Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo động thảm họa do biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.75 KB, 10 trang )

Báo động thảm họa do biến đổi khí hậu
Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon
vừa công bố một báo cáo của Uỷ ban Hợp
tác liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC), nêu rõ tình trạng biến đổi khí hậu
là thách thức của thời đại.
Báo cáo trên được một nhóm các nhà khoa
học của IPCC xem xét, nhất trí đưa ra sau
một tuần họp tại Tây Ban Nha và sẽ được
trình tại Hội nghị Bali.
Nhiều hiểm hoạ trên toàn thế giới
Báo cáo cảnh báo rằng trái đất đang bị
những hành động của con người đẩy tới một
giai đoạn nóng ấm với tốc độ ngày càng tăng. Các nhà khoa học kết luận rằng lượng khí thải
CO2 đang tăng nhanh hơn so với một thập kỷ trước đây. Theo kết quả nghiên cứu, ngay cả khi
lượng khí CO2 trong khí quyển dừng lại ở mức như hiện nay, thì mực nước biển vẫn sẽ tăng
từ 0,4 - 1,4m.
Những điểm chính được nêu lên trong báo cáo cho rằng lượng khí nhà kính do con người thải
ra môi trường là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu. Báo cáo cho rằng
biến đổi khí hậu có thể gây tan băng; khoảng 20-30% các loài động thực vật có nhiều nguy cơ
bị diệt chủng nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,5 - 2,5 độ C, so với mức trung bình của giai
đoạn 1980 - 1999. Sản lượng của các ngành nông nghiệp phụ thuộc vào mưa có thể giảm đi
một nửa và châu Phi sẽ phải đối mặt với vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng tồi tệ.
Bản báo cáo nói trên được coi là ảm đạm nhất từ trước tới nay với lời cảnh báo rằng tác động
của tình trạng ấm lên trên toàn cầu là "bất ngờ và không thể đảo ngược" đồng thời không loại
trừ bất cứ quốc gia nào. Ông Ban Ki-moon nhận xét rằng bản báo cáo lịch sử này sẽ giúp tạo
ra bước đột phá trong nỗ lực đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Ông cho rằng có nhiều
biện pháp gắn với thực tế và không quá tốn kém để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cùng với việc công bố báo cáo về biến đổi khí hậu, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon
kêu gọi các nước cần hành động để đối phó với tình trạng này tại Hội nghị quốc tế về biến
động khí hậu, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2007 ở Bali (Indonesia). Theo ông, cộng đồng quốc


tế không thể để Hội nghị Bali kết thúc mà không có được bất cứ bước đột phá nào, bởi hiện
tượng trái đất ấm lên đang "gieo những mầm hoạ" cho nhân loại.
Trung Quốc sẽ là nước gây ô nhiễm nhiều nhất
Liên hiệp quốc công bố các tài liệu về khí thải CO2 nói trên trước khi Hội nghị khí hậu toàn cầu
diễn ra tại Bali vào tháng 12/2007, là nhằm cảnh báo chính phủ các nước và người dân trên
toàn thế giới, nhằm tìm giải pháp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Chuyên gia David Wheeler thuộc Trung tâm Phát triển toàn cầu có trụ sở tại Wosinhton (Mỹ),
người soạn thảo tài liệu về tình trạng phát thải khí CO2, cũng vừa đưa ra đánh giá: mặc dù có
nhiều hội nghị quốc tế bàn về vấn đề cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, lượng khí
thải vẫn sẽ tăng dần trong vòng 10 năm tới. Ông Wheeler cho rằng, tuy các nhà chính trị có vẻ
đã có sự chuyển biến trong hành động và nhận thức, nhưng việc đẩy mạnh sử dụng than làm
nhiên liệu cho sản xuất là thủ phạm gây ra ô nhiễm CO2 nhiều nhất.
Xu hướng trên không chỉ xảy ra ở những nước đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn
Độ mà còn xuất hiện ở Mỹ và một số khu vực thuộc Tây Âu. Trong danh sách 10 nước thải
nhiều khí CO2 nhất hàng năm, Mỹ đứng đầu với gần 2,8 tỷ tấn, Trung Quốc xếp thứ 2 với 2,7
tỷ tấn, tiếp theo là Nga với 661 triệu tấn, Ấn Độ 583 triệu tấn và Nhật Bản 400 triệu tấn.
Theo dự đoán của Wheeler, tới năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành nước thải khí
CO2 nhiều nhất. Một tài liệu mới công bố tại Mỹ ngày 14/11 cho biết lượng khí thải CO2 gây
hiệu ứng nhà kính từ các nhà máy của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 60% trong thập kỷ tới.
Trong danh sách 10 công ty có lượng khí thải nhiều nhất, Trung Quốc góp mặt với 4 công ty
năng lượng. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra đánh giá rằng ô nhiễm môi trường khiến
Trung Quốc mất khoảng 5,8% GDP mỗi năm (tương đương khoảng 100 tỉ USD). Ô nhiễm
không khí được đánh giá gây hậu quả nghiêm trọng nhất, chiếm 3,8%. Theo ước tính, hiện
60% các thành phố ở Trung Quốc phải chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường và không có hệ
thống xử lý nước thải trung tâm.
Khí hậu nóng lên ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn
Nam Cực
Cập nhật lúc 10h10' ngày 18/03/2009
Bản in
Gửi cho bạn bè

Phản hồi
Xem thêm: khí hậu, nóng, chuỗi thức ăn, nam cực, chim cánh cụt
Sự biến đổi khí hậu nhanh chóng trên bán đảo Nam Cực đã gây ra sự thay đổi đồng thời
trong năng suất sinh học của khu vực. Đây là phát hiện của một nghiên cứu mới nhằm
giải thích tại sao một số loài chim cánh cụt và các loài vật khác sinh sống tại nơi đây
đang dần suy giảm.
Phần phía tây của Bán đảo Nam Cực (vùng cực bắc của lục địa) nóng lên khoảng 4,5 độ F
(tương đương với 2,5 độ C) trong suốt 30 năm qua, mức tăng này lớn hơn mức tăng nhiệt độ
ở bất cứ khu vực nào đồng thời làm giảm diện tích biển băng.
Sự tăng nhiệt độ gây ra biến đổi từ rét buốt, khí hậu khô đến khí hậu ấm hơn, điều kiện ẩm
ướt hơn ít nhất là ở vùng phía bắc của bán đảo trong những thập kỷ vừa qua.
Cùng với sự thay đổi nhiệt độ mang tính cục bộ này, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy các
quần thể chim cánh cụt Adélie và nhuyễn thể - cả hai loài đều phát triển mạnh trong điều kiện
khí hậu lạnh và khô – di chuyển về phía nam (hướng đến cực). Trong khi đó các loài khác,
đặc biệt là chim cánh cụt Chinstrap, đang dần chiếm lĩnh các vùng phía bắc.
Con thuyền phá băng thuộc quyền sở hữu của Quỹ khoa học tự nhiên định vị
các vùng biển gần kề trạm Palmer. Trạm Palmer nằm ở phần phía tây của
Bán đảo Nam Cực. Những ngày trong xanh như thế này rất hiếm thấy ở Nam
Cực bởi mây hầu như lúc nào cũng bao phủ bầu trời. (Ảnh: Science/AAAS)
Martin Montes – Hugo thuộc Đại học Rugers, New Jersey cùng với các cộng sự cho rằng sự di
cư của các loài chim cánh cụt có thể liên quan đến các thay đổi trong phần gốc của chuỗi
thức ăn ở Nam Cực, đó chính là sinh vật phù du.
Sử dụng dữ liệu vệ tinh cùng các nghiên cứu thực địa suốt 30 năm qua, các nhà nghiên cứu
đã xác định được rằng lượng sinh vật phù du ở vùng phía tây bán đảo Nam Cực đã suy
giảm 12% trong suốt thời gian nghiên cứu.
Montes – Hugo cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được rằng có sự biến đổi đang
tiếp diễn về lượng cũng như thành phần sinh vật phù du ở vùng phía tây của bán đảo Nam
Cực, điều này có liên quan đến sự biến đổi khí hậu lâu dài. Sự biến đổi liên quan đến sinh vật
phù du có thể giải thích phần nào sự suy giảm quan sát được của một số quần thể chim cánh
cụt”.

Kết quả của nghiên cứu được Quỹ khoa học tự nhiên tài trợ một phần được công bố trên số ra
ngày 13 tháng 3 trên tờ Science.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, Hugh Ducklow thuộc Phòng thí nghiệm sinh học biển tại
Woods Hole, Mass., cho biết: “Giờ chúng ta đã biết được rằng biến đổi khí hậu tác động đến
phần gốc của lưới thức ăn, và lan tỏa đến toàn bộ chuỗi thức ăn”.
» Đời sống » Môi trường
RSS
Nước biển dâng thêm 20cm tại Việt Nam
Cập nhật lúc 13h59' ngày 24/02/2009
Bản in
Gửi cho bạn bè
Phản hồi
Xem thêm: môi trường, nước biển, trái đất ấm lên, khí hậu
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Nguyễn Văn Đức khoảng 50
năm qua, tại Việt Nam, nhiệt độ trung
bình tăng khoảng 0,7 độ C và mực
nước biển đã dâng khoảng 20cm.
Dự kiến sau 91 năm tới - năm 2.100, mực
nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ
tăng khoảng 3°C. Hiện nay, ứng phó với
biến đổi khí hậu là mục tiêu tính chất cấp
thiết và sống còn của Việt Nam bởi Việt
Nam là một trong 5 nước được dự báo sẽ
chịu nhiều ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thục, Viện trưởng Viện Khí tượng Thủy văn cho rằng hiểu
biết hạn chế về biến đổi khí hậu của phần lớn người dân đang là một trong khó khăn
khi triển khai chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đáng lo ngại là
có những hội thảo về biến đổi khí hậu mà chính những đại biểu tham dự cũng chưa
nắm rõ kiến thức về biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh đến Việt Nam thông qua các hiện tượng
thời tiết nguy hiểm, cụ thể rõ rệt nhất là các cơn bão trái mùa, ngập lụt, hạn hán ngày
càng khốc liệt hơn.
Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng
trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, đồng thời biến đổi khí hậu sẽ làm khoảng
40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, không nên tuyên truyền về biến đổi khí hậu chung
chung mà bằng những con số, hình ảnh, ví dụ cụ thể; đặc biệt, cần tổ chức tuyên
truyền cho từng vùng kinh tế cụ thể bởi mỗi vùng sẽ bị ảnh hưởng khác nhau do biến
đổi khí hậu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ mở website về ứng phó với biến đổi khí hậu để tiếp
tục nhận được góp ý của các nhà khoa học và cả người dân./.
Cây chạy trốn thay đổi khí hậu
Cập nhật lúc 15h42' ngày 18/02/2009
Bản in
Gửi cho bạn bè
Phản hồi
Xem thêm: môi trường, khí hậu, thực vật, rừng, hiệu ứng nhà kính, trái đất ấm lên
Trong một thế kỷ qua, nhiều loài cây ở Mỹ đã dịch
chuyển hàng trăm km về phía bắc do không chịu
được hiện tượng tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính
gây nên.
Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ khẳng định, với tốc độ đó,
những cây gỗ quý ở Mỹ như bulô vàng có thể tới biên giới
phía bắc Canada trước năm 2100. Các nhà khoa học của
cơ quan này vừa công bố một nghiên cứu cho thấy 40
loài cây quan trọng tại hơn 30 bang phía đông của Mỹ đã
di chuyển về phía bắc.
Nhiều nghiên cứu về sự di cư của thực vật trước đây được tiến hành dựa trên mô hình giả lập
máy tính nên vẫn có người hoài nghi về mức độ chính xác của chúng. Tuy nhiên, trong nghiên

cứu này, các nhà khoa học tìm hiểu sự phân bố của hạt và cây ở từng vĩ độ dựa trên các dữ
liệu mới nhất của Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ.
Chris Woodall, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu rằng phát hiện lại một lần nữa xác nhận
mối liên hệ giữa tình trạng thay đổi khí hậu và sự dịch chuyển của các cánh rừng. “Đó không
còn là sự phỏng đoán, mà là sự thật đã được chứng minh”, ông nói.
Chris và cộng sự nghiên cứu dữ liệu về 15 loài cây ở miền bắc nước Mỹ, 15 loài ở miền nam
và 10 loài ở cả hai miền. Họ tìm hiểu mật độ phân bố hạt, cây dưới 20 tuổi và cây trên 20 tuổi
ở từng vĩ độ rồi so sánh các dữ liệu với nhau.
Kết quả cho thấy 11 trong số 15 loài ở miền bắc dịch chuyển hơn 20 km (tính trung bình) so
với các vĩ độ cũ của chúng. Trong số những loài “bắc tiến” có tuyết tùng trắng, đoạn, thích, tần
bì đen, dương lá rung và bulô vàng. Các cây đoạn và thích di chuyển xa nhất (khoảng 50 km).
“Đây là lần đầu tiên tình trạng dịch chuyển của nhiều loài cây trong một vùng địa lý rộng lớn
được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Điều có ý nghĩa nhất là nó đã chỉ ra vai trò của thay đổi
khí hậu đối với sự di cư của thực vật”, Mark Schwartz, một nhà sinh học của Đại học California
(Mỹ), phát biểu. Mark không tham gia nghiên cứu của nhóm Chris.
Khả năng di cư của một loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn, quả của cây tuyết tùng là
món ăn ưa thích của chim dẻ cùi. Vì thế mà ở những nơi có nhiều chim dẻ cùi, quả tuyết tùng
không thể phát tán xa. Trong khi đó, hạt của cây dương, thích, tần bì đủ nhẹ để bay theo các
cơn gió.
Khả năng di chuyển cực cao của hạt cho phép một số loài “bắc tiến” với tốc độ nhanh hơn dự
đoán của Cơ quan bảo vệ rừng Mỹ. “Miền bắc bang Pennsylvania và miền nam bang New
York là những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tần bì trắng. Chúng là nguyên
liệu để sản xuất gậy bóng chày. Vì thế mà nhiều người dân tại hai bang đó sẽ rất buồn nếu
chúng di cư lên phía bắc”, Dan Botkin, một chuyên gia sinh thái của Đại học California (Mỹ),
nhận xét
Cà Mau có thể bị ngập lụt diện rộng
Cập nhật lúc 13h22' ngày 05/02/2009
Bản in
Gửi cho bạn bè
Phản hồi

Xem thêm: môi trường, khí hậu, nguy cơ, ngập lụt, trái đất ấm lên, hệ sinh thái

×