Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

chuyen de giang day dap ung nang luc pham chat theo CT2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.77 KB, 9 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Giảng dạy môn Âm nhạc THCS theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
I. Đặt vấn đề.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá
XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 3 năm 2015 phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ giáo dục & đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chương trình này được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của
học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể
chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp
học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề
nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở
thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp
ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước
trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm chương trình tổng thể (khung
chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương
trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học; định hướng
xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. Chương trình môn Âm nhạc giúp
học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc
phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm
nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của


thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại
hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền
thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định hướng
nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát triển các năng lực
chung của học sinh.


Chương trình môn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực
âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm,
khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; tiếp
tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc;
nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn
hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ
biến các giá trị âm nhạc truyền thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung đã được hình thành từ cấp tiểu học.
II. Thực trạng.
Trong chương trình giáo dục phổ thông trước đây, đối với việc dạy học - giáo dục
nghệ thuật, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã định hướng phải trang bị cho học sinh những hiểu
biết và kĩ năng cơ bản nhất; mặt khác, bồi dưỡng, phát huy niềm say mê, hứng thú của
các em đối với hoạt động rèn luyện sức khỏe, nghệ thuật, đạo đức và kĩ năng sống, cảm
thụ được cái đẹp của con người, của cuộc sống tự nhiên và xã hội, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu phù hợp với đặc điểmtâm lí của từng em học sinh, góp phần giáo dục
trong nhà trường, cộng đồng và của toàn xã hội. Hình thức kiểm tra, đánh giá môn Âm
nhạc THCS gồm: chấm điểm(thang điểm 10), nhận xét(giỏi, khá, trung bình, yếu), nhận
xét (đạt, chưa đạt) và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến mục tiêu nâng cao phẩm chất,
năng lực, chuyển từ “biết” sang “làm”, nội dung được thực hiện theo chuẩn năng lực và
phẩm chất, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong dạy và học. Nội dung và hình thức
đánh giá cũng có sự thay đổi. Do có sự thay đổi căn bản về nội dung và hình thức, giáo
viên phải xác định tinh thần nắm vững chuyên môn, thực hiện tốt các nội dung đổi mới

căn bản để đáp ứng được các yêu cầu giáo dục theo chương trình mới.
III. GIẢI PHÁP.
1. Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
- Phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực cốt lõi:
a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn
học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng
lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể
chất.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với môn Âm nhạc cấp THCS
– Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và
lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát, biết hát bè đơn
Thể hiện giản.
âm nhạc – Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ, thể hiện được tính chất
âm nhạc; biết đánh nhịp một số loại nhịp.
– Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết
tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản.


– Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân
biệt được các phương tiện diễn tả của âm nhạc; nhận thức được sự đa
dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá,
Cảm thụ và lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác.
hiểu biết
– Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết
âm nhạc
chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác.

– Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ
ràng.
– Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc.
– Mô phỏng, tái hiện được một số âm thanh quen thuộc trong cuộc
sống; biết lặp lại có thay đổi mẫu tiết tấu hoặc giai điệu theo hướng
dẫn của giáo viên.
Ứng dụng
– Biết làm dụng cụ học tập đơn giản; biết tưởng tượng khi nghe nhạc

không lời.
sáng tạo âm
– Có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; biết
nhạc
chia sẻ kiến thức âm nhạc với người khác, nhận ra khả năng âm nhạc
của bản thân, bước đầu định hình thị hiếu âm nhạc; biết dàn dựng và
biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp.
Đối với từng khối lớp, có yêu cầu cần đạt các thành phần năng lực cụ thể.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục
- Giáo viên dựa vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi đối
với từng khối lớp để xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực phù hợp với từng
tiết dạy, từng mạch kiến thức.
Ví dụ Kế hoạch giáo dục tiết 7 Âm nhạc 6
Tuần
7

Tiết
7

Nội dung/Mạch
kiến thức

- Tập đọc
nhạc: TĐN số 3
- Cách đánh
nhịp 2/4
- Âm nhạc
thường
thức:
Nhạc sĩ Văn
Cao và bài hát
Làng tôi

Điều chỉnh theo lớp
Yêu cầu cần đạt

Về phẩm chất:
- Thông qua bài hát “Làng tôi” bồi dưỡng cho
học sinh lòng tự hào về tình yêu quê hương, đất
nước, làng xóm.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin
liên quan đến vấn đề để mở rộng hiểu biết về
nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào đời sống
âm nhạc hằng ngày.
Về năng lực
-Năng lực chung:
+ Tiếp nhận được những vấn đề đơn giản về
nghệ thuật sử dụng kí hiệu âm nhạc.
+ Vận dụng được một cách linh hoạt những
kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã
có để đọc bản nhạc, thể hiện ca khúc.

+ Tiếp nhận những vấn đề đơn giản của đời
sống nghệ thuật và sự đóng góp của những nhạc

Hình thức tổ
chức dạy học
Dạy học trên
lớp
Dạy học theo
nhóm,
theo
cặp đôi


Tuần

Tiết

Nội dung/Mạch
kiến thức

Điều chỉnh theo lớp
Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ
chức dạy học

sĩ Văn Cao vào đời sống và sự nghiệp cách
mạng.
- Năng lực đặc thù:
+ HS biết cách đánh nhịp 2/4.

+ HS biết bài TĐN số 3: Thật là hay do nhạc sĩ
Hoàng Lân sáng tác. Biết đọc đúng giai điệu,
ghép lời ca bài TĐN số 3.
+ Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.
+ Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và
trường độ bài đọc nhạc.
+ Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc.
+ Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
+ Biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát
Làng tôi.

3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy (giáo án)
- Xác mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực tương tự kế hoạch giáo
dục.
- Những nội dung cần chuẩn bị đối với giáo viên và học sinh (dặn dò trước HS).
- Tiến trình dạy học theo 4 bước: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến
thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng và sáng tạo.
Ví dụ kế hoạch giảng dạy tiết 7 Âm nhạc 6
Tuần 7:
Tiết 7:

Ngày soạn: 18/10/2020
Ngày dạy: 19/10/2020
Bài 2 - Tiết 3
CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4 - TĐN SỐ 3
ANTT: NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ BÀI HÁT “LÀNG TÔI”

A.Mục tiêu:
Về phẩm chất:
- Thông qua bài hát “Làng tôi” bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào về tình yêu

quê hương, đất nước, làng xóm.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề để mở rộng
hiểu biết về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng học vào đời sống âm nhạc hằng ngày.
Về năng lực
-Năng lực chung:
+ Tiếp nhận được những vấn đề đơn giản về nghệ thuật sử dụng kí hiệu âm nhạc.
+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh
nghiệm đã có để đọc bản nhạc, thể hiện ca khúc.


+ Tiếp nhận những vấn đề đơn giản của đời sống nghệ thuật và sự đóng góp của
những nhạc sĩ Văn Cao vào đời sống và sự nghiệp cách mạng.
- Năng lực đặc thù:
+ HS biết cách đánh nhịp 2/4.
+ HS biết bài TĐN số 3: Thật là hay do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác. Biết đọc
đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 3.
+ Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng.
+ Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ bài đọc nhạc.
+ Cảm nhận được tính chất của bài đọc nhạc.
+ Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
+ Biết vài nét về nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.
B. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đàn phím điện tử
- Bài TĐN số 3
- Tư liệu về nhạc sĩ Văn Cao và một số tác phẩm khác của ông.
C. Chuỗi các hoạt động:
HĐ1. Hoạt động khởi động: GV giới thiệu bài học với nhiều kiến thức về nhạc
lí, thực hành đánh nhịp và được giới thiệu về tác giả, tác phẩm âm nhạc.
HĐ2 Hoạt động hình thành kiến thức:

HĐ CỦA GV NỘI DUNG
HĐ CỦA HS
GV ghi bảng
I. Cách đánh nhịp 2/4.
HS ghi bài
GV vẽ sơ đồ
HS tập đánh
và h/dẫn đánh
nhịp
nhịp
GV ghi bảng
GV hỏi

GV yêu cầu
GV thực hiện
GV đàn
GV đàn
GV đàn
h/dẫn

II. Tập đọc nhạc: TĐN số 3- Thật là hay
HS ghi bài
Nhạc và lời: Hoàng Lân
1.
Nhận xét:
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì, nêu khái niệm về nhịp HS trả lời
đó? (Nhịp 2/4 )
? Về cao độ bài có sử dụng độ cao của những nốt
nhạc nào? (Đồ, rê, mi, son, la, đố)
? Về trường độ có những hình nốt nào? (Nốt đen,

trắng, móc đơn)
2. Đọc tên nốt nhạc
HS đọc tên nốt
3. Chia câu. (4 câu)
4. Đọc gam Đô trưởng 5 âm.
HS đọc gam C

5. Tập đọc từng câu. (Dịch giọng -2)
- Cho hs nghe giai điệu của cả bài 1 lần để các em HS nghe và
cảm nhận
cảm nhận.
và - Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần, hs nghe, đọc HS thực hiện
nhẩm theo sau đó đọc theo đàn.


- Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1 và câu 2.
- Tập câu 3 và câu 4 tương tự câu 1 và 2 sau đó nối cả
bài
- Yêu cầu từng dãy bàn đọc nhạc và gõ phách sau đó
tập gõ vào các phách mạnh.
GV h/dẫn và - Hướng dẫn hs đọc nhạc và đánh nhịp 2/4 .
HS trình bày
sửa sai
6. Ghép lời ca:
GV đệm đàn
- Gv đàn giai điệu cho hs hát lời và gõ phách => Gv Hs trình bày
chú ý nghe và sửa sai.
GV yêu cầu
- Chia 2 nửa lớp: 1 nửa hát lời nửa kia đọc nhạc sau HS luyện tập
đó đổi lại có kết hợp đánh nhịp.

7. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
HS trình bày
- GV đệm đàn tiết tấu Pop, TP 112 cho hs trình bày cả
bài và kết hợp đánh nhịp.
- Luyện tập như vậy theo từng nhóm và chú ý sửa sai.
- Gọi 1 vài cá nhân đọc bài
GV ghi bảng
III. Âm nhạc thường thức:
HS ghi bài
1. Nhạc sĩ Văn Cao. (1923- 1995)
GV yêu cầu
- Gọi 2 em đọc sgk/20
HS đọc sgk
GV hỏi
? Em hãy nêu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của HS trả lời
nhạc sĩ Văn Cao?
GV
thuyết - Là một trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền âm HS nghe và ghi
trình và ghi nhạc Việt Nam hiện đại.
bài
bảng
- Năm 1944 ông sáng tác bài Tiến quân ca - đến năm
1946 bài hát được chọn làm quốc ca của nước ta.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Suối mơ, Thiên thai, Đàn
chim Việt (trước CM-8); Trường ca Sông Lô, Ca ngợi
Hồ Chủ Tịch, Ngày mùa, Làng tôi,…
GV thực hiện - Cho hs nghe một số trích đoạn các bài hát như:
HS nghe và
Suối mơ, Trường ca Sông Lô, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch.
cảm nhận

GV ghi bảng
2. Bài hát “Làng tôi”
HS ghi bài
GV giới thiệu - Bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1947 HS nghe
trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
HĐ3 Hoạt động luyện tập:
- Trình bày bài TĐN số 3 kết hợp đánh nhịp 2/4.
- Cho hs nghe 2 lần bài hát “Làng tôi” .
Hỏi HS: Nêu cảm nhận của em về bài hát “Làng tôi” ?
(Trả lời: Giai điệu của bài hát nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm. Bài hát mô tả
cảnh làng quê Việt Nam đang sông trong thanh bình thì bị giặc Pháp tràn đến đốt phá,
tàn sát. Căm thù giặc, quân và dân ta đa dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương và tin
tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng)


HĐ4 Hoạt động vận dụng và sáng tạo: Cho HS đọc bản nhạc Suối mơ, kí hiệu
nhịp 2/4 bằng chữ
để HS nhận biết được nhịp này còn được kí hiệu bằng chữ
thay cho số trong bản nhạc.
4. Kiểm tra, đánh giá
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Âm nhạc nhằm cung cấp thông tin chính
xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến
bộ của học sinh; hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương
trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giáo viên đánh giá phẩm chất và năng
lực dựa vào những yêu cầu cần đạt; kết hợp đánh giá định tính với đánh giá định lượng;
chú trọng đánh giá chẩn đoán kết hợp với đánh giá quá trình học tập, luyện tập, biểu
diễn, sáng tạo âm nhạc để thấy được sự tiến bộ của học sinh về ý thức, về năng lực âm
nhạc.
Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu
thập những thông tin về kiến thức và kĩ năng âm nhạc của từng học sinh, cũng như

những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương
pháp giáo dục thích hợp.
Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình): bao gồm đánh giá chính thức thông
qua các hoạt động thực hành, luyện tập, biểu diễn hoặc sáng tạo âm nhạc, dùng bài
kiểm tra giấy kết hợp âm thanh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, và đánh giá không
chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học tập, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá
hoặc đánh giá đồng đẳng,... nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành,
phát triển năng lực năng âm nhạc của từng học sinh.
Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học, cuối
cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại học
sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.
Đánh giá định tính: kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị
bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi
nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và đánh giá thường
xuyên không chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học.
Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá định
lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, bảo đảm
quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.
3.1. Kiểm tra, đánh giá năng lực thể hiện âm nhạc
Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc
nhạc với nhiều hình thức và phong cách.

– Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và
Hát lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát, biết hát bè đơn
giản.
– Đọc nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ, thể hiện được tính chất
đọc nhạc
âm nhạc; biết đánh nhịp một số loại nhịp.
chơi nhạc – Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết
cụ

tấu, giai điệu và hoà âm đơn giản.


Ví dụ về việc kiểm tra, đánh giá năng lực thể hiện âm nhạc qua bài TĐN số 3
Câu hỏi 1: Đọc nhạc bài TĐN số 3.
Câu hỏi 2: Chia 2 nhóm, 1 nhóm đọc tên nốt, một nhóm hát lời bài TĐN số 3.
Câu hỏi 3: Hát gõ đệm:
- Hát lần 1 kết hợp gõ đệm theo nhịp 2/4.
- Hát lần 2 kết hợp gõ đệm theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ.
4.2. Kiểm tra, đánh giá năng lực cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một
bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể;
biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc.
- Yêu cầu cần đạt:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc; cảm nhận và phân biệt được các
phương tiện diễn tả của âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và
mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật
khác.
+ Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc; biết chia sẻ cảm
xúc âm nhạc với người khác.
+ Nhận biết được câu, đoạn trong bài hát, bản nhạc có hình thức rõ ràng.
+ Biết nhận xét và đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc.
Ví dụ: về việc kiểm tra, đánh giá năng lực cảm thụ và hiểu biết qua bài hát Làng
tôi
Câu hỏi 1: Làng tôi là bài hát có nội dung nói về phẩm chất gì?
A. Yêu quê hương.
B. Trung thực.
C. Chăm chỉ.
Câu hỏi 2: Vẽ một bức tranh minh họa cho bài hát Làng tôi.

Câu hỏi 4: Em hãy tập hát bài Làng tôi với các tốc độ khác nhau: hơi chậm,
trung bình, hơi nhanh. Em thấy bài hát trình bày với tốc độ nào là phù hợp.
3.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm
nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc
hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và
các loại hình nghệ thuật khác.
Yêu cầu cần đạt ở cấp THCS:
+ Mô phỏng, tái hiện được một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống; biết lặp
lại có thay đổi mẫu tiết tấu hoặc giai điệu theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Biết làm dụng cụ học tập đơn giản; biết tưởng tượng khi nghe nhạc không lời.
+ Có ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; biết chia sẻ kiến
thức âm nhạc với người khác, nhận ra khả năng âm nhạc của bản thân, bước đầu định
hình thị hiếu âm nhạc; biết dàn dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức
phù hợp.
Ví dụ về câu hỏi kiểm tra
Câu hỏi 1: Em hãy đặt lời mới cho 1 câu hát trong bài Làng tôi, theo các bước
được gợi ý sau:
Bước 1- Lựa chọn 1 câu hát


Bước 2- Hát lời cũ của câu hát để nắm vững giai điệu
Bước 3- Đặt lời mới cho câu hát theo chủ đề tự chọn
Bước 4- Hát lời mới đã hoàn thành
Bước 5- Đánh giá về kết quả
Câu hỏi 2: Biểu diễn bài Làng tôi theo nhóm, kết hợp múa minh họa.
Câu hỏi 3: Bài hát Làng tôi thường được biểu diễn với nhạc cụ nào.
Kết luận
- Thông qua bài TĐN số 3 và bài hát Làng tôi, GV có thể đánh giá được 3 năng
lực âm nhạc của học sinh.

- Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên biết năng lực nào học sinh tiến bộ và
những năng lực nào học sinh còn yếu để điều chỉnh quá trình dạy cho phù hợp. Giáo
viên có thể nhận xét và đưa ra những yêu cầu cần đạt được để học sinh tự đánh giá chính
mình mà tự giác rèn luyện.
- HS phổ thông ở Việt Nam có thể phát triển được các năng lực âm nhạc thông
qua 1 chương trình giáo dục Âm nhạc thích hợp.
- Chương trình giáo dục Âm nhạc mới cần tạo môi trường để HS có thêm điều
kiện phát triển năng lực khác như chơi nhạc cụ.
Người viết Võ Thị Thu Thảo



×