Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

nghiên cứu về mạng lưới vạn vật kết nối internet (internet of things) và khả năng ứng dụng tại thị trường thương mại điện tử việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 78 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………….….3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................................ 4
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 5
2. MỤC TIÊU VÀ NHIÊ ̣M VỤ NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 8
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 9
6. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ INTERNET VẠN VẬT TRONG
VÀ NGOÀI NƢỚC ....................................................................................................... 10
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT
KẾT NỐI ....................................................................................................................... 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MẠNG LƢỚI VẠN VẬT KẾT NỐI INTERNET
....................................................................................................................................... 25
1.1.CUỘC CÁCH MẠNG INTERNET VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ................ 25
1.2.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA INTERNET VẠN VẬT ............................... 30
1.2.1.Khái niệm ............................................................................................................. 30
1.2.2.Đặc điểm của Internet vạn vật .............................................................................. 31
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA INTERNET VẠN VẬT.................................................. 31
1.3.1. Tiềm năng phát triển của Internet vạn vật trên thế giới ...................................... 31
1.3.2. Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới......................................................... 34
1.4. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG INTERNET VẠN VẬT ............... 35
1.5. CÁC YÊU CẦU CỦA MỘT HỆ THỐNG INTERNET VẠN VẬT ..................... 39
1.6. BẢO MẬT TRONG INTERNET VẠN VẬT ....................................................... 40
CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CỦA INTERNET VẠN
VẬT TRONG CUỘC SỐNG VÀ KINH DOANH ....................................................... 44


2.1. NHỮNG XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ MỚI .......................................................... 44
2.1.1. Công nghệ tƣơng tác thực tế và Công nghệ thực tế ảo ....................................... 44
2.1.2. Máy học .............................................................................................................. 44


2

2.1.3. Tự động hóa ......................................................................................................... 44
2.1.4. Thuần hóa Big Data ............................................................................................. 44
2.1.5. Tích hợp vật chất hữu hình-kỹ thuật số ............................................................... 45
2.1.6. Tất cả mọi thứ theo yêu cầu ................................................................................ 45
2.2. ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG GIAO THÔNG VÀ VẬN
CHUYỂN....................................................................................................................... 45
2.3. ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE ........ 48
2.4. INTERNET VẠN VẬT VÀ MÔI TRƢỜNG THÔNG MINH ............................. 48
2.4.1. Thành phố thông minh (Smart City) ................................................................... 48
2.4.2. Internet vạn vật và công nghệ "Nhà thông minh" (IoT and Smart home tech) ... 50
2.4.3.Văn phòng làm việc thông minh .......................................................................... 52
2.4.4.Bảo tàng thông minh ............................................................................................ 53
2.4.5.Bệnh viện thông minh .......................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ........................................................................ 57
3.1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TẠI VIỆT NAM ................. 57
3.2. CƠ HỘI VÀ LỢI ÍCH KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT TRONG
TMĐT VIỆT NAM ....................................................................................................... 58
3.2.1. Cơ hội cho ngành bán lẻ ...................................................................................... 58
3.2.2. Thanh toán điện tử nhanh chóng thông qua nhiều thiết bị kết nối internet ......... 61
3.2.3. Khả năng quản lý thông tin cá nhân .................................................................... 61
3.2.4. Tiết kiệm thời gian thử đồ offline ....................................................................... 62
3.2.5.Phát triển các dịch vụ trực tuyến .......................................................................... 65

3.3. THÁCH THỨC VÀ TRỞ NGẠI KHI ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT
TRONG TMĐT VIỆT NAM......................................................................................... 66
3.4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG INTERNET VẠN VẬT CHO
DOANH NGHIỆP TMĐT VIỆT NAM ........................................................................ 67
3.4.1. Định hƣớng cho Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam ........ 67
3.4.2. Giải pháp ứng dụng Internet vạn vật cho các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam .. 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC......................................................................................................................77


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

3G

Third-generation

Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba


Technology
2

4G

Four-generation Technology

Công nghệ truyền thông thế hệ thứ tƣ

3

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

4

AR

Augmented Reality

Công nghệ tƣơng tác thực tế

5

CNTT

Công nghệ thông tin


6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

ĐTDĐ

Điện thoại di động

8

ESL

Electronic Shelf Label

Bảng giá điện tử

9

IoT

Internet of Things

Internet vạn vật

10


IP

Internet Protocol

Giao thức internet

11

IPS

Internet Service Provider

Nhà cung cấp dịch vụ internet

12

FIR

Four Industry Revolution

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

13

NFC

Near

Công nghệ giao tiếp tầm ngắn


14

OCR

Optical character recognition

Nhận dạng ký tự quang học

15

RFID

Radio Frequency

Công nghệ nhận dạng đối tƣợng bằng

Identification

sóng vô tuyến

16

RW

Read write

Thẻ đọc-ghi

17


QR

Quick response

Mã phản ứng nhanh

18

TMDĐ

Thƣơng mại di động

19

TMĐT

Thƣơng mại điện tử

20

Watermark

Kỹ thuật đánh dấu hình ảnh

21

VIA

Hiệp hội Internet Việt Nam


22

VR

Virtual Reality

Công nghệ thực tế ảo

23

WORM

Write once, read many

Thẻ ghi một lần, đọc nhiều lần

24

ZigBee

Chuẩn giao tiếp không dây khoảng
cách ngắn


4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số


Tên bảng

Trang

1.1

Thống kê chi phí mà khách hàng đã bỏ ra để hòa mạng IoT vào năm

34

2014, 11/2015 và dự báo 2016, 2020

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Số

Tên hình vẽ, sơ đồ

Trang

1.1

Bốn cuộc cách mạng công nghiệp

26

1.2

Các mô hình kinh doanh và giải pháp sáng tạo mới trong tƣơng lai

27


1.3

Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0

28

1.4

Doanh thu của IoT tới 2020 (dự kiến)

32

1.5

Số lƣợng thiết bị kết nối toàn cầu từ năm 2002 đến 2020

32

1.6

Xu hƣớng IoT giai đoạn 2017 -2025

33

1.7

Các nhà cung cấp dịch vụ IoT trên thế giới

34


1.8

Mô hình hoạt động của M2M

37

1.9

Lộ trình phát triển của IoT

38

2.1

Mô hình ứng dụng IoT cho giao thông thông minh

46

2.2

Mô hình thành phố thông minh

49

2.3

Mô hình xã hội thông minh

50


2.4

Mô hình nhà thông minh

51

2.5

IoT mở rộng

52

2.6

Mô phỏng tổng quan về hệ thống bảo tàng tƣơng tác thông minh

54

tại thành phố Hồ Chí Minh
2.7

Tầm quan trọng của EMR trong quản lý bệnh viện

55

3.1

IoT trong bán lẻ


60

3.2

Giới thiệu nguyên lý hoạt động của gƣơng thông minh

63

3.3

Tích hợp gƣơng thông minh trong cửa hàng bán lẻ

64

3.4

Mô hình hệ sinh thái CNTT-TT

67


5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo tháng 6/2015 của McKinsey về Internet vạn vật (Internet of
Things - IoT), có tên là Mapping the value beyond the hype - định ra các giá trị
Internet của vạn vật.Internet vạn vật là một mạng lƣới của nhiều thiết bị giao tiếp với
nhau mà không có sự tham gia của con ngƣời. Sự giao tiếp giữa các thiết bị chủ yếu
liên quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu để các thiết bị có thể tự đƣa ra quyết định

và hành động phù hợp. Vì thế nên nó mới đƣợc gọi là: Internet of Things. Mọi đối
tƣợng trong mạng lƣới đƣợc đánh dấu thông qua nhiều công nghệ nhƣ công nghệ nhận
dạng bằng sóng tần vô tuyến (RFID), công nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC), mã vạch,
mã phản ứng nhanh (QR), kỹ thuật đánh dấu hình ảnh (watermark)…Việc kết nối này
đƣợc thực hiện qua wifi, mạng viễn thông băng rộng 3G, 4G, bluetooth, chuẩn giao
tiếp không dây khoảng cách ngắn (ZigBee), hồng ngoại…
Trong biểu đồ Gartner Hype Cycle 2015, IoT cũng đƣợc đánh giá là công nghệ
đột phá nhất và có nhiều cơ hội nhất trong vòng 5 năm tới. Theo dự báo của nhiều
chuyên gia, đến năm 2020, hơn 30.000 tỷ thiết bị thông minh gồm đồ gia dụng nhƣ
máy giặt, tivi, máy tính…sẽ đƣợc kết nối với nhau nhờ Internet và đƣợc điều khiển
nhờ điện thoại di động. Internet vạn vật có khả năng thúc đẩy sự phát triển của xã hội
hiện đại. Theo dự đoán, IoT có tiềm năng ảnh hƣởng tới mọi mặt của đời sống xã hội
và hƣớng tới doanh thu lên tới hàng chục ngàn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025. Năng
lực lớn nhất của IoT là khả năng biến dữ liệu thành hành động không cần tới những
thực thể đứng giữa (nhƣ con ngƣời). Trong lĩnh vực đô thị, các thành phố của Mỹ, Hà
Lan, Singapore hiện đang dẫn đầu trong việc tạo ra các phiên bản mới của đô thị thông
minh sử dụng IoT. Chính phủ Đức đã đƣa ra tầm nhìn về IoT: “Industrie 4.0”, lấy cảm
hứng từ Industrie 4.0. Chính phủ Phần Lan đã công bố một báo cáo nghiên cứu và tầm
nhìn 2020, trong đó Phần Lan sẽ trở thành thung lũng Silicon của IoT - một môi
trƣờng linh hoạt với các quy định, hệ thống thuế, giáo dục và cơ sở hạ tầng hỗ trợ các
mô hình kinh doanh mới của công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tại Mỹ, sự kiện tháng
1/2014 Google sáp nhập Nest - công ty chuyên làm về IoT cho nhà thông minh - với
mức giá hơn 3 tỷ USD đánh dấu sự chín muồi về thƣơng mại của IoT tại thị trƣờng lớn
nhất thế giới này. Sau đó Google cùng Qualcom, Cisco sáng lập ra liên minh AllSeen một liên minh theo chuẩn nguồn mở cung cấp tiêu chuẩn và nền tảng cho IoT - với


6

mục tiêu ban đầu tập trung vào IoT trong nhà thông minh. Với tham vọng lớn hơn,
Intel, Samsung, Google, IBM, GE cũng đã thiết lập nên liên minh OIC và IIC nguồn

mở để đƣa ra các chuẩn kết nối IoT với một cách tiếp cận rộng hơn cho các ứng dụng
trong xã hội, công nghiệp, nhà thông minh và đặc biệt cho tích hợp liên hệ thống IoT.
Hiện nay, ngay tại châu Á, nhiều nền kinh tế đã có những chiến lƣợc, kế hoạch để tiến
sâu vào IoT. Trong đó cần kể đến kế hoạch trở thành đất nƣớc thông minh của
Singapore, kế hoạch tổng thể phát triển IoT của Malaysia và hệ sinh thái các doanh
nghiệp IoT tại Đài Loan và Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, giống nhƣ các làn sóng công nghệ khác, độ trễ dẫn chúng ta tới
tình trạng chỉ biết về một làn sóng khi nó đã lên tới đỉnh và dần phát triển chuyên
nghiệp. Một loạt hội thảo tại Việt Nam về IoT vào quý III năm 2015 là minh chứng
cho điều này. Việc này vừa có điểm mạnh, vừa có điểm yếu; điểm mạnh là chúng ta
tƣơng đối an toàn trong ứng dụng công nghệ mới, nhƣng điểm yếu là có thể chúng ta
sẽ chậm chân trong việc tham gia chuỗi giá trị của làn sóng công nghệ này. Đại diện
Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, mục tiêu đến hết năm 2017, Việt Nam có
10% các hoạt động đời sống xã hội đƣợc đƣa lên Internet, tạo sự gần gũi, thân thiện
của Internet với đời sống; đóng góp tích cực vào việc hình thành hệ sinh thái Internet
của vạn vật ở Việt Nam với nòng cốt là các doanh nghiệp viễn thông, thƣơng mại điện
tử (TMĐT), phần cứng và phần mềm, ứng dụng liên quan IoT.
Ngoài ra, VIA cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, có 50-60% hộ gia đình và cá
nhân có Internet băng rộng; đồng thời, thúc đẩy việc đƣa ứng dụng Internet vào đời
sống xã hội, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ công...Xu
hƣớng này cũng sẽ đem lại cơ hội chƣa từng có cho các doanh nghiệp Việt Nam từ các
ngành dịch vụ, nhà sản xuất thiết bị thông minh, đến các doanh nghiệp viễn thông,
công nghệ thông tin, TMĐT... Một vài năm gần đây, các giải pháp IoT đã xuất hiện tại
Việt Nam nhƣ giải pháp nhà thông minh của Bkav (các thiết bị trong ngôi nhà nhƣ ti
vi, máy điều hòa, nồi cơm điện... đƣợc kết nối để chủ nhân có thể điều khiển từ xa qua
mạng internet hoặc điện thoại), giao thông thông minh (mọi thiết bị trên đƣờng nhƣ
đèn giao thông, đèn đƣờng đều có cảm biến để điều khiển tự động từ xa qua kết nối
internet theo lƣu lƣợng và mật độ giao thông)…
Với TMĐT, tác giả nhận diện, mạng lƣới này sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn
cho doanh nghiệp và khách hàng nhƣ cơ hội đƣợc cầm nắm và trải nghiệm sản phẩm



7

trên tay, đƣợc bảo mật trong thanh toán điện tử nhờ công nghệ thực tế ảo và công nghệ
ghi hình 3D (hologram). Khả năng quản lý thông tin, nhƣ ghi chú thực phẩm ƣa thích
tự động gửi đơn hàng đến siêu thị, theo dõi thói quen mua hàng của ngƣời dùng tại
một cửa hàng, quản lý năng lƣợng, hành trình trong chuỗi cung ứng, tiết kiệm thời
gian thử đồ cho khách hàng qua Gƣơng thông minh. Hay ngƣời bán và ngƣời mua
cũng có thể gặp nhau trực tiếp qua kính Gear VR. Thậm chí, các nhà hàng cũng có thể
cung cấp các video thực tế ảo cho khách hàng đến tham quan và chọn bàn trƣớc khi
đến…Nhờ đó, sự e ngại khi không đƣợc sờ, cầm nắm và nhìn trực tiếp sản phẩm, dịch
vụ của ngƣời mua trên mạng sẽ không còn nữa. Sự kết nối này có ý nghĩa rất lớn về
hiệu quả và sự tự động hóa. Khi sử dụng đúng cách, nó sẽ giải phóng rất nhiều thời
gian và trở ngại. Tuy nhiên, khi phát triển IoT, vấn đề bảo mật dữ liệu, an ninh thông
tin và quyền riêng tƣ là vô cùng quan trọng. Việc giao tiếp giữa các thiết bị là rất tốt và
hoàn hảo cho đến khi một ai đó xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển
một thiết bị cho mục đích xấu. Sẽ không có gì to tát khi thiết bị đó chỉ là một bộ điều
khiển nhiệt độ trong một ngôi nhà, nhƣng khi mất kiểm soát quyền điều khiển giao
thông của toàn bộ thành phố thì đúng là một thảm họa. Hoặc đôi khi cácthiết bị sẽ gặp
trục trặc. Chúng ta đều biết rằng tất cả phần cứng và phần mềm đều có lỗi tiềm ẩn, và
đôi khi những lỗi này khá nguy hại. Đối với Internet vạn vật, lỗi thu thập dữ liệu và sai
sót trong xử lý dữ liệu có thể gây ra những sai lệch nghiêm trọng.
Do đó, nghiên cứu mạng lƣới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) và
các ứng dụng của nó trong cuộc sống nói chung và trong TMĐT nói riêng là vô cùng
cần thiết trong giai đoạn này. Trong đề tài của mình, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về
cơ sở lý luận, các thành phần cơ bản, các thiết bị phổ biến và mô hình hoạt động của
mạng lƣới Internet vạn vật. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành nghiên cứu thực tiễn ứng
dụng của mạng lƣới này trong cuộc sống nói chung và tại thị trƣờng TMĐT Việt Nam
nói riêng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ điện tử, marketing trực tuyến, giải trí, du

lịch trực tuyến để đề xuất mô hình ứng dụng phù hợp trong giai đoạn hiện tại, giúp cho
doanh nghiệp vừa tận dụng mọi lợi ích của IoT để đổi mới, sáng tạo, vừa giảm thiểu và
tiên lƣợng trƣớc các rủi ro.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu nghiên cứu:Nghiên cứu khả năng ứng dụng Internet va ̣n vâ ̣t ta ̣i thi ̣
trƣờng TMĐT Viê ̣t Nam.


8

* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống một số lý thuyết vềInternet vạn vật.
- Đúc rút các bài học kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng Internet vạn vật.
- Nhận diện lợi ích, hạn chế, cơ hội, thách thức, điều kiện ứng dụng và các ứng
dụng phổ biến của Internet vạn vật trong TMĐT.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận dữ liệu
- Sử dụng internet để thu thập nội dung cơ bản về Internet vạn vật, cũng nhƣ
bài học kinh nghiệm ứng dụng của các nƣớc tiên tiến.
- Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp để tiếp cận thông tin về đề tài
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thiết lập tài nguyên số, truy cập mở về nhiệm
vụ khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước trên cơ sở ứng dụng Dữ liệu lớn và
Internet vạn vật (BigData, Internet of things)” do Cục thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, nhằm tìm hiểu thực tiễn ứng dụng
Internet vạn vật với hoạt động thiết lập, truy cập mở tài nguyên số.
- Sử dụng các cuộc khảo sát trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến và truyền thống
để tiếp cận những doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp TMĐT Việt
Nam chƣa, đã, đang hoặc sẽ ứng dụng Internet vạn vật trong hoạt động kinh doanh của
mình, nhằm định hƣớng mô hình ứng dụng phù hợp nhất.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: quan sát, phỏng vấn trực tiếp, qua
điện thoại, qua internet.
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát là phƣơng pháp tri giác có mục đích, có kế
hoạch một sự kiện, hiện tƣợng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con ngƣời) trong
những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc
trƣng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tƣợng đó.
+Ý nghĩa của phƣơng pháp là: Quan sát là phƣơng thức cơ bản để nhận thứcsự
vật. Quan sát sử dụng một trong hai trƣờng hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu: đặt giả
thuyết kiểm chứng giả thuyết. Quan sát đem lại cho ngƣời nghiên cứu những tài liệu
cụ thể, cảm tính trực quan, song có ý nghĩa khoa học rất lớn, đem lại cho khoa học
những giá trị thực sự.


9

Trong đề tài của mình, phƣơng pháp quan sát đƣợc áp dụng đối với các mục có
liên quan tới ứng dụng và xu hƣớng của Internet vạn vật.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp dùng hệ
thống câu hỏi miệng nhằm thu đƣợc những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ
của ngƣời đƣợc phỏng vấn với sự kiện hay vấn đề đƣợc hỏi. Có 3 hình thức phỏng vấn
chính là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua email.
Trong đề tài của mình, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn qua email là
chủ đạo và phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đối với các mục có liên quan tới khả năng
ứng dụng của Internet vạn vật trong TMĐT cũng nhƣ cơ hội và trở ngại khi phát triển
lĩnh vực này tại các doanh nghiệp TMĐT Việt Nam.
* Phương pháp thu thập dữ liệuthứ cấp:
- Nguồn nội bộ trong các doanh nghiệp (phòng kế hoạch, phòng công nghệ,
phòng TMĐT,..)
- Tài liệu đã xuất bản: ấn phẩm, tạp chí, đặc san…
- Các công ty nghiên cứu, niên giám thống kê, nguồn dữ liệu thƣơng mại

- Internet
* Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Sử dụng phƣơng pháp cân đối, quy nạp, so sánh, diễn giải…để phân tích định
tính.
4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 8 tháng từ 1/8/2016 đến 31/3/2017.
- Không gian nghiên cứu: nghiên cứu tổng quan về Internet vạn vật nhƣ quá
trình phát triển của công nghệ, ƣu và nhƣợc điểm, phƣơng thức hoạt động, các thành
phần cơ bản và tìm hiểu khả năng ứng dụng Internet vạn vật trong cuộc sống và trong
TMĐT.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là Internet vạn vật và khả năng ứng dụng Internet vạn
vật trong các doanh nghiệp TMĐT.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài tóm tắt đề tài, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng chính là:


10

Chƣơng 1: Cơ sở lý luậnvề mạng lƣới vạn vật kết nối Internet
Chƣơng 2: Nghiên cứu thực tiễn ứng dụng của Internet vạn vật trong cuộc sống
và kinh doanh
Chƣơng 3: Thực trạng ứng dụng Internet vạn vật trong thƣơng mại điện tử Việt
Nam
6.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ INTERNET VẠN VẬT

TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
6.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài ngoài nƣớc

Về những ấn phẩm đã xuất bản ngoài nƣớc, có một số bài báo, bản tin viết về
Internet vạn vật, cụ thể nhƣ sau:
[1] European technology Platform on Smart Systems Integration (EpoSS)
(2008), Internet of things in 2020: A roadmap for the future.
- Tóm tắt nội dung: Diễn đàn Công nghệ trên các hệ thống thông minh tích hợp
(EPoSS) chứng minh rằng công nghệ RFID có thể cung cấp giá trị gia tăng để tích hợp
hệ thống thông minh trong hậu cần và nhiều ngành công nghiệp khác. Vào thời điểm
này, trên Diễn đàn, khái niệm “Internet of things” chƣa đƣợc định nghĩa, các chuyên
gia vẫn tranh luận gay gắt về mặt học thuật. Tuy nhiên, EpoSS đã nhận ra rằng Internet
vạn vật là kết quả của việc dịch chuyển từ hệ thống đến các dịch vụ dựa trên phần
mềm, từ thẻ RFID thụ động sang các thẻ hoạt động RFID chủ động và cảm biến không
dây, từ xác định thời gian thực thông qua cảm giác và phản ứng, từ tiếp xúc riêng tƣ
đến việc bảo vệ để tin tƣởng. Diễn đàn tập trung thảo luận 3 nội dung sau:
+ Công nghệ: xu hƣớng công nghệ diện rộng, các vấn đề riêng tƣ và bảo mật,
các thiết bị thông minh phổ biến.
+ Các ứng dụng: trong bán lẻ (nhấn mạnh sự thay thế mã vạch, các thiết bị
thông minh có thể tự động lƣu trữ thông tin và cung cấp hàng chính xác thời gian, tăng
hiệu quả trong quản lý chất lƣợng), trong hậu cần, trong thực phẩm, trong y tế, chăm
sóc sức khỏe, trong giao thông, nhà thông minh.
+ Các vấn đề xã hội: tác động tới môi trƣờng (ô nhiễm, ngăn ngừa thảm họa),
luật pháp cho con ngƣời trong giai đoạn Internet vạn vật.
[2] Dirk Slama, Frank Puhlmann, Jim Morrish, Rishi M Bhatnagar(2015),
Enterprise IoT: Strategies and Best Practices for Connected Products and Services,


11

Published by O‟Reilly Media, Inc.,1005 Gravenstein Highway North, Sebastopol, CA
95472.
- Tóm tắt nội dung: Cuốn sách này bao gồm 10 chƣơng, đƣợc chia thành 3 phần

chính: Phần 1 là nghiên cứu các ứng dụng điển hình của IoT nhƣ năng lƣợng thông
minh, xe kết nối, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng, thành phố thông minh. Phần 2 là
xác định chiến lƣợc IoT, chuẩn bị, lập kế hoạch và thực hiện dự án IOT. Phần 3 là
nghiên cứu chi tiết của IIC trong những dự án đầu tiên theo mạng lƣới IoT. Cụ thể nhƣ
sau:
+ Chƣơng 1. Giới thiệu tổng quan và tầm nhìn đến năm 2020 sẽ có 50 tỉ thiết bị
kết nối trên toàn cầu.
+ Chƣơng 2. Giới thiệu các thuật ngữ chính trong IoT.
+ Chƣơng 3. Giới thiệu năng lƣợng mới (smart energy).
+ Chƣơng 4. Giới thiệu các sản phẩm tích hợp, mô hình doanh nghiệp, hoạt
động bán hàng/marketing mới, ngành công nghiệp 4.0 và các nghiên cứu điển hình tại
các nhà máy thông minh, thiết bị theo dõi thông minh.
+ Chƣơng 5. Giới thiệu công nghệ lái xe tự động (connected vehicle).
+ Chƣơng 6. Giới thiệu thành phố thông minh (smart city) và các nghiên cứu tại
thành phố thông minh Chicago, Rio de Janeiro, Stockholm, Boston, Hong Kong.
+ Chƣơng 7. Nhận diện cơ hội cho IoT và xây dựng nền tảng để phát triển chiến
lƣợc IoT.
+ Chƣơng 8. Đánh giá chu kỳ sống cho một giải pháp IoT từ lập kế hoạch, xây
dựng, triển khai.
+ Chƣơng 9, 10: Giới thiệu mô hình IoT.
[3] Du Jin - Wuhan Textile University (2011), Application of Internet of Things
in Electronic Commerce, International Journal of Digital Content Technology and
Applications (JDCTA), Volume6, Number8, May 2012, p222-p230.
- Tóm tắt nội dung: Bài báo tập trung giới thiệu các ứng dụng của Internet vạn
vật trong TMĐT. Tác giả khẳng định Internet vạn vật giúp cải thiện chất lƣợng của
hàng hóa, dịch vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ TMĐT. Đồng thời, nhấn mạnh các
khái niệm về Internet vạn vật nhƣ công cụ/ứng dụng không tƣởng của các thiết bị kết
nối thông minh cùng với internet tạo ra một hƣớng phát triển mới cho TMĐT trong
tƣơng lai. Trong bài viết của mình, tác giả cũng đƣa ra một số ứng dụng của RFID, và



12

coi đây là công nghệ chủ chốt của Internet vạn vật. Trong phần 2, tác giả giới thiệu
những quan điểm đổi mới trong quản lý hàng hóa, chuỗi cung ứng, giao dịch và các
mô hình kinh doanh, thiết bị công nghệ liên quan. Trong phần 3, tác giả nhấn mạnh sẽ
có nhiều đổi mới nói chung, sự đổi mới của quản lý hàng hóa, sự đổi mới của trao đổi,
hậu cần và cách để ngăn chặn hàng nhái.
[4] Gubbi, Jayavardhana Buyya, RajkumarMarusic, Slaven Palaniswami,
Marimuthu (2014), Internet of Things (IoT): a vision, architectural elements and
future directions
Bài báo này trình bày về tầm nhìn công nghệ điện toán đám mây – thành phần
của IoT trên toàn thế giới. Công nghệ này có thể điều khiển IoT trong tƣơng lai gần,
xây dựng dựa trên công nghệ đám mây cá nhân và công cộng và sự hội tụ của cảm
biến không dây. Trong bài viết này, các tác giả đƣa ra cách hiểu về IoT là sự kết nối
của máy móc và thiết bị thông qua internet. Trong IoT, thiết bị đƣợc kiểm soát và điều
khiển bởi các thiết bị không dây. Theo dự báo của IDC thì tới năm 2020, có hơn 212 tỷ
thiết bị IoT.
[5] Herve Chabanne Pascal Urien and Jean-Ferdinand Susini (2011), RFID and
the Internet of Things
Cuốn sách gồm 5 phần, 9 chƣơng. Trong đó, nội dung của các phần là giới thiệu
RFID (thành phần của sóng tần vô tuyến RFID, cơ chế giao tiếp), ứng dụng của RFID,
bảo mật trong RFID, mạng lƣới EPC, nguyên lý hoạt động của IoT (giới thiệu, hệ
thống, một số ứng dụng trên nền tảng dịch vụ RFID và phần mềm SUN Java RFID)
6.2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ở trong nƣớc
Về những ấn phẩm đã xuất bản trong nƣớc, có một số đề tài nghiên cứu khoa
học, luận văn thạc sỹ, bài báo, bản tin viết về Internet vạn vật, cụ thể nhƣ sau:
[1] Viện nghiên cứu công nghệ FPT - Đại học FPT (2011), Internet of Things,
Bản tin công nghệ, Số 04 – Quý 2, Trang 6-8.
Tóm tắt nội dung: Bài viết giới thiệu sự phát triển của Internet of Things trên

thế giới. Từ đó khẳng định Internet of Things (IoT) là mô hình mạng lƣới các vật thể
đƣợc đặt tên, sao cho mỗi vật thể có duy nhất một tên không trùng với vật thể khác,
kết nối trao đổi thông tin với nhau tƣơng tự nhƣ giữa các máy tính trong mạng lƣới
internet. Bài viết cũng đề cập tới một trong các nền tảng trao đổi thông tin của IoT là
dựa trên mạng điện thoại không dây và công nghệ RFID. Từ đó IoT đã đƣợc triển khai


13

xây dựng “nhà thông minh” hay “thành phố thông minh”. Với doanh nghiệp, IoT có
tiềm năng tạo ra trải nghiệm ngƣời dùng mới, thuận tiện, tự nhiên và hiệu quả hơn cho
ngƣời mua. Ví dụ, sản phẩm giầy Nike+ chứa cảm biến ghi lại hành trình luyện tập sức
khỏe, gửi dữ liệu lên Ipod và Internet, từ đó có thể tự động vào Facebook, Tweeter để
cập nhật thông tin. Hoặc ngƣời dùng Androif@Home đã hình dung ra viễn cảnh các
thiết bị kết nối với IoT thu thập dữ liệu cá nhân của ngƣời dùng và đƣa ra gợi ý thông
tin trong dịch vụ tìm kiếm của Google sát nhất với nhu cầu. Tuy nhiên, khi phát triển
các ứng dụng nhƣ trên, tác giả cũng nhấn mạnh, bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng
tƣ và ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời là những vấn đề mà xã hội cần giải quyết.
[2] Đặng Duy An (2013), Luận văn thạc sỹ khoa học máy tính Một số công
nghệ truyền thông trong mạng cảm biến không dây, ứng dụng vào xây dựng mô hình
ngôi nhà thông minh, Đại học công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Thái
Nguyên.
Tóm tắt nội dung: Đây là đề tài thiên về công nghệ và kỹ thuật. Tác giả giới
thiệu về Internet vạn vật (Internet of things), Web của mọi thứ (Web of things) và
mạng cảm biến không dây (WSNs). Mạng lƣới này sẽ cho phép mọi thiết bị nhƣ máy
tính, máy in, thiết bị cầm tay, điện thoại…có khả năng kết nối, truyền thông, thông báo
tình trạng (hết hàng, hết thực phẩm trong tủ lạnh, hạn sử dụng…) và điều khiển nhƣ
các máy tính qua mạng IP dựa trên nền web. Tác giả cũng khẳng định đây là hƣớng
phát triển đầy triển vọng cho mạng Internet trong việc tích hợp các mạng thông tin
khác nhau trên cùng một nền tảng IP thống nhất, trong đó mạng cảm biến không dây là

hệ thống rất đƣợc quan tâm.
[3] Báo điện tử Iotvietnam.vn (2015), Nghiên cứu gì về IoT, xuất bản ngày
15/12/2015
Tóm tắt nội dung: Bài viết giới thiệu về sự ra đời của IoT, bắt nguồn từ ý tƣởng
của Ashton là kết nối tất cả mọi vật tồn tại trong đời sống sinh hạt hàng ngày của con
ngƣời vào mạng internet. Với doanh nghiệp, tác giả cũng đề cập vấn đề đạo đức thông
tin là nghiên cứu quan trọng đầu tiên liên quan đến IoT. Các doanh nghiệp thời đại
CNTT hƣởng lợi trực tiếp từ việc sở hữu và thu thập thông tin từ ngƣời dùng, kể cả
những thông tin riêng rƣ. Về yếu tố kỹ thuật, nghiên cứu cho IoT là cần xác định đƣợc
tần số vô tuyến (RFID), nghiên cứu khắc phục va chạm và nhiễu các nút thông tin, an
ninh mạng,..Về ứng dụng, IoT chia lĩnh vực ứng dụng thành bốn nhóm chính là nhóm


14

giao thông vận tải và hậu cần, nhóm chăm sóc sức khỏe, nhóm môi trƣờng thông minh
(nhà ở, văn phòng, nhà máy) và nhóm cá nhân, xã hội. Về mặt khả thi, ứng dụng của
IoT có thể chia thành hai nhóm là nhóm hiện hữu và nhóm tƣơng lai. Các ứng dụng
hiện hữu là những ứng dụng phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật sẵn có, các ứng
dụng tƣơng lai là những ứng dụng mang tính viễn cảnh mà khoa học kỹ thuật hiện tại
chƣa đủ khả năng thực hiện.
[4] Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công
nghệ (2016), Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn thiết lập tài nguyên số, truy cập mở về nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ
ngân sách nhà nước trên cơ sở ứng dụng Dữ liệu lớn và Internet vạn vật (BigData,
Internet of things)
Tóm tắt nội dung: Đây là đề tài NCKH đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ giao
trực tiếp cho Cục thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo Thông báo số
2305/TB-BKHCN, tổ chức thực hiện trong thời gian dự kiến là 12 tháng, bắt đầu từ
ngày 30/06/2015. Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm

của các nƣớc tiên tiến trong việc phát triển tài nguyên số và truy cập mở về nghiên cứu
từ ngân sách nhà nƣớc tài trợ, đề xuất giải pháp và cơ chế phát triển tài nguyên số, truy
cập mở về nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nƣớc dựa trên ứng dụng
Dữ liệu lớn (BigData) và Internet vạn vật. Sản phẩm dự kiến của đề tài là: Báo cáo
nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt BigData và Internet of
things trong việc phát triển tài nguyên số và truy cập mở về nghiên cứu; Báo cáo cơ
chế phát triển tài nguyên số và truy cập mở đối với dữ liệu nghiên cứu đƣợc nhà nƣớc
tài trợ ở các nƣớc G7; Báo cáo đề xuất giải pháp và cơ chế phát triển, truy cập mở về
nghiên cứu đƣợc tài trợ từ ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam; Báo cáo tổng kết đề tài; 1
bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
[5] Giang Phƣơng (2015), Internet of Things – Nền tảng hội tụ cho giao thông
đô thị thông minh, Bản tin nội bộ của tập đoàn công nghệ CMC số 43 – tháng 9/2015
Bài viết đƣợc tác giả trình bày tóm tắt từ báo cáo về “Hạ tầng trung tâm dữ liệu
IoT” trong khuôn khổ “Hội thảo toàn cảnh CNTT và truyền thông Việt Nam –
Vietnam ICT outlook”. Tác giả khẳng định giao thông thông minh nghĩa là có sự điều
khiển, giám sát để đƣa ra những quyết định đúng đắn trong định hƣớng, lộ trình cần
thiết cho giao thông đƣợc thuận tiện hơn. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của


15

hạ tầng trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn trong việc đảm bảo cho lƣu trữ và bảo vệ dữ
liệu – thành phần quan trọng của IoT. Từ đó tiến tới một hệ thống giao thông thông
minh và tiếp tục lộ trình hình thành các đô thị thông minh tại Việt Nam trong tƣơng
lai.
[6] Hồ Sỹ Hùng (2016), Internet of Things là gì và nó sẽ ảnh hưởng đến tương
lai của chúng ta như thế nào? Báo điện tử Techmaster, bài viết đăng tải ngày
31/01/2016.
Bài viết đƣợc dịch từ trang web Makeuseof, tác giả khẳng định có những thuật
ngữ thông dụng mới xuất hiện và mất đi mỗi ngày trong cuộc sống và IoT chỉ là một

trong những thuật ngữ nhƣ vậy. Tuy nhiên, thuật ngữ này tự bản thân nó có chút mơ
hồ và có rất nhiều quan niệm sai lầm xung quanh bản chất của IoT. Theo tác giả, hiện
nay, Internet đang hoạt động chủ yếu bởi con ngƣời. Tất nhiên, chúng ta có hàng dặm
hệ thống cáp quang và hàng triệu thiết bị định tuyến trên toàn thế giới để quản lý lƣu
lƣợng internet. Nhƣng về bản chất, Internet là một mạng lƣới kết nối giữa con ngƣời
với nhau và các thiệt bị điện tử chỉ đơn thuần là để tạo điều kiện cho mạng lƣới đó.
IoT là một mạng lƣới có khả năng kết nối hơn thế, giúp các thiết bị giao tiếp mà không
cần sự tham gia của con ngƣời. IoT là một khái niệm đơn giản với ba chức năng là một
cách để cho các thiết bị kết nối đƣợc với nhau, một cách để cho các thiết bị thu thập dữ
liệu, một cách để cho các thiết bị xử lý dữ liệu đó và đƣa ra quyết định phù hợp. Sự kết
nối này có ý nghĩa rất lớn về hiệu quả và sự tự động hóa.
Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh vấn đề bảo mật dữ liệu là vô cùng quan
trọng. Việc giao tiếp giữa các thiết bị là rất tốt và hoàn hảo cho đến khi có một ai đó
xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển một thiết bị cho mục đích xấu. Do
đó, trong bài viết, tác giả nhấn mạnh cần quan tâm tới quyền riêng tƣ về thông tin
trong việc phát triển các ứng dụng của IoT trong tƣơng lai.
[7] Nguyễn Việt Thắng (2015), Dữ liệu lớn và kiến trúc hạ tầng IoT trong kết
cấu hạ tầng đô thị tương lai, Hội thảo toàn cảnh CNTT và truyền thông lần thứ 20,
Chủ đề Internet of Things – nền tảng hội tụ cho giao thông đô thị thông minh, Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 24/09/2015
Tác giả là tiến sỹ điện tử viễn thông, chuyên ngành MIS cho chính phủ điện tử.
Có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT – viễn thông tại Việt Nam. Chủ trì thiết
kế và triển khai các Dự án Giao thông thông minh tại Việt Nam nhƣ hầm Đèo cả, hầm


16

Cổ mã. Là ngƣời hiểu sâu sắc về hệ thống giao thông tự động hóa cho Giao thông
thông minh trên các cao tốc, hầm đƣờng bộ. Theo tác giả, Giao thông thông minh sẽ là
động lực chính thay đổi cơ bản về Hạ tầng giao thông tại Việt Nam trong 5-10 năm

tới. Tác giả cũng kiến nghị với nhà nƣớc một số nội dung nhƣ:
- Tạo hành lang pháp lý trong việc nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thực tế cho
các doanh nghiệp;
- Thành lập quỹ, ƣu tiên hỗ trợ kinh phí cho các đề án khả thi hay các tổ chức,
các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, sản xuất thiết bị;
- Ƣu tiên lãi suất thấp cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh;
- Thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhà khoa học trẻ;
- Trao cơ hội, tin tƣởng và khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp trong
lĩnh vực này;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cạnh tranh trong khu vƣc;
- Hình thành nhóm làm việc chuyên sâu, phối hợp với chính quyền các tỉnh
thành khảo sát và đề xuất phƣơng án đầu tƣ phát triển đô thị thông minh trong tƣơng
lai.
[8] Nguyễn Hữu Công (2016), Internet of Things và nền công nghiệp 4.0, Đại
học Thái nguyên.
Theo tác giả, IoT là sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử
Internet và điện toán đám mây. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng
kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào
đó. Sau khi giới thiệu một số cách hiểu về IoT, tác giả giới thiệu về các ứng dụng của
IoT trong một số lĩnh vực nhƣ: quản lý chất thải, quản lý đô thị, quản lý môi trƣờng,
mua sắm thông minh, quản lý các thiết bị cá nhân, đồng hồ đo thông minh, tự động
hóa ngôi nhà, học tập trực tuyến. Ở phần thứ hai trong bài viết, tác giả giới thiệu về
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, có thể thấy một số con số đƣợc tác
giả đề cập nhƣ 10% dân số mặc quần áo kết nối internet, 90% dân số lƣu trữ dữ liệu
không giới hạn và miễn phí, 10% mắt kính kết nối internet vào năm 2025 và khẳng
định đây là một thị trƣờng rất tiềm năng cho Việt Nam.
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG INTERNET VẠN
VẬT KẾT NỐI
7.1.


Tại các quốc gia tiên tiến


17

7.1.1. Liên minh Châu Âu
Từ năm 2007, Liên minh châu Âu (EU) đã đƣa ra và bắt đầu thực hiện một loạt
mục tiêu xây dựng thành phố thông minh. Theo Telefonica, một thành phố thông minh
sẽ tiết kiệm đƣợc 15% lƣợng nƣớc tiêu thụ, giảm đƣợc 10% lƣợng điện tiêu thụ, giảm
17% lƣợng khí thải CO2 và giảm gần 25% về nhu cầu giao thông vận tải. Tiêu chí
đánh giá của EU đối với thành phố thông minh bao gồm 6 phƣơng diện là: Kinh tế
thông minh, môi trƣờng thông minh, quản lý thông minh, giao thông thông minh, cuộc
sống thông minh và con ngƣời thông minh.
Hiện trên thế giới hiện có khoảng hơn 100 thành phố đã triển khai các cấp độ
khác nhau của thành phố thông minh. Một số hình mẫu thành phố thông minh đi đầu
có thể kể đến nhƣ Amsterdam (Hà Lan), Lyon (Pháp), Stokholm (Thụy Điển),
Copenhagen (Đan Mạch), Phần Lan, Luxembourg, Bỉ và Áo có những thành phố có
mức độ thông minh khá cao. Những kinh nghiệm của các nƣớc EU trong việc cải thiện
giao thông, tăng cƣờng sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả là những bài học bổ
ích đối với các quốc gia khác.
Lấy ví dụ về Thủ đô Stokholm của Thụy Điển. Thành phố này đã xử lý ùn tắc
giao thông trong thành phố rất hiệu quả. Cụ thể, trên con đƣờng dẫn vào trung tâm
thành phố đƣợc lắp đặt 18 máy giám sát, sử dụng công nghệ RFID với các hệ thống
máy camera và máy quét (scanner) để nhận dạng tự động tất cả các phƣơng tiện. Với
những thiết bị này, các phƣơng tiện đi vào hoặc đi ra khỏi thành phố trong thời gian từ
06h30 đến 18h30 các ngày trong tuần (trừ thứ 7 và Chủ nhật) đều phải đóng phí ùn tắc
giao thông, nhờ vậy, mức độ ùn tắc giao thông của thành phố đã giảm 25%, đồng thời
lƣợng phát thải khí nhà kính giảm 40%.
Một ví dụ khác là thành phố Copenhagen của Đan Mạch. Thành phố
Copenhagen đƣợc biết đến nhƣ là một "thành phố xe đạp" đã đạt đƣợc những thành

công trong việc phát triển giao thông xanh. Để tạo thuận lợi cho ngƣời dân sử dụng
phƣơng tiện giao thông công cộng là đƣờng sắt có mức độ phát thải CO2 thấp, thành
phố đã thông qua công tác quy hoạch để đảm bảo khoảng cách tiếp cận giao thông
đƣờng sắt của ngƣời dân từ nơi ở của họ chỉ trong khoảng 1km. Để di chuyển quãng
đƣờng 1km đó đến ga đƣờng sắt, phƣơng tiện chủ yếu là xe đạp. Bên cạnh đó, thành
phố đã thêm 3 tuyến đƣờng dành cho xe đạp và các trạm dịch vụ sửa xe dọc theo tuyến
đƣờng, đồng thời cung cấp các dịch vụ nhận dạng RFID và định vị toàn cầu cho xe


18

đạp để lƣu thông của ngƣời đi xe đạp không bị cản trở bởi hệ thống đèn tín hiệu giao
thông.
Hoặc một ví dụ khác là Amsterdam - thủ đô của Hà Lan. Thành phố này nằm
trên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu điển
hình.Amsterdam là một trong số ít các thành phố trên thế giới có xe đạp nhiều hơn dân
số. Tƣơng tự nhƣ ở Đan Mạch, đi xe đạp là một phần của lối sống cƣ dân đô thị tại
Amsterdam bởi thành phố đã xác định đây là bƣớc quan trọng và hợp lý đối với việc
tạo ra một thành phố bền vững. Nhiều dự án đã thiết lập trong 4 lĩnh vực khác nhau:
không gian công cộng bền vững, giao thông bền vững, cuộc sống bền vững và làm
việc bền vững. Một trong những dự án tốt nhất là dự án “Climate Street” (tạm dịch là
"Đƣờng phố vì khí hậu"). Trên các đƣờng phố này, đã có nhiều công nghệ khác nhau
đƣợc ứng dụng sẽ đƣợc thử nghiệm để tạo ra các giải pháp bền vững. Ví dụ nhƣ công
nghệ đo lƣờng mức tiêu thụ năng lƣợng, đèn thông minh tự động mở tắt khi không có
ngƣời, tích hợp chiếu sáng đƣờng phố sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lƣợng,…
Ngoài ra, Amsterdam rất quyết tâm trong đổi mới chính sách giao thông nhƣ nâng cấp
và mở rộng hệ thống xe lửa, xe điện, tàu điện ngầm và cơ sở hạ tầng xe đạp, chú trọng
không gian công cộng, khuyến khích công trình xanh...
7.1.2. Mỹ
Ngày 28/01/2009, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã

có cuộc gặp gỡ với ông Sam Palmisano của IBM - Giám đốc điều hành khi đó của Tập
đoàn IBM. Tại buổi gặp gỡ này, IBM đã chính thức đƣa ra khái niệm "Hành tinh thông
minh" và đề xuất với Chính phủ Mỹ một Dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng thông tin
thông minh thế hệ mới.
Tháng 9/2009 IBM và thành phố Dubuque - Bang Iowa cùng đƣa ra tuyên bố sẽ
xây dựng thành phố Dubuque trở thành một thành phố thông minh đầu tiên ở Mỹ.
Bƣớc triển khai đầu tiên của thành phố Dubuque trong quá trình xây dựng thành
phố thông minh là lắp đặt đồng hồ nƣớc sử dụng cảm biến lƣu lƣợng cho tất cả các hộ
dân và các cửa hàng nhằm giảm thiểu sự sử dụng lãng phí và thất thoát nƣớc. Đồng
thời, thành phố xây dựng một trung tâm quản lý tổng hợp, tại đó tiến hành phân tích
dữ liệu theo thời gian thực, có thể tổng hợp số liệu và quản lý việc sử dụng nƣớc của
toàn thành phố.


19

Một việc quan trọng hơn là thành phố Dubuque xuất bản các tài liệu tuyên
truyền cho các cá nhân và doanh nghiệp để họ nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững và tăng cƣờng trách nhiệm sử dụng năng lƣợng hiệu quả. Để cải thiện năng lực
vận tải cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ của hệ thống giao thông công cộng, thành phố
Dubuque hết sức chú trọng công tác quản lý và quy hoạch, đồng thời hợp tác với IBM
trong việc ứng dụng công nghệ nhận dạng tần 2 số sóng vô tuyến (RFID) để theo dõi
hoạt động của các tuyến xe buýt và sự di chuyển của hàng trăm hành khách tình
nguyện tham gia Chƣơng trình. Các số liệu thu đƣợc sẽ đƣợc phân tích để xây dựng
các giải pháp quy hoạch giao thông tốt hơn và nâng cao hiệu quả của hệ thống giao
thông công cộng.
Với mục tiêu xây dựng thành phố thông minh, Dubuque đã lập kế hoạch sử
dụng công nghệ nối mạng để số hóa và kết nối các nguồn lực của thành phố (bao gồm
cấp nƣớc, cấp điện, khí đốt, giao thông, các dịch vụ công cộng...), tiến hành quản lý,
phân tích và tích hợp dữ liệu để đƣa ra sự đáp ứng một cách thông minh đối với các

nhu cầu của cộng đồng, giảm thiểu chi phí và tiêu hao năng lƣợng của thành phố,
khiến cho Dubuque trở thành một thành phố đáng sống và có môi trƣờng kinh doanh
thuận lợi.
7.1.3. Hàn Quốc
Từ năm 2003, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chiến lƣợc phát triển “ U-Korea”,
với hi vọng xây dựng Hàn Quốc trở thành một đất nƣớc thông minh. Chiến lƣợc phát
triển này sử dụng hệ thống cảm biến không dây để thúc đẩy việc số hóa các tài
nguyên, kết nối mạng, dễ sử dụng và thông minh, đã làm thay đổi đáng kể xã hội và sự
phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Chiến lƣợc này đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng chiến lƣợc vĩ mô của
quốc gia “ U- city”. Trong các thành phố “U-city”, CNTT có mặt trong tất cả các bộ
phận cấu thành của thành phố, để ngƣời dân có thể bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ chỗ nào và
sử dụng bất kỳ thiết bị gì cũng có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đô thị. Dựa trên
Chiến lƣợc xây dựng “U-city”, tháng 6/2011, thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã đƣa ra kế
hoạch “Seoul thông minh năm 2015” thể hiện tham vọng trở thành một thành phố
thông minh tầm cỡ thế giới.
Theo đó, từ năm 2012, ngƣời dân thành phố Seoul đã có thể tiếp cận các dịch
vụ hành chính cơ bản nhƣ cấp chứng nhận, trả tiền thuế, thanh toán hóa đơn... thông


20

qua điện thoại di động. Từ năm 2014, ngƣời dân có thể sử dụng điện thoại thông minh,
máy tính bảng để tiếp cận 81 dịch vụ hành chính của thành phố Seoul.
7.1.4. Singapore
Nhiều thành phố trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm công nghệ thông
minh, nhƣ Copenhagen đang thử nghiệm hàng loạt đèn đƣờng thông minh trên diện
rộng nhằm tiết kiệm năng lƣợng. Singapore đang làm „bảng điều khiển‟ cho cả nƣớc ,
sử dụng dữ liệu thu thập theo thời gian thực nhằm cải tiến các dịch vụ quan trọng đang
cung cấp cho công dân nhƣ chăm sóc sức khỏe, vận tải và các nguồn tài nguyên1.

Nếu thành công, Singapore sẽ là nơi đầu tiên kết nối đƣợc toàn bộ cơ sở hạ
tầng. Singapore đang thu thập dữ liệu trên diện rộng ở các hệ thống nhƣ vận chuyển,
thậm chí còn biết các xe cá nhân đi tới đâu, thông qua các thiết bị lắp trên xe. Thiết bị
này cũng đồng thời dùng cho thanh toán phí cầu đƣờng. Đơn cử nhƣ cách cải thiện vấn
đề giao thông và môi trƣờng, Bộ Giao thông Singapore đang áp dụng những phƣơng
án thông minh, dựa trên những dữ liệu thời gian thực. Đảo quốc sƣ tử thực thi sáng
kiến hộp kỹ thuật trên mặt đất đặt tại các cột đèn đƣờng hoặc điểm dừng xe buýt, kết
nối với các đƣờng dây cáp quang. Trong những chiếc hộp này, các bộ cảm biến có khả
năng phát hiện chất gây ô nhiễm không khí, dự báo mƣa lớn hay ùn tắc giao thông.
Ngoài ra, các bộ cảm biến này còn có thể báo cáo về tình trạng thùng rác đầy, kết hợp
với hình ảnh chụp có thể phát hiện những ngƣời xả rác và nhắc nhở họ thu dọn.
Họ đang cố gắng nghĩ cách sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau, phối hợp
để giải quyết những vấn đề lớn trong tƣơng lai nhƣ mật độ đô thị và già hóa dân số. Ví
dụ, dữ liệu vận chuyển có thể kết hợp với dữ liệu sức khỏe để xe tự lái có thể sớm đƣa
ngƣời già đến bác sĩ hoặc bệnh viện kịp thời.
Bên cạnh đó, Singapore cho biết sự “giàu có” của họ đƣợc xây dựng trên cơ sở
giáo dục và bí mật của hệ thống giáo dục nƣớc này lại nằm ở chất lƣợng giáo viên và
chất lƣợng giảng dạy. Những sinh viên ƣu tú nhất sắp ra trƣờng đƣợc tuyển chọn vào
đội ngũ giáo viên của đất nƣớc, còn phƣơng pháp giảng dạy của Singapore là không
phân loại học sinh. Giáo viên sẽ chờ đợi các em học sinh yếu hơn nắm bắt đƣợc bài
học trƣớc khi chuyển sang bài mới. Nhờ đó, học sinh khá hơn càng có thời gian nắm
vững kiến thức và giáo viên cũng cắt giảm đƣợc các lớp học thêm. Phƣơng pháp giảng
dạy của Singapore hạn chế việc học thuộc lòng, thay vào đó tập trung vào kỹ năng giải
Theo Steve Leonard, Phó chủ tịch điều hành Infocomm Development Authority, cánh tay công nghệ
nối dài của chính phủ Singapore
1


21


quyết vấn đề cho học sinh. Giáo dục của Singapore không chỉ truyền thụ kiến thức, mà
quan trọng hơn là dạy cho các em học sinh cách sử dụng kiến thức mình học ra sao để
gặt hái thành công trong tƣơng lai.
Hiện tại, Singapore đã mở 8.000 luồng dữ liệu chính phủ cho thế giới và mời
gọi các startup từ mọi nơi nghĩ các giải pháp mới. Singapore đang làm việc với 1 dự án
đƣợc đặt tên E3A nhằm tìm kiếm cách thức giao tiếp trong tƣơng lai: mọi vật và mọi
ngƣời, bất kỳ nơi đâu trong mọi thời điểm. Những dự án nhƣ vậy sẽ làm dấy lên nhiều
câu hỏi lớn về tính riêng tƣ. Nếu mọi thứ bị theo dõi, ngay cả khi bạn lái xe riêng của
mình đi đâu hay bệnh nhân đến gặp bác sĩ khi nào, nguy cơ rõ ràng nhất chính là thông
tin cá nhân bị lạm dụng. Nhƣng đó cũng là tiềm năng để quy hoạch đô thị tốt hơn và
có nhiều phát kiến mới.
7.1.5. Estonia
Cách Singapore 10.000 km, quốc gia nhỏ bé Estonia với vỏn vẹn 1,3 triệu dân
đã âm thầm theo đuổi mục tiêu xây dựng cộng đồng am hiểu kỹ thuật bắt đầu từ việc
triển khai dự án ProgeTiiger, đào tạo lập trình cho trẻ em từ 7 tuổi. Ở quốc gia Baltic
này, việc các em học sinh từ lớp ba đã bắt đầu ý tƣởng kinh doanh của riêng mình
không còn là điều xa lạ. Hầu hết các em đều muốn thành lập một công ty trên mạng,
bởi ở Estonia, công nghệ cao đã khiến mọi việc trở nên đơn giản hơn, nhanh hơn và
hiệu quả hơn rất nhiều.
Bên cạnh con ngƣời, một Quốc gia thông minh cần tới không gian thông minh nơi mà ngƣời dân và doanh nghiệp đƣợc trao quyền truy cập vào nguồn dữ liệu. Ngƣời
dân đƣợc quyền tham gia sâu vào những đóng góp trong những ý tƣởng sáng tạo và
các giải pháp. Muốn đạt đƣợc điều này cần phải xây dựng một chính phủ thông minh,
để có thể quản lý và ứng dụng công nghệ thông minh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu
của công dân.
Tại Estonia, những công việc hành chính nhƣ bỏ phiếu hay khai thuế trực tuyến
đều có thể thực hiện qua hệ thống X-Road, một công cụ trực tuyến kết hợp nhiều kho
dữ liệu. Thông qua X-Road, tất cả công dân Estonia bao gồm công dân bình thƣờng,
doanh nhân và quan chức đều đƣợc cấp quyền truy cập vào những dữ liệu họ cần cho
việc kinh doanh, xin giấy phép, phê duyệt và các tài liệu khác. Những thủ tục này
thƣờng khiến các công dân ở những quốc gia khác mất vài ngày, vài tuần hoặc thậm

chí cả tháng.


22

Để đăng ký một công ty ở quốc gia nhỏ bé này chỉ mất 18 phút, không cần phải
đặt lịch hẹn với nhà chức trách và tất cả đƣợc thực hiện qua mạng Internet. Bất kỳ ai
trên thế giới cũng hoàn toàn có thể kinh doanh tại Estonia mà không cần băng qua biên
giới Estonia, bởi khá dễ dàng để thành lập một công ty ở quốc gia này nhờ dịch vụ cƣ
trú kỹ thuật số (e-residency). Một cƣ dân kỹ thuật số (e-resident) cũng có đầy đủ
quyền truy cập vào các dịch vụ công trực tuyến nhƣ các cƣ dân Estonia, bao gồm dịch
vụ ngân hàng điện tử và chuyển tiền từ xa, khai báo thuế trực tuyến, ký văn bản và xác
minh các hợp đồng hay tài liệu trực tuyến.
Những yếu tố này đã giúp Estonia trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho những
ngƣời muốn khởi nghiệp. Startup tại Estonia không chỉ đông đảo về số lƣợng mà còn
rất chất lƣợng. Nhiều startup Estonia đã trở thành những công ty thành công, tiêu biểu
là Skype (đƣợc eBay mua lại vào năm 2005).
7.2.

Bài học rút ra cho Việt Nam
Thế giới đang nói nhiều về việc làm thế nào để bắt kịp cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tƣ với sự phát triển siêu tốc của CNTT và trí tuệ nhân tạo (AI), mang
tính đột phá và xóa nhòa đi mọi ranh giới về không gian, đem lại những tiện ích to lớn
cho con ngƣời. Trong cuộc đua này, những quốc gia làm chủ đƣợc tri thức, có khả
năng sáng tạo trên nền tảng công nghệ sẽ chiến thắng.Mọi ý tƣởng đều có cơ hội hình
thành và thử nghiệm
Khái niệm Quốc gia thông minh (smart nation) là một mô hình đất nƣớc đòi hỏi
những nỗ lực làm việc tập thể của chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời dân, nhằm xây
dựng cuộc sống tốt hơn, tạo ra nhiều cơ hội hơn và hỗ trợ cộng đồng mạnh hơn thông

qua các giải pháp công nghệ cao. Mô hình Quốc gia thông minh của Singapore có
những điểm tƣơng đồng với chính sách quản lý đất nƣớc bằng công nghệ của Estonia.
Theo đó, giao thông và môi trƣờng, nhà ở, hiệu quả kinh doanh, y tế, và các
dịch vụ công là 5 lĩnh vực then chốt đối với toàn xã hội và từng ngƣời dân mà công
nghệ số có thể tham gia. Mọi ý tƣởng của ngƣời dân và doanh nghiệp đều có cơ hội
hình thành và thử nghiệm, khi chính phủ Quốc gia thông minh cam kết sẽ tạo điều kiện
về hạ tầng và chính sách. Cốt lõi của một Quốc gia thông minh nằm ở con ngƣời thông
minh. Cả Singapore lẫn Estonia đều nhìn nhận ra vấn đề then chốt này. Singapore triển
khai sáng kiến này với triết lý cụ thể: “Thông minh không phải đƣợc đo bởi sự phát
triển của công nghệ, mà nằm ở việc xã hội sử dụng công nghệ để xử lý các vấn đề


23

cũng nhƣ thách thức đang gặp phải. Ngƣời dân phải là trung tâm của Quốc gia thông
minh, chứ không phải công nghệ”. Và quả thực, Singapore và Estonia đều đƣợc đánh
giá là quốc gia có học sinh phổ thông thông minh nhất thế giới2. Cụ thể, tại Bảng xếp
hạng ở lĩnh vực khoa học và toán học, Singapore đều đứng đầu. Trong khi đó, Estonia
đứng vị trí thứ ba ở lĩnh vực khoa học và vị trí thứ 22 ở lĩnh vực toán học.
Nhìn vào những thành công của chiến lƣợc Quốc gia thông minh mà Mỹ, Đức,
Hà Lan, Thụy Điển, Hàn Quốc, Singapore và Estonia đang triển khai, có thể nói Việt
Nam của chúng ta có cơ sở làm đƣợc, nhƣng quá trình ấy cần đƣợc định hƣớng cụ thể
và không thể diễn ra trong một sớm một chiều.
Có cơ sở để nói vậy khi Việt Nam cũng sở hữu một thế hệ tƣơng lai thông
minh. Cũng ở hệ thống đánh giá Pisa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD), Việt Nam đứng thứ 8 trong lĩnh vực khoa học và thứ 22 ở lĩnh vực toán học,
đứng trên học sinh tới từ các cƣờng quốc giáo dục nhƣ Anh hay Mỹ. Tuy bảng xếp
hạng này không thể đánh giá chính xác 100% cũng nhƣ dự đoán đƣợc tƣơng lai phát
triển của học sinh các quốc gia góp mặt, nhƣng ở một khía cạnh nào đó, nó cũng phần
nào cho thấy khả năng và tiềm năng phát triển của học sinh Việt Nam.

Quan trọng hơn, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, với phƣơng châm
hành động, kiến tạo, lấy ngƣời dân và doanh nghiệp làm trọng tâm phát triển, phù hợp
với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đang cho thấy những bƣớc đi thành công
đầu tiên trên con đƣờng trở thành “Quốc gia khởi nghiệp” và hoàn toàn có thể vƣơn tới
mục tiêu “Quốc gia thông minh” nếu nhƣ Chính phủ coi đây là định hƣớng phát triển.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam đã đón đầu đƣợc xu hƣớng Internet kết
nối vạn vật. Từ cách đây vài năm, Tập đoàn Bkav đã nghiên cứu phát triển giải pháp
nhà thông minh (smart home) với các thiết bị và phần mềm điều khiển ngôi nhà qua
Internet. Hay nhƣ Tập đoàn FPT đang cung cấp giải pháp bệnh viện thông minh tại
Singapore. Theo đó, bệnh nhân tại bệnh viện có thể đeo một thiết bị thông minh.
Thông qua kết nối Internet của thiết bị này và cảm biến tích hợp đo chỉ số sức khỏe,
bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân liên tục trong ngày.
Việt Nam có thể bắt đầu từ những mục tiêu vừa sức. Nhìn nhận đƣợc những
tiềm năng phát triển nhƣng cũng không có nghĩa Việt Nam đã đủ năng lực để trở thành
một “Quốc gia thông minh” đúng nghĩa trong một khoảng thời gian ngắn. Xét về quy
2

Theo hệ thống đánh giá Pisa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố năm 2016


24

mô diện tích và cơ cấu dân số, Việt Nam lớn hơn Singapore và Estonia rất nhiều lần.
Việc quản lý, xây dựng kế hoạch và nhất là đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lƣợc
Quốc gia thông minh ở những đất nƣớc nhỏ bé, xét trên nhiều khía cạnh, có phần dễ
dàng thực hiện hơn các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn và đông dân. Tuy vậy, Việt Nam
có thể bắt đầu với những mục tiêu vừa phải hơn nhƣ triển khai mô hình căn hộ thông
minh, bệnh viện thông minh ở diện rộng hay biến Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thành
những đô thị thông minh.
Bên cạnh quy mô triển khai, nếu nhƣ ý tƣởng Quốc gia thông minh đi vào thực

tế ở Việt Nam, rõ ràng, chất lƣợng kết nối Internet của nƣớc ta là chƣa đủ để đáp ứng
tham vọng này. Nhìn sang Hàn Quốc, Singapore và Estonia, đây là 3 trong số những
nƣớc trong khu vực có tốc độ đƣờng truyền băng thông rộng nhanh nhất thế giới. Ở
Estonia, với diện tích đất nƣớc khoảng 45.000 km2, theo thống kê công bố năm 2011,
có 2.500 điểm truy cập Internet không dây miễn phí trải dài trên khắp đất nƣớc. Mạng
4G đƣợc triển khai bao phủ 95% diện tích quốc gia từ năm 2013. Trong khi đó, chất
lƣợng kết nối Internet của Việt Nam chỉ đứng thứ 102 thế giới3. Theo các chuyên gia,
việc chậm trễ trong triển khai 4G và đầu tƣ các tuyến cáp quang biển là lý do Việt
Nam bị đánh giá thấp.
Ngoài ra, nếu theo đuổi tham vọng xây dựng Quốc gia thông minh, kết nối vạn
vật qua Internet, an ninh mạng cũng là một nội dung quan trọng, trong bối cảnh số
lƣợng những cuộc chiến tranh mạng đang có xu hƣớng tăng cao thời gian gần đây.
Ngày 10/10/2016, Singapore công bố Chiến lƣợc quốc gia về an ninh mạng nhằm đảm
bảo Singapore sẽ ít bị tổn thƣơng nhất bởi các cuộc tấn công mạng. Hay nhƣ Estonia
cũng đã đề ra những phƣơng án dự phòng. “Nếu có chuyện gì xảy ra ở Estonia, ví dụ
hệ thống của Chính phủ bị sập, Chính phủ của chúng tôi vẫn có thể hoạt động bình
thƣờng vì hệ thống và dữ liệu của chúng tôi đã đƣợc lƣu trữ dự phòng ở nƣớc ngoài”4.
Với Việt Nam và các nƣớc đang phát triển khác, bài học của các quốc gia đứng
đầu trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là mô hình Quốc gia thông minh, sẽ giúp ích rất
nhiều khi chúng ta bƣớc vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. Và điều quan
trọng có thể rút ra đƣợc ngay là chúng ta cần tập trung vào con ngƣời với tinh thần
sáng tạo, sự thích nghi và tri thức để phát triển.

3
4

Theo đánh giá của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU)
Theo ông Siim Sikkut - kiến trúc sƣ trƣởng của mô hình Chính phủ điện tử Estonia



25

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
MẠNG LƢỚI VẠN VẬT KẾT NỐI INTERNET

1.1.

CUỘC CÁCH MẠNG INTERNET VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 4.0
“Cuộc cách mạng” ở đây dùng để chỉ một sự thay đổi mang tính đột biến và

triệt để. Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt lịch sử thế giới khi các công nghệ
mới và phƣơng pháp mới nhận thức thế giới tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong các hệ
thống kinh tế và kết cấu xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm
1840, đƣợc bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đƣờng sắt và phát minh ra động cơ
hơi nƣớc, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ
khí.
Tiếp theo, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đƣợc bắt đầu vào cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, đƣợc thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và
dây chuyền lắp ráp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu vào những năm thập niên 1960
và thƣờng đƣợc gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó đƣợc xúc
tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá
nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4. FIR (Four Industry Revolution) đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế
kỷ này và xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, đặc trƣng bởi Internet ngày càng phổ
biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ
nhân tạo và “máy tính học”. Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và
hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, đƣợc tích hợp nhiều hơn và vì

vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu.


×