Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và ước tính trữ lượng dầu khí cấu tạo a thuộc lô 101 10004 bắc bể sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 83 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong các ngành công nghiệp đang phát triển ở Việt Nam thì ngành công nghiệp
dầu khí đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu về năng
lượng ngày càng cao của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc
biệt phát triển ngành công nghiệp dầu khí không những đảm bảo về nhu cầu năng
lượng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách quốc gia mà quan trọng hơn nó còn
mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp liên quan như công
nghiệp hóa chất, dịch vụ...
Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay song song với hàng loạt các phát hiện
mỏ có trữ lượng thương mại được công bố trong những năm gần đây đã khẳng định
thềm lục địa Việt Nam chứa đựng tiềm năng dầu khí hấp dẫn. Điều này đã được chứng
minh qua công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại các bể Sông Hồng, Cửu
Long, Nam Côn Sơn. Song trong thời gian gần đây, khi các mỏ lớn đã được phát hiện
và đưa vào khai thác đang bước vào giai đoạn suy thoái, thì việc tìm kiếm các mỏ dầu
khí tại những khu vực mới đang được đưa lên hàng đầu. Bể trầm tích Phú Khánh đã
được chứng minh là khu vực có tiềm năng dầu khí tốt song do nằm ở khu vực nước sâu
nên công tác tìm kiếm thăm dò còn nhiều hạn chế. Việc tập trung nghiên cứu, đánh giá
tiềm năng dầu khí của khu vực này sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành công nghiệp
dầu khí Quốc gia.
Được phép của khoa Dầu khí, bộ môn Địa chất Dầu khí trường Đại học Mỏ Địa
chất Hà Nội, Tổng Công ty Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí PVEP, em đã tiến
hành thực tập tốt nghiệp tại Ban Tìm kiếm Thăm dò của Tổng Công ty. Được sự hướng
dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất Dầu khí, đặc biệt là cô giáo
hướng dẫn trực tiếp ThS. Bùi Thị Ngân cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ
trong Tổng Công ty PVEP, em đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: Nghiên
cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và ước tính trữ lượng dầu khí
cấu tạo A thuộc lô 101-100/04 Bắc bể Sông Hồng.
Trong quá trình thực tập và viết đồ án do thời gian, kiến thức và khả năng lý luận
của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiết sót. Kính mong các thầy


cô giáo, các cán bộ chuyên môn và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung.


2

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn em là
ThS. Bùi Thị Ngân và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Dầu khí trường Đại học
Mỏ - Địa chất Hà Nội.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với KS. Phan Thị Quỳnh Anh
(PVEP-ITC) về sự quan tâm, hướng dẫn trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tổng Công ty PVEP, cũng như các cô
chú, anh chị trong Trung tâm hỗ trợ kĩ thuật (PVEP-ITC) đã tạo điều kiện thuận lời, tận
tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành báo cáo này.
Ngày 14 tháng 6 năm 2019
Sinh viên
Lê Đồng Hải

MỤC LỤC


3


4

DANH MỤC HÌNH ẢNH


5


DANH MỤC BẢNG BIỂU


6

1.1

-

-

-

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý

Bể Sông Hồng nằm trong khoảng 105o30’- 110o30’ kinh độ Đông, 14o30’- 21o00’
vĩ độ Bắc. Về địa lý, bể Sông Hồng có một phần nhỏ diện tích nằm trên đất liền thuộc
đồng bằng Sông Hồng, còn phần lớn diện tích thuộc vùng biển Vịnh Bắc Bộ và biển
miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Đây là một bể có lớp phủ
trầm tích Kainozoi dày hơn 14km, có dạng hình thoi kéo dài gần nửa đất nước từ miền
bắc vào miền Trung Việt Nam.
Trong tổng số diện tích cả bể khoảng 220.000 km 2. Bể Sông Hồng về phía Việt
Nam chiếm khoảng 126.000 km2, trong đó phần đất liền miền võng Hà Nội (MVHN)
và vùng biển nông ven bờ chiếm khoảng hơn 4.000 km 2, còn lại là diện tích ngoài khơi
Vịnh Bắc Bộ và một phần ở biển miền Trung Việt Nam.
Bể Sông Hồng rộng lớn, có cấu trúc địa chất phức tạp thay đổi từ đất liền ra biển
theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Nam, bao gồm các vùng địa chất khác nhau, đối
tượng Tìm Kiếm Thăm Dò cũng vì thế mà khác nhau. Có thể phân thành ba vùng địa
chất là (Hình 1.1):

Vùng Tây Bắc (1): Bao gồm miền võng Hà Nội và một số lô phía Tây Bắc của Vịnh
bắc Bộ. Đặc điểm cấu trúc nổi bật của vùng này là cấu trúc uốn nếp phức tạp kèm
nghịch đảo kiến tạo trong Miocen.
Vùng trung tâm (2): từ lô 107-108 đến lô 114-115 với mực nước biển dao động từ 2090m. Vùng này cũng có cấu trúc đa dạng, phức tạp, nhất là phụ bể Huế- Đà Nẵng,
nhưng nhìn chung có móng nghiêng thoải dần vào trung tâm với độ dày trầm tích hơn
14.000m. Các cấu tạo nói chung có cấu trúc khép kín kế thừa trên móng ở phía Tây,
đến các cấu trúc sét Diapir nổi bật ở giữa trung tâm.
Vùng phía Nam (3): từ lô 115 đến lô 121, với mực nước thay đổi từ 30-800m nước, có
cấu trúc khác hẳn so với hai vùng nói trên vì có móng nhô cao trên địa lũy Tri Tôn tạo
thềm Carbonat và ám tiêu san hô, bên cạnh phía Tây là địa hào Quảng Ngãi và phía
Đông là các bán địa hào Lý Sơn có tuổi Oligocen.


7

Hình 1. 1 : Vị trí phân vùng cấu trúc bể Sông Hồng (theo Địa Chất và Tài
Nguyên Dầu Khí Việt Nam).
(1): Vùng Tây Bắc
(2): Vùng Trung Tâm
(3): Vùng Tây Nam


8

Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở bể Sông Hồng đã được tiến hành từ đầu
thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Ngoài các mỏ khí Tiền Hải C, Đông Quan, D14 là đang
khai thác thì bể Sông Hồng còn có các phát hiện khí là Báo Đen, Báo Vàng, Hắc Long,
Hoàng Long, Bạch Long, Địa Long và một phát hiện dầu là Mỏ Thái Bình.
Lô 101-100/04 nằm ngoài khơi bờ biển phía Bắc của Việt Nam với tổng diện tích
4.914 km2 (Hình 1.2). Toàn bộ Lô nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ với chiều sâu mực

nước khoảng 30m.

Hình 1. 2: Vị trí lô 101- 100/04 (theo PVEP sông Hồng )
1.2 Đặc điểm khí hậu thủy văn

Khu vực nghiên cứu mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc Việt
Nam. Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô . Mùa mưa kéo dài từ
tháng 6 đến tháng 9; mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau . Theo quy
luật , các hoạt động Tìm kiếm- Thăm dò và Khai thác dầu khí có thể bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố sau:


9














Nhiệt độ không khí
Trung bình năm khoảng 22,5 -23,5°C độ ẩm tương đối là 70-80%. Nhiệt độ
thường thấp về mùa khô ( thấp nhất là 8°C) và cao nhất về mùa mưa ( cao nhất là

41°C).
Lượng mưa
Trung bình năm khoảng 1400-2000 mm; lượng mưa trung bình trong tháng là 200300 mm. Lượng mưa lớn nhất là vào tháng 7 và tháng 10.
Sương mù
Thông thường sương mù có vào mùa đông , từ 3 đến 5 ngày trong 1 tháng.
Gió
Gió mùa đông bắc có độ mạnh cho tới cấp 7-8 theo từng đợt kéo dài khoảng từ 3
ngày đến 2 tuần , thường xuất hiện trong thời gian từ nửa cuối tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau. Với gió mùa Đông Bắc từ cấp 4, cấp 5 trở lên, biển trong khu vực
động rất mạnh , các công tác thăm dò như thu nổ địa chấn , khảo sát địa chất công trình
biển và các hoạt động cung cấp vật tư – thiết bị, thực phẩm và xăng dầu trên biển có
thể phải tạm dừng hoạt động. Vào mùa hè thường có gió Nam, Đông Nam tốc độ trung
bình 9-11km/h, mạnh nhất 74 km/h mùa này do bão hoạt động nhiều nên có thể tốc độ
gió có thể lên tới 148km/h.
Bão
Các cơn bão áp thấp nhiệt đới có cường độ thấp trên cấp 7 thường đi vào trong
khu vực trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10. Thời gian ảnh hưởng của các cơn bão
thường ngắn , chỉ kéo dài từ 1 đến 5 ngày và đi kèm với các cơn bão thường có mưa
lớn kéo dài trong vài ngày sau cơn bão đi qua. Các thời kì hầu như không có bão là từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Sóng biển
Tình hình sóng biển ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ gần phù hợp với chế độ sóng vùng
ven bờ. Ở khu vực vào mùa đông hướng sóng thịnh hành là Đông Bắc có độ cao trung
bình là 0.8-1,0m ( cao nhất là 2-3m), trong thời gian có gió mùa Đông Bắc sóng có thể
lên tới 4m. Mùa hè hướng sóng thịnh hành là Đông- Đông nam có độ cao trung bình từ
0,7- 1,0m ( cao nhất là 3,5 – 4,5 m), trong khi đó có bão sóng biển có thể lên tới 5-6m.
Riêng tháng 4 là tháng chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam và
tháng 9 là chuyển tiếp từ gió mùa Tây Nam sang gió mùa Đông Bắc nên thường quan
chắc được hướng sóng Đông Bắc lẫn Tây Nam.
Dòng chảy

Do chịu tác dụng của 2 mùa gió nên ở Vịnh Bắc bộ còn tồn tại hai dòng chảy
chính: Mùa đông dòng nước chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, mùa hạ chảy


10

theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Dòng chảy được xác định trên bề mặt nên dòng
chảy thay đổi phụ thuộc vào gió và tốc độ dòng chảy xác định là 1-2m/s.
• Hệ thống sông ngòi
Đồng bằng Sông Hồng có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống
sông Thái Bình . Trong đó, có rất nhiều hệ thống sông ngòi nhỏ, chằng chịt nối các tỉnh
trong vùng và khu vực lân cận.
1.3
Đặc điểm kinh tế- nhân văn
Giao thông, thông tin liên lạc, nguồn điện, nguồn nước .
Vùng đồng bằng Sông Hồng có nhiều đầu mối liện hệ với các tỉnh phía Bắc và
phía Nam. Vùng được coi là cửa khẩu quốc tế hàng đầu của đất nước ( sân bay Nội
Bài, cảng Biển Hải Phòng). Các hệ thống đường bộ đường thủy đường hàng không của
vùng tương đối phát triển so với cả nước. Hàng hóa vận chuyển và luân chuyển (33%
và 36,01% của cả nước; hành khách vận chuyển và luân chuyển ( 32,15% và 17,10%
của cả nước). Hệ thống giao thông trong vùng phát triển một cách đồng đều từ đường
bộ, đường thủy, đường sắt cho đến đường hàng không.
• Đường bộ .
Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đường bộ khá lớn , nó bao gồm các quốc lộ
nối liên tỉnh với nhau, đồng thời cũng có 1 số quốc lộ nối các tỉnh trong vùng với khu
vực khác. Ở đây có các tuyến đường quốc lộ lớn như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ
10, Quốc lộ 18.
• Đường thủy
Với mạng lưới sông ngòi dày đặc và đường bờ biển kéo dài nên vùng có điều kiện
rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Hệ thống sông Hồng, sông Thái

Bình nước chảy không xiết và không có nhiều ghềnh nên thuận tiện cho việc lưu thông
qua lại giữa các tỉnh. Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân , Cửa
Lục, Cửa Ông, Hòn Gai. Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng là đầu mối nối với Hà Nội
bằng nhiều tuyến đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không, đường ống. Từ
cảng này sẽ xuất ra ngoài các mặt hàng như quặng kim loại, nông sản, lâm sản, hàng
công nghệ…, nhập vào nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải…
• Đường sắt
Hệ thống đường sắt khá lớn, phân bố rộng và chạy khắp vùng, liên kết các tỉnh
với nhau và cũng là phương tiện nối các tỉnh lân cận để phục vụ cho giao thương,
chuyên chở hàng hóa, phương tiện giao thông cho người dân đi lại. Các loại tàu chở
hàng gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường. Các loại tàu khách gồm: Tàu
liên vận quốc tế, tàu khách thường và tàu hỗn hợp. Các tuyến đường sắt đều đi qua thủ
đô Hà Nội, như là một trung tâm tỏa đi các hướng trên cả nước: Hà Nội- Thành phố Hồ


11











Chí Minh; Hà Nội- Hải Phòng; Hà Nội- Lào Cai; Hà Nội- Đồng Đăng; Hà Nội- Hà
Nội-Cảng Cái Lân…
Đường hàng không

Trong vùng có 2 sân bay hàng không lớn đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội
và sân bay Cát Bi của Tp.Hải Phòng. Hai sân bay này càng được hoàn thiện hơn phần
nào đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tiên liên lạc của toàn vùng rất phát triển, vì đây là trọng điểm
kinh tế của toàn miền Bắc nên chính phủ cũng như các ban ngành địa phương đã đầu tư
rất nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế
liên quan đến thông tin. Bất cứ ngành nghề nào nếu không có hệ thống liên lạc thì
không thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, ở từng địa phương từng tỉnh thành trong
vùng đều có hệ thống thu phát sóng đặt tại vị trí chốt yếu, đặc biệt là các trung tâm
kinh tế của vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Bên cạnh đó, hiện nay rất
nhiều dịch vụ mạng điện tử phát triển không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao với độ
phủ sóng rộng khắp, tần số sóng mạnh, mức độ thông suốt cao. Tuy nhiên có nhiều
khiếm khuyết vẫn còn tồn tại như: hiện tượng gián đoạn trong giờ cao điểm, một số
nơi vùng núi cao liên lạc kém… Nhưng các chuyên viên kĩ thuật trong vùng không
ngừng tìm tòi nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống liên lạc nhằm đảm bảo chất lượng
tốt nhất.
Nguồn điện
Nguồn năng lượng điện phục vụ cho các ngành công nghiệp và đời sống nhân dân
tương đối tốt. Điện đã về các nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh, tuy giá thành nơi đó còn
cao nhưng hiện nay đang có nhiều hoạt động nhằm giảm giá thành phù hợp với người
tiêu dùng. Trong vùng có nhiều nhà máy điện lớn như: Nhà máy thủy điện sông Đà,
nhiệt điện Phả Lại…
Nguồn nước
Vùng có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình
nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm đều có
chất lượng tốt. Tuy nhiên, vùng cũng xảy ra tình trạng thừa nước vào mùa mưa và thiếu
nước vào mùa khô.
Đặc điểm kinh tế xã hội
Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam: Vùng trung

du và vùng núi Bắc Bộ ( gồm Đông Bắc và Tây Bắc) và đồng bằng sông Hồng.
Dân cư
Đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc, dân số của vùng là 19.883.325/người
(1/4/2011) chiếm 22.7% dân số cả nước. Ước tính mật độ dân số khu vực này lên đến


12









800 người km2. Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ là dân tộc thiểu số. Về
đặc điểm dân cư, cư dân địa bàn của đồng bằng sông Hồng không phải là người Việt
mà là người Môn-khome và người Tày- Thái. Trong quá trình di cư và phát triển sản
xuất, hai nhóm người đã tiếp xúc với nhóm cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ
Nam đảo để hình thành nên người Việt Cổ. Trình độ dân trí trong khu vực cao nằm
trong độ tuổi trung bình là 28. Khu vực là nơi tập trung sinh viên của nhiều trường đại
học lớn của cả nước. Dân cư đông có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao
động này có kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. Tạo
ra thị trường có sức mua lớn. Tuy nhiên gia tăng dân số vẫn còn cao. Di dân tự do vào
các thành phố lớn đã gây sức ép lớn đối với nền kinh tế, việc làm- thất nghiêp ở thành
phố, thiếu việc làm ở nông thôn đang là vấn đề cần giải quyết.
Giáo dục
Vùng này có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ tri thức
giỏi, nhân dân có quyền lao động cần cù sáng tạo. Vùng đã tập trung khoảng 26% số

cán bộ có trình độ cao đẳng đại học, 72% số cán bộ có trình độ trên đại học, 23,6% lực
lượng lao động kĩ thuật của cả nước. Có gần 100 trường cao đẳng, đại học, 70 trường
trung cấp chuyên nghiệp, 60 trường công nhân kĩ thuật và 40 trường dạy nghề, hàng
trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó nhiều viện đầu ngành. Thực tế cho thấy
vùng đồng bằng Sông Hồng dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng nguồn nhân
lực và khả năng triển khai khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo.
Y tế
Hệ thống y tế trong vùng tương đối tốt, hoàn chỉnh từ trạm y tế cấp xã, phường
cho tới cấp tỉnh, trung ương. Cán bộ nhân viên y tế có năng lực, trách nhiệm trình độ
chuyên môn cao. Có 20 bệnh viện đầu ngành, là 1 trong ba trung tâm y tế chuyên sâu
của cả nước. Tuy nhiên cán bộ y tế có trình độ cao, các bệnh viện lớn có đầy đủ
phương tiện chăm sóc y tế lại tập trung ở thành thị. Do vậy dân cư ở vùng xa trung tâm
thì thường gặp nhiều khó khăn về chăm sóc y tế.
Đời sống kinh tế
Đồng bằng Sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng trong
phân công lao động của cả nước. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc
Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính , chính trị cao của cả
nước… Vùng lại tiếp giáp với hơn 400km bờ biển, cửa ngõ thông ra biển qua cảng Hải
phòng , dễ dàng giao lưu với các vùng khác và các nước trong khu vực.
Các ngành chủ yếu
+ Công Nghiệp: Đồng bằng Sông Hồng có nền công nghiệp phát triển thuộc loại
sớm nhất nước ta. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả


13

nước, nhất là về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm. Xét về
tỉ trọng trong tổng GDP trong ngành công nghiệp trong vùng thì công nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm chiếm 20,9%; công nghiệp nhẹ (dệt may, da) chiếm 19,3%; sản

xuất vật liệu xây dựng 17,9%; cơ khí, điện điện tử 15,2%; hóa chất phân bón cao su
chiếm 8,1 % còn lại 18,2% là công nghiệp khác.
+ Nông nghiệp: Vùng nghiên cứu là một trong hai vựa lúa của Việt Nam, có nhiệm
vụ hỗ trợ lương thực cho các tỉnh phía Bắc và một phần cho xuất khẩu. Tỷ trọng ngành
trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 23%. Trong đó chủ yếu là
trồng lúa nước chiếm 89,21%. Ngoài ra còn phát triển các cây công nghiệp khác như
lạc, đậu tương có thể trồng xen canh, gối vụ. Cây công nghiệp chủ yếu là đay chiếm
5%. Về chăn nuôi, sự phát triển của đàn lợn gắn liền với sản xuất lương thực trong
vùng. Bên cạnh đó còn gia tăng về gia cầm, đàn bò và chăn nuôi thủy sản cũng được
chú trọng phát triển để tận dụng lợi thế diện tích mặt nước đa dạng của vùng và phục
vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
+ Ngư nghiệp: Do đặc điểm vị trí của vùng có diện tích tiếp xúc với biển lớn ( hơn
400km bờ biển ) nên ngành ngư nghiệp khá phát triển ở vùng Đồng bằng Sông Hồng,
hệ thống sông ngòi dày đặc, đan xen rất thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy
hải sản tại mỗi tỉnh nói riêng và khu vực nói chung.
+ Thương nghiệp: Mạng lưới thương nghiệp rộng khắp trên toàn bộ khu vực đáp
ứng nhu cầu mua bán của nhân dân một cách tiện ích và hợp lí nhất. Đặc biết với chính
sách hội nhập mở cửa của nhà nước thì các trung tâm thương mại lớn càng hình thành
nhiều hơn. Cùng với các biển thì thuận lợi cho việc giao thương giữa khu vực với các
nước khác.
+ Dịch vụ và du lịch: Là trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước, Đồng bằng
Sông Hồng đã dảm nhận chức năng phân phối hàng hóa trên phạm vi các tỉnh phía Bắc
và một phần các tỉnh ven biển Miền Trung. Đồng bằng Sông Hồng là một trung tâm
dịch vụ lớn có tỷ trọng dịch vụ trong GDP của vùng đạt 455 so với cả nước là 41%.
Vùng nghiên cứu có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch trong
và ngoài nước: Quần thể du lịch Hạ Long, động Hương Tích, Ao Vua , Tam Cốc Bích
Động,.. Có hơn 1700 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng. Cộng với truyền thống
văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc, các làng nghề thủ công, truyền thống.. đã tạo
sức hút mạnh mẽ, giúp cho ngành du lịch phát triển.



14

1.4 Những thuận lợi và khó khăn
1.4.1 Thuận lợi
Những thuận lợi cơ bản của khu vực đối với công tác Tìm kiếm- thăm dò dầu khí
bao gồm:
+ Khu vực có những cơ sở hạ tầng phục vụ khá tốt cho công tác thăm dò dầu
khí như: Có hệ thống giao thông đầy đủ rất thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng
hóa, mạng lưới thông tin liên lạc đa dạng, thuận tiện cho việc liên lạc từ giếng khoan
về đất liền. Đặc biệt là gần các cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Chân Mây…
nên có thể dùng làm căn cứ trong quá trình hoạt động.
+ Có nguồn lao động trẻ dồi dào, tỷ lệ lao động có trí thức và qua đào tạo lớn.
+ Tiềm năng kinh tế của vùng lớn, thị trường tiêu thụ dầu khí tốt.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng có những khó khăn nhất định.
+ Việc thăm dò dầu khí được tiến hành ở ngoài khơi, xa bờ nên gặp một số
khó khăn về công tác hỗ trợ dịch vụ như chi phí cho các chuyến bay ra ngoài giàn cao,
quá trình tiến hành các công tác Dầu Khí có sự đầu tư lớn. Ngoài ra, còn gặp sự ảnh
hưởng của thời tiết như: gió, bão, dòng chảy,…
+ Do ảnh hưởng của nước biển nên các trang thiết bị ngoài giàn khoan rất
nhanh bị hư hỏng nên thường xuyên phải bảo dưỡng thay thế chi phí rất cao.
1.4.2

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ DẦU KHÍ
Các hoạt động dầu khí trong Lô tập trung trong khu vực tiềm năng thuộc bể
Beibuwan. Trong khoảng thời gian từ 1980-1990, CNOOC đã khoan 2 giếng khoan
thăm dò là Weizhou 14-2-1 và Weizhou 14-2-2.



15

- Giếng khoan Weizhou 14-2-1 phát hiện khí và condensat trong đối tượng chứa
cát kết tuổi Oligoxen với chiều dày hiệu dụng khoảng 7,5 m. Giếng đã tiến hành thử 2
DST với kết quả thử cho lưu lượng 12-15 triệu bộ khối khí/ngày và 57-72 thùng
condensat/ ngày (Bảng 2.1).
- Giếng khoan WZ14-2-2 là giếng thẩm lượng cho giếng WZ14-2-1 ở phần cánh
phía Tây nhưng kết quả lại là giếng khô.
Năm 2004, PIDC bắt đầu công tác tìm kiếm thăm dò trên khu vực Lô bằng việc
thực hiện khảo sát 1.528 km tuyến địa chấn 2D trên diện tích Lô vào năm 2005 (Hình
2.1). Santos đã tiến hành tái xử lý và minh giải 1.538 km địa chấn 2D, và nhanh chóng
thu nổ và xử lý PSTM 689,4 km2 3D vào năm 2007 (Hình 2.1). Dựa vào kết quả của tài
liệu địa chấn 3D, giếng khoan thăm dò Hạ Mai-1X đã được khoan vào phần cánh phía
Đông Bắc của phát hiện Weizhou 14-2-1 năm 2009. Kết quả giếng này đã xác định
được 3 vỉa khí theo tài liệu minh giải log với tổng chiều dày chứa vào khoảng 20m. Do
trữ lượng phát hiện nhỏ nên Nhà điều hành không tiến hành thử vỉa. Ba (03) mẫu khí
thu được qua đo MDT cho kết quả phân tích hàm lượng CO2 và N2 thấp, không có H2S.

Hình 2. 1 Sơ đồ mạng lưới tuyến địa chấn và các giếng khoan trong khu vực Lô
101-100/04 (theo PVEP sông Hồng
Giếng khoan CB-1X được khoan năm 2011 gặp 3 vỉa khí và 3 vỉa dầu trong đối
tượng trầm tích lục nguyên tuổi Đệ tam. Giếng đã khoan qua 300m đá biến chất có tuổi
Paleozoi (?), và không gặp đối tượng móng đá vôi tuổi Cacbon-Pecmi (?) như dự báo
trước khi khoan. (Bảng 2.1).


16

Bảng 2. 1 Kết quả các giếng khoan lô 101-100/04
Giếng

khoan

Năm
khoan

Nhà điều
hành

Đối tượng
thăm dò

Kết quả

WZ 142-1

Chiều
sâu đáy
giếng
(TD)
3.791
mMD

1991

CNOOC

Cát kết
Oligoxen,
Eoxen


DST#5: 12triệu
bộ khối
khí/ngày,
57thùng
condensate/ngà
y DST#4:
15triệu bộ khối
khí/ngày, 72
thùng
condensate/ngà
y

WZ 142-2

2.050
mMD

1991

CNOOC

Cát kết
Oligoxen

Giếng khô

HM -1X

2.600
mMD


2009

Santos

Cát kết
Oligoxen

Gặp 5 vỉa cát
chứa khí, trong
Oligoxen không
thử vỉa

CB -1X

1.724
mMD

2011

Salamander

- Móng đá
Gặp 3 vỉa cát
vôi trước
chứa dầu và 3
Đệ tam - vỉa cát chứa khí,
Cát kết
trong Oligoxen
Oligoxen

không thử vỉa.
2
Năm 2010, Salamander đã tái xử lí 242 km địa chấn 3D bằng phương pháp
PSDM trên phần diện tích của cấu tạo X (Hình 2.1) với mục đích nâng cao chất lượng
hình ảnh đối tượng móng phục vụ cho công tác lựa chọn vị trí giếng khoan CB-1X. Hai
nhà điều hành PIDC và Santos đã trực tiếp thu nổ địa chấn 2D và 3D trên lô 101100/04. Số liệu được thống kê ở bảng 2.2.


17

Bảng 2. 2 Khối lượng tài liệu địa chấn lô 101-100/04
T
T

Nhà điều
hành

Năm

1
2

PIDC
Santos

2005
2007

Khối lượng thu nổ địa
chấn

2D (Km) 3D (Km2 )
1.528
689


18

3.1














CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC
Khung kiến tạo địa chất khu vực
Lô 101-100/04 có phần lớn diện tích phía Bắc thuộc thềm Hạ Long , khu vực phía Nam
thuộc phần Tây của phụ bể Hải Phòng (Haizhong subbasin) theo phân chia đơn vị kiến
tạo tại bể Beibuwan của Trung Quốc.
Bể Beibuwan nói chung và phụ bể Hải Phòng nói riêng nằm về phía Đông Bắc bể
sông Hồng, có phương kéo dài hướng Đông Bắc-Tây Nam. Bể Beibuwan có đặc điểm
là bể tách giãn ở phần Bắc biển Đông như bể Nam Hải Nam, bể cửa sông Châu.

Khu vực Lô 101-100/04 có cấu trúc địa chất không quá phức tạp xong chưa được
nghiên cứu nhiều. Trên cơ sở liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý hiện có, khu vực này
có vị trí liên quan đến các đơn vị kiến tạo chính như sau (Hình 3.1):
Đới trũng trung tâm bể Sông Hồng thể hiện là một địa hào lớn, trầm tích dày, phát triển
theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng.
Đới phân dị Sông Lô: bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông
Nam trong Paleocene –Eocene hình thành hàng loạt các địa hào, địa lũy nhỏ hẹp như
địa hào Kiến An, Thủy Nguyên. Một số nơi bị nâng lên và mất trầm tích để lộ các khối
móng nằm rất nông như quan sát thấy tại cấu tạo Chí Linh, Yên Tử.
Trũng Bạch Long Vĩ có hướng gần như vuông góc với đới phân dị Sông Lô, thể hiện là
một địa hào nhỏ;
Đới nâng Bạch Long Vĩ (khu vực đảo Bạch Long Vĩ ngày nay) được hình thành liên
quan tới pha nghịch đảo kiến tạo khu vực được ghi nhận vào thời kỳ Oligocene, trên
đảo trầm tích Oligocene vẫn còn quan sát được lộ ra trên mặt. Đới nâng Bạch Long Vĩ
kéo dài phát triển về phía bể Beibuwan có thể tương ứng với đới nâng Qixi (Uplift) là
địa lũy kéo dài phương Tây Bắc-Đông Nam phân chia bể Beibuwan thành các phụ bể
(Hình 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5). Phần phía Tây hội tụ về phía thềm Hạ Long tại khu vực
cấu tạo Cát Bà tạo thành rìa Tây, Tây Nam của bể Beibuwan.
Bể trầm tích Beibuwan: là một hệ thống các bể trầm tích hình thành do quá trình tách
giãn thụ động trong Paleocene – Eocene giữa khu vực đảo Hải Nam và lục địa Bắc Việt
Nam – Nam Trung Hoa. Bể có chiều dày trầm tích đồng tách giãn Paleocene –
Oligocene lớn trong khi các thành tạo sau tách giãn mỏng hơn so với bể Sông Hồng
(khoảng trên dưới 1.000m). Các đơn vị kiến tạo của bể liên quan đến khu vực Lô 101100/4 gồm:
+
Phụ bể Hải Phòng (Haizhong subbasin): là một phụ bể nằm ở phía Đông, đã
có các phát hiện dầu khí. Một phần diện tích Lô 101-100/4 thuộc đới phần rìa Tây của
phụ bể này.


19




Thềm Hạ Long: Nằm ở phía Đông Bắc của đới đứt gãy Sông Lô bao gồm lớp trầm tích
Kainozoi mỏng phủ bất chỉnh hợp trên móng Paleozoi. Móng Paleozoi gồm các thành
tạo đá vôi karstơ lộ ra trên khu vực Đồ Sơn, Kiến An và ở Vịnh Hạ Long.

Hình 3. 1 Vị trí Lô 101-100/04 trong mối tương quan với các đơn vị kiến tạo lân
cận (PVEP sông Hồng)

Hình 3. 2 Mặt cắt địa chất thể hiện cấu trúc các thành tạo trước KZ (PVEPsông Hồng)


20

Hình 3. 3 Mô hình địa chất thể hiện cấu trúc của bể trầm tích Beibuwan
(PVEP-Sông Hồng)

Hình 3. 4 Tuyến địa chấn thể hiện đặc trung cấu trúc phần Bắc bể Sông Hồng
(PVEP sông Hồng)


21

Hình 3. 5 Tuyến địa chấn qua các khu vực kiến tạo chính Lô 101-100/4 (PVEP
sông Hồng)

3.2

Kết quả minh giải địa chấn Lô 101-100/04 và xây dựng bản đồ

Tài liệu địa chấn 2D do PIDC thu nổ vào năm 2005 (1.538 km) đã chỉ ra rằng hầu
hết các tầng móng ở phía Bắc Lô 101-100/04 là tương đối nông (~1km). Phía Tây Bắc
của Lô không có tài liệu địa chấn.
Tài liệu địa chấn 3D do Santos thu nổ vào 2007 (689km 2) với chất lượng khá tốt và
làm rõ nét hình ảnh tại các phần syn-rift so với tài liệu 2D. Trong số 689 km 2 3D,
Salamander đã lựa chọn 242 km2 để xử lý PSDM vào năm 2010 với mục đích tăng chất
lượng hình ảnh và phản ánh các đặc tính của hệ thống đứt gãy và khe nứt, nứt nẻ tại
cấu tạo X được tốt hơn. Sau một năm gia hạn Giai đoạn 2 Thời kỳ TKTD (18/4/2012
đến 18/4/2013), PVEP đã tiến hành tái minh giải lại các tầng chính và xây dựng bản đồ
bao gồm những tầng như sau (Hình 3.6).


22

- Tầng phản xạ nóc móng trước Đệ Tam. - Tầng phản xạ T34 (Nóc tập Đình Cao
giữa – Oligocene dưới).
- Tầng phản xạ T31 (Nóc các tập cát chính trong Oligocene Đình Cao).
- Tầng phản xạ T22 (Gần nóc Oligocene).
- Tầng phản xạ T20 (Nóc tầng Miocene dưới).
- Tầng T10 (Nóc Miocene trung).

Hình 3. 6 Mặt cắt địa chấn hướng Tây Bắc-Đông Nam qua Lô 101-100/04
(PVEP sông Hồng)


23

3.3

Đặc điểm địa tầng


3.3.1 Đá móng trước Đệ tam
Dựa trên kết quả giếng khoan CB-1X và các tài liệu địa chất lân cận có thể thấy
thành phần đá móng rất phức tạp. Đá móng có thể là các đá tuổi Paleozoi và Mezozoi
như quan sát thấy tại các điểm lộ trên bờ và các đảo ở Vịnh Hạ Long. Thạch học đá
móng của khu vực này bao gồm các đá trầm tích biến chất, đá vôi, quartzite, các đá cát
kết dạng tuff...Ngoài ra cũng có thể bắt gặp đá granit tuổi Mezozoi như ở các giếng
khoan WZ-12- 8-1, WZ-12-8 hay các thành tạo lộ ra trên đảo Hải Nam.
Các đá biến chất cổ Protezozoi như ở đảo Hải Nam và ở đới Ninh Bình dọc đứt
gãy sông Hồng trên phần đất liền Việt Nam cũng có thể là móng ở khu vực này.
Loại đá móng được quan tâm là các đá vôi tuổi Devon giữa và Cacbon-Pecmi. Các
thành tạo này là các đá chứa dầu khí được chứng minh ở phần Tây Bắc bể Sông Hồng.
Giếng khoan CB-1X, đối tượng móng lại là đá biến chất. Thạch học đá móng tại
đây cơ bản gồm đá phiến với thành phần quartz, feldspar, mica ít hơn là đá phiến với
thành phần quartz, sericite, chlorite. Ngoài ra còn có các thành phần vôi, đolomit trong
các đá phiến này. Chúng có thể tương ứng với hệ tầng Cô Tô hoặc Kiến An (tuổi O-S)
đã được xác định.
Thềm Hạ Long là khu vực có diện tích tương đối lớn với thành phần thạch học
tương tự như các đá đã lộ ra trên các đảo và vùng ven rìa. Các thành tạo này cũng
nhiều khả năng sẽ gặp trong phần Tây bể Beibuwan như trong các Hình 3.1 và Hình
3.5.
Trong nghiên cứu đá móng cho cấu tạo F, TTKT- PVEP đã tham chiếu các hệ tầng
như Tấn Mmài, Cô Tô (O-S), hệ tầng Dưỡng Động D1-2dđ, D2bp, hệ tầng Bắc Sơn CPbs liên kết đến khu vực (Hình 3.7).
3.3.2 Trầm tích Kainozoi
Các mô tả địa tầng trầm tích khu vực lô 101-100/4 được gán theo tên địa tầng các
thành tạo trong phần Bắc của bể sông Hồng. Các hệ tầng được đặt tên của Trung Quốc
cũng được sắp xếp để thuận tiện cho việc đánh giá so sánh (Hình 3.8).


24


Hình 3. 7 Cột địa tầng tổng hợp các thành tạo trên khu vực lô 101-100/04
(PVEP sông Hồng)


25

Hình 3. 8 Cột địa tầng tổng hợp bể Beibuwan (PVP -ITC)
Hệ tầng Phù Tiên – Paleocene?-Eocene
Hệ tầng Phù Tiên được đặt tên cho các thành tạo trầm tích phân bố ở phần đáy các
địa hào vào thời kỳ đầu tách giãn như gặp ở giếng khoan GK-104 thuộc miền võng Hà
Nội (MVHN). Trong Lô 101-100/04 hệ tầng Phù Tiên được gán cho các thành tạo
tương ứng với tập trầm tích trong pha tạo rift sớm. Giếng khoan WZ-14-2-1 được cho
là đã khoan tới phần trên cùng của thành tạo này. Trên các mặt cắt địa chấn, nóc của hệ
tầng Phù Tiên được thể hiện bằng tập địa chấn nằm ngang phủ bất chỉnh hợp ngay trên
đá móng trước Đệ tam – mặt phản xạ T40 (U400) (Hình 3.9).


×