Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.15 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM

KHOA HÓA

Đề tài nghiên cứu:

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


GVHD: Thầy Trịnh Văn Biều
SVTH: TRƯƠNG VÔ KỴ
Lớp: Hóa 2 Bình Dương


PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môi trường sống là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, là
nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người. Đồng thời cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và sản xuất.
Hậu quả của chiến tranh, sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho số lượng chất thải tăng lên không ngừng ở nhiều nơi,
nhiều chổ gây nên sự ô nhiễm môi trường.
Thế giới hiện nay đang phải gánh chịu những thách thức về môi trường như:
khí hậu toàn cầu thay đổi, thiên tai gia tăng. Đầu tháng 09 năm 2000 những cơn
giông bão liên tiếp kèm theo mưa lớn đỗ xuống đồng bằng sông Cửu Long, làm cho
vùng ruộng đất rộng lớn bị chìm trong biển nước, gây thiệt hại ước tính tới trên 3100
tỉ đồng, làm trên 300 người chết. Ngày 26/12/2004 động đất và sóng thần đã phá đi
nhiều nơi của hàng chục nước Châu Á làm trên 200 người chết và mất tích.
Sự suy giảm tầng ozon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, có nơi


đất hoang biến thành sa mạc.
Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng lớn, cùng với sự phát triển đô
thị, khu công nghiệp, khu du lịch, việc đỗ bỏ các loại chất thải vào đất, sông ngòi, ao
hồ, biển đã gây ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.
Vì vậy, việc “giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường” không còn là nhiệm vụ
của riêng ai, mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức. Nhưng có vai trò
quan trọng hơn hết là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường trung học cơ sở, trung
học phổ thông. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất
nước, những người sẽ đảm nhận nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ
môi trường. Trường học cũng là nơi hội tụ đầu đủ các điều kiện để tác động và ý thức
thế hệ trẻ, thế hệ đang trong quá trình phát triển các thái độ hành vi. Sự thành đạt của
các em sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển bền vững hiện tại và mai sau.
2


Bộ môn hóa học là một trong những bộ môn có liên quan mật thiết đối với môi
trường. Do đó, “giáo dục môi trường” là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa
học, vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Trên tinh thần đó, lồng
ghép “giáo dục môi trường” vào dạy hóa học là điều cần thiết của người giáo viên
hóa học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giúp học sinh hiểu về môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ
đó, sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với môi trường.
III. NHIÊM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:


Làm rõ quan điểm nhận thức môi trường ở học sinh.




Nêu lên một số tranh ảnh minh họa hai dạng môi trường.
a.

Dạng môi trường trong lành.

b.

Dạng môi trường bị ô nhiễm.

IV. LỌAI HÌNH:
Giáo dục môi trường khai thác từ môn hóa học 8, 9.
V. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
b.

Khách thể: Quá trình rèn luyện khả năng nhận thức cho học sinh qua
môn hóa học.

c.

Đối tượng nghiên cứu: Việc lồng ghép “giáo dục môi trường” trong dạy
học hóa học ở trường trung học cơ sở.

VI. GIẢ THIẾT KHOA HỌC:
Nếu giáo viên nắm vững nội dung bài dạy, mục tiêu bài dạy, hiểu rõ về môi
trường sẽ giúp giáo viên lồng ghép “giáo dục môi trường” vào bài dạy dễ dàng và sẽ
nâng cao hiệu quả dạy học.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a.

Tìm đọc, tham khảo và nghiên cứu các tài liệu có liên quan.


b.

Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn.

c.

Nghiên cứu chương trình hoá học lớp 8, 9 đang hiện hành.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1

Cơ sở lý luận:

1.1.1

Ô nhiễm môi trường là gì?
a.

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,
đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi,
gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

b.

Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô

nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch gây
nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây
bệnh phát triển…

1.1.2
1.1.2.1

Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và

sinh hoạt:
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon oxit (CO), khí lưu huỳnh
đioxit (SO2), khí cacbonic (CO2), nitơ đioxit (NO2)… và buị.
Nguyên nhân gây khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy
nhiên liệu: gỗ cũi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
1.1.2.2

Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:

- Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm
gây bệnh. Việc sữ dụng thuốc bảo vệ thực vật bên cạnh hiệu quả làm tăng năng suất
cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con
người.
- Chất độc hóa học làm rụng lá cây do quân đội Mỹ sữ dụng trong chiến tranh ở
Miền Nam Việt Nam trước đây đã phá hủy môi trường và gây nhiều bệnh tật cho con
người.
1.1.2.3 Ô nhiễm do các chất phóng xạ:

4



Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và
sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ
yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên
tử,… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
1.1.2.4

Ô nhiễm do các chất thải rắn:

Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình
sản xuất và sinh hoạt:
a.

Các chất thải công nghiệp như: đồ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng
cụ kim loại, đồ thủy tinh, tro xỉ,…

b.

Các chất thải từ hoạt động công nghiệp chủ yếu là rác thải hữu
cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,…

c.

Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,…

d.

Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,…

e.


Hoạt động y tế thải ra: bông băng bẩn, kim tiêm,…

f.

Các gia đình thải ra nhiều loại rác như: túi nilon dùng đựng đồ
và gói thức ăn, thức ăn thừa,…

1.1.2.5

Ô nhiễm do sinh vât gây bệnh:

Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh
vật khác. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do do các chất thải như phân,
rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện,…
không được thu gom và xữ lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại
cho người và động vật phát triển.
1.2

Cơ Sở thực tiễn:

1.2.1

Ô nhiễm không của riêng ai:

Ngày 05 tháng 12 năm 1952, ở nước Anh - nước được mệnh danh là xứ sở của
sương mù, tại Luân Đôn đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế
giới. Dân trong Thành Phố thấy tức ngực, khó thở, ho liên tục. Chỉ trong vòng 4,5
ngày đã có hơn 4 nghìn người chết, trong đó phần lớn là trẻ em và người già, hai
tháng sau lại có trên tám nghìn người nữa chết. Việc giảm sút môi trường cho thấy

hàm lượng khí SO2 đến 3,8mg/m3, cao gấp 6 lần và nồng độ bụi khói lên tới
4,5mg/m3, gấp 10 lần so với ngày thường.
5


Nguyên nhân của “màn khói giết người” ở Thành Phố Luân Đôn là do khói than
của các xí nghiệp và gia đình quyện vào sương mù buổi sớm của mùa đông gây ra.
Cuối những năm 1960 nhiều khu vực rộng lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ bị ô nhiễm
nặng nề. Các con sông trở thành nơi đổ chất thải, các thành phố bị bao phủ bởi khói
bụi công nghiệp, khí CO2 nhiều, cánh đồng bị tàn phá thảm khốc. Môi trường sống
của loài người đang hồi báo động! Chính vì vậy, lần đầu tiên HỘI NGHỊ QUỐC TẾ
VỀ CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI đã được tổ chức vào ngày 05
tháng 06 năm 1972 tại Thụy Điển. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của
loài người, và TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC đã chọn ngày 05 tháng 06 hàng năm
làm ngày môi trường thế giới.
Ngày 19 tháng 08 năm 2004 toàn Thành Phố Hồng Kông như bị một lớp sương
mù che phủ làm hạn chế tầm nhìn của người dân. Đó là lớp bụi từ Quảng Đông Trung
Quốc tràn sang gây một ngày “mờ mịt” nhất của Hồng Kông trong nhiếu năm trở lại
đây.
Tháng 10 năm 2004 nhà chức trách Thành Phố Bắc Kinh đã tuyên bố “tình trạng
nhiễm khẩn cấp” do không đạt được mục tiêu giữ sạch bầu không khí.
Tại Ấn Độ, theo số liệu của viện nghiên cứu ung thư Quốc Gia, có đến 2/5 người
dân New Đeli mắc những chứng bệnh liên quan đến sự ô nhiễm không khí.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), 2/3 trong số 800.000 ca chết yểu ở Châu Á là
do ô nhiễm không khí gây ra. WHO cũng cảnh báo, mỗi năm thế giới có 1,6 triệu ca
tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Chính Phủ đặc biệt quan tâm và đã
xây dựng kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Tháng 12 năm
1993 Quốc Hội đã thông qua “Luật bảo vệ môi trường” Việt Nam đã tham gia và phê
chuẩn các công ước, thỏa ước và tuyên bố mang tính quốc tế về môi trường.

Ở các thành phố lớn như TP. HCM việc cải tạo kênh rạch đã bước đầu mang lại
hiệu quả về kinh tế, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nhiều khu đô thị mới
đã có những thảm cây xanh, những công trình phúc lợi mang tính bền vững để giữ
gìn môi trường sống của cộng đồng.
Nhưng việc bảo vệ môi trường ở nước ta cũng còn nhiều thách thức đặt ra. Việc
chặt phá và khai thác rừng một cách bừa bãi vẫn tiếp diễn. Các sông, suối bị nhiễm
6


độc bởi nạn khai thác các khoáng chất trái phép làm ảnh hưởng đến môi sinh và sức
khỏe con người. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, chưa có một tầm
nhìn xa cho vấn đề sinh tử này.
Ngành y tế đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ, vệ sinh môi trường và chăm sóc
sức khỏe cộng đồng. Nhưng để làm tốt công việc này, đòi hỏi phải có sự tham gia của
toàn xã hội, trong đó ngành giáo dục góp một phần không nhỏ.
Hãy bảo vệ môi trường như bảo vệ chính sự sống của mình. Hồi chuông cảnh tỉnh
ấy vang lên không chỉ một ngày mà là mãi mãi.
1.2.2 Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường:
Môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả những người
đang sống và cả thế hệ tương lai, buộc người ta phải xem xét đến vấn đề phát triển
bền vững. Đó là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với các
mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường.
Các giải pháp để bảo vệ môi trường phát triển bền vững, đây là một thách thức lớn
đối với loài người hiện nay. Người ta tập trung vào những vấn đề cốt lõi là ổn định
dân số, tìm kiếm những nguồn năng lượng mới, hợp tác khu vực; sử dụng đất, nước
hợp lý; đa dạng sinh học; phát triển công nghệ sinh học, giáo dục môi trường… Vấn
đề giáo dục môi môi trường đang được cả thế giới quan tâm. Giáo dục môi trường
đối với con người không phải là việc chỉ học một lần trong đời, mà là học suốt đời. Ở
Việt Nam đã có luật bảo vệ môi trường và có chiến lược bảo vệ môi trường 2001 –
2010.


CHƯƠNG 2: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ QUA MỘT SỐ BÀI CỤ THỂ
2.1

Một số bài hóa học 8:

2.1.1

Bài 12: “Sự biến đổi của chất”.

Phần vận dụng: giáo viên có thể nêu câu hỏi: Trong những hiện tượng dưới đây:
đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học?
7


Quá trình hô hấp của người và động vật (lấy vào khí oxi, thảy ra môi trường khí
CO2).
Quá trình cây xanh quang hợp (lấy vào khí cacbonđioxit và thảy ra môi trường khí
oxi khi có ánh sáng).
Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
2.1.2

Bài 20: “Tỉ khối của chất khí”:

Phần tổng kết bài học: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin em có biết:
“Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ sinh
ra khí cacbonđioxit (CO2), khí này không màu, không mùi, không duy trì sự cháy và
sự sống của người và động vật. Mặt khác, khí cacbonđioxit lại nặng hơn không khí

khoảng 1,52 lần. Vì vậy, khí cacbonđioxit thường tích tụ trong đáy giếng khơi, trên
nền hang sâu. Người, động vật xuống những nơi này sẽ bị chết ngạt, nếu không mang
theo bình dưỡng khí hoặc không khí trước khi xuống”.
Qua thông tin này, ngoài việc đã phá mê tín dị đoan, giải thích hiện tượng thực tế
còn giúp học sinh biết được khí cacbonđioxit là một trong những chất gây ô nhiễm
môi trường không khí.
2.1.3

Bài 22: “Tính theo phương trình hóa học”:

Phần vận dụng: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và giải bài tập “Lưu hùynh cháy
trong không khí sinh ra một chất khí có mùi hắc, gây ho, viêm đường hô hấp. Đó là
khí lưu hùynh đioxit có CTHH là SO2”.
a.

Viết PTHH của lưu huỳnh cháy trong không khí.

b.

Biết ms tham gia phản ứng là 1,6g. Hãy tìm:


Thể tích SO2 sinh ra ở đktc.



Thể tích không khí cần dùng (đktc). Biết rằng oxi chiếm 1/5 thể
tích không khí.

Qua bài tập trên giáo viên giúp học sinh: Biết thêm khí kưu huỳnh đioxit cũng là

một khí độc, gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh cho người.
Giáo viên liên hệ thêm một trong những khí thoát ra môi trường khi ta dùng diêm
quẹt là lưu huỳnh đioxit (mùi hắt, khó ngửi). Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh
8


không nên dùng diêm quẹt làm trò chơi, vừa nguy hiểm, vừa vi phạm nội quy lại gây
ô nhiễm môi trường.
2.1.4

Bài 25: “Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi:

Trong phần ứng dụng của oxi học sinh nắm được 2 ý cơ bản là: oxi cần cho sự hô
hấp của người và động vật; và oxi cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản
xuất. Qua đó học sinh thấy được tầm quan trọng của oxi. Từ đó giáo dục học sinh ý
thức giữ vững tỉ lệ khí oxi trong không khí bằng cách bảo vệ cây xanh, trồng cây
xanh.
2.1.5

Bài 28: “Không khí và sự cháy”

Phần I: Thành phần của không khí (mục 3): Bảo vệ không khí trong lành tránh ô
nhiễm.
Để xây dựng phần này giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK. Sau đó giáo
viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh minh họa tác hại do ô nhiễm môi trường
không khí gây nên như:



Tranh môi trường trong lành không bị ô nhiễm.


9




Tranh môi trường bị ô nhiễm bao gồm các tranh sau đây:

Tranh cảnh đất bị nứt nẻ do hạn hán.

Tranh cảnh lũ lụt.

Tranh cảnh cây cối bị xơ xác, trụi lá

Tranh núi lửa đang hoạt động.

do mưa axit.

10


Tranh hoạt động giao thông vận tải

Tranh nhà máy thải khói bụi ra
khí quyển

Qua các tranh ảnh trên giáo viên nêu câu hỏi:
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí?
2. Tác hại của ô nhiễm môi trường trong không khí?
3. Có cách nào để giữ cho không khí không bị ô nhiễm không?

Sau khi học sinh thảo luận và trả lời, giáo viên chốt lại ý chính: “Bảo vệ không khí
trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia. Bảo vệ rừng, trồng rừng,
trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành”. Rừng là lá
phổi xanh của nhân loại.
Trong phần vận dụng kiến thức đã học, giáo viên phát cho học sinh phiếu học tập:
4 loại phiếu cho 4 tổ (mỗi tổ một loại gồm 10 tờ). Các phiều học tập cho các tổ có nội
dung như sau:
a.

Tổ 1: hai câu hỏi:
Câu 1: Vì sao ban đêm nằm ngủ dưới các tán cây lại bị mỏi? Ban đêm
không được để hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ
Câu 2: Không khí sạch là không khí:
 Có nhiều khí oxi.
11


 Có ít khí CO2 và các khí khác.
 Không có khói bụi, các chất rắn hàm lượng dưới 1%.
 Có nhiều khí nitơ
Hãy chọn câu trả lời đúng:
b.

Tổ 2: Nêu ý nghĩa của các việc làm sau:
 Cấm hút thuốc hay bậc lửa trong hầm lò.


Cấm dùng lửa trong rừng, cấm đốt rừng rẫy trong mùa khô.




Trồng rừng và bảo vệ cây xanh là giữ gìn không khí trong lành.
Tổ 3: Người và động vật trong quá trình hô hấp đã hấp thụ khí O 2, thở ra

c.

khí CO2, các nhiên liệu như: xăng, dầu, củi… trong quá trình đốt cháy cũng cần khí
O2 và thải ra môi trường khí CO2. Như vậy, lượng khí O2 phải mất dần, đồng thời
lượng khí CO2 phải tăng dần. Nhưng trong thực tế hàng nghìn năm nay tỉ lệ về thể
tích của O2 trong không khí luôn ≈ 21%. Hãy giải thích:
d.

Tổ 4: hai câu hỏi:


Trong đời sống hàng ngày, những quá trình nào sinh ra khí CO 2? Và quá
trình nào làm giảm khí CO2, sinh ra khí O2?



Nếu nồng độ khí CO2 cao sẽ làm tăng nhiệt độ của trái đất (hiệu ứng nhà
kính). Theo em liệu pháp nào làm giàm lượng khí CO2?

Học sinh thảo luận và nêu đáp án.
2.1.6

Bài 36: “Nước”. Phần III: Vai trò của nước trong đời sống và sản

xuất – chống ô nhiễm nguồn nước.



Giáo viên nêu câu hỏi:
1. Trong đời sống và sản xuất, nước có những vai trò gì?
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước?
3. Tác hại của ô nhiễm nguồn nước?



Trong quá trình học sinh thảo luận để tìm ra câu trả lời, giáo viên
treo tranh đã chuẩn bị sẳn lên bảng cho học sinh quan sát.

12


1. Tranh nước thải trong cống rãnh đổ về sông.

2. Tranh rác rưởi vứt bừa bãi trên đất liền, trên bờ sông.

3. Tranh tuyết tan.

4. Tranh lũ lụt.

13


Tranh ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến động vật sống trong nước


Sau khi đại diện các nhóm nêu câu trả lời, giáo viên
chốt lại:

Sự ô nhiễm nguồn nước có thể có nguồn gốc tự


nhiên hay nhân tạo

Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết

a.

tan, gió bão, lũ lụt… Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố,
đồng ruộng, khu công nghiệp… Kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ,
ao… gây ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu do nước

b.

thải tử vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón,
thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.
Trong sản xuất nông nghiệp khi sữ dụng một lượng lớn phân hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật sẽ bị ngấm vào nước ruộng, ao hồ, sông ngòi; lan truyền và
tích lũy làm ô nhiễm nguồn nước.
Tùy theo mức độ ô nhiễm khác nhau, các chất gây ô nhiễm khác nhau mà có tác
hại khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật, thực vật, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Môi trường bị ô nhiễm nặng gây ra bệnh tật, ngộ độc và có thể
chết người.
Từ đó, giáo viên giáo dục các em ý thức bảo vệ nguồn nước.
Trong phần vận dụng và liên hệ thực tế giáo viên nêu thêm câu hỏi (đã viết sẵn
trên tờ rơi và dán lên bảng).
Câu 1: Em có biết từ tính chất nào mà nước được sữ dụng làm dung môi để hòa
tan nhiều chất hóa học? Tính chất nào đã làm cho nước dễ bị ô nhiễm? Để chống ô

nhiễm cho nước ta cần phải làm gì?
Cầu 2: Người ta cho rằng “3/4 bề mặt trái đất là nước, nên không sợ thiếu nước”.
Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Gia đình em và những người xung quanh đã sữ
dụng nước như thế nào? Sau khi tìm hiểu về nước em có nhận xét gì về những việc
làm đó? Em sẽ thuyết phục mọi người xung quanh như thế nào để giữ gìn nước sạch
- nguồn tài nguyên quý của chúng ta.


Giáo viên nêu câu hỏi ở phần vận dụng:
14


Câu 1: Em hãy kể một số tác hại của sự cố khi dầu tràn ra biển
Câu 2: Nêu một số biện pháp xữ lý môi trường trong các trường hợp sau:
a. Tàu chở dầu gặp sự cố và dầu tràn ra biển.
b. Dầu mỏ ngấm vào các ở ven biển.
Đáp án:
Câu 1: Tác hại của sự cố dầu tràn ra biển:
a. Làm ô nhiễm nguồn nước biển.
b. Làm chết cá và các sinh vật sống trong nước biển.
Câu 2:
a. Dùng phao để ngăn chặn dầu không cho lan trộng, sau đó dùng bơm hút

nước và dầu nổi trên bề mặt vào thiết bị dùng để tách dầu ra khỏi nước.
b. Súc các ngấm dầu đem rửa bằng nước, khi đó dầu nhẹ hơn nên nổi lên

mặt nước và tách được dầu ra.
2.2

Một số bài hóa học lớp 9:


2.2.1

Bài 8: Một số bazơ quan trọng:

Phần vận dụng và liên hệ thực tế bằng cách giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông
tin em có biết, mục 2:
“Đời sống của thực vật và động vật phụ thuộc vào độ pH của môi trường: một số
cây trồng như: thông thích hợp với đất chua pH từ 4 đến 6. Một số rau như: xà lách,
diếp lại thích hợp với đất kiềm có độ pH từ 8 đến 9, còn cá thì thích hợp với môi
trường nước trung tính có độ pH = 7.
Có một số trận mưa trên thế giới mà nước mưa có độ pH ≤ 3, nước mưa này tích
tụ ở sông, hồ đã giết chết cá và nhiều sinh vật khác ở trong nước. Để bảo vệ nguồn
nước thủy sản này, người ta dùng biện pháp trung hòa axit để có pH = 7. Như vậy,
trước khi nuôi trồng lọai thủy sản gì, cây gì, chúng ta phải lựa chọn hoặc cải tạo môi
trường để có độ pH thích hợp.”
Sau khi học sinh đọc xong thông tin này giáo viên nêu câu hỏi: Vậy người ta đã
thực hiện phản ứng trung hòa để nước có độ pH = 7 bằng cách dùng hóa chất nào?
Viết phương trình hóa họac của phản ứng đã xảy ra?
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên giảng:
15


H2SO3 là axit có trong nước, do đó dùng hóa chất là bazơ sao cho khi phản ứng
xảy ra tạo chất kết tủa, chất kết tủa này lắng xuống đáy sông, hồ và nước trở lại trung
tính. Tức có độ pH = 7.
H2SO3 + Ca(OH)2  CaSO3 + 2H2O
2.2.2 Phân bón hóa học:
Phần BTVN giáo viên bổ sung hai bài tập nhằm giáo dục môi trường cho học sinh
như sau:

Bài 1: Để khử độ chua của đất trồng bằng vôi sống, người ta nung 10 tấn đá vôi
trong lò vôi. Tính khối lượng vôi sống tạo thành. Nếu hiệu suất phản ứng là 80%.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to mục 1 phần thông tin em có biết:
“Nếu dùng quá nhiều phân đạm, phân lân so với nhu cầu của cây trồng sẽ gây ô
nhiễm nặng nguồn nước sông, hồ, nguồn nước ngầm”
Sau đó giáo viên đọc nội dung bài tập: Em hãy nêu tác hại do ô nhiễm nguồn nước
gây ra. Hãy viết phương trình hóa học minh họa.
Qua hai bài tập này giáo viên đã lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh là:
a.

Dùng phân bón hóa học đúng liều vừa tiết kiệm vừa không gây ô nhiễm
môi trường.

b.

Biết cách cải tạo đát chua thành đất có độ pH thích hợp cây trồng.

2.2.3 Bài 16: “Tính chất hóa họac của kim loại”:
Trong phần vận dụng giáo viên nêu thêm bài tập: Nếu chẳng may nhiệt kế thủy
phân bị vở, làm thế nào thu gom hết phần thủy ngân rơi ra nền nhà để không gây ngộ
độc cho người. Em đã áp dụng tính chất gì của kim loại để thực hiện điều đó?
Đáp án: Đã áp dụng tính chất của kim loại tác dụng với phi kim tạo ra muối: Rắc
bột lưu hùynh vào chổ có thủy ngân, lưu huỳnh sẽ tác dụng vớ thủy ngân theo
phương trình hóa học:
Hg(l) +

S(r)




HgS(r)

Qua bài tập này giáo viên đã giáo dục học sinh:
a. Biết được thủy ngân là một chất có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại
gây độc hại cho người.
b. Biết cách làm sạch môi trường khi chẳng may làm vở nhiệt kế.
c. Giáo dục tính cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm có sữ dụng nhiệt kế.
16


2.2.4

Bài 20: “Hợp kim sắt: Gang – Thép”

Phần liên hệ thực tế giáo viên nêu câu hỏi: Những khí thải CO 2, SO2… trong quá
trình sản xuất gang, thép đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh. Dẫn
ra một vài phản ứng để giải thích? Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở
khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang, thép.
Đáp án: Khí CO2 không duy trì sự sống, khí SO 2 độc, hít thở phải khí này nhiều
gây bệnh viêm phế quản, viêm phổi. Khí SO 2 và CO2 nhiều góp phần tạo mưa axit do
hai khí này tác dụng với nước theo phương trình hóa học:
SO2 + H2O  H2SO3 (axit sunfurơ)
CO2 + H2O  H2CO3 (axit cacbonic)
Để giảm nồng độ các khí CO 2, SO2 trong không khí có thể dùng hệ thống quạt
thông gió để tan nhanh các khí này. Tuy nhiên biện pháp này không làm sạch môi
trường một cách triệt để.
2.2.5

Bài 24: “Ôn tập học kỳ 1”


Giáo viên lồng ghép giáo dục môi trường bằng cách cho học sinh thực hiện bài tập 6.
“Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau: HCl, H 2S, CO2 và SO2. Có
thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất.
a.

Nước vôi trong.

b.

Dung dịch HCl.

c.

Dung dịch NaCl.

d.

Dung dịch H2O.

Giải thích và viết các phương trình hóa học nếu có
Đáp án: Dùng phương án a là tốt nhất vì nước vôi trong phản ứng với tất cả các
khí thải trên và tạo thành chất kết tủa hoặc dung dịch.

2.2.6

2HCl + Ca(OH)2  CaCl2

+ 2H2O

H2S


+ Ca(OH)2  CaS

+ 2H2O

CO2

+ Ca(OH)2  CaCO3

+

H2 O

SO2

+ Ca(OH)2  CaSO3

+

H2 O

Bài 26: “Clo”

17


Sau khi cả lớp tìm hiểu xong phần II. Tính chất hóa học của clo. Giáo viên nêu bài
tập vận dụng từng phần như sau:
Bài tập 1: Điều chế Cl2 trong phòng thí nghệm – Khi không cần thu Cl 2 nữa, ta
phải làm thế nào để Cl2 độc không thoát ra ngoài nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường

Đáp án: Sục ống dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH. Clo sẽ tác dụng NaOH theo
phương trình phản tứng:
Cl2 + 2NaOH

 NaCl + NaClO + H2O

Bài tập 2: Vì sao khi dùng nước Javel để tẩy trắng quần áo, không được để nước
Javel tiếp xúc với da tay, không nên để chậu đang ngâm quần áo đang tẩy trong
phòng tắm đóng kín?
Đáp án: Vì nước Javel có tính oxi hóa mạnh sẽ làm bỏng da tay, không nên để
chậu đang ngâm quần áo tẩy trong phòng tắm đóng kín vì khi tiếp xúc với không khí
xảy ra phản ứng.
NaClO + CO2 + H2O  NaHCO3 + HClO
HClO  HCl +

O

HCl bay hơi và có mùi khó chịu, gây ho.
Qua hai bài tập này: Ngoài việc liên hệ thực tế, giáo viên còn giáo dục học sinh
biết cách giữ môi trường trong sạch khi điều chế Cl2 và khi sữ dụng nước Javel.
2.2.7

Bài 28: “Các oxit của cacbon”

Giáo viên lồng ghép giáo dục môi trường bằng cách nêu ba bài tập như sau: (giáo
viên đã chuẩn bị sẳn trên các tờ rơi).
Bài tập 1: Khí cacbon oxit (CO) nguy hiểm là do có khả năng kết hợp với
hemoglobine trong máu, làm mất khả năng vận chuyển khí oxi của máu. Trong
trường hợp nào sau đây con người có thể bị tử vong do bị ngộ độc CO?
a.


Dùng lò gaz để nấu nướng ở ngoài trời.

b.

Đốt bếp lò trong nhà không được thông gió.

c.

Nổ máy ô tô trong nhà xe đóng kín.

d.

Cả hai ý b và c.

Bài tập 2: Khí CO và CO2 bị coi là chất làm ô nhiễm môi trường vì:
a.

Nồng độ (về thể tích) CO cho phép trong không khí là 10-20 phần
triệu; nếu đến 50 phần triệu sẽ có hại cho não.
18


b.

CO2 tuy không độc nhưng gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng
lên (ảnh hưởng khí hậu).

c.


CO2 cần cho cây xanh quang hợp nên không gây ô nhiễm.

d.

Cả hai câu a và b.

Bài tập 3: Hàm lượng khí CO2 trong khí quyển của hành tinh chúng ta gần như
không đổi là do:
a.

CO2 có khả năng tác dụng với các chất khác trong không khí.

b.

Trong quá trình quang hợp: cây xanh hấp thu khí CO 2 , mặt khác một
lượng khí CO2 được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu, sự hô hấp của người và
động vật.

c.

CO2 hòa tan trong nước mưa.

d.

CO2 bị phân hủy bởi nhiệt.
Chọn câu trả lời đúng.

Đáp án:
a.


Bài tập 1: ý d

b.

Bài tập 2: ý d

c.

Bài tập 3: ý b

Qua các bài tập trên giáo viên đã cung cấp thông tin về tác hại của CO, CO 2, từ đó
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ không khí trong lành.
2.2.8

Bài 32: “Luyện tập chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các

nguyên tố hóa học”.
Giáo viên bổ sung bài tập (đã chuẩn bị sẳn trên tờ rơi) nhằm lồng ghép giáo dục
môi trường cho học sinh.
a.

Vì sao cacbon được dùng trong mặt nạ phòng độc?

b.

Em có biết CO, CO2 được sinh ra từ những nguồn nào? Em hiểu thế
nào là hiệu ứng nhà kính? Nó gây ra tác hại gì?

c.


Khi đám cháy là kim loại Mg, Al, K người ta dập tắt bằng nước, cát,
hay khí CO2? Giải thích?

d.

SO2 là một trong những chất khí gây ô nhiễm không khí, nó phá hoại
những công trình xây dựng bằng đá vôi, gang, thép. Tính chất nào của SO 2
gây nên sự phá hoại này?
19


2.2.9

Bài 41: “Nhiên liệu”.

Phần tổng kết bài học: Giáo viên lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh
bằng cách yêu cầu học sinh đọc thông tin “em có biết” và nêu thêm bài tập.


Thông tin em có biết:

“Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên là những nguồn nhiên liệu thiết yếu. Tuy nhiên,
các nhiên liệu trên luôn có lẫn hợp chất chứa lưu huỳnh hoặc nitơ. Vì vậy, khi cháy
ngoài sự tạo ra khí CO2 thường có lẫn các khí khác như: SO 2, NO2, CO,… gây ô
nhiễm môi trường…”


Bài tập (do giáo viên ghi sẵn trên tờ rơi).

Bảng dưới đây cho biết sản phẩm của sự đốt cháy nhiên liệu:

Sản phẩm đốt cháy nhiên liệu
Tên nhiên liệu

Sản phẩm chính

Sản phẩm khác

Than đá

H2O, CO2

SO2, khói (các hạt nhỏ)

Than cốc

CO2

SO2

Khí thiên nhiên

CO2, H2O

Cũi, gỗ

CO2, H2O

khói

Xăng, dầu


CO2, H2O

SO2

Câu hỏi:
a.

Nhiên liêu nào được coi là sạch hơn cả, ít gây ô nhiễm môi trường?

b.

Nhiên liệu liệu nào gây ô nhiễm môi trường?

c.

Biện pháp bảo vệ môi trường tại gia đình.

Qua thông tin em có biết và bài tập trên, giáo viên đã giáo dục cho học sinh:
a.

Biết được sản phẩm của sự đốt nhiên liệu luôn là những chất gây ô
nhiễm môi trường.

b.

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường trong gia đình (trồng cây
xanh, hấp thu khí thải, khói bụi), thải ra môi trường khí O2.

2.2.10


Bài 45: “Axit Axetic”.

20


Giáo viên đưa thêm bài tập sau đây vào phần vận dụng: Khi nấu ăn chẳng may
làm rơi chay giấm xuống nền gạch đá hoa, sau đó thấy trên nền gạch đá hoa có hiện
tượng sủi bọt khí.
a.

Em hãy giải thích và viết phương trình phản ứng tương ứng.

b.

Làm thế nào để gạch đá hoa không bị hiện tượng trên?

Đáp án:
Có hiện tượng sủi bọt khí là do giấm ăn là axit axetic tác

a.

dụng CaCO3 có trong gạch đá hoa, tạo khí CO 2  nên có hiện tượng sủi bọt
khí.
CH3COOH + CaCO3  (CH3COO)2Ca

+ CO2  + H2O

Để không bị hiện tượng trên ta dùng nước vôi trong dội lên


b.

nền gạch, sẽ xảy ra phản ứng hoá học.
Ca(OH)2 + CH3COOH 

(CH3COO)2Ca

+ 2H2O

Nếu không có nước vôi trong, có thể dùng nước dội lên nhằm làm giảm nồng độ
axit CH3COOH (giấm). Sau đó dùng giẻ lau khô nền gạch.
Qua bài tập trên, đã giúp học sinh biết cách xử lý làm sạch nền gạch (môi trường)
nhằm tránh hiện tượng gây loang lỗ nền gạch.
2.2.11

Bài 50: “Glucozơ”.

Để lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh giáo viên nêu câu hỏi trong phần
trạng thái tự nhiên, glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhiều nhất trong
quả chín. Hãy viết phản ứng hoá học minh hoạ sự tạo thành glucozơ ở trong cây
xanh. Ngoài ra, phương trình hoá học này còn có ý nghĩa nào khác? (Phương trình
hoá học này SGK hoá học 9 không đề cập đến).
Đáp án: Phản ứng tạo ra glucozơ trong cây xanh được biểu diễn bằng phản ứng
hoá học sau:
6CO2 + 6H2O

ánh sáng

C6H12 O6 + 6 O2 


clorophin

Ngoài ra, phản ứng trên còn có ý nghĩa là giải thích quá trình quang hợp của cây
xanh ngoài ánh sáng, tạo ra chất hữu cơ và thải ra môi trường khí O2 làm không khí
được trong lành.
21


KẾT LUẬN
Lồng ghép giáo dục môi trường là điều rất cần thiết, đồng thời cũng là nhiệm vụ
của người giáo viên hoá học. Có những bài lồng ghép giáo dục môi trường vào rất
trôi chảy thuận lợi; nhưng cũng có những bài người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn
vì nội dung bài học dài, bài tập trong SGK nhiều. Hơn nữa, giáo viên dạy theo
phương pháp mới, nên không còn thời gian để lồng ghép giáo dục môi trường cho có
hiệu quả.
Do đó, việc lồng ghép giáo dục môi trường, đòi hỏi người giáo viên hóa học phải
đầu tư rất nhiều như: lựa chọn thời điểm thích hợp nhất, phải soạn trước câu hỏi, bài
tập và viết sẵn trên các tờ rơi hoặc sưu tầm những tranh ảnh, nhằm trong một thời
gian ngắn ngủi nhưng phải có tác dụng giáo dục môi trường cao.
Hy vọng rằng với những câu hỏi, những bài tập, những tranh ảnh trong đề tài này
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh, và tạo cảm giác
thích thú, say mê học tập bởi lẻ nó rất thực tế, rất gần gũi với các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo sức khỏe và đời sống (cơ quan ngôn luận của bộ y tế).
2. Tiến Sĩ Trịnh Văn Biều - Thạc sĩ Nguyễn Văn Bỉnh. Giáo dục môi trường qua
dạy học hoá học ở trường THPT.
22



3. Hoá học lớp 8, 9, 12 – NXB Giáo Dục.
4. Sưu tầm một số tranh ảnh vể môi trường
5. Sinh học lớp 9 – NXB Giáo Dục.

23



×