Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ôn tập HKI vật lí 10NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.99 KB, 2 trang )

1
BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ I
LỚP 10 nc
Bài 1: Một ô tô đang chạy trên đường với vận tốc 36km/h. Sau khi đi được 20 phút thì xe rẽ trái
(vuông góc với đường đi lúc đầu) với vận tốc 30km/h và đi được trong 10 phút. Hãy tính:
a. Quãng đường đi được của ô tô.
b. Độ dời của ô tô.
c. Vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường.
d. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường trên.
Bài 2: Một tàu thuỷ tăng tốc đều đặn từ 5 m/s đến 7 m/s trên một quãng đường 70 m. Hãy xác
định gia tốc và thời gian tàu chạy?
Bài 3:
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v
0
, gia tốc a. Sau khi đi được quãng
đường 10m thì có vận tốc 5 m/s, đi thêm quãng đường 37,5m thì vận tốc 10 m/s. Tính v
0
và a.
Bài 4: Hai vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường thẳng AB và ngược chiều nhau. Khi
vật một qua A nó có vận tốc 6 m/s và sau 6s kể từ lúc qua A nó cách A 90m. Lúc vật 1 qua A
thì vật 2 qua B, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 3 m/s
2
. Viết phương trình chuyển động
của hai vật và tính thời điểm chúng gặp nhau. Giải bài toán trong hai trường hợp:
a. AB = 30m
b. AB = 150m.
Bài 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10 m/s
2
. Tìm:
a. Quãng đường vật rơi được sau 2 giây.
b. Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng.


:
Bài 6: Một bánh xe bán kính 60 cm quay đều 100 vòng trong khoảng thời gian 2s. Tìm:
a, Chu kỳ, tần số quay.
b, Tốc độ góc và tốc độ dài của một chất điểm trên vành bánh xe.
Bài 7: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính R = 20m với vận
tốc 18km/h. Tính gia tốc và tần số của chất điểm?

Bài 8 :Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc V
= 36km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo
của xe tải trong thời gian trên.

Bài 9 :Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây
không dãn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là m
A
= 2kg, m
B
= 1kg, ta tác dụng vào
vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt
bàn là
µ
= 0,2. Lấy g = 10m/s
2
. Hãy tính gia tốc chuyển động.
Bài 10:
1
2
Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là m
A
= 600g, m
B

= 400g được nối với nhau bằng sợi dây
nhẹ không dãn và vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và lực
ma sát giữa dây với ròng rọc. Lấy g = 10m/s
2
. Tính gia tốc chuyển động của mối vật.

Bài 11 :Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc α một lực F bằng bao nhiêu để vật
nằm yên, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k , khi biết vật có xu hướng trượt
xuống.

Bài 12 :Một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kỳ T = 2s. Trên bàn đặt một vật cách trục
quay R = 2,4cm. Hệ số ma sát giữa vật và bàn tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không trượt trên
mặt bàn. Lấy g = 10 m/s
2
và π
2
= 10
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×