Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

(MN) Sáng kiến một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 28 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến huyện .......................
năm học 2018 – 2019
Họ và tên: .......................
Ngày tháng năm sinh: 10/07/1991
Nơi công tác: Trường Mầm non ....................... - .......................
- ........................
Chức danh: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non Bình Thuận”.
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ....................... - Giáo viên trường Mầm
non ......................., xã ......................., huyện ......................., tỉnh ........................
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến áp dụng trong giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4

trường Mầm

non ......................., xã ......................., huyện ......................., tỉnh ........................
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ tháng 9
năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới:
Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ lấy trẻ làm
trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non Bình Thuận” là sáng kiến lần
đầu tiên tôi nghiên cứu thực hiện và áp dụng tại trường mầm non ........................
Sáng kiến này chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt
1




buộc phải thực hiện. Mà do giáo viên suy nghĩ sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt
động giáo dục phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm
non .......................
Hình thức tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm rất quan trọng vì như
vậy giúp trẻ có thể hoạt động nhiều hơn, trẻ phát huy hết khả năng của mình và
gây được sự hứng thú của trẻ, trong hoạt động hàng ngày là rất mới, lần đầu được
nghiên cứu và áp dụng thực hiện.
Là sáng kiến lần đầu áp dụng nên chưa được công khai trên các văn bản,
sách báo, tài liệu kỹ thuật.
4.2. Tính khoa học:
- Các biện pháp mà giáo viên tổ chức cho trẻ phải dễ nhớ, trẻ làm được phù
hợp với trẻ
- Các biện pháp giáo viên đưa ra đều hình thành kiến thức cho trẻ một cách
hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để giúp trẻ phát triển tốt về
các lĩnh vực phát triển
Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ lấy trẻ làm
trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A 4 trường Mầm non Bình Thuận” có cấu trúc
khoa học, được viết theo đúng trình tự yêu cầu của một sáng kiến theo quy định.
Kết quả đạt được là rất khả quan, có tác dụng giáo dục thói quen, ý thức tự giác
vệ sinh cá nhân của trẻ đồng thời giúp trẻ có một thể lực tốt để tham gia vào các
hoạt động nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ ngoài ra nó còn giúp trẻ
phát triển trí tuệ, qua sáng kiến đã giúp cho những giáo viên giảng dạy như tôi
thuận tiện trong việc tổ chức các hoạt động lấy rẻ làm trung tâm. Bản thân có
những kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Đưa ra được những cách thức phương pháp và cách làm khoa học, khắc phục
được những tồn tại trong công tác tổ chức hoạt động hàng ngày.
4.3. Tính thực tiễn.
4.3.1. Thực trạng về việc thực hiện và tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ

2


làm trung tâm tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A 4 trường Mầm non .......................
- Năm học 2018- 2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu
giáo 5 tuổi A 4, với tổng số 25 trẻ (Trong đó Nam 11; Nữ 14; Dân tộc 3;)
* Thuận lợi
- Trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập huấn về
chuyên môn, chuyên đề.
- Ban giám hiệu trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn,
thường xuyên dự giờ thăm lớp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Có sự quan tâm của nhà trường, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn,
đồng nghiệp.
- Qua thực hiện chuyên đề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm
chắc phương pháp dạy học, lập kế hoạch đối với từng hoạt động, từng độ tuổi.
- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường
trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ tốt.
- Trẻ cùng độ tuổi, đi học chuyên cần, biết tôn trọng và vâng lời giáo viên,
có thói quen trong học tập và các hoạt động.
- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ gần gũi trẻ và rất thích tiếp cận phương
thức giáo dục mới.
* Khó khăn.
- Một số trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều .
- Kinh nghiệm diễn đạt của trẻ còn hạn chế.
- Một số trẻ chưa biết cách giải quyết tình huống có vấn đề, còn lóng
ngóng, chưa tích cực sáng tạo, còn dựa vào sự can thiệp của giáo viên.
- Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết
năng lực của trẻ.
* Thực trạng.
- Tính sáng tạo của giáo viên trong sự thiết kế các hoạt động cho trẻ theo

hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao, dẫn đến khi thực hiện Chương trình còn
nhiều khó khăn. Từ những hạn chế trên đã làm cho đội ngũ giáo viên thiếu sự tự
tin khi lập kế hoạch và soạn giảng, bởi giáo viên quen cách dạy truyền đạt nên
3


giờ học đối với trẻ còn nhàm chán, bởi cô nói và làm còn trẻ thụ động.
Thực tế trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện
nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ,
cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn mục tiêu, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, đa số còn
dạy trẻ theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều,
trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi ít, chưa đầy
đủ để trẻ hoạt động. Cụ thể:
Hoạt động học: Trẻ được trải nghiệm trực tiếp vào bài, trẻ tự tay làm theo
khả năng của từng trẻ để tạo ra được sản phẩm của riêng mình, từ đó trẻ vận
dụng khả năng tư duy suy nghĩ, sự sáng tạo của trẻ vào bài
Ví dụ: Hoạt động tạo hình vẽ ô tô tải, trẻ dùng bút màu vẽ lên giấy, vẽ
lên mẹt, vẽ lên quạt để tạo lên một sản phẩm đẹp của mình

Hình ảnh: Trẻ hoạt động tạo hình vẽ ô tô tải
Hoạt động chơi: Trẻ được vui chơi với các đồ chơi sân trường và các đồ
chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, giúp trẻ năng động trong mọi họat động, qua
các giờ hoạt động ngoài trời và hoạt động góc

Hình ảnh: Trẻ được vui chơi với các đồ chơi sân trường

Hình ảnh: Trẻ được vui chơi với các đồ chơi từ nguyên vât liệu thiên nhiên
Hoạt động vệ sinh ăn ngủ tự phục vụ: Thông qua các hoạt động trên lớp trẻ
nắm được kỹ năng vệ sinh như rửa mặt, rửa tay, rửa chân và các kỹ năng tự phục
4



vụ đơn giản như: Mặc quần áo, đi dép, lấy gối, cất gối.

Hình ảnh: Trẻ tự vệ sinh như rửa mặt, rửa tay
- Chất lượng giáo dục trẻ tại lớp 5 Tuổi A4 được thể hiện qua các số liệu như sau:
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ đầu năm học 2018 – 2019 như sau:
STT

Nội dung

Tổng số
trẻ được
khảo sát

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

25

17/25


68

8/25

32

25

15/25

60

10/25

40

25

15/25

60

10/25

40

25

14/25


56

11/25

44

Kỹ năng tham gia
1

vào các họat động
học
Kỹ năng tham gia

2

vào các họat động
chơi
Kỹ năng tham gia vào

3

các họat động vệ sinh
Kỹ năng tham gia

4

vào các họat động lao
động tự phục vụ
* Nguyên nhân chủ quan:


- Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm
và sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát huy tối ưu khả năng nhận thức
của trẻ hạn chế về công nghệ thông tin,
- Giáo viên còn chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi còn
ôm đồm quá nhiều đồ dùng vào trong hoạt động nhưng chưa khai thác sử dụng triệt
để vì cô còn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên chưa
mang lại hiệu quả cao trong hoạt động, chưa sáng tạo trong cách tổ chức hoạt động.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của trẻ, chưa
có sự phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
* Nguyên nhân khách quan:
5


- Cơ sở vật chất còn thiếu, trường lớp tuy đã được xây mới nhưng vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học của cô và trẻ, chưa có phòng như là: phòng
hoạt động âm nhạc , phòng hoạt động kidsmart
* Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà sáng kiến đặt ra:
Việc xây dựng thiết kế các phương pháp, biện pháp thủ thuật theo mục đích
lấy trẻ làm trung tâm là rất cần thiết, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch phù hợp
với độ tuổi và đối tượng lĩnh hội kiến thức.
Trong mọi hoạt động giáo dục giáo viên đều lấy trẻ làm trung tâm thì sẽ
giúp trẻ hiểu và ghi nhớ rất nhanh những việc tốt, việc gì không tốt, việc nên
làm, việc không nên làm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc giúp trẻ học tốt,
thể hiện được nhu cầu hứng thú của chính bản thân điều này giữ một vai trò hết
sức quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ.
Không những cô giáo mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mong muốn
trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt và hành
vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.Với vai trò quan trọng
như vậy, thử hỏi nếu chúng ta không làm tốt hoạt động lấy trẻ làm trung tâm,

giúp cho trẻ thể hiện nhận thức của trẻ thì có mang lại được kết quả như mong
đợi không? Hay chúng ta cứ tiếp tục dạy trẻ theo kiểu cô nói trẻ lắng nghe nếu
việc dạy học của giáo viên không đổi mới kịp thời thì vô tình chúng ta đang kìm
hãm sự phát triển về mọi mặt của trẻ. Vì trẻ đến trường chỉ ngồi lắng nghe thì
làm sao tiềm năng trong mỗi trẻ được khơi nguồn và phát triển.
Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những đề tài và hình thức tổ chức như thế
nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế nào cho trẻ không
nhàm chán? Để trẻ có hứng thú không bị nhàm chán trong các tiết học, muốn vậy
trước hết ta phải giải quyết các vấn đề trên và thay đổi cách tổ chức giờ học, cách
truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, nghiên cứu các đề tài tạo trẻ hứng thú hơn
với tất cả hoạt động trong một ngày ở trường mầm non bé học. Trước đây trẻ chưa
làm được thì cô làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làm trung tâm thì cô giáo chỉ giữ vai
trò gợi mở, cô sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luận theo nhóm, lắng nghe quá trình thuyết
trình của các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu hụt mà đội mình chưa tìm ra.
Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải giàu tri thức, sáng kiến,
linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật tạo ra nguồn cảm
6


hứng cho trẻ, kích thích tư duy trẻ hoạt động, có thể trong một tiết học nhưng
quá tình hoạt động của trẻ lại mang lại những nhận thức khác nhau cách lĩnh hội
kiến thức khác nhau về chiều sâu của nhận thức.
Sáng kiến áp dụng vào lĩnh vực lấy trẻ làm trung tâm trong lớp 5 tuổi A4
trường mầm non ......................., được thực hiện qua những biện pháp sau:
4.3.2. Một số biện pháp tổ chức các họạt động lấy trẻ làm trung tâm cho
trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non ........................
* Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để thực hiện Chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị gián đoạn tôi đã
xây dựng mục tiêu chủ đề, nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục, lựa chọn các
mục tiêu, lên kế hoạch hoạt động học, hoạt động chơi và kết hợp giáo viên cùng

lớp khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lựa
chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ theo độ tuổi mình phụ trách, nội
dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, tất cả những nội dung đó
phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. Lên kế hoạch dạy phải đảm bảo phù
hợp với thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình.
- Kế hoạch giáo dục thể hiện ở mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội
dung giáo dục trẻ, các phương pháp các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
phù hợp với trẻ
- Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn, thời diểm phù hợp và theo Chương
trình Giáo dục mầm non
- Thể hiện nội dung theo Chương trình giáo dục mầm non và điều kiện thực
tế vùng miền của địa phương, của nhà trường và của từng lớp.
- Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng
đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng
lực kỹ năng sống của trẻ.
- Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng
bộ tới sự phát triển của trẻ
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng vận động
thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau
7


Chủ đề

Hoạt động học

Hoạt động
chơi
ngoài trời

- Phát triển thể
- Chơi ở khu
chất: “Đi nối
vực nhà để xe
bàn chân tiến
- Chơi ở khu
lùi, đi trên ván
vực hòn non
kê dốc, chạy
bộ
nhanh 18m
- Chơi ở khu
trong 10 giây”
vực vườn cổ
- Phát triển nhận tích
thức: Toán
- Chơi ở khu
“Đếm đến 5,
vực lớp 4 tuổi
nhận biết nhóm - Chơi ở khu
có 5 đối tượng,
vực nhà bếp
Trường
nhận biết số 5 ” - Chơi ở khu
Mầm
- Phát triển ngôn vực bồn hoa
non
ngữ: Thơ: “Cô
giáo của con”.
Truyện “Ai quan

trọng nhất”
- Phát triển tình
cảm- xã hội: “Bé
lễ phép khi ở
trường”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Em đi mẫu
giáo”
- Phát triển thể
- Chơi ở khu
chất: “Ném
vực lớp 4 tuổi
trúng đích thẳng - Chơi ở khu
đứng”
vực vườn cổ
- Phát triển nhận tích
thức: Toán “Xác - Chơi ở khu
định vị trí đồ vật vực gần cổng
so với bản thân”. trường
Gia
Khám phá khoa - Chơi ở khu
đình học “Trò chuyện vực lớp 3 tuổi
thân về nhu cầu gia
- Chơi ở khu
yêu
đình bé”
vực hòn non
- Phát triển ngôn bộ
ngữ: Làm quen

chữ cái “ e, ê”.

Hoạt động chơi
trong các góc
- Góc chơi phân
vai: Làm cô giáo,
bán hàng, cô cấp
dưỡng, bác sĩ
- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình
trường mầm non
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán
theo ý thích. Hát
các bài hát về
trường mầm non
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng
cô.

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình
ngôi nhà bé yêu
- Góc chơi phân

vai: Mẹ con, bán
hàng, đầu bếp của
mẹ, bác sĩ
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán
theo ý thích. Hát
các bài hát về gia

Chơi, hoạt
động theo ý
thích
- Rèn thao tác
rửa tay cho
trẻ
- Hát bài:
“Em đi mẫu
giáo”
- Đọc Thơ:
“Cô giáo của
con”
- Trẻ đọc thơ:
“ Tình bạn”
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần


- Đọc thơ:
“Giữa vòng
gió thơm”
- Rèn thao tác
rửa tay cho
trẻ
- Bé thi kể
chuyện: “Bàn
tay có nụ
hôn”
- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh:
“Rửa mặt”
- Văn nghệ
nêu gương bé
8


Truyện: “Tình
cha”. Thơ:
“Giữa vòng gió
thơm”
- Phát triển tình
cảm xã hội:
“Dạy bé lễ phép
khi ở nhà”.
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Niềm vui gia
đình, tổ ấm gia

đình”. Tạo hình
“Làm ngôi nhà
từ nguyên vật
liệu thiên nhiên”
Phát triển thể
chất: “Nhận biết,
phân loại một số
thực phẩm thông
thường theo 4
nhóm thực
phẩm”.
- Phát triển nhận
thức: Toán
“Thêm, bớt chia
nhóm đồ vật có
Dinh
6 đối tượng
dưỡng, thành 2 phần”.
sức
Khám phá khoa
khỏe và học “Bé tìm
an toàn hiểu về 5 giác
quan”
- Phát triển ngôn
ngữ: Truyện
“Giấc mơ kỳ lạ”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Cái mũi”


Những

đình, sử dụng
dụng cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng
cô.

ngoan cuối
tuần
- Chơi trò
chơi: Đóng
các vai trong
gia đình bé

- Chơi ở khu
vực bồn hoa
lớp 3 tuổi
- Chơi ở khu
vực trước
phòng Hội
đồng
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực vườn
trường
- Chơi ở khu

vực cổng
trường.

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Lắp
ghép hình người
- Góc chơi phân
vai: Bạn thân, bác
sĩ, nấu ăn
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, chân dung
bạn trai, bạn gái.
Hát các bài hát về
gia đình, sử dụng
dụng cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng
cô.

- Rèn thao tác
rửa tay cho
trẻ
- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh :
“Rửa mặt”
- Văn nghệ

nêu gương bé
ngoan cuối
tuần
- Chơi trò
chơi đếm các
bộ phận trên
cơ thể
- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
dựng

- Phát triển thể
- Chơi ở khu
chất: “Bật xa 40- vực bồn hoa
50 cm”
lớp 4 tuổi

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng doanh trại

- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
9


- Phát triển nhận
thức: Toán

“Nhận biết mối
quan hệ hơn
kém trong phạm
vi 7”. Khám phá
khoa học “Bé
tìm hiểu về công
việc của cô y tá
va bác sỹ”
nghề bé - Phát triển tình
yêu
cảm- xã hội :
“Giúp đỡ người
khác khi gặp
khó khăn”
- Phát triển ngôn
ngữ: Làm quen
chữ cái “Làm
quen chữ u ư”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Cô giáo em”
- Phát triển thể
chất: “Bò chui
qua ống dài 1,5
m x 0,6 m”
- Phát triển nhận
thức: Toán
“Nhận biết mối
quan hệ hơn
kém trong phạm

Những vi 8”. Khám phá
con vật khoa học “Tìm
thân
hiểu về một số
quen
con vật nuôi
trong gia đình”
- Phát triển ngôn
ngữ: Làm quen
chữ cái “ I, t, c
”. Truyện “ Chú
dê đen”. Thơ “
vè loài vật”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Chú voi con”.

- Chơi ở khu
vực trước
phòng Hội
đồng
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực vườn
trường
- Chơi ở khu
vực cổng
trường.


bồ đội
- Góc chơi phân
vai: Bạn thân, bác
sĩ, nấu ăn
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, chú bồ đội .
Múa hát các bài
hát về chú bồ đội,
sử dụng dụng cụ
âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng
cô.

dựng
- Chơi trò
chơi: Xem
tranh gọi tên
các nghề
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần
- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh :

“Rửa mặt”
- Cùng bé tập
đánh răng

- Chơi ở khu
vực nhà để xe
- Chơi ở khu
vực hòn non
bộ
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực lớp 4 tuổi
- Chơi ở khu
vực nhà bếp
- Chơi ở khu
vực 5 tuổi

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình
trang trại chăn
nuôi
- Góc chơi phân
vai: Mẹ con, bán
hàng, đầu bếp của
mẹ
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh

về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán
theo ý thích. Hát
các bài hát về con
vật, sử dụng dụng
cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng


- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
dựng
- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh :
“Rửa mặt”
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần
- Chơi trò
chơi: “Bẫy
chuột”
- Chơi trò
chơi: “Cáo ơi
ngủ à?”
- Chơi trò

chơi: Tìm
những con vật
cùng nhóm

10


Tạo hình “Xé
dán đàn cá”
- Phát triển thể
chất: “Trèo lên
xuống 7 gióng
thang”
- Phát triển nhận
thức: Toán:
“Ghép hình
vuông, chữ nhật,
tam giác từ các
hình học khác
nhau”. Khám
phá khoa học:
“Trò chuyện về
một số loại bánh
kẹo hoa quả
Tết và ngày tết”
mùa
- Phát triển tình
xuân
cảm- xã hội: “Bé
giữ trật tự nơi

công cộng”
- Phát triển ngôn
ngữ: Làm quen
chữ cái: “b, d,
đ”. Truyện: “ Sự
tích bánh trưng
bánh dày”. Thơ:
“ vè loài vật”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc
“Bé đón tết sang
”. Tạo hình:
“Trang trí cành
đào ngày tết”
- Phát triển thể
chất: “Ném xa
bằng một tay”
- Phát triển nhận
thức: Toán “
Cây
Thêm bớt chia
xanh và nhóm đồ vật có
môi
9 đối tượng
trường thành 2 phần”.
sống
Khám phá khoa

- Chơi ở khu
vực hòn non

bộ
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực bồn hoa
lớp 4 tuổi
- Chơi ở khu
vực trước
phòng Hội
đồng
- Chơi ở khu
vực bồn hoa
lớp 3 tuổi
- Chơi ở khu
vực bồn hoa

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình
vườn hoa mùa
xuân
- Góc chơi phân
vai: Bán hàng,
nấu ăn, bác sỹ
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán

theo ý thích. Hát
các bài hát về mùa
xuân, sử dụng
dụng cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng


- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh :
“Rửa mặt”
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần
- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
dựng
- Chơi trò
chơi: “Gieo
hạt”
- Chơi trò
chơi: “Trồng
nụ, trồng
hoa”

- Chơi ở khu
vực hòn non

bộ
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực bồn hoa
lớp 4 tuổi
- Chơi ở khu

- Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình
vườn cây
- Góc chơi phân
vai: Bán hàng,
nấu ăn, bác sỹ
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề

- Trẻ làm bài
tập vở chủ đề
- Rèn kỹ năng
để giép đúng
nơi quy định
- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
dựng
11



Bé với
an toàn
giao
thông

học: “Trò
chuyện về ngày
8/ 3”.
- Phát triển tình
cảm- xã hội: “Bé
chăm sóc cây”
- Phát triển ngôn
ngữ: Truyện:
“Cây tre trăm
đốt”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc:
“Quả ”. Tạo
hình: “ Làm bưu
thiếp tặng bà
tặng mẹ”
- Phát triển thể
chất: “Bật qua
vật cản 15- 20
cm”
- Phát triển nhận
thức: Toán
“Nhận biết mối

quan hệ hơn
kém trong pham
vi 10”. Khám
phá khoa học:
“Bé tìm hiểu về
một số phương
tiện giao thông
đường bộ”
- Phát triển tình
cảm- xã hội: “Bé
nhận biết và tỏ
thái độ với hành
vi đúng - sai, tốt
- xấu”
- Phát triển ngôn
ngữ: Truyện:
“ Qua đường”
Làm quen chữ
cái: “p, q”
- Phát triển thẩm
mỹ: Âm nhạc:
“ Em đi chơi

vực trước
phòng Hội
đồng
- Chơi ở khu
vực bồn hoa
lớp 4 tuổi a1
- Chơi ở khu

vực gần cổng
trường

- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán
theo ý thích. Hát
các bài hát về chủ
đề, sử dụng dụng
cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng


- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh:
“Rửa mặt”
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần

- Chơi ở khu
vực hòn non
bộ
- Chơi ở khu
vực vườn cổ
tích
- Chơi ở khu
vực bồn hoa

lớp 4 tuổi A1
- Chơi ở khu
vực trước
phòng Hội
đồng
- Chơi ở khu
vực quanh sân
trường

Góc lắp ghép và
xây dựng: Xây
dựng mô hình ngã
tư đường phố
- Góc chơi phân
vai: Bán hàng,
nấu ăn, bác sỹ
- Góc thư viện:
Xem truyện tranh
về chủ đề
- Góc nghệ thuật:
Vẽ, dán, xé dán
theo ý thích. Hát
các bài hát về chủ
đề, sử dụng dụng
cụ âm nhạc.
- Góc thiên nhiên:
Nhặt lá cây, chăm
sóc cây hoa cùng



- Trẻ làm bài
tập vở chủ đề
- Rèn kỹ năng
để giép đúng
nơi quy định
- Chơi tự do
với đồ chơi
lắp ghép xây
dựng
- Rèn trẻ thao
tác vệ sinh:
“Rửa mặt”
- Hát: “Em đi
chơi thuyền”
- Nghe kể
Truyện: “Qua
đường”
- Văn nghệ
nêu gương bé
ngoan cuối
tuần

12


thuyền”. Tạo hình
“ vẽ ô tô tải”.
*Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm.
Ngay từ đầu năm học khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A4, tôi đã
sắp xếp môi trường nhóm lớp thật khoa học, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự

bố trí khu vực chơi và học trong lớp phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ
đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. với phương châm của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, chơi mà học".
Tôi đã thiết kế các góc hoạt động trong lớp học phù hợp với diện tích, độ
tuổi và số lượng trẻ của lớp mình và khi thiết kế tôi đã chú ý:
Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc
hoạt động ồn ào.
Ví dụ: Góc học tập tôi bố trí xa góc xây dựng và góc bán hàng
Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng
quy định mẫu chữ hiện hành.
Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chưng cho từng góc.
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn
gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất.
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với
mục tiêu chủ đề hoạt động và hứng thú của trẻ.
Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt, vỏ chai) sản phẩm hoàn
thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện
Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và
tâm lí của trẻ mầm non.
Thiết bị dạy học và môi trường giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt
và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải
tiến phương pháp dạy học của giáo viên. Đổi mới phương pháp nhằm tích cực
13


hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích bản thân chủ động, sáng tạo, dạy học
tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của trẻ, tổ
chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và có

niềm tin trong lao động, học tập.
- Nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài
học và các hình thức tổ chức hoạt động diễn ra trong hoạt động học.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, mục đích giải quyết, dự kiến các tình huống ở
trẻ và hướng khắc phục.
- Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất
của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mà mình đã chọn. Để tổ chức tốt tiết dạy
phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác định cách tổ chức hoạt
động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.
* Đối với trẻ:
- Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và
các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô với trẻ, tạo tâm thế
thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.
- Giúp trẻ chủ động, tích cực trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội
cho tất cả trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức,
trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
- Ví dụ: Qua các góc chơi cô giáo dục trẻ bảo vệ môi trường của lớp cũng
như của trường, qua đó trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định, biết lau chùi vệ sinh
các góc trong nhóm lớp tham gia rửa đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo.
Hình ảnh: Trẻ biết lau chùi vệ sinh góc thiên nhiên
Hoặc cho trẻ dạo chơi ngoài trời, cô thường lồng ghép những nội dung về
bảo vệ môi trường trong khuôn viên nhà trường cũng như ở gia đình và những
nơi công cộng: Không khạc nhổ bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định

Hình ảnh: Trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định
* Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
14


tâm thông qua hoạt động học.

Tổ chức hoạt động học, bản thân đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở,
tạo cơ hội, tình huống cho trẻ tham gia vào hoạt động. Tăng cường cho trẻ hoạt
động nhóm, trao đổi hợp tác với các bạn, trẻ có nhiều cơ hội được “học bằng
chơi, chơi mà học” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng mà không bị gò
bó áp đặt trẻ.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ
rất hứng thú tham gia vào các hoạt động. Trẻ được hoạt động một cách tích cực,
trẻ có cơ hội được học tập trải nghiệm, trao đổi hợp tác với các bạn nhiều hơn từ
đó tiếp thu kiến thức một cách đễ dàng và hiệu quả hơn.
- Tổ chức hoạt động Giáo dục thể chất (thể dục) chủ đề “Gia đình thân
yêu”, tôi đã xây dựng đề tài: Gia đình tí hon. Khi tổ chức hoạt động, tôi đã chia
lớp thành hai đội thi, gợi mở, hướng dẫn trẻ thi đua, động viên khích lệ trẻ, tạo
tâm thế thoải mái, tự tin cho trẻ. Trẻ rất hào hứng, đoàn kết tham gia thi đua để
giành chiến thắng qua hoạt động Bò thấp chui qua cổng và trò chơi Kéo co.
Hình ảnh: Trẻ hoạt động thể dục: Bò thấp chui qua cổng
- Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức (Khám phá khoa học ): Môi
trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu, trẻ lại tò mò hiếu
động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi. Nó là cái gì ? Như thế nào ? Vì sao nó lại như
vậy? Chính vì thế cô giáo phải biết áp dụng phương pháp dạy học tích cực, dám
đổi mới và lựa chọn ra những hình thức khác nhau trong mỗi một chủ đề
tránh nhàm chán đối với trẻ khi có những chủ đề kéo dài ba đến bốn tuần mà
cô chỉ với một hình thức hát hay đọc thơ thì không thể lôi cuốn thu hút trẻ
trong quá trình hoạt động. Ví dụ: Cho trẻ “Tìm hiểu về một số đồ dùng trong
gia đình”. Nếu chỉ quan sát tranh thì hoạt động học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ
sẽ nhàm chán. Nhưng cô ứng dụng phần mềm, sáng tạo ra câu chuyện về
những đồ dùng trong gia đình, cô vừa kể truyện vừa cho trẻ quan sát các đồ
dùng, những đồ dùng “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, trẻ tập trung vào hoạt
động tích cực hơn, giờ học đạt kết quả như mong muốn. Qua đó giáo dục trẻ
15



biết sử dụng và bảo vệ đồ dùng cẩn thẩn.
Sử dụng cho trẻ làm quen với toán và tổ chức trò chơi củng cố kiến thức:
Sau khi truyền thụ kiến thức mới cho trẻ để củng cố lại vốn kiến thức đó. Bản
thân nghiên cứu, sáng tạo đưa ra các trò chơi. Tuỳ thuộc vào nội dung bài học
mà lựa chọn ra các trò chơi khác nhau, nhằm cung cấp cho trẻ nhận biết các chữ
số, tạo nhóm, hay so sánh thêm bớt tạo sự bằng nhau... một cách chính xác và
rèn cho trẻ kỹ năng khi lựa chọn chữ số, tạo nhóm, hay so sánh các hình,
khối theo yêu cầu của cô qua trò chơi. Ví dụ: Dạy trẻ đếm đến 6 nhận biết
các nhóm có số lượng 6, nhận biết số 6, sau khi cung cấp kiến thức cho trẻ,
cho trẻ chơi trò chơi “Chọn chữ số tương ứng với số lượng đồ vật ” hay trò
chơi “ Sắp xếp các đồ dùng theo vị trí” trên phần mềm Power Point.
- Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ: Để tác phẩm thơ, truyện đi vào
lòng trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đòi hỏi cô giáo không chỉ có giọng
đọc, kể diễn cảm mà phải biết cách lựa chọn các nội dung trên mạng phù hợp
với nội dung bài dạy, hình ảnh phải sinh động nhằm thu hút sự tập trung, chú
ý của trẻ. Ví dụ: Với câu truyện “Thỏ con không vâng lời ” cô vào trang web
để tải về hình ảnh chú Thỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu đang làm những công việc
mà Thỏ mẹ giao cho, những cử chỉ như: Thỏ biết vòng tay xin lỗi mẹ, thái
độ ngoan, lễ phép, sẽ khắc sâu trong tâm trí trẻ lâu hơn, mục đích giáo dục
sát với đời sống thực của trẻ hơn

Hình ảnh: Trẻ hoạt động trong giờ kể chuyện
- Tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ : Cũng giống như bất cứ hoạt
động chung nào, việc tạo cảm xúc khi vào bài là một vấn đề quan trọng, nó
đưa đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian hoạt
động.Tuy phần này nó chiếm ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần
quan trọng, vừa lôi cuốn được trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những
vấn đề mà trẻ cần giải quyết. (Tạo hình) chủ đề “Ngày 20/10” theo hướng
lấy trẻ làm trung tâm tôi đã xây dựng đề tài: Quà tặng bà và mẹ. Khi tiến

16


hành tổ chức hoạt động này trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
Trẻ được tự do lựa chọn nhóm bạn cùng làm những món quà tặng bà và mẹ:
Làm giỏ hoa, gói hộp quà, in hình lên bưu thiếp, dán tranh vườn hoa. (Âm
nhạc) chủ đề “Trường mầm non thân yêu của bé”, khi tổ chức hoạt động âm
nhạc, ngoài việc gây hứng thú để hấp dẫn trẻ. Tôi đã chuẩn bị những dụng
cụ, đạo cụ âm nhạc một cách phong phú để trẻ được lựa chọn theo ý thích
của mình và sử dụng có hiệu quả, thích thú trong hoạt động.

Hình ảnh: Trẻ hoạt động âm nhạc
Giáo dục mầm non tích hợp là cách thức cung cấp sự định hướng mở,
linh hoạt để tổ chức các hoạt động xoay quanh chủ đề bằng cách phối hợp
một cách tự nhiên những hoạt động cho trẻ trải nghiệm như quan sát, tìm
hiểu môi trường tự nhiên, xã hội vận động tham gia trò chơi, làm quen với
âm nhạc, hát, kể truyện, đọc thơ, làm quen với toán và các hoạt động sáng
tạo như tô, vẽ, nặn, cắt dán qua đó phát triển ở trẻ lĩnh vực phát triển ngôn
ngữ, thể lực, nhận thức tình cảm xã hội, cách tiếp cận này cho phép giáo
viên có thể điều chỉnh giáo án một cách linh hoạt có thể đưa ra các tình
huống xảy ra tình cờ, ngẫu nhiên vào kế hoạch dạy, đưa ra những nội dung
tích hợp không nặng nề ôn tồn mang tính chất số cộng mà tích hợp ở đây
nhằm tổ chức các hoạt động thông qua chơi với những nội dung nhẹ nhàng,
mang tính bao quát theo nội dung hoạt động cá nhân làm nổi bật chủ đề cô
đưa ra để đáp ứng sự hứng thú của trẻ, làm phong phú dần vốn kinh nghiệm
của trẻ và tạo không khí sinh động, nhẹ nhàng trong lớp học.
* Biện pháp 4: Lựa chọn, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phát
triển chủ động, sáng tạo của trẻ thông qua hoạt động chơi ngoài trời.
Để đạt được kết quả cao về nhận thức của trẻ cần lồng ghép thêm cho
trẻ trong hoạt động ngoài trời, ngoài việc truyền thụ kiến thức trên tiết học,

cần luyện tập cho trẻ ngoài giờ, Ví dụ: Trong quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa
đi, vừa đọc những bài thơ hay bài hát đã học theo chủ đề. Hoặc dạo chơi dưới
bóng mát, tổ chức cho tự thảo luận nhận xét về không gian thời gian, về hiện
17


tượng tự nhiên (“Vì sao cành cây lại đung đưa?”, hay “Trời âm u thì hiện tượng
gì sẻ xảy ra?”). Cũng có thể cho trẻ xem truyện tranh, dùng phấn vẽ lên sân
những chữ cái và con số đã tô và học tạo hình trên những chiếc lá bàng rơi.
Trong giờ hoạt động chơi ngoài trơi, cô cho trẻ nhặt lá rụng và vệ sinh xung quang
trường và lớp học của mình và làm các sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên
Những sự vật, hiện tượng xung quanh đều có ý nghĩa đối với trẻ. Để những
cái đẹp đi vào tâm hồn trẻ một cách sâu sắc, điều quan trọng là cô giáo phải
truyền thụ thế nào cho trẻ tiếp thu nhẹ nhàng, thoải mái để trẻ nhớ lâu.
* Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm thông qua hoạt động chơi trong các góc.
Đến với góc phân vai nhỏ xinh xinh trong lớp chúng ta được thưởng thức một
không gian sống động với những công trình xây dựng của các kiến trúc sư chỉ với
các kỹ năng chơi phù hợp ở độ tuổi trẻ muốn hướng mình vào vai người lớn, trẻ
được nhập vai các bác thợ xây, chú công nhân từ trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ
để xây dựng nên những khu chung cư với những ngôi nhà cao tầng khác nhau và
vườn hoa nhiều sắc màu, khu công viên, với các đồ dùng cô và trẻ tự tay làm ra như
những ngôi nhà, hàng rào, các loại hoa làm từ những miếng xốp bitít nhiều màu sắc.
Từ đó hình thành cho trẻ tình yêu lao động, tính kỉ luật tinh thần hăng say với công
việc
Ví dụ: Trẻ chơi ở góc xây dựng với chủ đề: “Trường Mầm non thân yêu
của bé” các bé sẽ đi xây dựng mô hình “Trường Mầm non” các bạn sẽ lựa
chọn vai chơi, lựa chon đồ chơi để xây dựng lên mô hình trường Mầm non
thật là đẹp theo sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ


Hình ảnh: công trình xây dựng của các kiến trúc sư tí hon
Từ những đồ chơi cũ cô đã sáng tạo ra những chiếc bát tô từ những vỏ
hộp mỳ tôm, làm phở bằng túi ni lon trẻ sẽ được trải nghiệm, sáng tạo để
làm ra những tô phở. Bên cạnh đó các cô đã rất sáng tạo từ những miếng xốp
18


các cô đã làm nên một góc bán hàng với nhiều món ăn hấp dẫn như giò, xôi,
cơm cuộn, các đĩa hoa quả. Và từ các tấm nhựa phế thải để làm các kệ và
gian hàng trưng bày các mặt hàng, trong góc có các gian hàng bán bánh kẹo,
bán hoa, quần áo giày dép mũ, củ - quả. Các đồ dùng trong các gian hàng
được làm và gom từ các nguyên vật liệu phế thải như vỏ bánh kẹo, lọ sữa su
su, cốc giấy dùng làm chậu hoa, bát nhựa làm mũ, vải nỉ khâu thành các loại
củ - quả, giày dép áo váy các loại, các rổ nhựa được tận dụng dùng để đựng
các mặt hàng sản phẩm, các vỏ sữa chua cùng với xốp trang trí tạo ra nhiều
các loại mũ to nhỏ khác nhau nhìn rất đẹp mắt và sinh động hấp dẫn trẻ, trẻ
có thể lấy ra cất vào rất thuận tiện trong khi chơi. Ngoài ra các cô còn xin
những đồ dùng mà phụ huynh không dùng nữa để cho trẻ chơi. Từ các đồ
chơi này các cô đã giúp trẻ tái tạo lại cuộc sống thực hàng ngày của người
lớn như làm cô bán hàng, bác sỹ, đầu bếp.
Đến với Góc sách truyện thì quả là phong phú và đa dạng. Mầu sắc đa dạng
từ các nguyên vật liệu dây thừng, dây thép, bi tít với bàn tay khéo léo của các cô
giáo tạo thành làm một giàn mướp, dùng chõng tre làm bàn, dùng miếng gỗ
ghép lại làm ghế cho trẻ học bài, xem tranh. Cho trẻ tìm và nối với số lượng
chấm tròn tương ứng.
Và cũng tại nơi đây trẻ được hoạt động dưới vòm cây xum xuê lá, hoa với
những cuốn sách và những nhân vật trong các câu chuyện cổ tích trẻ như được
hòa mình vào thiên nhiên huyền bí. Nơi đây cũng có thể là nơi để trẻ nghỉ ngơi,
giải lao trong khi chơi.


Hình ảnh: Góc sách truyện
Để tạo cảm giác giác hứng thú cho trẻ với phương châm giáo dục “Học
bằng chơi - chơi mà học” tại góc này còn thiết kế góc nhỏ “Bé vui học toán” của
lớp ngoài sách vở đồ dùng học tập ra các cô đã sáng tạo thiết kế một đồng hồ là
các bông hoa có màu sắc khác nhau để tổ chức cho trẻ chơi hoặc cô quay kim
đồng hồ chỉ đến số nào trẻ sẽ lấy số đó gắn vào bông hoa tương ứng và chúng
tôi thiết kế một hàng bông hoa có 2 màu chủ đạo khác nhau phục vụ cho cô và
trẻ trong việc học tập nhất là học toán gắn liền với phép đếm. Cô có thể gắn để
19


trẻ chơi tìm đồ vật, đồ chơi có số lượng cô yêu cầu, còn với trẻ cô có thể yêu cầu
trẻ xếp tương ứng số lượng các bông hoa, Ví dụ: từ xếp 10 bông hoa màu vàng
trẻ có thể gắn bông hoa màu đỏ tương ứng, hay có thể yêu cầu trẻ xếp theo quy
tắc 1.1.1 hoặc 1.2.1 những bông hoa này được thiết kế mở trẻ có thể gắn vào,
lấy ra một cách dễ dàng.
Ở Góc tạo hình, từ những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải như: vải
vụn, cúc áo, lá cây, sỏi, hột hạt, vỏ hạt dẻ, cát dưới sự hướng dẫn của các cô giáo
với óc tưởng tưởng sáng tạo của trẻ, cô và trẻ đã tạo nên những sản phẩm ngộ
nghĩnh như: xếp hột hạt và lá khô dán thành bông hoa, các đồ vật, cắt từ những
mảnh vải vụn tạo thành những đồ dùng, đồ vật, xâu hột hạt thành những cái
vòng to nhỏ khác nhau có thể cho trẻ gắn số tương ứng với những bông hoa tùy
theo bài học. Mặc dù sản phẩm của trẻ là những sản phẩm còn đơn sơ với những
bức tranh tô vẽ, nguệch ngoạc hay đường xé dán còn vụng về, nhưng nó chứa
đựng trong đó là cả một thế giới tưởng tượng sáng tạo và mơ ước của trẻ. Trẻ
hoạt động ở góc này được rèn luyện tính kiên trì khéo léo. Khi hoạt động tạo ra
những sản phẩm mà trẻ được tự tay làm và treo lên trẻ vô cùng thích thú và trân
trọng những sản phẩm của mình tạo ra.
Hình ảnh: sản phẩm ngộ nghĩnh của trẻ
Để trẻ hứng thú và tự tin khi chơi ở góc chơi âm nhạc giáo viên đã tạo nên

một góc âm nhạc thật đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao từ những bông hoa trang
trí, cho đến hình ảnh nhí nhảnh của các bạn nhỏ đang hát, múa cùng với những
nguyên vật liệu phế thải như vỏ lon bia, nước ngọt, vỏ nắp bia, hột hạt, vỏ hộp
chè, vợt muỗi, tre luồng, làm nên những dụng cụ âm nhạc thật đẹp mắt kích
thích trẻ hát, múa, giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi trình diễn các bài hát cùng với
các dụng cụ âm nhạc.
Đến với góc thiên nhiên của bé. Nơi mà hàng ngày ngoài các hoạt động trong
lớp cô và trẻ cùng nhau vun trồng, chăm sóc.Trẻ tự tay chăm sóc những cây non,
trẻ tự ươm những hạt giống nhỏ vào các khay đất và tưới nước cho hạt giống
mau nảy mầm. Cô giáo tận dụng nhiều những phế liệu như: chai nước rửa nhà,
hộp xốp, gáo dừa, cho đất nhỏ vào để cho trẻ trồng cây và hoa. Hòa cùng những
20


lời ca tiếng hát của các bé là những lời nhắn nhủ thầm thì: Cây ơi lớn nhanh!
Hoa ơi nở mau! Để rồi ngày ngày các bé ra thăm xem cây lớn lên như thế nào,
lớn được bao nhiêu

Hình ảnh: Trẻ với góc thiên nhiên của bé.
* Biện pháp 6: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm thông qua hoạt động trải nghiệm tại trường
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm lý.
Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng
đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở
rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.
Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ chức, hướng
dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới, củng cố, hệ
thống hóa các tri thức đã có, đồng thời hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận
thức, kỹ năng xã hội.
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truyền thống là giáo viên

không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa
trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh
nghiệm.
Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ,
khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương
pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ, để thiết kế các hoạt động sinh
động, sáng tạo, tạo môi trường mở để kích thích trẻ hoạt động, các giáo viên
thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm cho trẻ. cho
trẻ được tham gia các hoạt động khám phá. Trẻ được trực tiếp khám phá, vui chơi,
học tập thông qua “Học bằng chơi, chơi mà học”. Bên cạnh đó còn tổ chức cho
trẻ trải nghiệm thực tế, đong nước, các thí nghiệm đơn giản, tổ chức hoạt động trẻ
được trải nghiệm làm bánh trôi. Từ đó giúp cho giáo viên nâng cao năng lực tổ
chức hoạt động giáo dục theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm
21


trung tâm và tăng cường hoạt động, hình thức trải nghiệm đa dạng, phong phú
cho trẻ.
* Biện pháp 7: Tích cực tuyên truyền đến cha mẹ trẻ và các nội dung giáo
dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức hoạt động chung cho trẻ 5-6
tuổi tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Ngay từ đầu cần phải lên kế hoạch
phối hợp giữa gia đình, nhà trường, kế hoạch đó được xây dựng cụ thể theo từng
chủ đề.
Xây dựng góc tuyên truyền, thông báo cho cha mẹ trẻ biết các kiến thức
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, những nội dung hoạt động của trẻ ở
lớp, chế độ ăn của trẻ hàng ngày, những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình
hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo.
Thông qua cuộc họp cha mẹ trẻ giáo viên đưa ra kế hoạch hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ học sinh nắm được, tuyên truyền cha mẹ học sinh

cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các cháu, vận động cha mẹ học sinh đóng
góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động cho
các cháu đầy đủ. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham
gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc
giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động một cách đạt kết quả:
Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu
thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học. Phụ huynh mang hoa,
vỏ hộp để trang trí vào các góc thiên nhiên hay góc bác sỹ, và phụ huynh nhiệt
tình tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của trường, như: Hội xuân, Bé
thông minh nhanh trí, các cuộc thi của lớp.

Hình ảnh: Cuộc họp cha mẹ học sinh
Bản thân tích cực chủ động tuyên truyền cha mẹ không bắt trẻ theo ý của
mình. Mà nên định hướng cho trẻ tự do, thoải mái làm theo ý của trẻ để trẻ được
thực tế trải nghiệm, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động.
22


4.4. Tính hiệu quả:
- Về việc xây dựng lấy trẻ làm trung tâm đã mang lại hiệu quả rõ rệt sắp
xếp môi trường thân thiện
- Việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch đúng nội dung, chương trình
phù hợp độ tuổi trường Msầm non .......................
- Các hoạt động giúp cho trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát, năng động, được tự
mình trải nghiệm và sáng tạo, tạo ra những sản phẩm tự tay mình làm
- Giáo viên thường xuyên đánh giá trẻ, nắm bắt được từng cá nhân trẻ, từ
đó có biện pháp cho phù hợp với từng cá nhân trẻ
- Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh cùng phối hợp tham gia vào các
chương trình của lớp và của trường, phụ huynh tham gia nhiệt tình cùng với trẻ
vào các hội xuân, Bé thông minh nhanh trí, phụ huynh mang các vỏ hộp tới lớp

làm các đồ dùng từ nguyên vật liệu thiên nhiên, mang cây hoa để trồng vào góc
thiên nhiên của lớp.
+ Về nội dung của sáng kiến:
Thông qua việc điều tra thực trạng về việc thực hiện và tổ chức hoạt động
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non là rất
quan trọng và cần thiết.
Đưa ra nhận xét và rút kinh nghiệm để khắc phục. Từ đó đề xuất “Một số
biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ lấy trẻ làm trung tâm ở lớp mẫu giáo 5
tuổi A 4 trường Mầm non Bình Thuận”
Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt
động học.
Lựa chọn, thực hiện tốt các hoạt động phát triển chủ động, sáng tạo của trẻ
thông qua hoạt động chơi ngoài trời.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt
23


động chơi trong các góc.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua hoạt
động trải nghiệm tại trường.
Tích cực tuyên đến cha mẹ trẻ và các nội dung giáo dục trẻ theo quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm.
Qua việc tổ chức các biện pháp một số biện pháp tổ chức các hoạt động lấy trẻ
làm trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A4, giúp trẻ năng động và tích cực hơn trong các
giờ hoạt động, quan trọng hơn là từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ lấy trẻ làm

trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A 4 trường Mầm non Bình Thuận” được áp dụng
thực tế tại lớp trong thời gian 08 tháng. Bản thân nhận thấy việc áp dụng sẽ được
tiếp tục thực hiện ở lớp tôi trong các tháng tiếp theo trong năm học và thiết nghĩ
không chỉ áp dụng các lớp 5 tuổi khác trong trường Mầm non Bình Thuận, cũng
như tất cả các lớp 5 tuổi khác trong các trường Mầm non lân cận trong
huyện .......................
5. Những thông tin cần được bảo mật nếu có:
Không có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để tổ chức các hoạt
động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 tuổi. Góp phần nhỏ bé vào mục tiêu giáo
dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần
phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
để giúp trẻ vui chơi, học tập, phát triển tốt về thể lực và trí tuệ.
- Xây dựng lịch tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm tại lớp.
- Lựa chọn các hình thức tổ chức thu hút được trẻ và trẻ có thể thực hiện
một cách nhanh gọn, đúng nhất.
24


- Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành trong các cách tổ
chức các hoạt động.
- Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động học và tất cả các hoạt động trong
ngày, để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.
- Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
- Lồng ghép thơ ca, câu truyện, bài hát, trò chơi để giáo dục trẻ
- Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến tác giả
7.1. Theo ý kiến tác giả:

Trong thời gian 08 tháng (tháng 9/2018 đến tháng 4/2019) nghiên cứu và
áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non Bình Thuận”.Tôi nhận thấy
nội dung nghiên cứu đã thu lại được nhiều lợi ích khi áp dụng:
- Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện
pháp thử nghiệm tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A4 trường Mầm non ........................
Tôi hoàn toàn hài lòng với kết quả mà trẻ tiếp thu kiến thức, qua các hoạt động
hàng ngày mà tôi đã lấy trẻ làm trung tâm.
- Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các
giáo viên trong trường có được cách xây dựng kế hoach tổ chức các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, truyền thụ kiến thức cho trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao,
hấp dẫn và lôi cuốn trẻ.
Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau khi áp dụng tại lớp 5 tuổi A4
trường Mầm non ........................ Chất lượng hoạt động của trẻ nâng lên, qua khảo
sát, qua tổ chức các hoạt động, trẻ thực sự thích thú khi được tìm tòi khám phá, trải
nghiệm, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia, hào hứng vào các
hoạt động tập thể từ đó giúp trẻ phát triển nhận thức, quan sát và khả năng tư duy
độc lập.
25


×