Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGUYỄN TUẤN ANH PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN dược hậu GIANG tại VĨNH PHÚC năm 2017 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
TẠI VĨNH PHÚC NĂM 2017

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
TẠI VĨNH PHÚC NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018 đến tháng 11/2018


HÀ NỘI 2019

HÀ NỘI 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình CK1 và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo các
Bộ môn và các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình
viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và hỗ trợ rất
nhiều cho công việc của tôi.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Thanh Hương, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Nhân đây, tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu,phòng Sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang tại Vĩnh Phúc cùng với tập thể nhân viên đã hết sức tạo điều
kiện và tận tâm, nhiệt tình cung cấp các số liệu thông tin quý giá để giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè,
những người đã luôn bên cạnh tôi, tạo động lực để tôi phấn đấu trong học tập
và trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Học viên


Nguyễn Tuấn Anh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .............. 3
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh .................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh ........................................ 3
1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 3
1.1.4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh ..................................... 4
1.2. CÁC CHỈ TIÊU THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ... 5
1.2.1. Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ ................................... 5
1.2.2. Phân tích vốn.................................................................................. 5
1.2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ..................................................... 7
1.2.4. Phân tích tình hình sử dụng phí ................................................... 8
1.3. TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM ......................................... 9
1.3.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2016 - 2017 ....................... 9
1.3.2. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2005
và dự báo đến năm 2027 .......................................................................... 12
1.3.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh Dược của một số Công
ty Dược tại Việt Nam ............................................................................... 13
1.3.4.

Hệ thống phân phối dược phẩm của nước ta hiện nay ............. 13

1.3.5. Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam:
14

1.3.6. Một vài nét về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang ...................... 18
1.3.7. Một số nét về Chi nhánh công ty cổ phần Dược Hậu Giang tại
Vĩnh Phúc ................................................................................................ 19


Chương 2 ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 21
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 21
2.2.1. Thời gian nghiên cứu đề tài: năm 2017.. .......................................... 21
2.2.2. Thời hạn thực hiện đề tài: từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018. ....... 21
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu : ....................................................................... 21
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................... 21
2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................... 21
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP – XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
......................................................................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 29
2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................ 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA CHI NHÁNH NĂM
2017 ................................................................................................................. 33
3.1.1. Doanh thu thực hiện so với kế hoạch theo từng tháng năm 2017 33
3.1.2 . Doanh thu theo nhóm hàng kinh doanh ....................................... 34
3.1.3. Doanh thu hàng hóa theo tính chất kinh doanh ........................... 35
3.1.4. Doanh thu hàng hóa theo nhóm tác dụng dược lý ....................... 36
3.1.5. Mười mặt hàng có doanh thu bán cao nhất năm 2017 ................. 40
3.1.6. Doanh thu bán hàng theo kênh phân phố i của năm 2017 ............ 42
3.1.7. Doanh thu bán hàng theo chính sách bán hàng ........................... 42
3.1.8. Doanh thu bán hàng theo địa bàn trực thuộc năm 2017 .............. 43
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN

CỦA CHI NHÁNH NĂM 2017 .................................................................... 43


3.2.1. Phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận....................................... 43
3.2.4. Cơ cấu nguồn vốn: ........................................................................ 45
3.2.5. Hiê ̣u quả sử dụng vố n cố đi ̣nh ...................................................... 46
3.1.6. Hiê ̣u quả sử dụng vố n lưu động .................................................... 47
3.2.7. Phân tích khả năng thanh toán ..................................................... 49
3.2.8. Phân tích cơ cấu chi phí của chi nhánh năm 2017 ....................... 50
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1. Về doanh thu của chi nhánh năm 2017 ................................................ 51
4.2. Về sử dụng vốn và tài sản của chi nhánh năm 2017 ........................... 53
4.2.1. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ............................................... 53
4.2.2. Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................ 53
4.2.3. Hiệu quả sử dụng vố n cố đi ̣nh ...................................................... 54
4.2.4. Hiệu quả vố n lưu động .................................................................. 54
4.2.5. Về khả năng thanh toán .............................................................. 54
4.2.6. Về cơ cấu chi phí .......................................................................... 55
KẾT LUẬN: ................................................................................................... 57
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 4


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

OTC

: Cán bộ công nhân viên
: Chi nhánh

: Chi phí bán hàng
: Cổ phần dược phẩm
: Chi phí quản lý doanh nghiệp
: Chi phí tài chính
: Dược Hậu Giang
: Doanh nghiệp
: Doanh thu
: Doanh thu thuần
: Đầu tư tài chính ngắn hạn
: Ethical Channel – Kênh bán thuốc kê toa
: Good Manufaturing Practice –Thực hành sản xuất
tốt
: Gía trị
: Gía trị gia tăng
: Gía vốn hàng bán
: Hoạt động kinh doanh
: Hàng tồn kho
: Lợi nhuận
: Năng suất lao động
: Over The Counter – Kênh bán thuốc không kê toa –
Kênh ngoài bện viện

ROA
ROE
ROS
TCCL
TDV
TNDN
TNHH
TSCĐ

TSLĐ

: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu
: Tiêu chuẩn chất lượng
: Trình dược viên
: Thu nhập doanh nghiệp
: Trách nhiệm hữu hạn
: Tài sản cố định
: Tài sản lưu động

CBCNV
CN
CPBH
CPDP
CPQLDN
CPTC
DHG
DN
DT
DTT
ĐTTCNH
ETC
GMP
GT
GTTT
GVHB
HĐKD
HTK

LN
NSLĐ


TT
TTS
TTYT
UBND
USD
VCSH
VLĐ
WHO

: Tỷ trọng
: Tổng tài sản
: Trung tâm Y tế
: Uỷ ban nhân dân
: Đô la Mỹ
: Vốn chủ sở hữu
: Vốn lưu động
:World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Ký hiệu

Nội dung

Trang


Bảng 1.1

Cơ cấu nhân sự của chi nhánh

20

Bảng 2.1

21

Bảng 3.2

Các biế n số nghiên cứu cho mu ̣c tiêu
Các biế n số nghiên cứu cho mu ̣c tiêu 2
Doanh thu và kế hoạch qua các tháng của CN Vĩnh Phúc năm
2017
Doanh thu hàng hóa theo nhóm hàng kinh doanh 2017

Bảng 3.3

Doanh thu hàng hóa theo tính chất kinh doanh năm 2017

35

Bảng 3.4

Doanh thu hàng hóa theo nhóm tác dụng dược lý của chi
nhánh năm 2017
Doanh số bán hàng theo nhóm thuốc kháng sinh
Doanh thu các thuốc kháng sinh năm 2017


36

39

Bảng 3.8

Doanh số bán hàng theo nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm
Mười mặt hàng có doanh thu bán cao nhất năm 2017

Bảng 3.9

Doanh thu bán hàng theo kênh phân phố i của năm 2017

42

Bảng 2.2
Bảng 3.1

Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7

25
33
34

37
37
40


Bảng 3.10 Doanh thu bán hàng theo chính sách bán hàng của năm 2017
Bảng 3.11 Doanh thu bán hàng theo địa bàn trực thuộc năm 2017

42
43

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu lợi nhuận và chi phí năm 2017

44

Bảng 3.13 Tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n ròng trên doanh thu của chi nhánh năm 2017
Bảng 3.14 Tỷ suấ t lơ ̣i nhuâ ̣n trên tổ ng tài sản của chi nhánh năm 2017

45

Bảng 3.15 Tổng hợp các nguồn vốn của chi nhánh năm 2017

46

Bảng 3.16 Chỉ tiêu luân chuyể n tài sản cố đinh
̣ của chi nhánh năm 2017
Bảng 3.17 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của chi nhánh năm 2017

47

Bảng 3.18 Chỉ số luân chuyể n hàng tồ n kho của công ty năm 2017
Bảng 3.19 Chỉ tiêu luân chuyể n vố n lưu đô ̣ng của công ty năm 2017

48


Bảng 3.20 Bảng phân tích khả năng thanh toán

49

Bảng 3.21 Bảng các khoản chi phí của chi nhánh năm 2017

50

45

47
48


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Ký hiệu

Nội dung

Trang

Hình 1.1 Biểu đồ Doanh thu và tăng trưởng của Ngành Dược Việt Nam

09

Hình 1.2 Biểu đồ Kim ngạch nhập khẩu 2016 - 2017

10


Hình 1.3 Biểu đồ Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016

10

Hình 1.4 Biểu đồ Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016

12

Hình 1.5 Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong hệ thống kênh bệnh viện

12


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; trong đó phát triển ngành Dược Việt Nam trở thành ngành
kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, bên cạnh sự phát triển nội lực, ngành Dược Việt
Nam đã chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc
thường xuyên và có chất lượng phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp
Dược hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh
tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà phải
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước
ngoài. Các doanh nghiệp Dược trong nước còn phải tìm hướng xuất khẩu ra các
nước. Các doanh nghiê ̣p Dươ ̣c Viê ̣t Nam đang phải đố i mă ̣t với sự ca ̣nh tranh
khố c liê ̣t trên thương trường để tồ n ta ̣i và phát triể n. Làm thế nào để đảm bảo
kinh tế cho sự tồ n ta ̣i và phát triể n doanh nghiêp,
̣ mă ̣t khác là phải đa ̣t đươ ̣c
mu ̣c tiêu bảo vê ̣ sức khỏe cho nhân dân, đó chính là vấn đề nhức nhố i của các
doanh nghiêp̣ Dươ ̣c hiê ̣n nay.

Trong những năm qua, với sự nỗ lực và quyết tâm của mình, ngành Dược
đã và đang dần ổn định thị trường thuốc trong nước góp phần giảm lạm phát
cho xã hội. Việc cung cấp thuốc đúng, đủ, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý
tới tay người bệnh luôn là mục tiêu đề ra của ngành và cũng là nhiệm vụ mà
Đảng và nhà nước giao cho ngành Dược đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt
dùng thuốc Việt” [14].
Cả nước ta hiêṇ có khoảng gầ n 200 doanh nghiêp̣ sản xuấ t thuố c (có
khoảng 100 doanh nghiêp̣ sản xuấ t tân dươ ̣c, còn la ̣i là sản xuấ t đông dươ ̣c và
thực phẩ m chức năng, mỹ phẩ m) [14], trong đó Công ty Cổ Phần Dược Hậu
Giang năm 2017 hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược
Việt Nam về hàng công ty sản xuất trong nước đã và đang khẳng định vị thế
1


công ty Dược nội địa mà có thể cạnh tranh sằng phẳng trên sân nhà và từng
bước xuất khẩu ra thế giới. Hiện công ty có hệ thống phân phối sâu rộng trải
khắp cả nước với 36 chi nhánh và 5 công ty con [8]. Chi Nhánh Công ty cổ
phần Dược Hậu Giang tại Vĩnh Phúc là chi nhánh thành viên được thành lập
năm 2004. Để cho việc nhìn nhận lại những kết quả đạt được trong kinh doanh
cũng như nhận biết được các tồn tại cần khắc phục và những thế mạnh cần phát
huy, giúp việc kinh doanh thu được kết quả tốt hơn, thu nhập được nâng cao
trong những năm tiếp theo của chi nhánh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang tại Vĩnh Phúc năm 2017”. Đề tài thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân tích kết quả doanh thu của Chi nhánh công ty cổ phần Dược Hậu
Giang tại Vĩnh Phúc năm 2017.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Chi nhánh công ty cổ phần
Dược Hậu Giang tại Vĩnh Phúc năm 2017.
Từ đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, có giải
pháp khắc phục và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của chi nhánh, tăng năng suất lao động và thu nhập của CBCNV.

2


Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
doanh nghiệp [4].
1.1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả
năng tiềm tàng và công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh [4]
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định
kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích, cho phép các doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình [7], [19].
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi
ro. Để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro có thể
xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để
vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tác bên ngoài khi họ
có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích, họ
mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh
nghiệp.

1.1.3. Yêu cầu của phân tích hoạt động kinh doanh
Tính đầy đủ: Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào sự đầy
đủ nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích. Đảm bảo tính toán tất cả các
chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng phân tích [11].

3


Tính chính xác: Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc nhiều vào
tính chính xác về nguồn số liệu, sự chính xác trong lựa chọn phương pháp phân
tích, chỉ tiêu dùng để phân tích [11].
Tính kịp thời: Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức
phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả đạt được, để nắm
bắt được những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt động kinh doanh [11].
Thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động kinh
doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn. Mặt khác, quá trình kiểm tra,
đánh giá có được cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau
nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm [16].
1.1.4. Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân
gây nên mức ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định [4].

4



1.2. CÁC CHỈ TIÊU THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1. Doanh số bán ra và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng
doanh nghiệp, để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường,
đảm bảo lợi nhuận cao [11].
Doanh số bán bao gồm:
- Tổng doanh số bán của doanh nghiệp.
- Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.
- Doanh số bán theo kênh phân phối.
- Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất.
- Doanh số bán buôn.
- Doanh số bán lẻ.
So sánh tỷ trọng từng phần với tổng doanh số bán xem doanh nghiệp đó
chủ yếu là bán buôn hay bán lẻ.
1.2.2. Phân tích vốn
Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một
bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn doanh
nghiệp có thể khai triển tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong
quá trình phát triển (thịnh vượng, suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá
trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý [13],
[16].
Phân tích vốn nhằm xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của
doanh nghiệp như thế nào. Với số vốn đã có, doanh nghiệp phân bổ cho các
loại tài sản có hợp lý không, sự thay đổi kết cấu vốn có ảnh hưởng đến quá trình
kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
5



+ Kết cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nguồn nợ phải trả: bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Nguồn vốn chủ sở
hữu:
- Vốn cố định.
- Vốn lưu động.
- Vốn từ các quỹ khác.
So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn
vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn. Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ
về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó
khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.
+ Tình hình phân bổ vốn:
VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn không đủ
đầu tư cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một
phần nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh
toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân đối.
Vốn lưu động thường xuyên > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn dư thừa sau
khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động, đồng
thời tài sản lưu động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán
của doanh nghiệp tốt.
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ
cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ cho doanh nghiệp trả các khoản ngắn
hạn, chi phí tài chính như vậy là lành mạnh.
Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ khác.
Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu.
6



Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = HTK và các khoản phải thu - Nợ
ngắn hạn.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là hàng tồn kho (HTK) và
các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng ngắn hạn của
doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ
bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh
lệch.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 tức là nguồn vốn ngắn hạn bên
ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh
nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
+ Hiệu quả sử dụng vốn
- Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho.
- Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động.
- Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định.
- Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản.
+ Khả năng thanh toán:
- Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn: nói lên mối liên hệ tài sản ngắn
hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản
lưu động với nợ ngắn hạn.
- Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ
ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hóa.
1.2.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp Dược trong nền kinh tế thị trường.
Khi phân tích, đánh giá hoạt động doanh nghiệp Dược, chỉ tiêu này đánh giá
tổng hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh, giúp các nhà đầu tư đánh giá mục
đích đầu tư của mình có đạt hay không [9].
7



Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận trong kỳ so với các chỉ tiêu.
+ Các tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí.
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu
trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi
nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
[17].
1.2.4. Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và
cách ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi
nhuận trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp
nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên
hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế
hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Các chỉ tiêu thường được
quan tâm trong phân tích như sau [17]:
+ Giá vốn hàng bán
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí tài chính

8


1.3. TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM

1.3.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2016 - 2017
Năm 2016 – 2017 được đánh giá là giai đoạn quan trọng của ngành Dược
phẩm Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn như Dược Hậu Giang,
Traphaco, Domesco,… Sau khi chịu tác động tiêu cực từ việc thắt chặt quy định
liên quan tới hoạt động đấu thầu tập trung kênh bệnh viện của Bộ Y tế, các
doanh nghiệp trong ngành đã từng bước vượt qua khó khăn, thực hiện tái cơ
cấu lại hệ thống phân phối, sản phẩm nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng doanh
thu như kế hoạch. Theo ước tính sơ bộ, tổng doanh thu ngành Dược năm 2017
đạt 5,2 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2016 và được dự đoán sẽ tiếp tục
tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.

Hình 1.1. Biểu đồ Doanh thu và tăng trưởng của ngành Dược Việt Nam

9


Hình 1.2. Biểu đồ Kim ngạch nhập khẩu 2016 - 2017

Hình 1.3. Biểu đồ Nhập khẩu dược phẩm theo quốc gia năm 2016
Luật dược sửa đổi số 105/2016/QH13 áp dụng từ 1/1/2017 định hướng
hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động đấu thầu bệnh viện, ưu tiên
nguồn nguyên liệu trong nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký
sản phẩm thuốc Generic đã phần nào giúp các doanh nghiệp ngành Dược chống
10


lại sự canh tranh gay gắt của dòng thuốc nhập khẩu giá rẻ từ Ấn Độ, Trung
Quốc. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê tháng 11 năm 2017 của Tổng cục Hải
Quan, tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm vẫn tiếp tục tăng nhanh, đạt 2.540 triệu
USD, tăng trưởng 8,5% so với cùng kỳ 2016, chủ yếu đến từ các khu vực quen

thuộc như Ấn Độ, Đức, Pháp,… Về nguyên phụ liệu dược phẩm chính, Việt
Nam đã nhập khẩu 332 triệu USD trong đó hơn 56% tổng kim ngạch được nhập
khẩu từ Trung Quốc. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu khiến ngành
Dược dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá hay
những cú sốc về nguồn hàng cung cấp; cộng thêm chi phí nhập khẩu khiến giá
thành xuất khẩu thuốc của Việt Nam cao hơn khoảng 20 - 25% so với Trung
Quốc, Ấn Độ [1].
Hiện tại các nhà sản xuất thuốc trong nước đang lép vế so với các đối thủ
nước ngoài. Bên cạnh việc phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu (đặc biệt là
nguyên liệu tân dược), các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm được khoảng
một nửa thị trường thuốc trong nước. Phân nửa thị phần còn lại thuộc về các
sản phẩm nước ngoài, trong đó đáng kể là thuốc của các tập đoàn dược phẩm
hàng đầu có giá và chất lượng cao hơn hẳn. Tính riêng kênh bệnh viện, hàng
nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao hơn hàng trong nước [1].

Nguồn: IMS Health Market Prognosis
11


Hình 1.4. Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong tổng giá trị thị trường

Nguồn: IMS Health Market Prognosis
Hình 1.5. Biểu đồ Tỷ lệ dược phẩm nội trong hệ thống kênh bệnh viện
1.3.2. Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2005 và
dự báo đến năm 2027
Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần
từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và con số này
tăng gần gấp đôi vào năm 2015 (37,97 USD). Mức tăng trưởng trung bình trong
chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010 - 2015 và
duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc

theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm
2020 và 163 USD trong năm 2025 [6].

Nguồn: Theo International Journal of Environmental Research and Public
Health
12


Hình 1.6. Biểu đồ Chi tiêu tiền thuốc bình quân năm 2005 - 2027
1.3.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh Dược của một số Công ty
Dược tại Việt Nam
Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp Dược hiện đại, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu Dược. Các
doanh nghiệp Dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập,
nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Về
nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở
Việt Nam, phổ biến như Atisô, Đinh lăng, Cam thảo, Cao ích mẫu, Diệp hạ
châu,... và hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ nên doanh
nghiệp nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong
khi biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Dược trong nước đang có xu hướng nâng
cấp nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Pic/s - GMP, EU- GMP
để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh
phân phối ETC và xuất khẩu, đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng
quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành Dược thế
giới và tăng năng lực cạnh tranh. Tính đến tháng 11 năm 2014 đã có 133 doanh
nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) (trong đó sản xuất
thuốc tân dược 104, sản xuất thuốc từ dược liệu 25, sản xuất Vắc xin 4); 141
đơn vị đạt chuẩn GLP; 177 đơn vị đạt GSP; với khoảng 2.000 doanh nghiệp áp
dụng GDP; khoảng 10.000 nhà thuốc đạt GPP; hệ thống bán lẻ đạt trên 39.000

điểm, tương ứng mỗi 2.300 dân thì có một điểm cung ứng thuốc, góp phần bảo
đảm cung ứng thường xuyên thuốc phòng chữa bệnh cho người dân [5].
1.3.4. Hệ thống phân phối dược phẩm của nước ta hiện nay
Hê ̣ thố ng phân phố i dươ ̣c phẩ m của nước ta hiêṇ nay đươ ̣c chia thành
các hê ̣ thố ng như sau:
13


* Các doanh nghiêp̣ phân phố i dươ ̣c phẩ m chuyên nghiêp̣ (doanh nghiê ̣p
nhà nước, tư nhân, nước ngoài).
* Các công ty dươ ̣c phẩ m vừa sản xuấ t vừa phân phố i.
* Hệ thống chơ ̣ sỉ.
* Hệ thố ng bênh
̣ viê ̣n công lâ ̣p và bê ̣nh viêṇ tư nhân.
* Hệ thố ng nhà thuố c.
* Hệ thố ng phòng ma ̣ch tư nhân.
Hiê ̣n nay, ma ̣ng lưới phân phố i dươ ̣c phẩ m ma ̣nh nhấ t nước ta hiê ̣n nay
là hê ̣ thố ng chơ ̣ sỉ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nô ̣i.
Các loa ̣i dươ ̣c phẩ m thường phải đi qua nhiề u nấ c phân phố i mới đế n
đươ ̣c tay người tiêu dùng cuố i cùng là bênh
̣ nhân. Do đó, người bênh
̣ phải trả
mức phí cao nhấ t so với giá thành thuố c đươ ̣c sản xuấ t ta ̣i nhà máy, đây cũng
là vấ n đề nhức nhố i của toàn thế giới đang đươ ̣c quan tâm.
Hiê ̣n ta ̣i có 3 công ty đang phân phố i thuố c sỉ lớn nhấ t là Zuellig Pharma (Thuỵ
Sy)̃ , Diethelm Vietnam (Singapo), Mega Producst (Thái Lan) chiế m 40% thi ̣
trường trong nước cùng với 304 nhà phân phố i nước ngoài ta ̣i Viê ̣t Nam cùng
với gầ n 900 nhà phân phố i trong nước ta chiế m 60% còn la ̣i thi ̣ trường trong
nước [26].
1.3.5. Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam:

* Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ
Năm 2016, hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm đều có kết quả kinh doanh
khả quan hơn so với năm 2015 với mức tăng trưởng doanh thu được cải thiện.
Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là Công ty OPC (19,2%) với doanh thu 790
tỷ, Dược Bình Định (13,0%) với doanh thu 1.385 tỷ. Dược Hậu giang với
doanh thu 3.782 tỷ, tỷ lệ tăng trưởng 4,8%, Traphaco với doanh thu 1.999 tỷ,
tỷ lệ tăng trưởng chỉ có 1,3%, Domesco doanh thu 3.287 tỷ lệ tăng trưởng
4,3%. Ngược lại Agimexpharm với doanh thu 339 tỷ có tỷ lệ tăng trưởng
14


giảm (-19,1%), SPM với doanh thu 461 tỷ có tỷ lệ tăng trưởng giảm (-23,5%)
[6].
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược phẩm TV pharm năm 2017, tổng
doanh số bán hàng toàn công ty là 382 tỷ đồng. Doanh thu kênh bệnh viện
chiếm 29,9% và kênh bán ngoài bệnh viện chiếm 70,1%) [18].Kết quả khảo
sát tại công ty TNHH dược vật tư y tế Đắknông – tỉnh Đắknông năm 2016,
tổng doanh thu bán hàng là 56 tỷ đồng. Doanh thu kênh nhà thuốc chiếm
86,7% và kênh bán bệnh viện là 13,3%. Doanh thu theo nhóm thuốc tân dược
chiếm 51,8%, doanh thu nhóm TPCN chiếm 34,8% còn lại là nhóm vật tư y tế
chiếm 13,4%[15]
* Kết cấu nguồn vốn
Kết quả khảo sát tại Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Tỉnh Lào Cai gia
đoạn 2010 – 2014, tổng nguồn vốn của công ty tăng giảm khá thất thường qua
các năm trong chu kỳ. So với năm 2010, tổng nguồn vốn tăng 110,4% vào
năm 2011 nhưng sau đó lại giảm dần trong 2 năm 2012 và 2013. Bước sang
năm 2014 tổng nguồn vốn lại tăng trở lại xấp xỉ bằng với năm 2011. Như vậy
giai đoạn 2010 – 2014 chỉ có 2 năm 2011 và 2014 tổng nguồn vốn của công
ty có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, nợ phải trả dù
luôn chiếm tỷ trọng cao song có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn

2010 – 2014. Sự giảm của tỷ lệ nợ/tài sản và tỷ lệ nợ/VCSH cho thấy công ty
đang dần lấy lại tự chủ trong kinh doanh để ngày càng tạo niềm tin cho đối
tác trên thị trường. Vốn lưu động thường xuyên của công ty qua các năm đều
> 0 và có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 7,9 tỷ năm 2010 lên đến 14,8 tỷ
năm 2014. Đây là một dấu hiệu tài chính tích cực thể hiện nguồn VCSH dư
thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ. Đây là một sự đảm bảo nhu cầu tài chính cũng
như khả năng thanh toán của công ty, cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nguồn
vốn ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn dài hạn [21].
* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Năm 2016, đại diện một số các doanh nghiệp dược có lợi nhuận gộp trên 40%
là Dược Hậu Giang, Traphaco, Imexpharm, OPC. Công ty CPDP Trung Ương
3 có biên lãi gộp 37%, Domesco có biên lãi gộp 32%, Dược Bình Định có
biên lãi gộp 27%, SPM có biên lãi gộp 24%. Bình quân lợi nhuận gộp của các
doanh nghiệp dược giao động từ 24% – 48% [6].
Công ty CPDP Dược liệu Pharmedic là doanh nghiệp có chỉ số ROE cao nhất.
Xét về tương quan chênh lệch giữa chỉ số ROE và ROA, Pharmedic, Dược
15


×