết thanh, hình thành khuẩn lạc trên các môi trường đó sau 2
- 3 tuần nuôi cấy ở 15 °C.
4. Tính gây bệnh
Vi khuẩn này gây bệnh thận do vi khuẩn ở các loài cá họ Hồi. Đây là bệnh
truyền nhiễm cấp tính hoặc á cấp tính với các triệu chứng chủ yếu là thận phù
to, vùng bụng trương phình, các cơ quan trong bụng cá xuất huyết và hình thành
các ổ hoại tử màu trắng tro. Nhiều trường hợp cảm nhiễm ẩn tính, cá cảm nhiễm
trở thành nguồn bệnh mới. R. salmoninarum thường phân lập được từ cá hồi
(salmon) và cá hồi chó (trout).


TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

94
D. CHI LACTOBACILLUS (VI KHUẨN LACTIC)
Thuộc chi có đến hơn 40 loài khác nhau. Đây là những trực khuẩn Gram
dương, kích thước lớn (0,5 - 0,7 × 2 - 8 μm), đại bộ phận các loài không di động.
Vi khuẩn này thường trú ở đường ruột nhiều loài động vật khác nhau, đặc biệt ở
dạ cỏ động vật nhai lại, không có tính gây bệnh đối với động vật. Một số loài
được sử dụng để chế biến các sản phẩm sữa: sữa chua, phó mát và nước uống
các loại từ sữa.

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006

95
Chương 10
CÁC VI KHUẨN LIÊN QUAN XẠ KHUẨN
(TRỰC KHUẨN CÓ XU HƯỚNG SINH NHÁNH)
A. CHI CORYNEBACTERIUM
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHI CORYNEBACTERIUM
1. Phân loại
Chi Corynebacterium bao gồm hơn 25 loài khác nhau, bắt màu Gram
dương, không kháng acid, không hình thành nha bào, phân bố rộng rãi trong tự
nhiên. Rhodococcus equi, trước đây có tên C. equi, tác nhân gây bệnh viêm phổi
có mủ, áp xe hạch lympho cuống phổi, hạch lympho màng ruột,... chủ yếu ở
ngựa con, là loài được tách khỏi chi này vì có những đặc điểm riêng là kháng
toan yếu.
2. Hình thái
Là các trực khuẩn Gram dương có tiểu thể (hạt) dị sắc, nhiều khi đa hình
thái, có dạng cành cây phân nhánh, dạng lá thông,... không có nha bào và giáp
mô. Các Corynebacterium đường tiết niệu trâu bò (C. renale, C. pilosum, C.

cystitidis) thường nhung mao (fimbria).
3. Tính trạng sinh hóa
Tính trạng sinh hóa chủ yếu của các Corynebacterium được trình bày ở
bảng I-40. Đây là những vi khuẩn yếm khí tùy tiện, không di động, phản ứng
catalase dương tính, oxidase âm tính, lên men glucose.
Bảng I-40. Các tính trạng sinh hóa của một số Corynebacterium chủ yếu

Loài
Tính trạng

C. renale

C. pilosum

C. cystitidis

C. pseudotuberculosis

C. bovis

C. kutscheri

C. diphtheriae
Oxidase - - - - + - -
Urease + + + + - + -
Hippurate + + + - + + -
Hoàn nguyên nitrate - + - D* - + +
Làm chảy casein + - - - - - -
Tween 80 - - + - . . -
Xylose - - + - - - -

Phản ứng CAMP + - - . . . .
G+C (mol%) 56,7±1,1 57,9±1,9 53,5±0,9 52,2±0,4 68,7±0,9 46,1±0,1 52 - 55
Ghi chú: *D, các chủng có nguồn gốc bò là dương tính, còn các chủng có nguồn gốc cừu dê thì âm tính.

Cả 3 loài Corynebacterium đường tiết niệu trâu bò đều phát triển trên môi

×