Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

LÊ HUY ÁNH KHẢO sát THỰC TRẠNG sản XUẤT DỊCH THẨM PHÂN máu đậm đặc tại CÔNG TY TNHH AEONMED VIỆT NAM năm 2018 LUẬN văn dƣợc sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ HUY ÁNH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
DỊCH THẨM PHÂN MÁU ĐẬM ĐẶC
TẠI CÔNG TY TNHH AEONMED VIỆT NAM
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ HUY ÁNH

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
DỊCH THẨM PHÂN MÁU ĐẬM ĐẶC
TẠI CÔNG TY TNHH AEONMED VIỆT NAM
NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS –TS: Nguyễn Thị Thanh Hương



Thời gian thực hiện: Từ 7/2018 đến 12/2018
HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này tơi
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, người
đã gợi ý cho tôi trong việc tìm hướng đi cho đề tài và đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý
và Kinh tế dược, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng tồn thể các thầy
giáo cơ giáo trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức- nhân sự, phòng
kinh doanh, phòng quản lý chất lượng Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thơng tin đầy đủ và chính
xác để tơi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẽ những
khó khăn để tơi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, vợ và những
người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt cho tơi
hồn thành luận văn này.
Thanh Hóa, ngày

tháng

năm 2018


Học viên

Lê Huy Ánh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1 Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam ............................................... 3
1.1.1 Trình độ phát triển trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới...................3
1.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh dược. .......................................4
1.1.3 Cơ sở lý luận về dịch thẩm phân máu đậm đặc. ..........................................5

1.2 Cơ cấu giá thành sản xuất trong nước...................................................... 6
1.2.1 Chi phí nguyên phụ liệu ..............................................................................8
1.2.2 Chi phí tiền lương ........................................................................................9
1.2.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định ...............................................................10
1.2.4 Chi phí nhiên liệu ......................................................................................10
1.2.5 Chi phí khác ...............................................................................................11
1.2.6 Chi phí bán hàng........................................................................................11

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc trong nước. .................................. 12
1.3.1 Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc ............................12
1.3.2 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ ...............................................................12
1.3.3 Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất ........................................................12

1.3.4 Các yếu tố khác .........................................................................................12

1.4. Cơ sở lý luận về kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp............................................................................... 13
1.4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dược Việt Nam hiện
nay…….. ............................................................................................................13
1.4.2. Hoạt động kinh doanh. .............................................................................15


1.4.3. Doanh nghiệp kinh doanh.........................................................................15
1.4.4. Chỉ tiêu phân tích doanh thu trong hoạt động kinh doanh. ......................16

1.5 Một vài nét về Công ty trách nhiệm hữu hạn Aeonmed Việt Nam ....... 18
1.5.1 Thông tin chung về công ty .......................................................................18
1.5.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ...................................................................19
1.5.3 Sơ đồ tổ chức của công ty .........................................................................19

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................21
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................21

2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................21
2.2.2 Biến số nghiên cứu ....................................................................................21
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................23
2.2.4 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu. ......................................................25

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
3.1. Mô tả cơ cấu giá thành dịch thẩm phân đậm đặc.................................. 28

3.1.1. Tổng chi phí giá thành sản phẩm năm 2018.............................................28
3.1.2. Tổng chi phí giá thành sản xuất theo từng khoản phí. .............................29
3.1.3. Cơ cấu giá thành sản xuất theo từng khoản mục phí...............................30
3.1.4. Mơ tả cơ cấu chi phí ngun phụ liệu. .....................................................32
3.1.5. Mơ tả cơ cấu chi phí khấu hao tài sản cố định .........................................34
3.1.6. Mơ tả chi phí sản phẩm theo qui cách đóng gói. ......................................37

3.2. Phân tích cơ cấu doanh thu dịch thẩm phân máu đậm đặc. .................. 39
3.2.1 Cơ cấu các đơn vị mua hàng hóa và doanh thu. ........................................39
3.2.2. Phân tích doanh thu thuần của Cơng ty năm 2018 ...................................43
3.2.3 Phân tích doanh số bán theo cơ cấu qui cách đóng gói. ............................44
3.2.4 Phân tích doanh số bán theo kênh phân phối của Công ty năm 2018 .......45


Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Tổng chi phí giá thành dịch thẩm phân máu đậm đặc........................ 47
4.2. Về cơ cấu giá thành sản xuất của dịch thẩm phân máu đậm đặc. ...... 47
4.2.1 Về cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo từng khoản mục phí. ..................48
4.2.2 Về cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo dạng qui cách đóng gói. .............49
4.2.3 Về cơ cấu chi phí khấu hao TSCĐ theo từng khoản mục phí. ..................50
4.2.4 Về cơ cấu chi phí khấu hao TSCĐ theo qui cách đóng gói. .....................50
4.2.5 Cơ cấu giá bán, lợi nhuận dự kiến của các sản phẩm.. ..............................51

4.3. Kết quả doanh thu dịch thẩm phân máu đậm đặc. ................................ 51
4.3.1 Cơ cấu cơ sở mua hàng của công ty. .........................................................51
4.3.2 Về doanh thu. ............................................................................................51

4.4. Những ưu điểm và hạn chế trong sản xuất dịch thẩm phân máu. ......... 53
4.4.1 Về ưu điểm. ...............................................................................................53
4.4.2 Về hạn chế: ................................................................................................53


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 58


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

GT

Giá trị

VNĐ

Việt Nam đồng

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

DN


Doanh nghiệp

GMP

Good Manufacturing Practice

Thực hành sản xuất tốt

GLP

Good Laboratory Practice

Thực hành tốt phòng kiểm
nghiệm

GSP

Good storage practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GPs

Good Practices

Các thực hành tốt

GTGT


Giá trị gia tăng

PL

Phụ liệu

NPL

Nguyên phụ liệu

NL

Nguyên liệu

NXB

Nhà xuất bản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

UNCTAD

United Nations Conference on Hội nghị liên hiệp quốc về
Trade and Development

thương mại và phát triển

UNIDO

United
Nations
Industrial Tổ chức phát triển công nghiệp
Development Organization
Liên Hợp Quốc

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu
người cho dược phẩm. ....................................................................................... 4
Hình 1.2. Cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước ............................................... 7
Hình 1.3. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất ............................................... 8
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức công ty...................................................................... 20
Bảng 2.1. Danh mục thuốc nghiên cứu ........................................................... 21
Bảng 2.2 Các biến số nghiên cứu .................................................................... 22
Bảng 2.3 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 24
Bảng 3.5. Cơ cấu giá thành của các sản phẩm ................................................ 28
Bảng 3.6. Giá thành sản xuất các sản phẩm theo khoản mục phí ................... 29
Bảng 3.7. Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm.................................. 30
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ trọng chi phí sản xuất các sản phẩm.............................. 31

Bảng 3.8. Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo từng khoản mục phí ............. 32
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ trọng chi phí nguyên phụ liệu các sản phẩm ................. 33
Bảng 3.9. Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo qui cách đóng gói. ............... 34
Bảng 3.10. Cơ cấu chi phí khấu hao theo từng khoản mục phí ...................... 35
Bảng 3.11. Cơ cấu chi phí khấu hao TSCĐ theo qui cách đóng gói. ............. 36
Bảng 3.12. Tỉ trọng chi phí sản phẩm theo qui cách đóng gói ....................... 37
Bảng 3.13. Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí sản phẩm ....................................... 38
Bảng 3.14: Danh sách các đơn vị mua hàng ................................................... 39
Bảng 3.15: Doanh thu từ các cơ sở y tế có giường bệnh tiêu thụ dịch thẩm
phân đậm đặc cho Công ty theo hình thức đấu thầu. ...................................... 41
Bảng 3.16 Doanh thu từ các công ty kinh doanh và thương mại .................... 42
Bảng 3.17 Doanh thu thuần bán hàng của Công ty năm 2018........................ 43
Hình 3.7 Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của Công ty năm 2018 ............. 44
Bảng 3.18 Tổng hợp doanh số bán theo qui cách đóng gói hàng năm 2018 .. 45
Bảng 3.19. Tổng hợp doanh số bán theo tỷ lệ kênh phân phối năm 2018 ..... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu
người cho dược phẩm. .......................................................................... 4
Hình 1.2. Cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước ............................................... 7
Hình 1.3. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất ............................................... 8
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức cơng ty...................................................................... 20
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ trọng chi phí sản xuất các sản phẩm.............................. 31
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ trọng chi phí nguyên phụ liệu các sản phẩm ................. 33
Hình 3.7 Biểu đồ doanh thu thuần bán hàng của Công ty năm 2018 ............. 44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mơ hình bệnh tật trong những năm gần đây cho thấy, tỉ lệ người mắc

bệnh thận ngày càng gia tăng và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Số
liệu thống kê cho thấy, hiện tại Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu người mắc
bệnh thận mạn, chiếm 6,73% dân số. Trong đó, có khoảng hơn 800.000 bệnh
nhân ở tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế nhưng chỉ
có 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu. Lý do, chi phí chạy thận cao, địi hỏi
máy móc và kĩ thuật cao do đó nhiều người dân nghèo, đặc biệt vùng sâu
vùng xa chưa được tiếp cận với dịch vụ y tế này. Hơn thế nữa Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
trong đó phát triển ngành cơng nghiệp Dược Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, bên cạnh sự phát triển nội lực, ngành Dược Việt Nam đã chủ
động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường
xuyên và có chất lượng phục vụ sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân . Nhận thức rõ chủ trương chủ động nguồn thuốc, trang thiết bị
y tế sản xuất trong nước phục vụ khám, chữa bệnh của Bộ Y Tế, xu hướng mơ
hình bệnh tật, thực trạng sử dụng thuốc và trang thiết bị y tế trong nước, Công
ty TNHH Aeonmed Việt Nam chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng dự án
sản xuất và kinh doanh dung dịch thẩm phân máu đậm đặc. Do là đơn vị mới
thành lập trong bối cảnh các doanh nghiệp Dược hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với
các doanh nghiệp trong nước mà phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngồi. Chính vì vậy phải tự đưa ra
các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch tốn lãi lỗ và ln bảo tồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một
trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn, và là cơ sở đảm
bảo hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để duy trì

1


được sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động và từng bước nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là những vẫn đề cấp thiết của Cơng ty.

Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
sau: “ Khảo sát thực trạng sản xuất dịch thẩm phân máu đậm đặc tại
Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam năm 2018” với mục tiêu sau:
1. Mô tả cơ cấu giá thành dịch thẩm phân máu đậm đặc.
2. Phân tích cơ cấu doanh thu dịch thẩm phân máu đậm đặc tại Công ty
năm 2018

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 Thực trạng thị trƣờng thuốc tại Việt Nam
1.1.1 Trình độ phát triển trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới
Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát
triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5
mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công
nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Nước đó hồn tồn phải nhập khẩu thuốc.
- Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu.
- Cấp độ 3: Có cơng nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất
khẩu được một số dược phẩm.
- Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở
gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5
mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở
mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập”.
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành cơng nghiệp dược
đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu

thụ hàng năm, ngồi ra cịn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm
năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi
chính sách về quản lý ngành Dược tại các quốc gia này. Thị trường Dược phẩm
Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đơng Nam Á, khoảng 16% hàng năm.
Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10
tỷ USD vào năm 2020 ( Hình 1.1)

3


Hình 1.1: Tăng trƣởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân
đầu ngƣời cho dƣợc phẩm.
1.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh dược.
Việt Nam vẫn chưa có một nền cơng nghiệp Dược hiện đại, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thị trường và chưa có cơng nghiệp sản xuất nguyên liệu Dược. Các
doanh nghiệp Dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập,
nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt
là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu. Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ
Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như Atisô, Đinh
lăng, Cam thảo, Cao ích mẫu, Diệp hạ châu,…và hầu hết đều sản xuất các dịng
thuốc phổ biến có giá rẻ nên doanh nghiệp nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân
khúc thị trường hạn hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp
nước ngoài chiếm lĩnh.
Song, các doanh nghiệp Dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp
nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Pic/s - GMP, EU- GMP để sản
xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân phối
ETC và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng quyền là con
đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành Dược Thế giới và tăng
năng lực cạnh tranh . Tính đến tháng 11 năm 2014 đã có 133 doanh nghiệp đạt tiêu
4



chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) (trong đó sản xuất thuốc tân dược 104,
sản xuất thuốc từ dược liệu 25, sản xuất Vắc xin 4); 141 đơn vị đạt chuẩn GLP;
177 đơn vị đạt GSP; với khoảng 2.000 doanh nghiệp áp dụng GDP; khoảng
10.000 nhà thuốc đạt GPP; hệ thống bán lẻ đạt trên 39.000 điểm, tương ứng mỗi
2.300 dân thì có một điểm cung ứng thuốc, góp phần bảo đảm cung ứng thường
xuyên thuốc phòng chữa bệnh chongười dân [3].
1.1.3 Cơ sở lý luận về dịch thẩm phân máu đậm đặc.
* Khái nệm:
Dung dịch thẩm phân máu đậm đặc (dịch chạy thận nhân tạo) là một
dung dịch bao gồm nước tinh khiết và các chất khác nhau được hịa tan trong
đó. Các chất hịa tan trong dịch chạy thận nhân tạo hầu hết là các chất
điện giải (trừ glucose). Nồng độ của chúng (ngoài kali và chất đệm) khi pha
loãng gần giống với nồng độ của chất điện phân xảy ra tự nhiên trong máu.
Dịch chạy thận nhân tạo có chức năng điều chỉnh điện giải và cân bằng axitbazơ của bệnh nhân lọc máu và loại bỏ chất thải.
Dung dịch thẩm phân máu đậm đặc là phương tiện rất quan trọng
để tiến hành lọc máu ngoài cơ thể. Dung dịch thẩm phân máu bao gồm nước
và các chất điện giải như natri clorid, calci clorid, magnesi sulfat có nồng độ
gần tương đương với nồng độ của chúng trong máu người khoẻ mạnh. Ngồi
ra cịn có glucose. Hệ thống đệm là natri bicarbonat hoặc acetat. Các hoá chất
dùng để pha dung dịch thẩm phân máu đều phải đạt tiêu chuẩn dược phẩm.
Khi sử dụng, dung dịch đậm đặc sẽ được pha loãng tự động theo tỷ lệ nhất
định.
Thành phần dung dịch thẩm phân máu đậm đặc Haemo - B dùng hệ
đệm bicarbonate.
Hoạt chất

Hàm lƣợng ( g/l)


Sodium Bicarbonat

84,0

5


Thành phần dung dịch thẩm phân máu đậm đặc Haemo - A dùng hệ
đệm acetat.
Hoạt chất

Hàm lƣợng ( g/l)

Natri clorid

210,68

Kali clorid

5,22

Canci clorid.2H2O

9,00

Magnesi clorid.6H2O

3,56

Acid acetic băng


6,31

Dextrose monohydrat

38,5

* Thực trạng sản xuất kinh doanh dịch thẩm phân máu đậm đặc.
Tại Việt Nam, hiện có 2 nhà máy sản xuất dịch lọc thận. Tuy nhiên, công
suất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, phần lớn dịch lọc thận được sử dụng
tại ViệtNam đều đang được nhập khẩu từ nước ngồi.
Cơng ty TNHH Aeonmed Việt Nam chúng tôi đã chúng tôi đã mạnh dạn
đầu tư xây dựng dự án sản xuất và kinh doanh dung dịch thẩm phân máu đậm
đặc nhằm giảm chi phí điều trị cho người mắc bệnh thận đồng thời tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho lao động
1.2 Cơ cấu giá thành sản xuất trong nƣớc
Thuốc là hàng hóa đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng người bệnh. Vì vậy, đối với giá cả của thuốc ngồi sự phản ánh các chi
phí, các lợi nhuận của nhà sản xuất còn mang ý nghĩa lớn lao về sự nhân đạo.
Trên cơ sở tính giá thành sản phẩm, việc định giá bán có vai trị quan trọng
trong việc phục vụ cho điều trị bệnh tật đồng thời cũng là một yếu tố then
chốt trong chiếm lĩnh và mở rộng thị trường và đạt được các mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp.

6


Giống như các loại hàng hóa khác, cơ cấu giá thuốc sản xuất bao gồm
các khoản mục như trong thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của
Bộ tài chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa dịch vụ. Có

thể khái quát cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước như hình sau: [4]
CƠ CẤU GIÁ THUỐC SẢN XUẤT
TRONG NƢỚC

Chi phí sản
xuất

Chi phí bán
hàng

Lợi nhuận
dự kiến

Thuế GTGT

Hình 1.2. Cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nƣớc
Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các chi phí về
lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng cơng tác, sản
phẩm, lao vụ hồn thành.
Q trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản
xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong
kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối
lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá
thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của
tồn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên
quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là tồn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra tiến hành các hoạt động

sản xuất trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền [5]
7


Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản xuất của thuốc (cịn gọi
là giá thành cơng xưởng), bao gồm các khoản mục phí như hình sau:[6]
Chi phí NPL

Chi phí
khác

Chi phí nhiên
liệu

Chi phí sản
xuất

CP tiền lương

CP khấu hao
TSCĐ

Hình 1.3. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất
1.2.1 Chi phí nguyên phụ liệu
Chi phí nguyên phụ liệu (NPL) bao gồm chi phí ngun liệu chính
(cịn gọi là hoạt chất, là thành phần chính trong cơng thức thuốc tạo ra các
tác dụng dược lý của thuốc), chi phí bao bì đóng gói (có tác dụng bảo vệ,
tạo hình dạng ngồi của thuốc, tạo tính thẩm mỹ và thương hiệu cho sản
phẩm) [8],[9]
Chi phí nguyên liệu: Nguyên liệu tạo ra tác dụng trong một công thức

thuốc. Nguyên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành thuốc.
Chi phí bao bì: Bao bì có tác dụng bảo vệ, tạo dạng dùng cho thuốc.
Ngồi ra nó cịn có vài trò thẩm mỹ và tạo thương hiệu cho sản phẩm. Bao bì
có bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc và bao bì khác. Tùy theo từng dạng quy
cách đóng gói mà có các loại bao bì tiếp xúc trực tiếp khác nhau.
Mặt khác, các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu (trên 90%) do cơng nghệ
sản xuất trong nước cịn yếu. Hệ quả tất yếu là chí phí nguyên phụ liệu sẽ phụ
8


thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như biến động giá nguyên liệu nhập
khẩu, tỷ giá ngoại tệ (đồng Đô la hay đồng Euro), khung thuế suất nhập khẩu...
1.2.2 Chi phí tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc
mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp [6]. Tiền lương là nguồn
thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương
làm địn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố
thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương
phải trả cho người lao động là yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm do doanh
nghiệp tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức lao động hiệu
quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Chi phí tiền lương trong ngành Dược là khoản tiền trả cho người lao
động trực tiếp tham gia quản lý và sản xuất trực tiếp như tiền lương chính,
lương phụ và các khoản phụ cấp (phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm hoặc làm
thêm giờ…) cộng với các khoản đóng góp khác như BHXH, BHYT, bảo hiểm
thất nghiệp, chi phí cơng đồn…[2],[5]
Hiện nay chi phí tiền lương của ngành Y tế, trong đó có ngành Dược được
xếp vào hàng trung bình so với các ngành cơng nghiệp ở Việt Nam. Chí phí về
lương cho sản xuất dược phẩm nước ta chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong cơ

cấu giá thành thuốc, tỷ trọng mức cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 – 10% giá thành
sản xuất. Trong khi đó mức thu nhập của công nhân sản xuất dược trên thế giới
thường chiếm đến 15 – 20% giá thành sản xuất.[1]
Chí phí nhân cơng trực tiếp (chi phí tiền lương) là một yếu tố cấu thành
giá thành sản xuất thuốc nên khi lương tăng sẽ kéo theo giá thuốc tăng. Tuy
nhiên, theo quan điểm hiện nay con người là vốn nhân lực – nhân tố quyết
định thành bại của danh nghiệp. Vì vậy, tăng mức sống, thu nhập của cán bộ
cơng nhân chính là chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
9


1.2.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trong quá trình sản xuất là phần tài sản
cố định bị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm trong kỳ kinh
doanh.Tùy thuộc vào nguyên giá TSCĐ, số năm sử dụng và chiến lược kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp mà mức khấu hao cho mỗi loại là khác nhau.Với
việc đổi mới dây chuyền sản xuất và quy định GMP trong sản xuất dược
phẩm thì mức khấu hao và giá trị khấu hao chiếm một tỷ trọng không nhỏ
trong cơ cấu giá thành sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong
nước chi phí này thường chiếm dưới 10% chi phí sản xuất.
Trong sản xuất dược phẩm TSCĐ được tính khấu hao bao gồm:
- TSCĐ hữu hình: Nhà xưởng, máy móc (máy chiết rót, hệ thống
trộn,…)
- TSCĐ vơ hình: Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các hãng dược
phẩm lớn quốc tế, các bảo hộ độc quyền sáng chế, các đề tài ứng dụng các
nghiên cứu khoa của các các viện trong nước, của các bộ môn khoa học của
các trường đại học Y - Dược [8]
Hiện nay với yêu cầu các nhà máy sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu
chuẩn GMP – WHO, việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới đạt yêu cầu là một
sự đầu tư không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, ước tính trung

bình cho việc xây dựng và thẩm định một dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP –
WHO ít nhất phải mất 40 – 70 tỷ. Vì vậy khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp
quan trọng để bảo toàn vốn cố định giúp cho các doanh nghiệp dược thu hồi đủ
vốn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, thực hiện kịp thời được việc thay đổi máy
móc, thiết bị và cơng nghệ. Và điều quan trọng là xác định đúng đắn giá thành
sản phẩm, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [6].
1.2.4 Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với quy trình sản xuất
dược phẩm. Các nhiên liệu được dùng trong quy trình chiết xuất và chế biến,
10


trong vận hành máy móc ở các cơng đoạn của quy trình sản xuất. Các nhiên
liệu thường dùng bao gồm: điện, xăng dầu, than đá. Sự biến động giá những
loại nhiên liệu này đóng góp vào sự biến động giá thành sản xuất thuốc cũng
như giá bán thuốc.
Do giá xăng dầu và nhiên liệu trong nước được điều chỉnh theo giá thị
trường thế giới nên sau mỗi đợt biến động giá xăng dầu thì chi phí nhiên liệu
lại thay đổi, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi giá thành
sản xuất, đồng thời làm thay đổi giá thành tiêu thụ thuốc.
1.2.5 Chi phí khác
Các chi phí khác cấu thành nên giá thành công xưởng của thuốc như: chi
phí vật rẻ tiền mau hỏng, các vật liệu, cơng cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng,
chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
1.2.6 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hành cịn gọi là chi phí lưu thơng. Chi phí lưu thơng là thể
hiện bằng tiền của hao phí lao động trong q trình đưa sản phẩm hàng hóa từ
nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng [2]. Theo đó, đối với các doanh nghiệp
sản xuất Dược thì sản phẩm hàng hóa ở đây được hiểu là thuốc.
Nếu phân loại theo tính chất thì chi phí lưu thơng bao gồm chi phí lưu

thơng thuần túy và chi phí lưu thơng bổ sung. Chi phí lưu thơng thuần túy là
các chi phí chỉ có quan hệ với việc mua và bán hàng (như chi phí sổ sách, kế
toán, quảng cáo, tiền lương của nhân viên bán hàng...), các chi phí này khơng
làm tăng thêm giá trị hàng hóa. Chi phí lưu thơng bổ sung là chi phí để tiếp
tục thực hiện q trình sản xuất trong lưu thơng (như đóng gói, bao bì, vận
chuyển, bảo quản hàng hóa...), chi phí này có tính chất sản xuất và làm tăng
giá trị hàng hóa [2], [6].
Nếu phân loại theo mối quan hệ với doanh số thì chi phí lưu thơng bao
gồm chi phí lưu thơng trực tiếp và chi phí lưu thơng gián tiếp. Chi phí lưu
thơng trực tiếp biến đổi theo doanh số, chi phí này tăng giảm theo sự tăng
11


giảm của doanh số, ví dụ: Chi phí vận chuyển. Chi phí lưu thơng gián tiếp là
chi phí mà khi doanh số tăng nó cũng tăng nhưng tăng khơng đáng kể. Ví dụ:
lương của người quản lý.
Nếu phân loại theo cơng dụng thì chi phí lưu thơng có: Chi phí vận
chuyển (tiền thuê phương tiện, người vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho hàng,
bến bãi..); chi phí chọn lọc và đóng gói hàng hóa; chi phí hư hao trong phạm
vi định mức; chi phí quản lý hành chính (tiền lương của người lao động gián
tiếp, tiền văn phòng phẩm...) [2].
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến giá thuốc trong nƣớc.
1.3.1 Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc
Nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm trong nước chủ yếu là nhập
ngoại (nguyên liệu sản xuất tân dược đến 90% là nhập khẩu). Giá nguyên vật
liệu biến động thất thường, một số thời điểm hàng khan hiếm dẫn đến giá
trong nước và thị trường trong nước cũng bị ảnh hưởng theo dẫn đến không
chủ động được nguồn cung và giá cả.
1.3.2 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ
Hiện nay hơn 50% mặt hàng thuốc lưu thông trên thị trường là thuốc

nhập khẩu, còn lại là thuốc sản xuất trong nước, nhưng có tới 90% nguyên
liệu phải nhập khẩu. Vì vậy, nếu tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh sẽ dẫn đến
giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu tăng.
1.3.3 Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất
Giá thuốc hiện nay ngày càng tăng cao một phần cũng do giá các nhiên
liệu dùng trong sản xuất thuốc như than, điện, xăng dầu,..tăng cao.
1.3.4 Các yếu tố khác
Các chính sách trong cơng tác quản lý giá thuốc của nhà nước, sự thay đổi
mức thuế suất nhập khẩu của thuốc và nguyên liệu làm thuốc, các chính sách
trong cơng tác đấu thầu thuốc, tình trạng độc quyền của một số công ty đối với

12


một số mặt hàng cũng là một trong những yếu tố tác động đến giá thuốc.
Kết quả phân tích về cơ cấu giá thành sản xuất hầu hết đều được rất
nhiều đề tài nhắc đến.
Theo đề tài nghiên cứu của Lê Thị Mai tại Công ty cổ phần dược- vật tư
y tế Thanh Hóa năm 2016 [7], Chi phí ngun phụ liệu chiếm tỷ trọng cao
nhất trong cơ cấu giá thành sản xuất các thuốc nghiên cứu trên 60%, dao động
từ 61,74% đến 89,46% (trung bình 78,45%). Tỷ trọng chi phí chung của các
thuốc nghiên cứu dưới 32%, biến thiên trong khoảng từ 10,15% đến 31,97%
(trung bình 17,63%). Tỷ trọng chi phí tiền lương dưới 18%, biến thiên trong
khoảng từ 0,39% đến 17,63% (trung bình 3,92%).
Với nghiên cứu của Trần Thị Xuyên năm 2009 Phân tích sự ảnh hưởng
của chi phí nguyên phụ liệu đến cơ cấu giá một số thuốc sản xuất trong nước
thì Chi phí ngun phụ liệu chiếm tỷ trọng tới 80% trong cơ cấu giá thành
công xưởng và khoảng 60% trong cơ cấu giá bán buôn [10].
1.4. Cơ sở lý luận về kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.

1.4.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của một số công ty dược Việt Nam
hiện nay.
Theo ước tính của BMI giá trí thuốc tiêu thụ của Việt Nam năm 2015
ước đạt 4,18 tỷ USD đạt 9,43% so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn so với mức
tăng trưởng 15,57% năm 2014. Mặc dù giá trị sử dụng thuốc trong nước tiếp
tục tăng trưởng tốt, tuy nhiên giá trị thuốc sản xuất trong nước mới chỉ chiếm
khoảng 44% tổng giá trị sử dụng thuốc và đang có xu hướng giảm dần trong
giai đoạn 2011-2015 do:
(1) Tác động của thông hướng dẫn đấu thầu thuốc 36/2013 khiến giá thuốc
đấu thầu vào bệnh viện giảm mạnh và tạo cạnh tranh lớn trên thị trường OTC.

13


(2) Cục quản lý Dược siết chặt quy định đăng ký thuốc khiến số lượng
thuốc đăng ký mới suy giảm.
Theo thông tin từ Cục quản lý Dược, hiện nay thuốc sản xuất trong nước
chủ yếu là các loại thuốc bào chế đơn giản. Rất nhiều hoạt chất có trên 100 số
đăng ký, như Paracetamol: 783 số, Clorpheniramin: 280 số hay Cefixim: 191
số, hoạt chất hạ nhiệt và giảm đau có 260 thuốc cùng tên, Vitamin và thuốc bổ
có 223 thuốc cùng tên. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh về giá gay gắt
giữa các công ty dược.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, sự đa dạng của thị trường
dược phẩm đã làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng phong phú và phức
tạp. Để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh các doanh nghiệp cần phải
xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều
kiện vốn có về các nguồn nhân lực, vật lực [11].
Muốn vậy các doanh nghiệp cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng, mức
độ và xu hướng tác độngcủa từng yếu tố đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, việc
phân tích hoạt động kinh doanh cảu doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết.

Từ thực tế đó , các đề tài về phân tích hoạt động kinh doanh đã được
nhiều học viên, sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu.
* Phân tích hoạt động của công ty cổ phần dược phẩm OPC- Chi nhánh
Miền Đông năm 2015[12].
Kết quả đề tài cho thấy:
+ Doanh thu thuần: So sánh số liệu hồi cứu năm 2014 mức độ tăng
trưởng cao, vượt 14% so với mức khoán của công ty giao cho chi nhánh.
Doanh thu thuần bán hàng năm 2015 đạt 72.181 triệu VNĐ.
+ Doanh số bán theo kênh phân phối: Nhóm khách hàng ngồi bệnh viện
chiếm tỉ trọng cao hơn 58,2%, nhóm bệnh viện chiếm tỷ trọng 41,8%. Doanh

14


thu của nhóm bệnh viện năm 2015 là 30.148 triệu VNĐ, tăng hơn 8 tỷ so với
năm 2014.
1.4.2. Hoạt động kinh doanh.
Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về hoạt động kinh doanh. Nếu
loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện và phương thức, kết quả cụ thể
của hoạt động kinh doanh thì có thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường [13],[14]
Kinh doanh được phân biệt với các hoạt động khác bởi các đặc điểm sau:
- Kinh doanh phải được do một chủ thể thực hiện ( các cá nhân, hộ gia
đình, doanh nghiệp tổ chức…) và được gọi là chủ thể kinh doanh.
- Kinh doanh phải gắn với thị trường. Khơng có thị trường thì khơng có
khái niệm kinh doanh.
- Kinh doanh phải gắn với vận động của đồng vốn.
- Mục đích chủ yếu của kinh doanh là lợi nhuận (T’-T>0)
1.4.3. Doanh nghiệp kinh doanh.
Doanh là đơn vị kinh tế thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện

các hoạt động kinh doanh [13],[14].
Nội dung chủ yếu của khái niệm doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập theo quy định
của pháp luật để chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mơ lớn (vượt quy mơ
của các cá thể, hộ gia đinh…). Thuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để
phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao động và hộ gia đình của họ.
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống và theo nghĩa đó nó cũng có vịng
đời, với các bước thăng trầm, suy giảm hay tăng trưởng, phát triển hay thậm
chí diệt vong.

15


Các doanh nghiệp luôn đưa ra các phương thức quản trị trong suốt quá
trình sản xuất kinh doanh và tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh nhằm phát triển doanh nghiệp.
1.4.4. Chỉ tiêu phân tích doanh thu trong hoạt động kinh doanh.
* Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Gồm các loại sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị hàng hóa, dịch
vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.[15]
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh thu
sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như chiết khấu, thuê dịch vụ ngoài, hàng
bị trả lại…
Ý nghĩa:
- Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.

- Thơng qua nó ta có thể đánh giá được hiện trạng cảu doanh nghiệp có
hiệu quả hoạt động hay khơng.
- Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt đơng bất thường.
* Doanh số bán ra và tỷ lệ bán bn, bán lẻ
Doanh số bán có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ để hiểu thực
trạng doanh nghiệp để từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị
trường, đảm bảo lợi nhuận cao.
Doanh số bán bao gồm:
- Tổng doanh số bán của doanh nghiệp.
- Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.
16


×