Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGUYỄN THỊ MAI yên PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG kê đơn THUỐC NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN mắt và DA LIỄU hải DƯƠNG năm 2018 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i hà nội 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.57 KB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI YÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN MẮT VÀ
DA LIỄU HẢI DƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI YÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN MẮT VÀ DA
LIỄU HẢI DƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương
Thời gian thực hiện: 07/2018 - 11/2018


HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo, cô giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó trưởng bộ môn Quản lý kinh tế
dược trường đại học dược Hà Nội , người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và
cung cấp những kiến thức khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô bộ môn quản lý
và kinh tế dược, phòng sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo bệnh viện, khoa Dược và bạn
bè đồng nghiệp bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương đã luôn động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình đặc biệt là bố, mẹ, chồng và con tôi, những người luôn yêu quý, động
viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời gian và là nguồn động lực giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 08 tháng 11năm 2018
Học viên

Nguyễn Thị Mai Yên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú ............................................ 3
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc ....................................................... 3
1.1.1. Đơn thuốc: ........................................................................................... 3
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc .......................................................................... 3
1.1.3. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú .......................... 4
1.1.4. Một số quy định cụ thể về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú theo thông tư
52/2017/TT – BYT. ......................................................................................... 6
1. 2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc những năm gần đây ....................... 9
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới ................................. 9
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại một số bệnh viện ở
Việt Nam thời gian gần đây: ......................................................................... 11
1.3. Sơ lược về bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương ................................. 14
1.3.1.Mô hình tổ chức của Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương .................. 15
1.3.2.Về khoa Dược Bệnh viện ..................................................................... 16
1.3.3. Hoạt động khám chữa bệnh ................................................................ 17
1.3.4. Mô hình bệnh tật của BVM&DL Hải Dương 06 tháng đầu năm 2018 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 20
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:...................................................... 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 20


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 20
2.2.2. Các biến số trong nghiên cứu.............................................................. 20
2.2.3.Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 27

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 27
2.2.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................. 29
2.2.6. Tính kết quả và trình bày .................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 31
3.1. Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện mắt
và da liễu Hải Dương theo thông tư 52/2017/TT-BYT năm 2018 ................. 31
3.1.1.Ghi thông tin bệnh nhân ...................................................................... 31
3.1.2.Thông tin thuộc về người kê đơn.......................................................... 33
3.1.3.Thông tin về thuốc ............................................................................... 33
3.1.4.Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc.............................................................. 36
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện mắt
và da liễu Hải Dương năm 2018 ................................................................... 37
3.2.1.Số thuốc kê trung bình trong một đơn .................................................. 37
3.2.2. Sự phân bố số thuốc trong đơn theo chuyên khoa ............................... 37
3.2.3.Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh ................................................. 38
3.2.4.Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê ..................................................... 39
3.2.5.Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, thực phẩm
chức năng. .................................................................................................... 41
3.2.6.Về chi phí thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất, TPCN. ............. 43
3.2.7.Chi phí trung bình của một đơn thuốc .................................................. 44
3.2.8. Cơ cấu thuốc kê theo đường dùng....................................................... 45
3.2.9. Cơ cấu thuốc kê theo nguồn gốc, xuất xứ ........................................... 45
3.2.10. Kết quả phân tích tỷ lệ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện và danh
mục thuốc do BYT ban hành. ....................................................................... 46
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 47


4.1. Bàn luận về thực hiện quy định kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại
Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương năm 2018 theo thông tư 52/2017-TT
BYT. ............................................................................................................. 47

4.2. Bàn luận về các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viên mắt và da
liễu Hải Dương năm 2018. ........................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BYT

Bộ y tế

BHYT

Bảo hiểm y tế

DV

Dịch vụ

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

SL


Số lượng

TL

Tỷ lệ

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

VNĐ

Việt Nam đồng

TPCN

Thực phẩm chức năng

TP

Thành phần


KS

Kháng sinh

VTM&KC

Vitamin và khoáng chất

WHO

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương ........... 16
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược .............................................................. 17
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương 06 tháng
đầu năm 2018 theo mã ICD 10 ..................................................................... 17
Bảng 2.2. Biến số trong thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ............... 20
Bảng 2.3. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ................................ 24
Bảng 3.4.Ghi thông tin bệnh nhân ................................................................ 31
Bảng 3.5. Ghi thông tin đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ................................. 32
Bảng 3.6. Ghi chẩn đoán, ngày kê đơn, ký và ghi (hoặc đóng dấu) họ tên bác
sĩ kê đơn ....................................................................................................... 33
Bảng 3.8.Ghi nồng độ/hàm lượng, số lượng thuốc . ..................................... 35
Bảng 3.9. Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt thuốc ....................................... 36
Bảng 3.10. Số thuốc kê trung bình trong một đơn......................................... 37
Bảng 3.11. Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc ngoại trú theo chuyên
khoa. ............................................................................................................ 37
Bảng 3.12.Tỷ lệ đơn kê kháng sinh ............................................................... 39

Bảng 3.13.Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê trong đơn ngoại trú ............. 39
Bảng 3.14.Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, TPCN.
..................................................................................................................... 41
Bảng 3.15. Tỷ lệ các loại vitamin và khoáng chất......................................... 42
Bảng 3.16. Chi phí thuốc kháng sinh, vitamin và khoáng chất, TPCN. ......... 43
Bảng 3.17. Chi phí của một đơn thuốc.......................................................... 44
Bảng.3.18.Tỷ lệ phần trăm thuốc kê theo đường dùng .................................. 45
Bảng 3.19. Thuốc kê theo nguồn gốc, xuất xứ. ............................................. 45
Bảng 3.20. Tỷ lệ thuốc được kê có trong danh mục thuốc bệnh viện, DMTTY.
..................................................................................................................... 46


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, mang tính cấp thiết của mỗi quốc gia
trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ chốt. Các chính sách của Nhà nước, các
văn bản pháp quy về lĩnh vực chuyên môn của Bộ y tế ban hành thời gian gần
đây ngày càng chi tiết, là nền tảng quan trọng để thực hiện tốt công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao công tác khám chữa bệnh là nhiệm vụ
thường xuyên của các cơ sở y tế.
Trong những năm gần đây, thị trường Dược phẩm Việt Nam đã và đang
không ngừng biến đổi, các mặt hàng thuốc khá đa dạng và phong phú cả về
hoạt chất, hàm lượng, nồng độ hay dạng dùng. Sử dụng thuốc không hợp lý
đã và đang gây một áp lực không nhỏ lên y tế thế giới nói chung và y tế Việt
Nam nói riêng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức lao động, thời
gian và sức khỏe người bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều
trị, tạo áp lực lên kinh tế xã hội.
Bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh và chăm
sóc sức khỏe cho người bệnh. Lựa chọn thuốc, kê đơn thuốc, hướng dẫn sử
dụng thuốc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả cho người

bệnh là hoạt động xuyên suốt của bệnh viện. Một thực tế vẫn đang tồn tại ở
nhiều bệnh viện là: việc kê đơn thuốc chưa thực sự hợp lý, kê đơn không
đúng qui chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn với nhiều biệt dược,
kê đơn thuốc không phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại
cao đang có nguy có phát triển và khó kiểm soát tại nhiều cơ sở điều trị. Tình
trạng kê đơn dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc…. vừa ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội. Hậu quả là bệnh không khỏi hoặc
kéo dài, làm cho người bệnh lo lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao và các
hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả.

1


Bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương là bệnh viện chuyên khoa tuyến
tỉnh hạng 2, chuyên điều trị các bệnh về mắt và da liễu. Hàng năm bệnh viện
đón tiếp khoảng 65.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị. Đặc biệt, mỗi
năm bệnh viện thực hiện mổ khoảng 4 nghìn ca cho những bệnh nhân bị đục
thủy tinh thể. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, tại Bệnh viện Mắt và Da
Liễu Hải Dương vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm tiến hành
phân tích, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc cho người bệnh điều trị ngoại trú.
Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Phân tích thực trạng kê đơn thuốc
ngoại trú tại Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương năm 2018” với hai mục
tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú BHYT và
DV theo TT 52/2017/TT-BYT tại Bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương năm
2018.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú BHYT và DV tại Bệnh
viện Mắt và Da Liễu Hải Dương năm 2018.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.


2


Chương 1.TỔNG QUAN
1.Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú
1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc
1.1.1. Đơn thuốc:
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là
cơ sở pháp lý cho việc chỉ định thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn [6].
Bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy
định của BYT) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn
thuốc[7].
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm
giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị.
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể tự mua.
1.1.2. Quy định kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới
WHO và hội Y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn
tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá
trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân.
Xác định mục tiêu điều trị: muốn đạt được gì sau điều trị
Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh nhân:
kiểm tra tính hiệu quả và an toàn.
Kê đơn thuốc.
Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo.
Theo dõi (và dừng) điều trị [24].

Kê đơn thuốc hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn
cho bệnh nhân không những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe
3


bệnh nhân tại các cơ sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại,
nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế
lẫn sức khỏe.
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc
và mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc
phải có tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến
cáo của WHO thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
1.Tên, địa chỉ của người kê đơn và số điện thoại (nếu có).
2. Ngày, tháng kê đơn.
3. Tên thuốc khuyến cáo là gốc, hàm lượng thuốc.
3. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc.
4. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo.
5. Tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân.
6. Chữ ký của người kê đơn [24].
Một đơn thuốc được xem là chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả
chữa bệnh cao, an toàn trong điều trị và tiết kiệm.
1.1.3. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh
viện, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê
đơn thuốc tại các cơ sở y tế.
Căn cứ theo thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của
Bộ Y tế ban hành về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh:
* Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
Phù hợp với tuổi và cân nặng;
4


Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
Không lạm dụng thuốc [10].
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:
Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm [10].
Cách ghi chỉ định thuốc: Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng
vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu.
Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.
Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và
các đường dùng khác [10].
Căn cứ theo thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của
Bộ Y tế về “Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện”
Các chỉ số kê đơn
Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN;)
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;

Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban
hành [3]
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
5


Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan [3].
Từ năm 2008 đến nay, Bộ y tế đã liên tục ban hành các quyết định,
thông tư quy định về đơn thuốc và quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại
trú như:
Quyết định số 04/2008/QĐ - BYT, ngày 01 tháng 02 năm 2008;
Thông tư số 05/2016/TT - BYT , ngày 29 tháng 02 năm 2016 ( thay
thế Quyết định 04/2008);
Thông tư số 52/2017/TT - BYT, ngày 29/12/2017. Thông tư này có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 và thay thế cho thông tư 05/2016.
Điều này cho thấy Bộ y tế đã rất quan tâm đến hoạt động kê đơn thuốc
đặc biệt là kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
1.1.4. Một số quy định cụ thể về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú theo
thông tư 52/2017/TT – BYT.
1.1.4.1. Nguyên tắc kê đơn thuốc
1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán
bệnh.

2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu
quả. Ưu tiên kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:

6


a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm
sóc HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong
bệnh viện trong trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ
Y tế.
b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu
hành.
c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;
5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng
tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8
và 9 Thông tư này.
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày
thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng
đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng
khoa lâm sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sau khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê
đơn hoặc phân công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho
người bệnh.
7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám

bệnh, chữa bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa
thuộc danh mục kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản
1, 2 Điều 2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình
trạng của người bệnh.
7


9. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15
Điều 6 Luật dược, cụ thể:
a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
c) Thực phẩm chức năng;
d) Mỹ phẩm.
1.1.4.2. Yêu cầu chung đối với nội dung kê đơn thuốc
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh của người bệnh.
2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường
phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị
xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số
chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người
giám hộ của trẻ.
4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
a) Thuốc có một hoạt chất
- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên
thuốc như sau: Paracetamol 500mg.
- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên
thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương
mại.
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng,
đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc
phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.
8


6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía
trước.
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sữa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến
phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang
phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn [8].
1. 2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc những năm gần đây
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phục
hồi sức khỏe của người dân. Do đó việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là một
vấn đề vô cùng quan trọng không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề
của toàn thế giới.
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện
kết quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc
chịu ảnh hưởng của bốn bước trong chu trình, gồm: chẩn đoán, kê đơn, giao
phát và tuân thủ điều trị. Như vậy, để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả, người kê đơn phải tuân thủ theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt
đầu bằng việc chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác định mục

tiêu điều trị và kê đơn phù hợp.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề đáng
quan tâm của mọi quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã
hội. Hiện tượng kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán, lạm dụng kháng
sinh...còn rất phổ biến.Theo Tổ chức Y tế thế giới có 50% thuốc được cấp
phát, phân phối hoặc bán không phù hợp, trong khi có tới 50% bệnh nhân sử
dụng thuốc không hợp lý [26]. Các ví dụ phổ biến về sử thuốc không hợp lý
là: kê đơn quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong
9


khi nếu sử dụng các công thức thuốc uống sẽ hợp lý và tránh được nhiều tai
biến hơn; sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý như kê đơn không đủ liều
dùng, không đủ thời gian hay sử dung kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn
gây hiện tượng kháng thuốc; kê đơn không theo hướng dẫn điều trị; bệnh
nhân tự điều trị hay điều trị không theo hướng dẫn [27].
Một nghiên cứu về sử dụng thuốc tại 35 quốc gia trên thế giới, được
đánh giá theo phương pháp chuẩn của WHO, trong giai đoạn 1988-2002 hầu
hết được tiến hành tại các nước có thu nhập thấp, kết quả thu được đã phản
ánh được phần nào thực trạng kê đơn trên thế giới. Số thuốc trung bình trong
đơn thuốc thu được ở 35 quốc gia là 2,39 thuốc, cao nhất là 4,4 thuốc và thấp
nhất là 1,3 thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến ở các quốc
gia với 45% đơn thuốc sử dụng kháng sinh, cá biệt ở một số nước (Indonesia
(1990), Pakistan (1998) và Tây Bengal, Ấn Độ (1990)) tỷ lệ này đã vượt quá
70% đơn thuốc đã được kiểm tra. Tại Eritrea, đã được xác nhận rằng 75%
người lớn và trẻ em được chẩn đoán viêm đường hô hấp trên đươc kê kháng
sinh mặc dù nguyên nhân của nhiểm trùng có thể là virus [27]. Kết quả từ
Indonesia đã chứng minh rằng 46% bệnh nhân dưới năm tuổi nhận được muối
bù nước (ORS) để điều trị tiêu chảy trong khi 73% số bệnh nhân này được
uống kháng sinh uống. Trong số những bệnh nhân trên 5 tuổi, 36% đã được

điều trị ORS, 91% được dùng kháng sinh uống và 25% bệnh nhân được tiêm
kháng sinh[27] .
Tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ xảy ra ở các
nước có thu nhập thấp hoặc trung bình mà xảy ra trên toàn thế giới. Ngay tại
các nước Châu Âu, với cùng một hồ sơ bệnh tương tự, một số quốc gia đang
sử dụng gấp 3 lần kháng sinh theo đầu người so với nước khác và chỉ có 70%
bệnh nhân viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng một
nửa trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy do
virus xong vẫn nhận được kháng sinh không thích hợp [27]. Kết quả nghiên
10


cứu cho thấy có tới 90% thuốc tiêm là không cần thiết, bởi vì hoàn toàn có thể
sử dụng thuốc theo đường dùng khác hợp lý và phòng tránh được nhiều nguy
cơ. Một số quốc gia tỷ lệ này chiếm khá cao trên 60%: Indonesia (1998),
Parkistan, Uzbekistan và Ghana [27].
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại một số
bệnh viện ở Việt Nam thời gian gần đây
Thực trạng thực hiện quy chế kê đơn:
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Tuyên Quang năm
2013 của Lê Thanh Nghị về thực hiện quy chế kê đơn cho kết quả: Với đơn
thuốc BHYT ngoại trú có 100% đơn ghi liều dùng thuốc, 78,5% đơn ghi thời
điểm dùng thuốc, 100% các đơn thuốc thực hiện ghi đầy đủ thủ tục hành
chính. Đối với đơn thuốc không có BHYT có 11,5% đơn thực hiện chưa đúng
quy định ghi tên thuốc, đơn thuốc kê thực phẩm chức năng chiếm tỷ lệ 8,5%
[15].
Việc ứng dụng phần mềm trong kê đơn thuốc giúp giảm tỷ lệ sai sót
trong ghi đơn thuốc. Nghiên cứu của Trần Thị Huyền tại Bệnh viện Mắt
Thanh Hóa năm 2014 cho thấy tỷ lệ đơn ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính
bệnh nhân đạt 100%, 100% đơn ghi địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà,

đường phố hoặc thôn, xã, 100% ghi chẩn đoán bệnh. Về cách ghi chỉ định
thuốc: 100% đơn ghi đầy đủ hàm lượng, nồng độ, 100% ghi đường dùng,
69,5% ghi thời điểm dùng [14].
Năm 2015, một nghiên cứu về thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện ung bướu Nghệ An cho kết quả: 100% đơn ghi đầy đủ thông tin
bệnh nhân, 100% đơn ghi chẩn đoán bệnh, 100% đơn được đánh số khoản,
100% đơn ký và ghi tên bác sĩ. Tỷ lệ thuốc ghi đúng hàm lượng, nồng độ đạt
100%, có 23,1% thuốc đơn thành phần được ghi tên đúng theo quy định,
91,7% thuốc ghi rõ liều dùng, 81,8% thuốc ghi rõ đường dùng, 80,6% thuốc
ghi thời điểm dùng [19]. Hay nghiên cứu tại Bệnh viện nội tiết trung ương
11


năm 2016 thu được kết quả: 100% số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin của
bệnh nhân, 100% đơn ghi chẩn đoán bệnh, đánh số khoản và 100% đơn có
chữ ký và ghi họ tên bác sĩ kê đơn. Việc ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai
sót nhiều, chỉ có 37,4% thuốc được ghi thời điểm dùng, 85,6% ghi đường
dùng, 88,8% ghi liều dùng, có 100% đơn thuốc ghi đầy đủ hàm lượng, số
lượng thuốc [18].
Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số bệnh viện:
Kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
chung của thế giới. Đó là tình trạng kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý,
lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin và kê quá nhiều thuốc trong một đơn...
Tình trạng này đã và đang làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe,
làm giảm chất lượng điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng
có hại cho chính bệnh nhân.
Khảo sát 80.175 đơn thuốc điều trị ngoại trú được tiến hành tại bệnh
viện Bạch Mai năm 2013 cho thấy số đơn thuốc sử dụng từ 1 – 5 thuốc chiếm
89,93%, số đơn sử dụng 6 – 10 thuốc chiếm 10,5%, số đơn sử dụng từ 11 – 15
thuốc chỉ chiếm 0,02%; tỷ lệ đơn kê kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú bệnh

viện là 29%. Trong đó, một số khoa của bệnh viện kê đơn với tỷ lệ cao:Khoa
Răng – Hàm – Mặt (92,78%) khoa sản (76,97%); khoa da liễu(51.92%)...Sự
kết hợp kháng sinh ở bệnh viện Bạch Mai tương đối phổ biến chiếm tỷ lệ
(37,06%) trong đó chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh chiếm (94,2%). Kháng
kháng sinh được kê đơn ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai phần lớn sử dụng
theo đường uống(88,32%). Tỷ lệ kháng sinh sử dụng theo đường tiêm hoặc
đường truyền tĩnh mạch chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,76%), còn lại là đường
khác [11].
Năm 2014, nghiên cứu tại bệnh viện nội tiết trung ương của Lê Thị
Quỳnh Anh cho thấy số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,4 thuốc. Tỷ
lệ đơn kê kháng sinh chỉ chiếm 2,8%, tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm ở mức cao lên
12


đến 40,3% [13]. Kết quả thu được từ nghiên cứu của Ngô Thị Phương Thúy
tại bệnh viện phụ sản trung ương kết quả thu được số đơn ngoại trú kê kháng
sinh đối với đơn tự nguyện 75,25% và 77,25% đối với đơn BHYT. Đơn kê
thuốc tiêm chiếm tỷ lệ nhỏ 2,25%; đơn kê vitamin và khoáng chất là 23,75%
đối với đơn thuốc tự nguyện và tỷ lệ này là 11,25% đối với đơn BHYT [16].
Số thuốc trung bình cho một đơn thuốc BHYT ngoại trú tại Bệnh viện Mắt
Thanh Hóa là 3,1 thuốc, chi phí trung bình một đơn thuốc là 143.268 VNĐ,
tỷ lệ đơn kê kháng sinh 49,3%, đơn kê vitamin chiếm 34%, thuốc tiêm là
0,3% [14].
Năm 2015, tại Bệnh viện trung ương quân đội 108 kết quả thu được khi
tiến hành nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đơn kê kháng sinh BHYT chiếm 32,5%,
đối với đơn khám dịch vụ tỷ lệ này là 26%; đơn kê vitamin, khoáng chất là
30,5% đối với đơn BHYT và 41,25% đối với đơn tự nguyện, chi phí trung
bình cho một đơn thuốc BHYT là 182.245 đồng và 984.275 đồng đối với đơn
tự nguyện [17]. Cùng năm này, một nghiên cứu khác tại Bệnh viện ung bướu
Nghệ An cho kết quả tỷ lệ số thuốc trung bình cho một đơn là 3,3 thuốc ( đơn

ít nhất là một thuốc, nhiều nhất là 6 thuốc). Tỷ lệ đơn kê vitamin chiếm 17%,
đơn kê thuốc tiêm là 75%, chi phí trung bình cho một đơn thuốc là 1.184.280
đồng [19].
Cũng tại Bệnh viện Nội tiết trung ương năm 2016, nghiên cứu của
Trịnh Thị Vân Anh thu được kết quả: Số thuốc trung bình trên một đơn là 4,7
thuốc, dao động từ 1 đến 11 thuốc [18], cao hơn nghiên cứu của Lê Quỳnh
Anh năm 2014(4,4 thuốc). Chi phí trung bình một đơn thuốc là 1.062.012,8
đồng, tỷ lệ đơn kê thuốc kháng sinh là 1,4%, tỷ lệ đơn kê thuốc tiêm khá cao
57,8%, có 29,4% đơn kê vitamin và khoáng chất [13]. Trong khi đó kết quả
nghiên cứu tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên cho thấy số thuốc trung
bình trong một đơn là 2,61 thuốc, tỷ lệ đơn kê kháng sinh chiếm 51,5%, số

13


kháng sinh trung bình là 1,16, 3,25% tỷ lệ đơn kê có thuốc tiêm, đơn kê
vitamin chiếm 9,0% [20].
Nước ta là một trong những nước thuận lợi cho sự phát triển của mầm
bệnh đặc biệt nhận thấy bệnh truyền nhiễm chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu
bệnh tật chính vì vậy việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý có vai trò đặc biệt
quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.3. Sơ lược về bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải Dương
Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương được thành lập từ tháng 04/2013
trên cơ sở nâng cấp từ Trung Tâm Phòng Chống Các bệnh Xã Hội tỉnh Hải
Dương theo quyết định số 400/QĐ – UBND ngày 06 tháng 02 năm 2013 của
Ủy Ban nhân dân tỉnh Hải Dương với quy mô bệnh viện 75 giường bệnh.
Hiện nay Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương là bệnh viện chuyên
khoa tuyến tỉnh hạng II, có nhiệm vụ khám và điều trị các bệnh về mắt và da
liễu cho nhân dân trong tỉnh và một số vùng lân cận với quy mô 100 giường
bệnh. Tổ chức bộ máy gồm 12 khoa phòng (6 khoa lâm sàng, 3 khoa cận lâm

sàng, 3 phòng chức năng). Tổng số nhân lực hiện có 104 công chức, viên
chức, người lao động.
Các khoa phòng chức năng:
+ Phòng Kế hoạch- Chỉ đạo tuyến- Điều dưỡng
+ Phòng Tài chính- Kế toán
+ Phòng Tổ chức- Hành chính
+ Khoa khám bệnh- Cấp cứu
+ Khoa điều trị mắt
+ Khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức
+ Khoa khúc xạ
+ Khoa điều trị da liễu
+ Khoa phẫu thuật thẩm mỹ
+ Khoa Dược
14


+ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
+ Khoa Xét nghiệm- chẩn đoán hình ảnh

1.3.1.Mô hình tổ chức của Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương

BAN GIÁM ĐỐC

-Hội đồng KHKT

-Chi ủy

-Hội đồng thuốc và điều trị

-Các tổ chức đoàn thể


- Hội đồng kiểm soát nhiễm
khuẩn

-Phòng TCHC

-Khoa khám bệnh

-Khoa Dược

-Phòng Kế hoạch
tổng hợp - CĐT Điều dưỡng

-Khoa điều trị da liễu

-Khoa xét nghiệm
- CĐHA

-Phòng TCKT

- Khoa điều trị mắt
-Khoa phẫu
PTGMHS
-Khoa KSNK
-Khoa khúc xạ

15

-Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn



Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương
1.3.2.Về khoa Dược Bệnh viện
Vị trí:
Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện; có chức
năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh
viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Chức năng nhiệm vụ
Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông
thường và thuốc chuyên khoa, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị và
đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý; kiểm tra theo dõi, giám sát việc sử dụng
thuốc an toàn hợp lý; tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hành tiết kiệm và
thực hiện tốt một số chức năng nhiệm vụ khác theo quy định.
Tổ chức khoa dược Bệnh viện được thể hiện theo sơ đồ sau:
TRƯỞNG KHOA DƯỢC

Bộ phận cung
ứng thuốc,
nghiệp vụ
dược

Bộ phận kho
cấp phát
thuốc

Kho cấp phát
thuốc BHYT


Bộ phận
thống kê

Quầy phát
thuốc dịch vụ
16

Bộ phận
thông tin
thuốc, DLS


Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược
-Trưởng khoa dược: Do 1 dược sĩ đại học phụ trách, chỉ đạo và điều
hành mọi hoạt động của khoa. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác
dược trong toàn viện và quản lý nhà thuốc bệnh viện.
- Nghiệp vụ dược và thông tin thuốc, DLS: Do dược sĩ đại học phụ
trách, làm công tác thông tin thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, làm báo cáo ADR.
- Bộ phận thống kê: có nhiệm vụ thống kê, báo cáo, theo dõi sử dụng
thuốc và cung cấp các báo cáo về công tác dược bệnh viện.
- Bộ phận kho: cấp phát thuốc, quản lý, theo dõi xuất, nhập thuốc, hóa
chất, vật tư y tế tiêu hao...bảo quản thuốc đúng theo quy chế.
1.3.3. Hoạt động khám chữa bệnh
Các chỉ tiêu khám chữa bệnh 06 tháng đầu năm 2018 của Bệnh viện:
- Tổng số lần khám bệnh: 22.210, tăng 15% so với cùng kì năm 2017
- Tổng số BN điều trị ngoại trú: 18.602, tăng 17,8% so với cùng kì năm
2017.
- Tổng số BN điều trị nội trú: 3.608 bệnh nhân.
1.3.4. Mô hình bệnh tật của BVM&DL Hải Dương 06 tháng đầu năm 2018
Mô hình bệnh tật được sắp xếp theo phân loại quốc tế bệnh tật ( ICD)

lần thứ 10. Trong quá trình xây dựng danh mục thuốc, HĐT&ĐT sẽ xem xét
cụ thể mô hình bệnh tật để thông qua phác đồ điều trị phù hợp với mô hình
bệnh tật.
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của bệnh viện mắt và da liễu Hải Dương 06
tháng đầu năm 2018 theo mã ICD 10

STT

Mã ICD

Chương bệnh

X

Bệnh của mắt và phần phụ

H00-H59
17

Tần xuất
bệnh
nhân

Tỷ lệ
(%)


×