Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TRẦN THỊ THỦY TIÊN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CÔNG TY TNHH dược PHẨM CHÂN PHÚC năm 2017 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
CHÂN PHÚC NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THỦY TIÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
CHÂN PHÚC NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ 02/07/2018 - 02/11/2018

HÀ NỘI 2018



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nổ lực nghiên cứu thực hiện đề tài đến nay thời điểm
hoàn thành luận văn đã đến. Để có được thành quả như ngày hôm này cho phép
tôi phép được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đến với
Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã giúp đỡ cho tôi trong suốt khóa
học cũng như trong thời gian thực hiện đề tài này.
Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới GS.TS Nguyễn Thanh Bình, chủ nhiệm Bợ mơn Quản lý và Kinh tế Dược
trường Đại học Dược Hà Nội là người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
đề tài, Thầy không chỉ đem đến cho tôi kiến thức chuyên môn quý báu mà còn
có những lời khuyên hết sức thiết thực mỗi khi tôi gặp khó khăn trong học tập.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường,
Thầy Cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng sau đại học trường
Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công
ty TNHH Dược Phẩm Chân Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề
tài.
Và cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ kính yêu và
những người thân trong gia đình đã luôn luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ
cho tôi mọi mặt trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà Nội, Ngày 15 tháng 03 năm 2019
Học viên

TRẦN THỊ THUỶ TIÊN


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM ................................... 3
1.1.1. Vài nét về thị trường dược phẩm thế giới ............................................... 3
1.1.2. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam............................................ 3
1.1.3. Hoạt đợng nhập khẩu dược phẩm ........................................................... 5
1.1.4. Tình hình sản xuất trong nước ................................................................ 6
1.1.5. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam ........................................................ 6
1.1.6. Tổng quan hoạt động kinh doanh của một số công ty Dược Việt Nam hiện
nay ...............................................................................................................................7
1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .. 9
1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh ............................................ 9
1.2.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ....................................... 10
1.2.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh..................................... 11
1.2.4. Các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp .................................................................................................... 11
1.3. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM CHÂN PHÚC ............ 14
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 14
1.3.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty .................................................................... 15
1.3.3. Hệ thống phân phối ............................................................................... 15
1.3.4. Cơ cấu lao động..................................................................................... 15
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 17
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 17
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu:.............................................................................. 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 22


2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 22
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 24
3.1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC

CHÂN PHÚC NĂM 2017 .............................................................................. 24
3.1.1. Phân tích doanh thu ............................................................................... 24
3.1.2. Phân tích chi phí .................................................................................... 25
3.1.3. Phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................... 26
3.1.4. Phân tích về vốn............................................................................................ 30
3.1.5. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước ................................................................. 32
3.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CƠNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM CHÂN PHÚC NĂM 2017 ..................................................... 33
3.2.1. Phân tích doanh thu theo nguồn gốc sản xuất ....................................... 33
3.2.2. Phân tích cơ cấu doanh thu bán theo khu vực ............................................ 33
3.2.3. Phân tích cơ cấu các mặt hàng theo nhóm đối tượng khách hàng............. 34
3.2.4. Phân tích cơ cấu các mặt hàng theo hình thức bán hàng............................ 34
3.2.5. Phân tích cơ cấu kinh doanh các mặt hàng theo dạng bào chế .................. 35
3.2.6. Phân tích cơ cấu doanh thu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý được phân
loại theo Thông tư 40/2014/TT-BYT ban hành ngày 17/11/2014 .................. 35
3.2.7. Các mặt hàng có doanh thu cao nhất ........................................................... 36
Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 38
4.1. KẾT QUẢ KINH DOANH ...................................................................... 38
4.1.1. Về doanh thu ......................................................................................... 38
4.1.2. Về chi phí ...................................................................................................... 39
4.1.3. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ................................................................ 40
4.1.4. Về các chỉ tiêu đánh giá vốn ................................................................. 40
4.1.5. Đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 42
4.1.6. Về thực hiện nghĩa vụ nhà nước .................................................................. 43
4.2. CƠ CẤU DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2017 ....... 43


4.2.1. Về doanh thu cơ cấu theo nhóm hàng ................................................... 44
4.2.2. Về cơ cấu doanh thu các mặt hàng theo thị trường............................... 44
4.2.3. Về cơ cấu các mặt hàng kinh doanh theo hình thức bán ra........................ 45

4.2.4. Về cơ cấu các mặt hàng kinh doanh theo dạng bào chế ....................... 45
4.2.5. Về cơ cấu doanh thu thuốc kinh doanh theo nhóm tác dụng dược lý ... 46
4.2.6. Về cơ cấu các mặt hàng có doanh thu cao nhất .......................................... 46
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 48
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 50
Lựa chọn sản phẩm phân phối ............................................................................... 52
Quản trị hàng tồn kho ............................................................................................. 52
Chính sách bán hàng, chiết khấu............................................................................ 52
Chính sách quản trị tại Công ty, các khoản chi phí quản lý chung ...................... 52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CBCNV
CSH
CP
CPQLDN
DN
DT
DS
GDP
HTK

LN
ROA
ROE
TGTGT
TNDN
TNHH
TTS

VCSH
WHO

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Cán bộ cơng nhân viên
Chủ sở hữu
Chi phí
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh số
Thuốc bình quân xài trên đầu
Gross Domestic Product
người
Hàng tồn kho
Lưu động
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
Return on total
sản
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
Return On Equity
hữu
Thuế giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

World Health
Tổ chức y tế thế giới
Organization


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiền thuốc bình quân đầu người mỗi năm từ 2012-2016 ................. 7
Bảng 1.2. Tổng hợp nguồn nhân lực của Công ty .......................................... 16
Bảng 2.3. Các biến sớ nghiên cứu ................................................................... 17
Bảng 2.4. Cơng thức tính các biến số nghiên cứu........................................... 20
Bảng 3.5. Doanh thu của công ty Chân Phúc năm 2017 ................................ 24
Bảng 3.6. Cơ cấu doanh thu thuần theo nhóm hàng bán ................................ 25
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp chi phí của cơng ty ................................................. 25
Bảng 3.8. Bảng phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty ................................. 27
Bảng 3.9. Bảng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ................................. 28
Bảng 3.10. Tỷ suất lợi nhuận rịng so với vớn chủ sở hữu ............................. 28
Bảng 3.11. Bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ......................................... 29
Bảng 3.12. Bảng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí ............................. 29
Bảng 3.13. Kết cấu ng̀n vớn ........................................................................ 30
Bảng 3.14. Phân tích các chỉ sớ đánh giá hiệu quả sử dụng vớn .................... 31
Bảng 3.15. Tình hình nợp ngân sách nhà nước ............................................... 32
Bảng 3.16. Bảng cơ cấu doanh thu theo nguồn gốc sản xuất ......................... 33
Bảng 3.17. Bảng cơ cấu doanh thu các mặt hàng theo khu vực ..................... 33
Bảng 3.18. Cơ cấu các mặt hàng theo nhóm đối tượng khách hàng ............... 34
Bảng 3.19. Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh theo hình thức bán ................... 34
Bảng 3.20. Bảng cơ cấu kinh doanh các mặt hàng theo dạng bào chế ........... 35
Bảng 3.21. Cơ cấu doanh thu th́c theo nhóm tác dụng dược lý .................. 35
Bảng 3.22. Nhóm các mặt hàng có doanh thu cao nhất .................................. 36



ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập với nền kinh tế quốc
tế, vì vậy môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay đang trở nên rất sôi động
và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, trong các cuộc cạnh tranh đó
có nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và đang trên đà phát triển sản xuất kinh
doanh, nhưng cũng không ít doanh nghiệp kinh doanh bị thu lỗ, thậm chí phải
giải thể, phá sản. Để có thể trụ vững trong cơ chế thị trường, nhất là trong điều
kiện nước ta đã gia nhập "tổ chức thương mại thế giới" (WTO), thì mỗi một
doanh nghiệp phải có phương án để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp mình: nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí, tạo thương hiệu ...
nhằm đạt tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Có thể nói: cạnh tranh trong sản xuất
kinh doanh vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự vươn lên để khẳng
định mình, vừa giúp doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện để tồn tại và phát
triển, mặt khác cạnh tranh cũng tạo nên một sức ép rất lớn cho các doanh
nghiệp. Do đó để có thể cạnh tranh đạt hiệu quả thì các nhà quản lý doanh
nghiệp ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn sâu, phải am hiểu pháp luật
(luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật dược...) còn phải có tư duy nhạy bén
với thị trường, từ đó mới có thể linh động điều chỉnh lại cơ cấu quản lý, hình
thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế và để hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao các các nhà quản lý doanh nghiệp còn phải biết cách phân tích
đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty từ đó đề ra được các phương án tối
ưu nhất nhằm: khai thác hết khả năng, hiểu rõ những tiềm ẩn có thể xảy ra để
đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hạn
chế được rủi ro cho doanh nghiệp.
Ngành dược phẩm Việt Nam đang bước vào giai đoạn “lột xác” với sự
dịch chuyển không thể ngăn cản từ SỐ LƯỢNG sang CHẤT LƯỢNG. Các
doanh nghiệp quy mô nhỏ, không có danh mục sản phẩm nổi trội hay không có

1



lợi thế cạnh tranh bền vững sẽ dần bị đào thải hoặc phải hợp nhất sáp nhập với
nhau để tăng cường sức mạnh. Các doanh nghiệp có gốc nhà nước tiếp tục được
tư nhân hóa và phân hóa mạnh. Một số rất ít doanh nghiệp lớn bắt đầu bước
vào cuộc chơi toàn cầu, thâu tóm dần thị phần trong nước của các doanh nghiệp
nhỏ và vươn tầm ra khỏi Việt Nam. Cơ hội tăng trưởng sẽ đến từ các doanh
nghiệp có định hướng chiến lược dài hạn trên nền tảng danh mục sản phẩm tốt,
chất lượng cao, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi biên giới
Việt Nam.
Bên cạnh đó các chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát, kèm theo đó là
việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm chi phí để giữ ổn định mức tăng lợi nhuận của
các doanh nghiệp để tồn tại trên thị trường thì việc phân tích hoạt động kinh
doanh thật sự cần thiết trong lúc khó khăn này, bởi vì khi phân tích tình hình
hoạt động của doanh nghiệp thì chúng ta mới thấy được đâu là nguyên nhân,
nguồn gốc phát sinh vấn đề để từ đó chúng ta có thể đưa ra hướng khắc phục
kịp thời và hiệu quả. Vì những lý do đó tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Phân
tích hoạt động kinh doanh của Cơng ty TNHH dược phẩm Chân Phúc năm
2017” để làm đề tài tốt nghiệp.
Đề tài nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân tích mợt số chỉ số đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty dược phẩm Chân Phúc trong năm 2017.
2. Phân tíchkết quả knh doanh theo cơ cấu danh mục sản phẩm tiêu thụ
của của Công ty dược phẩm Chân Phúc năm 2017.
Từ việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty đưa ra
một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho Công ty giúp cho hoạt động kinh
doanh có hiệu quả hơn trong những năm tới.

2



Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
1.1.1. Vài nét về thị trường dược phẩm thế giới
Có sự phân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.
Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế
giới, khoảng 800 USD/người/năm. Tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các
quốc gia phát triển đang có xu hướng chậm lại, bình quân 1% - 4%/năm. Thuốc
điều trị ung thư, tiểu đường, hô hấp, béo phì, hệ miễn dịch… sẽ là trọng điểm
sản xuất từ năm 2016. Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền
tiêu thụ thuốc toàn cầu vào năm 2016. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước
có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries), dẫn đầu
là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm
này từ 11% - 14%/năm.
Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển,
tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này chỉ có thể chiếm tỷ trọng bình quân
10% tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu. Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc
gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phầm lớn nhất thế giới.
1.1.2. Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam
Ngành dược Việt Nam tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư
hấp dẫn với tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm
2013 đạt 33 USD/người. Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc
thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa
dược và chưa tự phát minh được thuốc. Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn
2008 – 2012 đạt 23%/năm, giai đoạn 2013 – 2018 đạt 17.5%/năm. Hơn 51%
nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc,
18% nhập từ Ấn Độ. Chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng
phổ thông, bỏ ngõ phân khúc đặc trị cho nước ngoài. Các nhà sản xuất trong

3



nước thường sản xuất trùng lặp làm tình hình cạnh tranh càng khốc liệt và thị
trường thuốc quá đa dạng nếu không muốn nói là lộn xộn, làm thầy thuốc và
người tiêu dùng "rối trí", khó lựa chọn ngay cả khi xét thầu và đấu thầu. Cơ
quan quản lý dược chưa xây dựng và ban hành rào cản kỹ thuật để hạn chế đăng
ký sản phẩm trùng lặp. Các nhà sản xuất dược phẩm chưa quan tâm đến bảo hộ
patent, sở hữu công nghiệp, cơ quan nhà nước về bảo hộ sở hữu trí tuệ, sở hữu
công nghiệp chưa hạn chế có hiệu quả cạnh tranh không lành mạnh qua sản
xuất thuốc "nhái", thuốc "copy" làm cho thị trường dược phẩm thêm phức tạp.
Các nhà sản xuất dược phẩm Việt Nam hiện nay đang sản xuất thuốc dưới các
dạng bào chế quy ước (conventional dosage forms) chưa chú trọng tập trung
đầu tư nghiên cứu các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có công nghệ và bí
quyết kỹ thuật (innovated dosage forms) nhằm nâng cao giá trị, chất lượng và
hiệu quả điều trị của thuốc sản xuất trong nước và thuốc từ nguồn dược liệu
phong phú của Việt Nam. Các nhà sản xuất thường chú ý nhiều đến cải tiến
hình thức bao bì, nhãn ... nhưng chưa chú ý coi trọng chất lượng vật liệu bao
bì, trong lúc điều kiện khí hậu Việt Nam khá khắc nghiệt (khí hậu Việt Nam
được Tổ chức y tế thế giới xếp vào Vùng IV - vùng khí hậu khắc nghiệt nhất
thế giới ảnh hưởng bất lợi đến độ ổn định của thuốc). Cho đến nay ở Việt Nam
chưa có một nhà máy sản xuất bao bì dược phẩm nào đạt tiêu chuẩn GMP của
WHO.
Các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chỉ mới chú trọng đến tương
đương bào chế (pharmaceutical equivalent), tương đương hóa học (chemical
equivalent) của dược phẩm, chưa đầu tư thích đáng nhằm đảm bảo tương đương
sinh học (bioequivalent), sinh khả dụng (bioavaibility) và tương đương điều trị
(therapy equivalent) của dược phẩm, là những yếu tố có tính chất quyết định
đối với chất lượng thuốc, là căn cứ để thầy thuốc lựa chọn thuốc trong nước
thay cho thuốc nước ngoài trong điều trị. Chính sách quản lý đang được điều
chỉnh theo hướng phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển. Đang
4



có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S
- GMP, EU – GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả
năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu. Gia công thuốc
và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả nhất để học hỏi và
theo kịp trình độ phát triển của ngành dược thế giới.
Ngành dược đang là một trong những ngành được quan tâm nhất hiện
nay. Vì vậy xu hướng tiêu dùng sản phẩm dược của người Việt Nam ngày càng
tỏ ra khắt khe hơn trong việc lựa chọn và sử dụng khi tình trạng thuốc đa dạng
và nhiều chủng loại trên thị trường.
Theo Báo cáo cập nhật ngành của Công ty chứng khoán Đông Nam Á,
tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015-2018
dự kiến đạt gần 16%/ năm, với doanh số thị trường năm 2015 có thể đạt 3,5 - 5
tỷ USD.
Thực tế, trên thị trường, dược phẩm ngoại đang lấn át nội. Cụ thể, nhập
khẩu dược phẩm của cả nước lên tới 2,3 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2014.
Đặc biệt, 2 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dược phẩm của cả nước đạt 375
triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. (Số liệu của Tổng cục Hải quan, 2016)
Bộ Y tế cho biết, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm tập trung chủ
yếu ở hai thành phố lớn là TP.HCM (chiếm 50% số lượng doanh nghiệp) và Hà
Nội (chiếm 30%) và 20% còn lại là doanh nghiệp tại các tỉnh An Giang, Cần
Thơ, Nam Định, Phú Yên.
1.1.3. Hoạt động nhập khẩu dược phẩm
Hoạt động nhập khẩu thuốc tiếp tục tăng trưởng nhanh trong các năm qua,
theo số liệu Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng năm 2016, nhập khẩu dược phẩm
của cả nước lên tới 1,45 tỷ USD, tăng hơn 120 triệu USD so với cùng kỳ năm
2015. Thị trường nhập dược phẩm chủ yếu của Việt Nam là các nước Châu Âu,
như Pháp, Đức, Italy và hai thị trường lớn khác là Hoa Kỳ và Ấn Độ.


5


1.1.4. Tình hình sản xuất trong nước
Trong những năm gần đây ngành dược Việt Nam không ngừng cải thiện
chất lượng, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất được các thuốc điều trị thông
thường, mặc dù vẫn chưa so sánh được với thuốc ngoại nhưng vẫn có một số
nhãn hiệu thuốc nội vẫn có khả năng thay thế hàng ngoại nhập mà giá cả lại
thấp hơn nhiều.
Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập
khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được
thuốc. Phần lớn các loại thuốc sản xuất ở Việt Nam đều là các loại thuốc thông
thường, rất ít th́c đặc trị, giá thành rẻ, thường được sử dụng ở bệnh viện tuyến
cơ sở. Do đó nên rất khó để xuất khẩu ra thị trường thuốc đang rất phát triển và
đòi hỏi công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chỉ có mợt sớ th́c viện trợ hoặc thuốc
trị sốt rét được xuất khẩu sang Lào, Campuchia và các nước Châu Phi.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt
Nam đang ở mức phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa nhưng đa
số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận mợt cách khách quan có thể
nói rằng công nghiệp Dược Việt Nam vẫn đang ở mức phát triển trung bình- thấp.
Hiện nay các cơng ty dược trong nước chỉ mới sản xuất được 50% giá trị th́c sử
dụng trong nước, cịn lại là sản phẩm nước ngồi.
1.1.5. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Tiền th́c bình quân đầu người tăng qua hàng năm, mức sống ngày càng
cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày trở nên quan trọng hơn với người dân
Việt Nam, xu hướng sử dụng những nhãn hiệu dược phẩm có uy tín sẽ được ưu
tiên, khi mức sống của người dân cao thì “chất lượng” vẫn là thứ đặt lên hàng
đầu, điều này chứng tỏ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng
lên.


6


Bảng 1.1. Tiền thuốc bình quân đầu người mỗi năm từ 2012-2016
Đơn vị tính: USD
Năm
Chỉ tiêu
Tiền th́c bình qn đầu
người/năm
Tớc độ tăng so với năm
trước (%)

2012

2013

2014

2015

2016

29

33

38

44


50

100

127,2

103,6

113,8

115,1

1.1.6. Tổng quan hoạt động kinh doanh của một số công ty Dược Việt Nam
hiện nay
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội,
sự đa dạng của thị trường dược phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày
càng phong phú và phức tạp. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh,
các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện
pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân lực, vật lực.Muốn vậy,
các doanh nghiệp cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác
động của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh.Vì vậy, việc đánh giá hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Từ thực tế đó, các đề tài về phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh đã
được nhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Minh
Tâm năm 2017.[13]
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về doanh số: Doanh số mua và bán của Công ty tăng dần theo các năm và đã
vượt doanh số Công ty đề ra. Đối tượng khách hàng của công ty không chỉ thu
hẹp tại địa phương mà còn vươn rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tỷ trọng bán buôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bán lẻ, chủ yếu
bán cho các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm và bệnh viện cũng là nơi tiêu

7


thụ không nhỏ, các mặt hàng của công ty đang có từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
Nên Công ty chưa thực sự chuyên sâu mở rộng hệ thống bán lẻ.
Về chi phí: Tỷ trọng chi phí chiếm tỷ lệ cao trên doanh thu, Công ty cần tìm
hiểu, phát triển thị trường và phát triển các sản phẩm mới độc đáo để giảm thiểu
được các khoản chi phí khác.
Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận ròng và tỷ śt lợi nhuận ròng
vì thế chứng tỏ Cơng ty cần phải điều chỉnh kiểm soát các khoản chi phí để tăng
lợi nhuận trong các năm tiếp theo.
Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dược VTYT Thanh
Hóa năm 2014 [6].
Kết quả đề tài phân tích cho thấy:
Về doanh số: Tổng doanh thu năm 2014 giảm so với năm 2013 là 10%, chủ
yếu là do doanh thu thuần giảm. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
giảm 10%. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 10%. Doanh
thu hàng Công ty sản xuất năm 2014 tăng 35% so với năm 2013; trong đó doanh
thu bán cho các chi nhánh nội tỉnh là 29%, ngoại tỉnh là 17,4%, bán nguồn
BHYT là 39%; còn lại là hàng sản xuất liên doanh là 14,6%. Doanh thu hàng
Công ty sản xuất chiếm 48,4%/Tổng doanh thu.
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận gộp năm 2014 tăng so với năm
2013 là 2,5%. Tổng lợi nhuận kế toán kế trước thuế năm 2014 tăng so với năm
2013 là 11%. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 18,5%.
Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn: Số ngày cho 1 vòng quay vốn lưu
động năm 2014 là 78 tăng 17 ngày so với năm 2013.
Công ty TNHH dược phẩm VIMEDIMEX cũng có đề tài: Phân tích kết

quả hoạt động kinh doanh cuả Công ty TNHH dược phẩm VIMEDIMEX năm
2016 [8].
Về doanh thu: Năm 2016 doanh thu có sự tăng trưởng so với năm 2015, điều
này cho thấy Công ty này vẫn phát triển ổn định.
8


Về chi phí: Tổng chi phí 2016 cao hơn so với năm 2015 nguyên nhân là để
tăng doanh thu, công ty cần tìm hiểu, phát triển thị trường và phát triển các sản
phẩm mới độc đáo vì thế mà các khoản chi phí cũng tăng cao.
Trong năm 2016 Công ty cũng đã giảm thiểu được các khoản chi phí khác.
Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận ròng của Công ty năm 2016
giảm hơn 52% so với năm 2015, trong khi doanh thu năm 2016 tăng gần 55%
so với năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận ròng vì thế cũng giảm chứng tỏ công ty cần
phải điều chỉnh kiểm soát các khoản chi phí để tăng lợi nhuận trong các năm
tiếp theo.
1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho
doanh nghiệp với mục đích kiếm lời, các doanh nghiệp thuộc các loại hình và
các hình thức sở hữu khác nhau hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều tiến
hành các hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai
thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ”.
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động của sản xuất
kinh doanh của con người. Ban đầu trong điều kiên sản xuất chưa phát triển
yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều công việc phân tích chỉ
là nhũng phép cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi của

các về quản lý không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh
ngày càng cao và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành ngày
càng hoàn thiện với hệ thống luân lý độc lập.
Như vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
9


nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai
thác từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh ”.
Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích kinh doanh có vai trò rất quan
trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết
với nhau. Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá
các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho nhà quản
trị lựa chọn và đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do
vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị
trong doanh nghiệp đạt kết quả và hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nợi dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy
đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính toán tất cả các
chi tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích.
Tính chính xác: Chất lượng của cơng tác phân tích phụ thuộc nhiều vào
tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phương pháp phân
tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
Tính kịp thời: Sau mỡi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ
chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để
nắm bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh [14].
Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh doanh

tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, quá trình kiểm tra, đánh
giá có được cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau nhằm làm
rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.

10


1.2.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động qua các chỉ tiêu kinh tế
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm nguyên
nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn
tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
Phân tích kết quả kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung,
mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần phải được khai thác
và những tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc
phục tồn tại ở doanh nghiệp của mình.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào kết quả đạt được.
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả kinh doanh là để nhận biết tiến độ
thực hiện và phát hiện những thay đổi có thể xảy ra. Định kỳ doanh nghiệp phải
tiến hành kiểm tra và đánh giá mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào
các tác động ở bên ngoài để xác định vị trí và hướng đi của doanh nghiệp, các
phương án kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp
thì cần phải điều chỉnh kịp thời.
1.2.4. Các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
a. Doanh số mua và bán
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra được
dòng “hàng nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số mua bao gồm cả doanh số

sản xuất) và thể hiện được cái nhìn sắc bén nhạy cảm của những người làm công
tác kinh doanh. Doanh số mua gồm có tổng doanh số mua của doanh nghiệp, các
nguồn mua, giá vốn trong sản xuất, giá mua sản phẩm.
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng doanh
11


nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi
nhuận cao.
Doanh số bán bao gồm:
Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
Doanh sớ bán theo cơ cấu nhóm hàng
Doanh sớ bán theo kênh bán hàng
So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán theo ng̀n nào.
b. Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt đợng kinh doanh của doanh nghiệp ln gắn liền với thị trường và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi tức
trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận
diện các hoạt đợng sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt
đợng. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và
đưa ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Các chỉ tiêu thường được quan
tâm trong phân tích sử dụng phí như sau:
+ Giá vớn hàng bán
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí hoạt đợng tài chính
c. Phân tích về vốn
Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao

trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một
bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn, doanh
nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong
quá trình phát triển (thịnh vượng hay suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá
trình cạnh tranh với đơn vị khác.

12


Phân tích vớn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp như thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các loại
tài sản có hợp lý khơng, sự thay đổi kết cấu vớn có ảnh hưởng đến q trình kinh
doanh và phục vụ của doanh nghiệp Dược hay không, nhằm có biện pháp tăng
cường quản lý hoạt động kinh doanh, để làm được việc đó, ta cần phân tích các
chỉ tiêu sau:
d. Phân tích Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Dược trong nền kinh tế thị trường. Khi
phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Dược, chỉ tiêu này đánh giá mục
đích đầu tư của mình có đạt hay không.
Tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được
 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.Chỉ tiêu này càng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nó phản ánh
cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì
hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao.

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu
đồng về lợi nhuận sau thuế chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp này càng cao và ngược lại.
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu trong kỳ
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
e. Năng suất lao đợng và thu nhập bình qn của CBCNV
13


Năng śt lao đợng bình qn của CBCNV được thể hiện bằng chỉ tiêu
doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng
suất lao đợng bình qn thể hiện hoạt đợng của doanh nghiệp Dược có hiệu quả
hay khơng và ngược lại.
Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Dược không phải chỉ
tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sớng CBCNV
thơng qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của CBCNV là lương
và các khoản thu nhập khác, ví dụ các khoản tiền thưởng quý, năm, lễ… Thu nhập
bình quân của CBCNV thể hiện lợi ích, sự gắn bó của người lao động với doanh
nghiệp và chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định.
1.3. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM CHÂN PHÚC
1.3.1. Q trình hình thành và phát triển
Cơng ty TNHH dược phẩm Chân Phúc được thành lập năm 2013, có giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0312457232 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 12 tháng 09 năm 2013 với nguồn vốn điều
lệ là 10.000.000 tỷ đồng.
Công ty Dược Phẩm Chân Phúc là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hoạt động trên lĩnh vực chủ yếu là mua bán thuốc thành phẩm chữa bệnh cho
người.
Tên đầy đủ


: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM CHÂN PHÚC

Tên tiếng Anh : CHAN PHUC PHARMACEUTICAL LTD.CO
Tên viết tắt

: CHAN PHUC PHARMA

Trụ sở chính

: 105 Trương Vĩnh Ký, P.Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM

Điện thoại

: 028.38101493 - 028.38108008

Email

:

Vốn điều lệ

: 10.000.000.000 đồng

Fax: 028.38101493

Năm 2013: Thành lập Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc, đặt văn
phòng tại địa chỉ số 105 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM.
14



Ngành nghề kinh doanh
Mua bán dược phẩm, vật tư y tế, mỹ phẩm, hóa chất (không thuộc danh
mục cấm), nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm,
các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng.
Sản xuất, gia công các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng theo đúng
quy định của pháp luật.
1.3.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty
Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc được tổ chức theo hoạt động theo
sơ đồ tại như sau:
Giám đớc

Phịng Hành
chính Nhân sự

Phòng Kế hoạch
Kinh doanh

Phòng Kế toán
Tài chính

Kho
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hoạt đợng của Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc
1.3.3. Hệ thống phân phối
Hiện nay, Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc có hệ thống phân phối
đạt chuẩn “GDP” gồm 01 văn phòng chính tại quận Tân Phú và 01 Chi nhánh
tại Quận Tân Bình phân phối khắp các tỉnh thành trong cả nước.Trong chiến
lược phát triển thị trường của Công ty, kết hợp với chiến lược phát triển thị
trường nội tỉnh, ngoại tỉnh và khu vực.
1.3.4. Cơ cấu lao động

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 19 nhân viên.
Nguồn nhân lực của Công ty được tình bày trong bảng sau:

15


Bảng 1.2. Tổng hợp nguồn nhân lực của Công ty
STT
1
2
3
4

Số lượng
(người)
1
4
14
19

Cơ cấu nhân lực
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng, trung cấp
Tổng

Tỷ lệ (%)
5.27
21.05
73.68

100

Ta thấy nguồn nhân lực của Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc còn
khá nhiều hạn chế. Để giữ vững được vị trí của mình trong môi trường cạnh
trạnh khốc liệt Công ty cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực, từ đó đề
ra các phương hướng kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường.
1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay, dưới áp lực của khủng hoảng kinh tế cũng như
hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp dược luôn phải tự đổi mới, đề ra
những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình trên thị trường.
Thơng qua việc đánh giá đúng được tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ đưa ra những quyết định kinh tế thích hợp, xác định được đúng
phương hướng, sử dụng và quản lý một cách tiết kiệm và có hiệu quả về vớn
và các ng̀n nhân lực, vật lực để đầu tư một cách hợp lý, để kinh doanh có thể
đạt được những kết quả cao. Ḿn làm được điều đó, doanh nghiệp cần nắm
rõ nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều
này được thực hiện trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Từ trước đến
nay, chưa có đề tài luận văn nào của học viên trường Đại học Dược Hà Nội
thực hiện nghiên cứu về Công ty tnhh dược phẩm Chân Phúc. Do đó, với những
lợi ích nêu trên, việc phân tích kết quả hoạt đợng kinh doanh của Công ty tnhh
dược phẩm Chân Phúc là hết sức cần thiết cho doanh nghiệp.

16


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH dược phẩm Chân Phúc năm 2017.
Địa điểm: Số nhà 105 đường Trương Vĩnh Ký, Phường Tân Thành, Tân Phú,

Tp Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2018 đến 31/12/2018
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến số

1

Doanh thu

Khái niệm biến số

Phân
loại

Là toàn bộ số tiền sẽ thu
được do tiêu thụ sản phẩm,
cung cấp dịch vụ, hoạt
Biến số
động tài chính và các hoạt
động khác của doanh
nghiệp
Phân loại doanh thu (doanh
thu thuần, doanh thu hoạt
Biến
đợng tài chính, doanh thu phân loại
khác)

2


Phân loại
doanh thu
theo cơ cấu

3

Phân loại
doanh thu
theo nhóm
hàng

Phân loại doanh thu (doanh
thu nhóm hàng dược phẩm,
Biến
doanh thu nhóm hàng phân loại
TPCN)

4

Gía vớn
hàng bán

Là giá trị của vốn hàng hóa
đã tiêu thụ trong kỳ

Biến số

5


Chi phí bán
hàng

Là chi phí phát sinh liên
quan trong q trình bán
hàng

Biến số

17

PPTT
Báo cáo tổng kết
hoạt động kinh
doanh của báo
cáo tài chính
Báo cáo tổng kết
hoạt đợng kinh
doanh của báo
cáo tài chính
Báo cáo tổng kết
hoạt đợng kinh
doanh của báo
cáo tài chính cân
đới kế toán.
Báo cáo tổng kết
hoạt động kinh
doanh của báo
cáo tài chính
Báo cáo tổng kết

hoạt đợng kinh
doanh của báo
cáo tài chính


×