Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vận dụng quan điểm “Dạy học theo năng lực thực hiện” trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.69 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 45-51
This paper is available online at

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM “DẠY HỌC THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN”
TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phạm Quang Trình

Khoa Công nghệ Thông tin, Học viên Quản lí Giáo dục
Tóm tắt. Dạy học theo năng lực thực hiện đang được quan tâm nhiều trong đào tạo
nghề và đã mang lại những hiệu quả nhất định do sự phù hợp của quan điểm dạy
học này với đào tạo nghề. Tuy nhiên, trong đào tạo đại học, vấn đề này hầu như
chưa được quan tâm. Vấn đề đặt ra là liệu có thể vận quan điểm dạy học theo năng
lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin không? Nếu có thì
vận dụng như thế nào? Bài viết này đề xuất việc vận dụng quan điểm dạy học theo
năng lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành công nghệ thông tin góp phần nâng
cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội.
Từ khóa: Dạy học theo năng lực thực hiện, đào tạo đại học, đào tạo nhân lực công
nghệ thông tin.

1.

Mở đầu

Mục tiêu cụ thể về đào tạo trình độ đại học là “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên
có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lí, quy luật tự nhiên - xã hội, có kĩ
năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn
đề thuộc ngành được đào tạo” [1]. Như vậy, một trong các nội dung của mục tiêu đào tạo
đại học là đào tạo ra những con người lao động có kĩ năng thực hành cơ bản, có khả năng
làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.


Trong những năm qua, các trường đại học nước ta đã đào tạo cho đất nước một đội
ngũ nhân lực có trình độ đại học về CNTT đáp ứng yêu cầu về số lượng. Tuy nhiên, theo
Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của
chúng ta còn thấp và còn bất cập so với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập quốc tế. Một trong các nguyên nhân của thực trạng này, theo Phó Thủ tướng Nguyễn
Thiện Nhân, lâu nay ngành giáo dục chủ yếu đào tạo theo khả năng cung và ước đoán cầu;
sự liên kết cung cầu không sát. Điều này cho thấy rằng, việc đào tạo CNTT cần phải được
quan tâm đến kĩ năng nghề nghiệp theo định hướng đầu ra. Vì vậy, có thể vận dụng quan
điểm dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo CNTT ở các trường đại học.
Ngày nhận bài: 2-10-2012. Ngày chấp nhận đăng: 15-4-2013
Liên hệ: Phạm Quang Trình, e-mail:

45


Phạm Quang Trình

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Năng lực thực hiện

2.1.1. Các cách hiểu khác nhau về năng lực thực hiện
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực thực hiện.
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công
việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra. Năng lực thực hiện được coi như là sự tích hợp
của kiến thức, kĩ năng, thái độ làm thành khả năng thực hiện một công việc sản xuất và
được thể hiện trong thực tiễn sản xuất (Donald kirkpatrick).
- Năng lực thực hiện là khả năng sản xuất của một cá nhân, khả năng đó được xác

định và đo lường trong các thuật ngữ của sự thực hiện một nội dung lao động xác định, nó
không cng cần phải điều chỉnh chương trình đào tạo. Việc xây dựng chương trình
đào tạo nên theo trình tự và một số lưu ý sau:
- Xác định chuẩn đầu ra và vị trí việc làm: Trước hết các trường khi xây dựng
chương trình đào tạo cần xác định rõ chuẩn đầu ra. Trên cơ sở đó, xác định các vị trí làm
việc về CNTT của sinh viên sau khi ra trường để giúp sinh viên định hướng công việc
của mình.
- Xây dựng nội dung: Trên cơ sở chuẩn đầu ra, các trường xây dựng nội dung chương
trình gồm 3 phần:
+ Phần kiến thức bắt buộc: Bao gồm các kiến thức cơ sở, cơ sở ngành và chuyên
ngành theo mục tiêu đào tạo và quy định chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo.
+ Phần kiến thức tự chọn: Phần này nên xây dựng theo quan điểm tiếp cận “Theo
năng lực thực hiện”. Khi xây dựng các trường cần lấy ý kiến của các đơn vị sử dụng lao
động về các vị trí công tác, yêu cầu về công việc của từng vị trí và năng lực cần có để đáp
ứng yêu cầu công việc. Sau đây minh họa về yêu cầu đối với một số vị trí tuyển dụng:
(1). Kĩ sư lập trình
- Khảo sát yêu cầu, giới thiệu sản phẩm;
- Phân tích yêu cầu;
- Thiết kế;
- Lập trình;
- kiểm thử;
- Triển khai;
- Hỗ trợ kĩ thuật;
- Có kĩnh nghiệm phát triển ứng dụng trên nền tảng ASP.net;
- Biết lập trình trên nền tảng Winform hoặc Webform;
- Biết sử dụng và lập trình trên các hệ quản trị SQL Server hoặc Oracle;
48


Vận dụng quan điểm “Dạy học theo năng lực thực hiện” trong đào tạo đại học ...


- Có hiểu biết về kiến trúc SOA (Service Orient Architecture) và webservice.
(2). Kĩ sư giải pháp phần mềm
- Am hiểu về JAVA (JAVA framework: Struts, Hibernate, Spring), SDK (Eclipse),
PHP(PHP framework: ZEND, XOOPS)...
- Có kĩ năng phân tích, thiết kế hướng đối tượng, xây dựng giải pháp
ứng dụng CNTT;
- Nắm vững quy trình phần mềm; quy trình quản lí dự án.
(3). Kĩ sư phát triển Phần mềm
- Lập trình các dự án phần mềm;
- Thiết kế và phát triển các module phần mềm trên các công nghệ Java, .Net, Oracle,
SQL Server;
- Cập nhật và chỉnh sửa lỗi phần mềm;
- Hỗ trợ triển khai và đào tạo cho khách hàng;
- Nắm được quy trình phát triển phần mềm. Java/.Net/Oracle/SQL Server.
(4). Kĩ sư kiểm thử phần mềm
- Xây dựng test case, test data;
- Thực hiện kiểm thử ứng dụng Web, Mobile, SMS, Wap;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình cho người dùng;
- Nắm được quy trình phát triển phần mềm, quy trình kiểm thử phần mềm;
- Nắm vững các kĩ thuật kiểm thử;
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ phần mềm, cơ sở dữ liệu.
(5). Kĩ sư quản lí chất lượng phần mềm
- Xây dựng, cải tiến quy trình phần mềm, kiểm soát dự án theo quy trình;
- Giám sát, kiểm tra, theo dõi tiến độ dự án CNTT – Viễn thông theo quy trình;
- Có hiểu biết về Quy trình Rup (Rational Unifiel Process), về mô hình, về ISO, về
CMMI (Capability Maturity Model Integration);
(6). Kĩ sư giải pháp tích hợp hệ thống
- Chủ trì về kĩ thuật, làm việc với các hãng cung cấp thiết bị, giải pháp hệ thống...
- Đánh giá, khảo sát, thiết kế hệ thống CNTT - Viễn thông theo yêu cầu khách hàng;

- Xây dựng thư viện giải pháp mẫu về hạ tầng CNTT - Viễn thông, truyền dẫn;
- Phụ trách nghiên cứu, đóng gói các giải pháp tích hợp thiết bị- dịch vụ CNTT –
Viễn thông;
- Chủ trì các giải pháp: CRM (Customer Relationship Management), Sharepoint, M2M...
- Quản trị hệ thống hạ tầng CNTT;
- Hoạch định tài nguyên hệ thống, xây dựng các chiến lược phát triển hệ thống;
- Quản trị DataBase;
- Xây dựng các cơ chế, chính sách an toàn thông tin cho hệ thống.
(7) Nhân viên tư vấn giải pháp và hỗ trợ kĩ thuật
- Giới thiệu, tư vấn giải pháp ứng dụng CNTT, sản phẩm, dịch vụ CNTT cho
khách hàng;
49


Phạm Quang Trình

- Khảo sát sơ bộ, đề xuất quy mô bài toán theo yêu cầu của đối tác, kế hoạch
thực hiện;
- Theo dõi, giám sát, phản biện, đánh giá chất lượng dự án triển khai cho
khách hàng;
- Quản lí và đánh giá các yêu cầu thay đổi đối với dự án (phát sinh từ dự án, và
khách hàng), tiếp nhận, phân tích, đánh giá sơ bộ các yêu cầu, nâng cấp, hỗ trợ phần mềm
của khách hàng;
- Viết đề xuất kĩ thuật về sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu;
- Có kiến thức sâu về sản xuất phần mềm, CNTT;
- Kĩ năng nghiệp vụ về xây dựng hồ sơ thầu;
- Có hiểu biết tốt về thị trường CNTT;
- Kĩ năng đàm phán, bán hàng và có khả năng làm việc độc lập, chủ động, nhiệt
tình trong.
(8). Admin

- Có kiến thức chuyên sâu quản trị web;
- Có khả năng chia sẻ và kết nối thông tin nhanh, đa chiều từ các kênh, nguồn;
- Có khả năng tìm kĩếm, triển khai hệ thống bài viết về các vấn đề, sự kiện nhanh
chóng và chính xác;
- Có khả năng làm việc theo nhóm.
Từ đó xác định các nhóm môn học theo từng vị trí công việc. Việc xây dựng nội
dung các môn học cầnlàm rõ:
Nội dung học tập: Bao gồm các nội dung mà chúng đã được xác định là then chốt
để làm việc thành công. Các nội dung này được xác định sẵn và mô tả chính xác về cái mà
người học có khả năng làm được khi học xong chương trình.
Phương pháp học tập:Người học được tổ chức hoạt động học tập, hướng vào người
học. Tài liệu học tập được thiết kế cẩn thận giúp người học thông thạo công việc.
Điều kiện hoàn thành nội dung:Người học phải hoàn thành một công việc trước khi
chuyển sang học công việc tiếp sau.
+ Phần thực tập: Trong đào tạo CNTT, thực tập là một phần hết sức quan trọng.
Thông qua thực tập, giúp sinh viên tiếp cận với các vấn đề thực tiễn, ứng dụng CNTT để
giải quyết các bài toán thực tế.Nội dung, yêu cầu của các đợt thực tập cần được xây dựng
cụ thể theo các yêu cầu về năng lực của từng vị trí công việc. Ví dụ:
Vị trí kĩ sư lập trình cần đạt yêu cầu:
- Lập trình để giải quyết một bài toán thực tế cho một đơn vị cụ thể: Khảo sát yêu
cầu, phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử, triển khai;
- Sử dụng công cụ lập trình phù hợp với bài toán, hiện đại;
- Sử dụng và lập trình trên các hệ quản trị phù hợp, hiện đại;
- Môi trường ứng dụng phù hợp với yêu cầu;
- Nơi thực tập: Đơn vị phát triển phần mềm.
Vị trí kĩ sư kiểm thử phần mềm cần đạt yêu cầu:
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công nghệ phần mềm, cơ sở dữ liệu, phát triển
phần mềm phục vụ cho kiểm thử phần mềm;
50



Vận dụng quan điểm “Dạy học theo năng lực thực hiện” trong đào tạo đại học ...

- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến kiểm thử phần mềm: quy trình, các kĩ thuật
kiểm thử,xây dựng test;
- Thực hiện kiểm thử một ứng dụng cụ thể: Web, Mobile, SMS, Wap;
- Nơi thực tập: Công ty phần mềm hoặc đơn vị kiểm thử phần mềm.
2.3.2. Tổ chức đào tạo
Để triển khai dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành CNTT,
việc tổ chức đào tạo cần có những thay đổi nhất định.
- Phần nội dung bắt buộc: Tổ chức đào tạo như thông thường theo nội dung chương
trình của trường đã biên soạn. Điều này sẽ giúp đảm bảo yêu cầu về thời gian khóa học.
- Phần tự chọn và phần thực tập: Việc tổ chức học tập các học phần tự chọn và thực
tập cần được tổ chức linh hoạt:
+ Khoa chuyên ngành tổ chức, định hướng cho sinh viên để sinh viên đăng ký nhóm
chuyên ngành và hướng thực tập phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân.
+ Phân công sinh viên theo các chuyên đề, bố trí thực tập tại các cơ sở hoặc sinh
viên tự liên hệ nơi thực tập.
+ Cung cấp cho sinh viên giấy giới thiệu, yêu cầu của đợt thực tập. Nội dung thực
tập do khoa chuyên ngành xây dựng, phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công việc.
+ Kết thúc đợt thực tập, sinh viên phải được cơ sở thực tập và nhà trường phối hợp
đánh giá năng lực thực hiện công việc. Thời gian thực tập được giới hạn trong khuôn khổ
thời gian khóa đào tạo nhưng không cố định như hiện nay.

3.

Kết luận

Trên cơ sở phân tích đặc điểm nghề nghiệp, tác giả đề xuất việc vận dụng quan điểm
dạy học theo năng lực thực hiện trong đào tạo đại học ngành CNTT nhằm giúp sinh viên

có cơ hội tìm kĩếm việc làm và khả năng đáp ứng công việc tốt hơn khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật giáo dục đại học.
[2] Đỗ Mạnh Cường, 2011. Chuyên đề Năng lực thực hiện và dạy học tích hợp trong đào
tạo nghề. Viện nghiên cứu phát triển giáo dục chuyên nghiệp.
[3] Trần Khánh Đức, 2005. Phát triển chương trình đào tạo. www.ntt.edu.vn
[4] Vargas Zu˜niga, 2004. 40 Questions on Labour Competency. CINTERFOR/ILO
ABSTRACT
Applying “competence based teaching” attitude
in training bachelors of information technology
Competence based teaching is receiving huge attention in vocational training and
has brought certain effectiveness because of its suitability with vocational training. However, in higher education, this is not really taken into serious consideration. The matter
is that is it possible to apply conduction competence based teaching approach in training
bachelors of information technology? If yes, how to apply? The article propose ways to
apply conduction competence based teaching approach in training bachelors of information technology contributing training efficiency, meeting demands of society.
51



×