Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo thực tập giữa khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.76 KB, 35 trang )

Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KỲ
ĐỀ TÀI
Hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần
Intimex
Họ và tên sinh viên
Mã số sinh viên
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng dẫn

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

Đỗ Thị Hải Yến
1211110760
Anh15
51
Th.S Lê Minh Trâm

1


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

XNK

Xuất nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

KD

Kinh doanh

T/T

Chuyển tiền bằng điện

D/P

Nhờ thu kèm chứng từ

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51


2


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

-

Bảng biểu
Bảng 1: Kim ngạch XNK của công ty cổ phần Intimex theo mặt hàng chủ

-

yếu năm 2012- 2014
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo thị trường chủ yếu năm 2012-

2014 và quý 1 năm 2015
- Bảng 3: Cơ cấu kim ngạch XK nông sản của Công ty theo hình thức XK.
• Hình vẽ
- Hình 1: Cơ cầu tổ chức công ty
- Hình 2: Sơ đồ quy trình XK nông sản của Công ty.
• Biểu đồ:
- Biểu đồ: Kim ngạch XNK của công ty cổ phần Intimex theo mặt hàng chủ
yếu 2012- 2014

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

3



Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đời sống kinh tế đang trở thành một tất yếu
đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện tiến bộ khoa học công nghệ diễn
ra liên tục và trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc, không thể có một
nước phát triển bình thường mà không cần sự giao lưu, phân công hợp tác quốc tế.
Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, đặc biệt từ sau khi nước ta trở thành thành
viên chính thức của WTO, chúng ta đã thực sự bước vào một sân chơi rộng lớn với
nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, là bước ngoặt cho nền kinh tế nước ta.
Một trong những biện pháp để thúc đẩy nển kinh tế đất nước phát triển nhanh,
mạnh, bền vững, tăng nhanh tốc độ hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là
việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Với những đặc trưng về khí hậu, địa hình,
đất đai và cả yếu tố con người, Việt Nam có thế mạnh để phát triển các loại cây
nông nghiệp như gạo, chè, cà phê, hạt tiêu..chính các mặt hàng này đã đóng góp
một phần không nhỏ vào thành tựu phát triển của Việt Nam. Từ chỗ phải nhập khẩu
ròng lượng thực hiện nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới,
xuất khẩu cà phê thứ 3 thế giới…
Cùng với sự tăng trưởng về quy mô xuất nhập khẩu, các đơn vị tham gia vào
hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng. Với tư cách là một doanh
nghiệp tiên phong kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Intimex đã tìm cho
mình hướng đi đúng đắn là tập trung xuất khẩu hàng nông sản, mặt hàng mà Việt
Nam có lợi thế so sánh so với các quốc gia khác trên thế giới, bên cạnh những thành
tựu to lớn đạt được thì việc xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung và của công ty
Intimex nói riêng vẫn còn gặp nhiều bất cập cần khắc phục để hoạt động xuất khẩu
nông sản ngày càng phát triển mạnh hơn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Hoạt
động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Intimex”. Báo cáo của em tập trung
nghiên cứu các nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Intimex

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

4


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần
Intimex
Chương 3: Tổng kết quá trình thực tập tại công ty cổ phần Intimex
Để có thể hoàn thành bản báo cáo, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của ban lãnh đạo và các anh chị phòng Kinh doanh XNK của công ty. Do
thời gian nghiên cứu chưa dài và trình độ của bản thân còn hạn chế, em mong nhận
được sự nhận xét và giúp đỡ của cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn cô.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

5


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
INTIMEX
1.1. Sơ lược về công ty
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex
Mã số thuế: 0101924978
Địa chỉ: Tổ 17 Khu Ga , Thị Trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (84.4)36871831
Fax: (84.4)36871078
Email:
Website:
-

Ngày 26/03/1979 công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lâp.
Ngày 10/08/1985 chuyển công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã
trực thuộc Bộ nội thương thành công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp

-

tác xã theo Nghị định số 255/HĐBT.
Ngày 08/03/1993 theo Nghị định số 387/HĐBT và đề nghị vủa Tổng giám
đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng Bộ thương

-

mại quyết định tổ chức lại công ty thành 2 công ty trực thuộc đó là:
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội.
+ Công ty xuất nhập khẩy nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
Ngày 24/06/1995 căn cứ Nghị định 95/CP của Chính Phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ thương mại, Bộ trưởng, Bộ
thương mại đã quyết định công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ

-

thương mại và quyết định lấy tên là công ty XNK Intimex.
Ngày 30/10/2008, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex được chỉnh lý biến động
sang Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Intimex (được cổ phần hóa theo


-

Quyết định số 3200/QĐ-BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương mại).
Từ đó đến nay công ty lấy tên là công ty cổ phần sản xuất và thương mại
Intimex.
Trụ sở chính của công ty đạt tại 96 Trần Hưng Đạo Hà Nội.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

6


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
1.2. Chức năng và nhiêm vụ của công ty
1.2.1. Chức năng của công ty
-

Trực tiếp xuất khẩu và nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy

-

sản chế biến thủ công mỹ nghện và các mặt hàng khác.
Trực tiếp nhập khẩu và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng: vật tư, nguyên
vật liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu tạm nhập tái

-

xuất.
Tổ chức sản xuát, lắp ráp gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với


-

các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng nhập khẩu tiêu dùng.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là xây dựng hệ thống

-

phân phối bán buôn, bán lẻ với chuỗi siêu thị mang thương hiệu Intimex.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
-

Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn
theo đúng luật pháp hiện hành của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Thương

-

Mại.
Xây dựng phương án kinh doanh phát triển các ngành hàng theo kế hoạch và

-

mục tiêu chiến lược của công ty.
Nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và áp dụng tiến bộ kỹ thuật cải tiến

-


công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường.
Tuân theo pháp luật, thực hiện các chế độ, chính sách tài chính và nghĩa vụ

-

đối với Nhà nước.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp động kinh tế đã ký kết với các tổ

-

chức kinh tế trong và ngoài nước.
Quản lý đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo luật pháp, chính
sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh của công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao

-

động làm việc, thực hiện phân phối công bằng, dân chủ.
Bảo vệ và đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của
công ty.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

7


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức


Tổng giám đốc
Công ty
Phó tổng giám
đốc
Kế toán

Kỹ thuật

Kinh

Xếp dỡ

Tổ chức

Kinh tế

tài

sản xuất

doanh

hàng hóa,

hành

tổng hợp

XNK


bảo vệ tại

chính

chính

cảng và

Hình 1: Cơ cấu tổ chứckho
công
ty CP Intimex
hàng
Qua sơ đồ, có thể thấy quản lí doanh nghiệp theo kiểu chức năng. Cơ cấu tổ
chức này giúp các cấp quản trị điều hành công tác sự vụ, tạo điều kiện sử dụng kiến
thức chuyên môn và dễ tìm các nhà quản lí.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các phòng ban như sau:
-

Tổng giám đốc: Là người quản lí điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức
thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị
phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; có quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, bảo vệ
quyền lợi của cán bộ công nhân viên, quyết định lương thưởng và phụ trách

-

chung về các vấn đề tài chính đối nội, đối ngoại.

Phó tổng giám đốc: Là người quản lí các công việc tại công ty, thay thế tổng
giám đốc điều hành mọi công việc khi tổng giám đốc đi vắng và chịu trách
nhiệm trước tổng giám đốc về nhiệm vụ được giao. Cụ thể là những việc như:
nghiên cứu và thực hiện các chủ trương và biện pháp kĩ thuật ngắn hạn, dài hạn,

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

8


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong thiết kế, chế tạo sản phẩm đưa công
-

nghệ vào sản xuất.
Phòng kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các
nghiệp vụ, công tác lập kế hoạch thống kê, công tác kho vận,

-

công tác đối ngoại , pháp chế .
Phòng kế toán tài chính: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty,
các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của nhà nước, theo
định kỳ chế độ kế toán tài chính, tổ chức sắp xếp và thực hiện chế độ

-

đối với nhân viên của công ty.
Phòng tổ chức hành chính: là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức
năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lương, công

thi đua khen thưởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe của người lao
động.Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện công tác bảo vệ trật tự trị an, an
toàn tài sản Nhà nước. Triển khai thực hiện tốt phương án bảo vệ Công ty bằng
những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Công an hướng dẫn. Tổng hợp tình hình
kinh tế xã họi, dự thảo các văn bản đối nội, đối ngoại, thực hiện nghiệp vụ văn

-

phòng.
Phòng kinh doanh XNK: chịu trách nhiệm đối với chiến lược kinh doanh, mở
rộng hệ thống khách hàng của Công ty. Thực hiện các thủ tục hải quan, thanh
toán: Mở tờ khai, Giao nhận hàng... Bộ phận chịu sự quản lý và giám sát trực
tiếp của Tổng giám đốc Công ty, phối hợp với các Bộ phận khác phục vụ cho
việc xây dựng nền tảng phát triển vững mạnh của Công ty. Xây dựng các
chương trình xúc tiến và chăm sóc khách hàng thường xuyên; mở tờ khai hải
quan; giao nhận hàng hóa;tìm kiếm các khách hàng mới cho Công ty, thiết lập
quan hệ với khách hàng, đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế; Giới thiệu,
quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Công ty cho các đối tác, xây dựng và đề xuất
các phương án sản xuất, kinh doanh cho Giám đốc Công ty trong từng tháng,

-

từng Quý; chịu trách nhiệm phát triển thị trường chung cho Công ty.
Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện bảo trì sửa
chữa thiết bị trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo lắp đặt thiết
bị đúng yêu cầu kỹ thuật, lập hồ sơ thiết bị, thong số công nghệ, hướng dẫn vận

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

9



Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
hành và đào tạo công nhân vận hành. Điều hành toàn bộ quá trình sản xuất theo
-

hệ thống quản lý chất lượng, an toàn, tiết kiệm, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Bộ phận xếp dỡ hàng hóa, bảo vệ tại cảng và kho hàng: Nhập và xuất hàng hóa
từ cảng và kho của Công ty; quản lý, bảo quản toàn bộ số hàng hóa tại cảng và
trong kho của Công ty; kiểm tra định kỳ và báo cáo với Tổng giám đốc Công ty
về tình trạng của hàng hóa; nghiên cứu và đề xuất với Tổng giám đốc Công ty
các giải pháp bảo quản hàng hóa tốt nhất trong điều kiện thực tế; bảo vệ an ninh
cho toàn bộ hàng hoá và tài sản của Công ty tại cảng và kho hàng.
Như vậy, có thể nói bộ máy quản lí của công ty tương đối gọn nhẹ, chi phí

quản lí ổn định và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí công ty. Đây
cũng là một trong những yếu tố giúp công ty duy trì mức lợi nhuận khá cao hàng
năm.

1.4. Nguồn lực của công ty
1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Vốn điều lệ 10 tỷ đồng tỷ lệ vốn góp 51,08 %
Hệ thống trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động kinh
doanh một cách thuận lợi.
Ngoài ra công ty còn gặp rất nhiều thuận lợi nhờ có sự ưu đãi của nhà
nước, nhờ các nguồn vốn, và các khoản viện trợ cho hoạt động kinh doanh XNK
của công ty.
1.4.2. Nguồn nhân lực
Công ty luôn tìm cách nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức.
Công ty liên tục đào tạo bồi dưỡng cán bộ để họ không ngừng nâng cao trình độ

quản lý. Đồng thời công ty có những biện pháp kích thích người lao động,
thưởng phạt kịp thời thời từ đó nâng cao được năng suất lao động. Trong nhưng
năm qua công ty đã lien tục tuyển chọn nhân viên vào làm việc trình độ đại học
trở lên và thực hiện chế độ nghỉ hưu cho một số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu đồng
thời giải quyết thôi việc cho người không có năng lực.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

10


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
Hàng năm công ty luôn tuyển thêm những cán bộ trẻ có năng lực để thay
đổi dàn những nhân viên kém năng lực hoặc đã đến tuổi nghỉ hưu, giảm dần số
nhân viên có trình độ trung sơ cấp.

1.5. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty
-

Kinh doanh thương mại:
• Xuất khẩu:
o Nông sản: Được xem là nhà xuất khẩu hang đầu trong lĩnh
vực xuất khẩu các mặt hang nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao
su, gạo, lạc nhân...
o Thủy sản
o Thủ công mỹ nghệ
• Nhập khẩu:
o Máy móc thiết bị: Bên cạnh kinh doanh xuất khẩu các mặt
hàng mũi nhọn Intimex cũng nhập khẩu 1 số thiệt bị, hàng hóa
từ nước ngoài chiếm 30% tổng sản lượng xuất nhập khẩu của

công ty. Trong đó máy móc thiết bị được công ty ưu tiên nhập
khẩu là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo chiếm 24% tổng sản
lượng nhập khẩu, ( một số thiệt bị điện như công tơ điện, ác
quy điện, các thiệt bị điện trong dây chuyền sản xuất chế biến
nông sản, trong dây chuyền đồng bộ sản xuất đá lát, gạch ngói,
linh kiện xe má, ô tô tải, phụ tùng cho 1 số loại xe khác như xe
phục vụ xây dựng, linh kiện điện tử cho điện thoại các loại của
các hang, linh kiện máy vi tính ( nhập ủy thác, nhập trực tiếp,
o

đồ điện tử điện lạnh..)
Hàng tiêu dùng: thực phẩm, gia vị, đồ hộp, đồ uống, bánh kẹo
các loại, đồ gia dụng, đồ điện gia đình (máy điều hòa nhiệt độ,
tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, bình tắm nước nóng, bếp ga..),
dụng cụ nhà bếp mằng sắt, thép, inox, nhựa, thủy tinh, pha lê..,
hóa mỹ phẩm, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, đồ dùng trẻ em, hàng

may mặc, quần áo, giầy dép, túi sách, tạp phẩm,..
o Nguyên liệu sản xuất
-

Siêu thị, bán lẻ, bán buôn, đại lý

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

11


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex


-

Kinh doanh dịch vụ: viến thông, du lịch khách sạn, cho thuê văn phòng, cửa

-

hàng, kho bãi, phương tiện vận tải
Sản xuất chế biến hàng nông sản xuất khẩu, nuôi trồng chế biến các loại thủy

-

sản, sản xuất gia công lắp ráp xe máy và các phụ tùng xe máy, hàng may mặc
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, gioa thông, thủy lợi, hạ

-

tầng, đô thị, khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước.
Nhượng quyền thương mại, liên doanh liên kết, đấu thầu trong nước và quốc

-

tế
Đầu tư kinh doanh tài chính, ngoại hối
Kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà ở, văn phòng, các công trình hạ tầng
kỹ thuật và các dịch vụ có liên quan.

1.6. Định hướng phát triển của công ty
-

Duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục khắc phục những tồn tại

nhằm tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, nâng cao hiệu

-

quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tập trung phát triển kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu, kinh doanh
thương mại nội địa, hoạt động đầu tư sản xuất và các hoạt động kinh doanh
dịch vụ. Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tăn cường xuất khẩu
các mặt hàng chủ lực mới. Hoạt động nhập khẩu tiếp tuch được duy trì và
phát triển trong giai đoạn tới, trong đó đặc biệt chú ý tăng cường quản lý
nâng cao hiệu quả, chống thất thoát hàng hóa và nợ đọng vốn, Kiên quyết
không thực hiện những phương án kinh doanh có lợi nhuận thấp, mức rủi ro
cao…Tiến hành tổ chức kinh doanh XNK theo hướng chuyên sâu với những
ngành hàng, mặt hàng phù hợp và có thế mạnh phát triển. Đồng thời tiếp tục
tiến hành xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường nội địa để đảm bảo chủ

-

động trong kinh doanh nhập khẩu.
Mở rộng khai thác lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhằm tăng cơ cấu doanh thu
nội địa trong tổng doanh thu, đồng thời làm phong phú thêm cơ cấu ngành
hàng và hiệu quả kinh doanh. Từng bước hihf thành phát triển loại hình kinh
doanh khác như: đầu tư kinh doanh tài chính, ngoại hối, đầu tư chứng khoán,

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

12


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

trái phiếu..Tiếp tục khai thác và phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông,
kho bãi, du lịch, cho thuê văn phòng…Đẩy mạnh và phát triển một số loại
hình thương mại hiện đại gắn với hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối
-

như: nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử..
Với hoạt động đầu tư sản xuất: Khai thác các dự án nuôi trồng một cách có
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu và kinh doah nội địa, thu
hồi vốn nhanh.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX
2.1. Quy trình xuất khẩu nông sản của công ty Intimex
2.1.1. Sơ đồ quy trình

Ký hợp

Nhận các

Chuẩn bị

Thuê

Mở tờ khai

đồng

chứng từ,

hàng


phương tiện

hải quan

kiểm tra,

vận tải

chỉnh sửa
Xếp hàng:
Xuất trình

Hun trùng

Đo mớn

Làm việc với cảng để bố trí công

chứng từ

(nếu có)

nươc (kết

nhân, cẩu…

hợp vơi

Mời giám định mời kiểm dịch(nếu


kiểm định)

cần.

hàng xuất

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

13


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

Xác nhận hàng

Lấy BL và fax

Làm chứng từ còn lại

thực xuất với

Shipping note

CQ, CW, C/O, chứng

hải quan

Lấy tiền


từ khác theo LC

Hình 2: Sơ đồ quy trinh XK nống sản của Công ty.
2.1.2. Phân tích các bước trong quy trình xuất khẩu nông sản
Theo hợp đồng số 01/Intimex- Park/15 . Hợp đồng XK hạt tiêu giữa công ty
cổ phần Intimex với đối tác công ty TNHH Pak Tarim Urunleri Sanayi Ve
-

Dis Ticaret.
Ký hợp đồng: Bước đầu tiên là việc đàm phán ký kết hợp đồng mua
hàng với đối tác nước ngoài. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận những điều kiện
liên quan, trong đó có một số điều khoản chính như tên hàng, quy cách hàng
hóa, số lượng, giá cả và 1 số điều khoản quan trọng khác điều kiện giao

-

hàng, thời gian giao hàng, thanh toán...
Hợp đồng được ký kết vào ngày 14/04/2015.
Nhận các chứng từ kiểm tra
Chuẩn bị hàng hóa:
• Thu gom hàng làm thành lô hàng XK
Căn cứ vào điều khoản được quy đinh trong hợp đồng, công ty tiến
hành ký hợp đồng mua hạt tiêu của các đơn vị cung ứng trong nước.
Hợp đồng mua bán và hợp đồng ngoại thương diễn ra đồng thời. Điều
này sẽ giúp cho hoạt động XK diễn ra nhanh chóng, chi phí sử dụng
vốn thấp, không mất chi phí bảo quản, lưu kho hàng hóa. Sau đó công
ty tiến hành thanh toán bằng tiền gửi vào ngân hàng 80% giá trị hợp
đồng, 20% còn lại trả sau khi hàng hóa được đóng gói vào container.
• Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu, kẻ kí mã hiệu
Theo quy định trong hợp đồng công ty tổ chức đóng gói bằng bao bì

nhựa PP mới, 50 kg mỗi bao. Sau đó kẻ kí mã hiệu bằng số và chữ ở
mặt ngoài bao bì để thông báo những thông tin cần thiết về việc giao
nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

14


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex


Công ty kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt về phẩm chất, trọng lượng độ
ẩm, phần trăm hỏng của hạt tiêu trước khi giao hàng theo hợp đồng
đã ký. Công tác kiểm tra hàng XK được tiến hành ngay sau khi hàng
chuẩn bị đóng gói XK tại cơ sở. Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ

-

chức kiểm tra “chất lượng sản phẩm”(KCS) tiến hành.
Mua bảo hiểm hàng hóa
Giao hàng theo điểu kiện CIF nên công ty Intimex có trách nhiệm mua bảo
hiểm hàng hóa. Vì công ty NK không có yêu cầu gì thêm nên Công ty

-

Intimex chỉ phải mua bảo hiểm phạm vi tối thiểu.
Thuê phương tiện vận tải:
• Công ty Intimex thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm
tầu hỏi tầu đề vận chuyển hàng hoá cho mình.

• Người môi giới chào tầu hỏi tầu bằng việc gửi giấy lưu cước tầu chợ
(liner booking note)Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu,
trên đó có các thông tin cần thiết để người ta điền vào khi sử dụng,
việc lưu cước tầu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể cho
một lô hàng lớn thường xuyên được gửi.
Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu
cuớc với hãng tầu.
• Người môi giới với chủ tầu thoả thuận một số điều khoản chủ yếu
trong xếp dỡ và vận chuyển.
• Người môi giới thông báo cho Công ty Intimex kết quả lưu cước với
chủ tầu.
• Công ty Intimex đón lịch tầu để vận chuyển hàng hoá ra cảng giao

-

cho tầu.
Mở tờ khai hải quan: công ty Intimex kê khai chi tiết đầy đủ về hàng hóa một
cách trung thực và chính xác lên tờ khai để cơ quan kiểm tra bao gồm: loại
hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hóa, phương tiện hàng hóa, nước nhập
khẩu. Tờ khai hải quan được trình cùng một số giấy tờ khác như hợp đồng

-

XK, giấy phép hóa đơn đóng gói.
Xếp hàng lên tàu: Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng
chuyên chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc
Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51


15


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
Kiểm nghiệm, kiểm dịch: Trước khi giao hàng, bên Intimex có nghĩa vụ phải



-

kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm).
Việc kiểm tra hàng hoá ở cửa khẩu do cơ quan chức năng thực hiện do hai
bên thỏa thuận trong hợp đồng ở đây là SGS VietNam, có tác dụng thẩm tra
lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế cấp giấy(Certificate
of Quality/quatity). Tiếp đó, chi cục Bảo vệ thực vật cử công chức đi kiểm
dịch trực tiếp lô hàng trong vòng 24h kể từ khi nhận được hồ sơ của Intimex
đăng ký. Căn cư vào kết qủa kiểm tra vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp
-

giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of Phytosanitary) cho lô hàng.
Hun trùng: Sau khi xếp hàng xuống tàu, tàu sẽ đóng nắp hầm hàng, nhân
viên kiểm dịch dán các băng giấy để bịt những khe hở. Cuối cùng họ sẽ bơm
hóa chất diệt côn trùng xuống hầm hàng. Xong xuôi hàng sẽ được cấp chứng

-

thử khử trùng (Certificate of Fumigation).
Xuất trình hàng hóa để kiểm tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa

thực tế hàng hóa với khai báo của công ty Intimex trên tờ khai hải quan và hồ
sơ kèm theo để giải quyết các chế độ thuế, lệ phí và quyết định thông quan
qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định. Thực hiện
quyết định của hải quan là công việc cuối cùng trong quá trình hoàn thành

-

thủ tục hải quan.
Lấy biên lai thuyền phó (Maters receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận
đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board

-

B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable) và fax shipping note.
Chuẩn bị các chứng từ còn lại: CO, hóa đơn thương mại, biên bản đóng gói,..
Làm thủ tục thanh toán: Công ty sử dụng phương thức thanh toán chuyển
tiền kết hợp nhờ thu kèm chứng từ là chủ yếu, mà cụ thể ở hợp đồng này là
chuyển tiền bằng điện (T/T) 20% giá trị hợp đồng trong 5 ngày từ ngày của
hợp đồng và phần còn lại thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ
(DP) qua ngân hàng người mua chỉ trong một số ít hợp đồng mới dùng
phương thức thanh toán bằng L/C.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

16


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex



Theo đó, Công ty sẽ được nhận 20% giá trị hợp đồng sau khi đã thực
hiện đầy đủ và nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã kĩ kết trước quy
định thường là thông qua Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh
Hà Nội, nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá



Intimex gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ
thác để nhờ thu hộ tiền ở người NK.



Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chuyển hối phiếu và bộ chứng từ
sang ngân hàng của người NK để thông báo cho người nhập khẩu.



Ngân hàng của người NK chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập
khẩu yêu cầu trả tiền.



Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền.



Ngân hàng của người NK trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền
sang cho ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi có cho công ty Intimex.




Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam báo có.

2.2.

Phân tích kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty Intimex giai
đoạn 2012-2014 và quý 1 năm 2015.

2.2.1. Theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Các mặt hàng nông sản XK chủ yếu bao gồm: lạc nhân, cà phê, cao su, hồ
tiêu, hạt điều...Sau mỗi đợt xuất hàng, Công ty đều thống kê đầy đủ số lượng từng
mặt hàng XK trên mỗi thị trường để từ đó nắm bắt được tốt hơn cầu về từng mặt
hàng.
Kết quả XK hàng nông sản của Công ty được thể hiện một cách khái quát
qua các số liệu sau:

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

17


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

STT

Tên
mặt
hàng
XK

1
Lạc
nhân
2
Cà phê
3
Cao su
4
Hạt
tiêu
5
Hạt
điều
Tổng cộng

Năm 2012
Giá trị
Tỉ lệ %
thực
hiện
12,348 20,31

Năm 2013
Giá trị
Tỉ lệ %
thực
hiện
18,574 28,03

Năm 2014

Giá trị
Tỉ lệ %
thực
hiện
30,342 48,19

12,277
15,078
12,015

20,20
24,8
19,76

14,373
12,156
14,380

21,69
18,34
21,70

8,765
9,862
10,23

12,64
14,22
17,74


9,073

14,93

6,789

10,24

5

7,21

60,792

100

66,272

100

69,356

100

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

18


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex


( Theo Báo cáo kim ngạch XNK của Intimex năm 2012- 2014)
Bảng 1: Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng XK chủ yếu
năm 2012- 2014 (%)
Từ năm 2012 đến nay, kết quả XK một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty
có sự thay đổi mạnh mẽ. Năm 2014 tổng giá trị XK 69,356 triệu USD tăng
8,564triệu USD so với năm 2012 (tương đương 14,09%). Như vậy có sự tăng đáng
kể trong hoạt động XK nông sản của Công ty từ năm 2012- 2014. Giá trị XK từ
60,792 triệu USD năm 2012 tăng lên 66,272 triệu USD năm 2013 tiếp tục tăng lên
69, 356 triệu USD năm 2015. Qua đánh giá tổng kết cho thấy nguyên nhân chính
làm tổng giá trị XK nông sản tăng rõ rệt là do mặt hàng lạc nhân vì mặt hàng này
tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong cơ cấu hàng nông sản XK, trong khi đó các mặt
hàng cà phê, hạt điều đều giảm cả về tỷ trọng và giá trị thực hiện nhưng chiếm phần
nhỏ trong cơ cấu nông sản XK.
Năm 2012 giá trị XK lạc nhân là gần bằng ½ lần giá trị XK năm 2012 và tỷ
trọng đang từ 20,31% (2012) lên 48,19%(2014). Sự tăng lên xảy ra đều đặn đối với
lạc nhân XK qua 3 năm 2012, 2013, 2014, bình quân mỗi năm tăng 9,3 % trong cơ
cấu hàng nông sản xuất khẩu. Sự tăng lên rõ rệt của lạc XK cũng tác động lớn tơi cơ
cấu hàng nông sản XK. Năm 2014, tỷ trọng XK lạc là 48,19 % khiến cho nhiều mặt
hàng có giá trị XK lớn nhưng vẫn chỉ chiêm một phần nhỏ bé trong cơ cấu XK nông
sản. Mặt hàng cà phê và cao su XK của Công ty năm 2012 chiếm 45% thì năm
2014 chỉ chiếm 18,63% tỷ trọng. Giá trị XK cũng lần lượt giảm là 28,61% và 34,59
%. Các mặt hàng hạt tiêu, hạt điều nhìn chung cũng có xu hướng giảm về giá trị
XK và tỉ trọng. Năm 2012, kim ngạch XK hạt tiêu là 12,015 triệu USD chiếm
19.76% đến năm 2014 còn 10,23 triệu USD chiếm17,74%. Kim ngạch XK hạt điều
là 9,073 triệu USD chiếm 14,93% đến năm 2014 còn 5 triệu USD chiếm 7,21%.
Nhưng vì sự tăng trưởng mạnh của XK lạc nhân nên kim ngạch XK chung của
Công ty vẫn tăng trưởng đều qua các năm.
Đơn vị: Triệu USD


Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

19


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex

Biểu đồ 1: Cơ cấu mặt hàng nông sản XK chủ yếu giai đoạn 2012- 2014
2.2.2. Theo cơ cấu thị trường xuất khẩu chủ yếu
Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việt Nam (VN) đang sản xuất nông sản nhiều
hơn so với nhu cầu trong nước, nên muốn duy trì tăng trưởng nông nghiệp, không
còn cách nào khác là phải thúc đẩy xuất khẩu (XK), tích cực tìm kiếm, mở rộng thị
trường cho hàng may mặc là một trong những yếu tố cần thiết đặt ra cho Công ty cổ
phần Intimex. Đến nay, công ty đã có quan hệ buôn bán với hơn 50 nước trên thế
giới, giá trị XK nông sản tăng dần qua các năm.
Nước

Năm

Năm

Năm

Năm

2012

2013


2014

2015

Trung Quốc
Mỹ
Nhật Bản
EU

53,2
24,8
14,3
7,4

45,4
24,9
18,9
9,9

42,1
25,3
19,4
12,1

(quý 1)
38,7
26,4
20,1
13,5


Khác

0,3

0,9

1,1

1,3

Bảng 2: Cơ cấu XK nông sản của Intimex theo thị trường chính
( Theo Báo cáo kim ngạch XNK của Intimex năm 2012- 2014 và quý năm 2015)
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy Trung Quốc là thị trường XK hàng nông sản lớn
nhất của công ty. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên trở thành một trong
các thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng của Việt Nam nói chung và Intimex
nói riêng với kim ngạch chiếm 53,2% năm 2012, 45,4% năm 2013, 42,1% năm
2014 và 38,7% quý 1 năm 2015. Có thể thấy tỉ trọng XK sang Trung Quốc đang
giảm dần do mối quan hệ giữa Trung Quốc Việt Nam gần đây có những diễn biến
không tốt. Trung Quốc tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch về thương
mại, thậm chí có thể sẽ dừng giao thương nông sản tại một số cửa khẩu tiểu ngạch.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

20


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
Tuy nhiên với điều kiện thuận lợi vị trí địa lý gần gũi thuận tiện cho vận tải, cũng
như nhu cầu thị hiếu về sản phẩm tương tự, Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn
của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc đã tăng trưởng

đáng kể trong những năm gần đây vùng với sự mở rộng của quy mô ngoại thương
của nước này. Năm 2012, quy mô ngoại thương của Trung Quốc đã lần đầu tiên
vượt Mỹ, trở thành quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới với trên
3.866 tỷ USD.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
nông sản của Trung Quốc năm 2012 đạt 175,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 63,2
tỷ USD, nhập khẩu đạt 112,4 tỷ USD, thâm hụt thương mại nhóm hàng này là 49,1
tỷ USD.
Những con số đó là một minh chứng cụ thể cho tiềm năng thị trường hàng nông sản
tại Trung Quốc.
Bên cạnh đó, tỷ giá đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng đã trở thành nhân tố khiến
cho giá gạo sản xuất trong nước của Trung Quốc tăng theo, từ đó, lợi thế về giá của
gạo nhập khẩu đã vượt qua giá gạo sản xuất trong nước, đặc biệt là gạo Việt Nam
do giá thành sản xuất thấp và liên tục tăng sản lượng trong 2 năm qua. Theo thống
kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2012 Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt
Nam (chiếm 66,7%), Pakistan (chiếm 25%) và Thái Lan (chiếm 7,6%). Gạo nhập
khẩu của 3 thị trường này chiếm tới 99,3% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung
Quốc.
Sau Trung Quốc, thị trường XK nông sản lớn thứ hai của công ty là Mỹ. Đây
vốn là thị trường XK nông sản truyền thống của công ty cổ phần Intimex nói riêng,
của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Từ năm 1998, quy mô XK hàng nông
sản của công ty ở thị trường này đã liên tục mở rộng và tăng lên với tốc độ nhanh
chóng. Trong 4 tháng đầu năm với 9,9 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm
2014. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất thế giới, dân số

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

21



Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
đông, mức tiêu thụ gấp rưỡi EU. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, bãi
bỏ cấm vận và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO (được hưởng GSP và
MFN) thì hoạt động XK hàng nông sản của công ty trên thị trường này liên tục gặt
hái được những thành tựu to lớn. Đến đầu năm 2011, nền kinh tế Mỹ đang dần được
cải thiện và có dấu hiệu phát triển lạc quan hơn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, điều này đã làm cho tỷ trọng XK hàng nông sản của công ty ở Mỹ chiếm
hơn 26,4% kim ngạch XK năm 2015.
Sau Mỹ, Nhật là 1 thị trường đầy tiềm năng với xuất khẩu nông sản. Thời gian
qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng như Hiệp
định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai
đồng bộ vào năm 2010 đến nay. Điểm quan trọng của thỏa thuận này là việc giảm
thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) vào Nhật Bản như trong số
2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36%
tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng XK của Việt Nam. Theo lộ
trình VJEPA, đến năm 2020 sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản
Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Cụ thể, năm 2014 sẽ có gừng, chuối, xoài, đậu
tương; đến năm 2016 có tiêu, rau chân vịt, ngô…Các dòng thuế có lộ trình giảm từ
3 đến 5 năm, bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng XK, như: đậu tương, cùng
các loại hoa quả là sầu riêng, chôm chôm… Thứ hai: sự ưa chuộng nông sản nhiệt
đới của thị trường Nhật. Do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại
rau quả do khác biệt về vùng khí hậu, sở thích của người Nhật đối với hoa quả có vị
ngọt và đặc biệt là hiện nay nhận thức của người tiêu dùng với lợi ích sức khỏe của
họ nên các mặt hàng như chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ rất được thị trường Nhật Bản
ưa chuộng.Thứ ba: nhu cầu nhập khẩu nông sản của Nhật gia tăng. Nhu cầu về mặt
hàng nông sản của Nhật ngày càng tăng do tỷ lệ nông nghiệp ngày càng nhỏ đi
trong cơ cấu GDP của Nhật, từ gần 13% năm 1960 xuống chỉ còn hơn 1% năm
2012. Do vậy, tỷ lệ đảm bảo tự cấp lương thực ở Nhật cũng giảm mạnh trong nhiều
năm qua. Gần đây, Nhật đã nới lỏng hơn một số tiêu chí về dư lượng kháng sinh đối
với gạo nhằm tăng lượng nhập khẩu gạo so với trước đây. Ngoài ra, việc Nhật Bản

tham gia đàm phán Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm giảm

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

22


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
đáng kể các mức thuế cao “khủng khiếp” mà Nhật hiện đang áp dụng với một số
mặt hàng nhập khẩu như 778% đối với gạo, 328% với đường và 218% với sữa bột.
Do đó kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản vẫn liên tục tăng trong giai
đoạn 2012- 2014 và quý 1 2015 từ 14,3% lên 20,1%.
Ở những thị trường khác, tỷ trọng XK hàng nông sản của công ty nhìn chung
cũng tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động, chưa thực sự tạo được
vị thế ổn định trên những thị trường đó. Những năm gần đây cũng đánh dấu sự mở
rộng XK trên nhiều thị trường mới như Nam Phi, Algeria, Gambia,… mặc dù tỷ
trọng XK ở thị trường này vẫn chưa đóng góp đáng kể cho tổng kim ngạch XK,
nhưng nó cũng đã đánh dấu sự nỗ lực thích ứng của công ty trong thời kì kinh tế thế
giới vẫn chưa hoàn toàn vượt qua được cuộc suy thoái.
2.2.3. Theo hình thức xuất khẩu
Hình thức xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu mà công ty cổ phần Intimex
thực hiện là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác.
Ở hình thức XK trực tiếp, công ty trực tiếp XK sản phẩm cho đối tác ở nước ngoài
còn hình thức XK ủy thác, công ty đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản
xuất, kí kết hợp đồng và làm thủ tục XK sau đó công ty sẽ được hưởng % theo lợi
nhuận.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

100,766

104,069

160,982

(3 tháng đầu)
49,748

Tổng trị giá

0

5,477

55,101

21,014

XK uỷ thác
Tổng kim

100,766


109,272

216,083

70,762

ngạch XK
Tỉ lệ XK trực

100

95

74,5

69,8

Tổng trị giá
XK trực tiếp

tiếp
( %)

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

23


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex


Bảng 3: Cơ cấu giá trị kim ngạch XK hàng nông sản theo hình thức XK năm 2012,
2013, 2014 và quý 1 2015 (Đơn vị: USD)
( Nguồn: BC nhanh năm 2012, 2013, 2014 và 3 tháng đầu năm 2015)
Thông thường khi XK ủy thác công ty chỉ thu được 1 – 2% giá trị hợp đồng
trong khi lợi nhuận tối thiểu cho 1 lần XK trực tiếp là 10% giá trị hợp đồng. Chính
vì vậy, hiện nay công ty hầu hết đều thực hiện XK trực tiếp, hình thức này trung
bình chiếm tới gần 90% các hợp đồng XK hàng nông sản.

2.3. Nhận định chung về hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty
Intimex
2.3.1. Điểm mạnh
-

Nguồn hàng của công ty khá lớn và ổn định
Do được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh khá sớm nên
công ty đã xây dựng được nguồn hàng khá lớn và ổn định. Khi chuyển sang
cơ chế thị trường công ty tiếp tục giữ được đầu mối thu mua có hệ thống.
Vơi uy tín trong kinh doanh nên các chủ hàng tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty trong việc thu gom nguồn hàng phụ vụ xuất khẩu có chất lượng cao.

-

Đồng thời công ty vẫn tiếp tục tìm và khai thác nguồn hàng mới.
Uy tín của công ty ngày càng được nâng lên
Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ nông sản trong và ngoài nước đã
giúp cho công ty quảng bá được thương hiệu hình ảnh của mình trên trường
quốc tế cho các đối tác nước ngoài. Qua các đợt tham gia hội chợ giúp công

-


ty ký được những hợp đồng xuất khẩu lớn vơi các đối tác lớn.
Mặt hàng nông sản XK đa dạng
Nông sản là mặt hàng chủ lực trong XK của Công ty, hiện nay công ty có
hơn mười danh mục hàng nông sản XK. Phương châm đa dạng hóa mặt hàng
XK và mở rộng XK nên hàng nông sản của Công ty có nhiều mặt hàng mới
có giá trị cao. Ngoài những mặt hàng XK chính như cà phê, hạt tiêu, lạc
nhân, chè các mặt hàng mới như cơm dừa, đậu tương, tinh bột… các mặt
hàng XK đa dạng theo mùa và theo nhu cầu thị trường.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

24


Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động XK của công ty.
-

Công ty chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong đó xuất khẩu lạc
nhân, cao su, cà phê hạt điều là chủ yếu, chiếm hơn 70% những mặt hàng
nông sản này luôn tiềm ẩn rủi ro vì giá cả thị trường thường xuyên biến
động, giá cả của hàng nông sản phụ thuộc vào thời tiết, những năm điều kiện
thuận lợi thì giá rẻ. Cùng với nó là điều kiện bảo quản hàng nông sản rất khó

-

khăn, vì vậy các mặt hàng xuất khẩu của công ty là rất mạo hiểm.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty đa số là vốn vay, nên viêc chủ động trong
kinh doanh của công ty là rất hạn chế. Lợi nhuận của công ty phần lớn phải

trích ra trả lãi suất nên lợi nhuận sau kinh doanh còn rất thấp không đủ điều
kiện tái sản xuất mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiệt bị. Vì thiếu
vốn công ty đã để lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh. Vốn là vấn đề nan giải

-

hiện nay của công ty.
Được sự giúp đỡ của Bộ thương mại, trong những năm qua công ty đã đầu tư
vào xây dựng và đưa hoạt động của dự án, những do trình độ còn thấp nên
việc đánh giá các dự án, nhưng do trình độ còn thấp nên việc đánh giá các dự
án ban đầu là chưa chính xác. Khi đưa các dự án vào hoạt động hiệu quả kinh
doanh không cao dẫn đến những năm gần đây công ty kinh doanh kém hiệu

-

quả ảnh hưởng rất lớn đến nội bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường của công ty phần nào còn chưa được chú
trọng quan tâm. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu về sản phẩm
trên thị trường, khả năng cung cấp của các đối thủ cạnh tranh mới chỉ được
tiến hành sơ sài. Công ty chưa có một chiến lược củng cố và mở rộng vị thế

-

của mình trên thị trường quốc tế.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, còn nhiều khâu, nhiều thủ tục rườm

-

rà, gây lãng phí, làm cho hiệu quả các hoạt động kinh doanh còn hạn chế.
Công tác nghiệp vụ ký kết hợp đồng còn thiếu nhiều kinh nghiệm, các

nghiệp vụ theo dõi, giám sát XK chưa được hoạch định, nhiều khâu kiểm tra
còn thiếu nghiêm ngặt. Các báo cáo thống kê còn chưa đầy đủ, còn nhiều hạn
chế chưa được giải quyết.

Đỗ Thị Hải Yến – KTĐN – K51

25


×