Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

CỞ SỞ CỦA VIỆC TẬN DỤNG NƯỚC MƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 29 trang )

Chương 2
CƠ SỞ CỦA VIỆCTẬN DỤNG NƯỚC MƯA
TỰ CUNG CẤPTUẦN HOÀN - HÀI HÒA

CÁC THÀNH PHỐ LỚN TIẾP TỤC Ỷ LẠI MỘT CÁCH ÍCH KỶ VÀO CÁC ĐẬP NƯỚC
LỚN

www.Beenvn.com
Nhiều người dân Nhật Bản hiểu rằng việc tận dụng nước mưa là quan trọng đối với các
nước ít mưa, nhưng họ không hiểu tại sao họ lại phải quan tâm đến nước vì lượng mưa trung
bình hàng năm ở Nhật Bản khá cao.
Lượng mưa trung bình hàng năm ở Nhật Bản là khoảng 1800 mm, gần gấp 2 lần lượng
mưa trung bình của thế giới. Tuy nhiên lượng hơi nước trung bình ở tầng khí quyển trên cao ở
mức 22mm một năm. Điều này có nghĩa là hơi nước trong không khí thay đổi khoảng 81 lần
trong năm và cứ 4 đến 5 ngày lại được bổ sung thêm. Điều này phù hợp với tần số xuất hiện
các luồng áp suất thấp đi qua các quần đảo Nhật Bản.
Ở Nhật Bản 120.000.000 người sống trong diện tích nhỏ hẹp. Lượng tài nguyên nước tính
bình quân theo đầu người hàng năm ở Nhật Bản khoảng 6000 m3, chỉ bằng 20 % mức bình
quân đầu người của thế giới. Ở Tokyo 12.000.000 người sống trong diện tích 1778 km2, do
vậy lượng nước bình quân đầu người khoảng 207 m3 chiếm 0,6 % bình quân đầu người của
thế giới.
BỎ PHÍ 1.500MM NƯỚC MƯA HÀNG NĂM

Nước mưa ở Tokyo là một nguồn tài nguyên rất quan trọng. Tuy nhiên thay vì trân trọng
nó, chúng ta lại tiếp tục đổ nước mưa xuống cống. Đồng thời chẳng hề xem xét kỹ lưỡng,
chúng ta nghĩ rằng chúng ta luôn luôn có thể xây dựng những bể chứa lớn trên thượng nguồn
nếu như cần nhiều nước. Chúng ta đã sa vào một suy nghĩ ích kỷ rằng: "Thật rắc rối khi trời
mưa ở Tokyo; chúng ta muốn trời mưa nhiều ở các vùng có hồ chứa chứ không phải là mưa ở
trong thành phố này".
Do vậy, những việc phải làm từ bây giờ đó là coi lượng nước mưa mà chúng ta đang tiếp
tục đổ xuống cống như là một nguồn nước tiềm năng; làm nhiều các "đập nước nhỏ" (bể chứa


www.Beenvn.com
nước mưa) ở các khu đô thị một cách triệt để, cố gắng lập kế hoạch xây dựng hệ thống cung
cấp nước độc lập. Đây là những mục tiêu cơ bản của chúng ta nhằm tận dụng nước mưa.
PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN NƯỚC GÂY THIỆT HẠI CHO CÁC LÀNG VÙNG CAO

400 Năm trước, Kanda Josui, một kênh dẫn nước suối cách trung tâm thành phố Edo
(Tokyo) 20 km đã được xây dựng để cung cấp nước. Khoảng 340 năm trước, nước được dẫn
từ sông Tama cách xa 40 km. Hiện nay hệ thống cấp nước sạch phụ thuộc vào các hồ chứa
lớn trên các dãy núi cách xa trung tâm Tokyo 190 km. Sự khan hiếm nước làm cản trở sự phát
triển của các thành phố nhưng sau đó Tokyo đã vượt qua khó khăn này khi liên tiếp tìm ra các
nguồn nước ở vùng xa.
Tuy nhiên để xây dựng các hồ chứa nước lớn phải chặt rừng đầu nguồn và tàn phá một
vùng rộng lớn đất canh tác dẫn đến xóa bỏ nền văn hóa làng xóm đã tồn tại nhiều thế kỷ qua.
Mặc dù người dân ở các làng này cuối cùng cũng được đền bù thông qua việc tái định cư,
nhưng sự tàn phá nền văn hóa quý báu thì không thể nào bù đắp nổi. Có quan điểm cho rằng
người dân Tokyo đã buộc dân làng ở vùng thượng nguồn phải hy sinh quá lớn.
www.Beenvn.com
XÂY DỰNG CÁC ĐẬP NƯỚC KHỔNG LỒ LÀ KHÔNG THỂ ĐƯỢC VÌ THIẾU ĐỊA
ĐIỂM THÍCH HỢP

Do việc xây dựng nhiều hồ chứa nước ở thượng nguồn sông Tone, số lượng các công trình
xây dựng hồ chứa mới đã giảm rõ rệt. Thậm chí có những công trình đang triển khai phải bị
hoãn lại do gặp phải sự phản đối từ phía cư dân. Lượng nước tồn chứa ở các hồ này cũng
đang giảm xuống do sự tích tụ, lắng đọng đất cát.
Để giải quyết các vấn đề này, thị trưởng Tokyo lúc bấy giờ Shunichi Suzuki cùng với
Eishiro Saito lúc đó là chủ tịch liên hiệp các tổ chức kinh tế kêu gọi thực hiện "dự án phân
chia sông Shinano" từ năm 1987 nhằm mục đích xây dựng một hồ chứa khổng lồ với sức
chứa 1 tỷ m3 nước bằng cách xây dựng 1 đường hầm xuyên qua dãy núi Mikumi để dẫn nước
từ sông Shinano về.
www.Beenvn.com

XÂY DỰNG CÁC ĐẬP NHỎ TRONG THÀNH PHỐ

Chủ tịch huyện Niigata ông Takeo Kimi một mực kịch liệt phản đối ý tưởng này: "Dẫn
nước từ sông Shinano quả là 1 giải pháp dễ dàng mà không cần đến 1 chút nỗ lực nào để đảm
bảo nguồn nước cho mình chỉ bởi vì các dự án dẫn nước từ sông Tone dường như không
thành công lắm". Đó là điều sai lầm khi dựa quá nhiều vào nguồn nước địa phương khác.
Thậm chí những tin tức về các đợt hạn kéo dài và lòng hồ chứa nước trơ trụi cũng không
làm người dân Tokyo ngạc nhiên thêm nữa. Tất nhiên là các hồ chứa nước đặt xa nơi họ sinh
sống và họ không thể đến xem chúng mặc dù họ muốn vậy. Nhận thức và kiến thức về hồ
chứa nước có thể sẽ được mở mang hơn nếu các nguồn nước gần với nơi cư dân sinh sống và
nếu họ biết được mức độ tiêu thụ nước hàng ngày.
www.Beenvn.com
CÁC BỂ CHỨA NƯỚC MƯA CÓ THỂ CUNG CẤP 29% NHU CẦU NƯỚC

Việc tạo nên nguồn nước cho chính chúng ta bắt đầu từ nỗ lực của chúng ta để dự trữ nước
mưa. Nếu tất cả các hộ gia đình ở Tokyo hứng nước mưa thì tổng sức chứa sẽ là con số gây
sửng sốt. Số lượng nhà ở Tokyo là khoảng 1.500.000, mái nhà có kích thước trung bình
khoảng 60 m2. Với lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm, lượng nước dự trữ
là:60m2*1,5m (1500mm)*1.500.000 nhà = 135.000.000 m3
"ĐẬP NƯỚC NHỎ" LÀ TIẾT KIỆM

www.Beenvn.com
Đáng chú ý là con số này cao hơn lượng nước lấy từ hồ chứa Yagisawa ở huyện Gumma
cung cấp cho Tokyo (126.000.000 m3). Tóm lại nhiều "bể chứa nhỏ" gộp lại sẽ bằng 1 hồ
chứa nước lớn. Nếu mỗi hộ gia đình lắp đặt thiết bị hứng nước mưa thì nước mưa sẽ chiếm
bao nhiêu % trong tổng lượng nước cung cấp mỗi ngày? Trung bình trong mỗi căn nhà xây
theo kiểu tách biệt có 4 người ở và thường sử dụng khoảng 790 l nước/ngày. Do vậy % lượng
nước mưa mà đáng lẽ sẽ bị mất đi có thể được thu lại để sử dụng so với tổng lượng nước cấp
mỗi ngày là:
(60 m2 * 1,4m) : (800l * 365 ngày) * 100 = 29%

Lượng nước dùng cho việc vệ sinh chiếm 22% tổng lượng nước tiêu thụ của 1 gia đình, do
vậy hoàn toàn có thể sử dụng nước mưa thu được cho nhu cầu này.
Hồ chứa Naramata được sử dụng từ năm 1990 với sức chứa 85.000.000 m3 ở thượng
nguồn sông Tone. Người ta đã mất 17 năm và tiêu tốn 135.200.000.000 yên (1.352.000.000
USD) để xây dựng nó. Số tiền này chưa bao gồm các khoản bồi thường cho nhà dân vì họ mất
cả trang trại lẫn đất canh tác. Chi phí này rất đắt nhưng nó mới chỉ chiếm 10 - 20 % tổng chi
phí xây dựng hồ chứa và xây dựng hệ thống cấp nước cho Tokyo. Khi nghĩ về chi phí của dự
án cấp nước cho thành phố, thường chúng ta chỉ nghĩ đến chi phí cho việc xây dựng hồ chứa.
Tuy nhiên còn có rất nhiều các khoản chi phí khác nữa như là: nước cung cấp cho các nhà
máy nước, chi phí xử lý làm sạch nước, nước cung cấp cho các hộ gia đình từ các nhà máy
nước, các chi phí khác. Theo đó toàn bộ chi phí sẽ gấp 5 - 10 lần chi phí xây dựng hồ chứa.
Hơn nữa do việc giảm số lượng các vị trí phù hợp để xây dựng đập nên trong tương lai
tổng chi phí cho việc xây dựng hồ chứa thậm chí sẽ tăng lên. Ngoài ra, cũng có trường hợp hồ
chứa bị lấp đầy bởi đất và cát. Hồ chứa Yagisawa nổi tiếng với sức chứa lớn nhất 175.800.000
m3 trong lưu vực sông Tone đã bị lắng đọng 23.000.000 m3 đất cát trong vòng 15 năm kể từ
ngày xây dựng. Mối lo ngại chính hiện nay là sức chứa của hồ này sẽ giảm xuống còn một
nửa sức chứa trong 50 năm tới.
CHỈ CẦN 500.000 YÊN ($5.000) CHO MỖI HỘ GIA ĐÌNH

www.Beenvn.com
Mặt khác, "đập nước nhỏ" (bể chứa sử dụng nước mưa) có thể lắp đặt nhanh gọn và không
sợ bị giảm sức chứa do lắng đọng đất cát. Ngoài ra cũng không tốn thêm chi phí cho hệ thống
cấp nước lẫn chi phí về năng lượng. Việc bảo trì rất dễ dàng. Hiện nay chi phí lắp đặt bể chứa
10 m3 tận dụng nước mưa cho 1 nhà là khoảng 500.000 yên ( 5000 USD). Nếu thiết bị như
vậy được lắp đặt cho 1.500.000 nhà thì tổng sức chứa nước sẽ là 15.000.000 m3 và tổng chi
phí lắp đặt là 750.000.000.000 yên. Tính về chi phí thì nhiều "đập nước nhỏ" có thể ngang với
1 hồ chứa lớn.
CÓ PHẢI CHÚNG TA ĐÃ SAI KHI THƯỜNG XUYÊN XẢ THOÁT NƯỚC MƯA?

Chính quyền thủ đô Tokyo đã sửa sang các cống thoát nước để làm giảm lụt lội trong thành

phố. Mặc dù gần như 100 % các cống thoát nước đã được tu sửa nhưng hiện tượng tắc cống
và lụt lội trong nội thành vẫn xảy ra khi mực nước của các con sông nhỏ và vừa dâng lên khi
mưa to. Các đường phố trong nội thành được phủ ngày càng nhiều bê tông và nhựa đường do
vậy nước mưa không thể thấm vào lòng đất. Hậu quả là 1 lượng lớn nước mưa đổ vào cống
thoát nước cùng 1 lúc dẫn tới úng ngập thường xuyên. Thậm chí nếu lũ lụt trong nội thành
không xảy ra thì nước thải chưa qua xử lý cũng sẽ đổ ra sông, ra biển từ hàng ngàn các đường
thoát nước và từ hàng tá trạm bơm nước thải khi lượng mưa vượt quá 15 mm. Cống thoát
nước ở Tokyo thuộc loại "chung", tức là tất cả các loại nước thoát thải như nước mưa từ mái
nhà, đường phố, nước thải từ nhà bếp, nhà vệ sinh nước thải từ các nhà máy đều thải chung
qua 1 đường cống chính. Nếu "hệ thống thoát thải chung" này đổ tất cả nước thải ra sông biển
thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
www.Beenvn.com
LỤT LỘI Ở ĐÔ THỊ, Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG VÀ BIỂN VÀ NHỮNG ĐÊM HÈ OI BỨC

Hội chứng nhựa đường/ bê tông này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người và hệ sinh
thái. Vào mùa hè ở Tokyo, máy điều hòa nhiệt độ trở nên không thể thiếu và việc sử dụng quá
nhiều máy điều hòa đã ảnh hưởng không tốt tới quá trình thoát mồ hôi tự nhiên. Số lượng trẻ
em không điều chỉnh được thân nhiệt đang có chiều hướng tăng lên. Mặc dù số ngày trời nắng
gắt chỉ tăng lên chút ít trong vòng 100 năm qua nhưng số đêm mùa hè oi bức đã không ngừng
tăng lên trong 60 năm qua. Khả năng dẫn nhiệt của bêtông/nhựa đường rất cao và chúng hấp
thụ nhiều nhiệt hơn vào những ngày giữa hè nắng nóng. Điều này gây ra bức xạ nhiệt từ nhựa
đường/bêtông khi đêm về.
www.Beenvn.com
ĐẤT ĐAI Ở CÁC VÙNG ĐÔ THỊ ĐANG KHÔ KIỆT DẦN

Một vấn đề khác đó là mặt đường nhựa/bêtông cản trở sự thấm nước mưa do vậy nước
ngầm không được bổ sung và trở nên khô cạn. Hậu quả là mặt đất trở nên khô hạn. Chim én
không thể quay trở lại Tokyo vì cát cho việc làm tổ và những con rệp làm thức ăn cho chúng
đã biến mất.
Khoảng 40 năm trước, người ta cho rằng với lượng mưa 1500 mm một năm ở Tokyo thì

khoảng 400 mm bị bốc hơi, 500 mm chảy ra sông biển, 600 mm thấm xuống đất. Nước mưa
thấm xuống đất trở thành nước ngầm, khoảng 300 mm biến thành nước suối chảy đi các vùng
khác nhau của Tokyo.
Phần lớn đất đai Tokyo thuộc cao nguyên Musashino rộng lớn trải dài từ vùng Ome cao
180 m so với mặt nước biển xuống phía Đông và Đông bắc. Khi có nước tuần hoàn luân
chuyển trên cao nguyên Musashino sẽ có rất nhiều các giếng nước ở Tokyo và người dân sẽ
được hưởng nước trong lành. Nước mưa thấm vào lòng đất và chảy tới vịnh Tokyo. Một phần
chảy vào các con suối có độ cao 50 m so với mặt nước biển, 1 phần nhỏ chảy về phía Đông và
vùng cực Đông của cao nguyên.
www.Beenvn.com
SỰ ĐỐI LẬP MỈA MAI GIỮA LŨ LỤT VÀ HẠN HÁN

Tuy nhiên vào những năm 1950, 1960, các nhà máy, các nhà cao tầng đã bơm hút quá
nhiều nước ngầm từ các giếng sâu mà không quan tâm tới vòng tuần hoàn nước tự nhiên. Hậu
quả là các giếng nước nông bị khô cạn gây nên sự sụt lún. Các vụ sụt lún ở khu buôn bán kinh
doanh của Tokyo đặc biệt nghiêm trọng như: một phần thành phố Sumida bị lún xuống tới
mức sâu nhất 3,5 m. Phần lớn thành phố này thấp hơn mực nước của các con sông và được
gọi là "vùng có độ cao không". Từ thảm họa này mà chính quyền Tokyo đã thực hiện các quy
định nhằm kiểm soát tình trạng bơm hút nước ngầm.
LƯU TRỮ NƯỚC MƯA TẠM THỜI - THOÁT THẢI KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP DUY
NHẤT

www.Beenvn.com

×