Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun đũa Toxocara canis gây ra ở chó tại ba huyện của tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN BẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS GÂY
RA Ở CHÓ TẠI BA HUYỆN CỦA TỈNH PHÚ
THỌ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN BẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH DO GIUN ĐŨA TOXOCARA CANIS GÂY
RA Ở CHÓ TẠI BA HUYỆN CỦA TỈNH PHÚ
THỌ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số ngành: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan


Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
cùng với sự cộng tác giúp đỡ của GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và NCS. Nguyễn Thị
Quyên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
và NCS. Nguyễn Thị Quyên chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn
thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể cán
bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.

Lãnh đạo, cán bộ phòng Ký sinh trùng Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh vật;
cán bộ thú y, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi -Thú y của tỉnh Phú
Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn
Thị Kim Lan và NCS. Nguyễn Thị Quyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân dân tại các địa điểm tiến hành
nghiên cứu, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động
viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Bằng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Toxocara canis ký sinh ở chó ..............4
1.1.2. Dịch tễ học của bệnh giun đũa chó do Toxocara canis gây ra .................9
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa chó .................................13
1.1.4. Chẩn đoán bệnh giun đũa chó ................................................................15
1.1.5. Phòng và trị bệnh giun đũa chó ..............................................................17
1.1.6. Bệnh ấu trùng giun đũa chó trên người và một số yếu tố lây nhiễm .............19
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................... 23
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................23
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................28
2.2. Vật liệu và thời gian nghiên cứu .................................................................... 28
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..............................................................................29


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ bệnh giun đũa chó do Toxocara canis gây ra ...............29
2.3.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa Toxocara
canis cho chó ........................................................................................29
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 29
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa ở chó tại Phú

Thọ .......................................................................................................29
2.4.2. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa Toxocara
canis cho chó ........................................................................................36
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................39
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa ở chó tại Phú Thọ .............. 39
3.1.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun đũa ở chó tại Phú Thọ ..............39
3.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó tại 3 huyện nghiên cứu ..................40
3.1.3. Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa
chó ở người tại một số xã thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .........52
3.1.4.Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm giun đũa ở chó và
lây nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người ............................................58
3.2. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa Toxocara canis cho chó và đề xuất biện
pháp phòng bệnh ................................................................................................... 68
3.2.1. Thử nghiệm thuốc tẩy giun đũa Toxocara canis cho chó ......................68
3.2.2. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho chó ..............................73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................75
1. Kết luận ............................................................................................................. 75
2. Đề nghị .............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
cs:

Cộng sự

H:


Huyện

TT:

Thể trọng

TP:

Thành phố

STT:

Số thứ tự

Nxb:

Nhà xuất bản

tr:

Trang


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng công tác phòng chống bệnh giun đũa ở chó tại Phú Thọ ............... 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó qua xét nghiệm phân ở các địa
phương ..................................................................................................................... 40

Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi chó (qua xét nghiệm phân).......................42
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó theo mùa vụ ......................................... 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống chó ............................................ 47
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó theo phương thức nuôi .................. 50
Bảng 3.7. Hiểu biết của người nuôi chó về bệnh giun đũa ở chó và bệnh ấu trùng
giun đũa chó ở người.............................................................................................. 52
Bảng 3.8. Hiểu biết của người dân về tác hại và cách phòng chống bệnh giun đũa
chó ............................................................................................................................ 54
Bảng 3.9. Tỷ lệ xét nghiệm ELISA (+) với ấu trùng giun đũa chó trên người tại 3
xã của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.................................................................. 55
Bảng 3.10. Mức độ huyết thanh dương tính đọc theo mật độ quang (OD) ....................... 57
Bảng 3.11. Tỷ lệ và cường nhiễm giun đũa ở chó tại các điểm nghiên cứu...................... 59
Bảng 3.12. Sự ô nhiễm trứng giun đũa chó ở đất bề mặt của hộ nuôi chó ........................ 61
Bảng 3.13. Sự ô nhiễm trứng giun đũa chó ở nguồn nước uống của chó .......................... 62
Bảng 3.14. Sự ô nhiễm trứng giun đũa chó ở các mẫu rau ăn của người .......................... 64
Bảng 3.15. Tỷ lệ người (+) tính và (-) tính huyết thanh học với ấu trùng giun đũa
chó (trong số người nuôi chó) ............................................................................... 65
Bảng 3.16. Tỷ lệ người (+) tính và (-) tính huyết thanh học với ấu trùng giun đũa
chó (trong số người không nuôi chó) ................................................................... 66
Bảng 3.17. Đánh giá nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa Toxocara canis ở người
nuôi chó và người không nuôi chó ....................................................................... 67
Bảng 3.18. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho chó thí nghiệm ....................................... 68
Bảng 3.19. Độ an toàn của thuốc tẩy giun đũa cho chó....................................................... 70
Bảng 3.20. Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa cho chó trên diện rộng.................................. 71


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Vòng đời phát triển của Toxocara canis ..................................................... 8

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa chó qua xét nghiệm phân ở các địa phương.............. 42
Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi chó .............................................. 45
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó theo mùa vụ ..................................... 47
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa theo giống chó ............................................. 49
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó theo phương thức nuôi .................... 51
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ người dương tính huyết thanh học với ấu trùng giun đũa
chó tại 3 xã của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .......................................... 57
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó tại 3 xã thuộc huyện Phù Ninh ................ 60
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa chó ở đất tại huyện Phù Ninh ........... 62
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở mẫu nước tại huyện Phù Ninh ............. 63
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở mẫu rau ăn của người tại huyện
Phù Ninh ...................................................................................................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số những động vật được con người nuôi dưỡng và thuần hoá thì chó là
loài động vật được thuần hoá sớm nhất. Với khả năng phát triển đặc biệt về thính
giác và khứu giác nên loài chó rất thông minh, nhanh nhẹn và trung thành với
người nuôi. Từ lâu ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chó được coi
như bạn của con người, là động vật nuôi gần gũi trong nhiều gia đình ở nông thôn
và thành phố, đôi khi còn là động vật cưng, được quan tâm và chăm sóc đặc biệt và
con người đã biết sử dụng chó với nhiều mục đích khác nhau như: trông nhà, đi
săn, bảo vệ, làm xiếc…
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, gió mùa, thích hợp cho nhiều loại mầm
bệnh phát triển. Ngoài những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại cho chó như bệnh
dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus… thì bệnh do ký sinh trùng cũng gây
nhiều thiệt hại cho chó và ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi. Đặc biệt giun

đũa Toxocara canis có khả năng lây sang con người khi tiếp xúc với chó mắc bệnh
và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người chăn nuôi. Theo Nguyễn Văn Đề, Phạm
Văn Khuê (2009) [8] cho biết: một số ký sinh trùng như giun đũa (Toxocara canis),
giun móc (Ancylostoma caninum) ở chó còn có khả năng truyền lây và gây bệnh cho
con người.
Cho tới nay các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loài ký sinh trùng ký
sinh và gây bệnh cho chó với những đặc điểm bệnh âm ỉ, kéo dài, làm chó suy dinh
dưỡng, dễ mắc các bệnh kế phát, trong đó đáng kể nhất là các loài giun tròn ký sinh
ở đường tiêu hóa chó như giun đũa, giun tóc, giun móc. Giun tròn ký sinh gây hại cho
sức khoẻ và sự phát triển của đàn chó. Đặc biệt việc nuôi và phát triển đàn chó ở
nước ta vẫn còn theo phong tục, tập quán cũ. Chó được nuôi thả tự do, chăm sóc
vệ sinh kém và ăn thức ăn mang tính tận dụng nên tình trạng chó nhiễm các loài ký
sinh trùng, nhất là giun tròn rất phổ biến và tỷ lệ nhiễm khá cao.


2

Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) [41], Đỗ Dương Thái và cs (1978) [34], Đào
Huyền Giang (1995) [9], khi mắc bệnh giun đũa, chó thường gầy còm, lông xù, bụng
to, ăn uống bất thường, đi tả hoặc đi táo, có khi có triệu chứng động kinh, nôn mửa.
Khi bội nhiễm giun đũa, chó có triệu chứng thần kinh như run rẩy, thỉnh thoảng lên
cơn co giật, giẫy dụa, chảy nước dãi. Chó 3 tháng tuổi nhiễm giun đũa có biểu
hiện viêm phúc mạc, xoang bụng tích nước. Thời kỳ ấu trùng giun đũa di hành
qua phổi gây viêm phổi, tắc ống dẫn mật. Đặc biệt là trứng giun đũa Toxocara
canis có thể nhiễm và gây bệnh cho người.
Trần Trọng Dương (2012) [6] nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ
nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định cho
biết: Đa số việc nuôi chó ở các địa điểm nghiên cứu người dân có thói quen nuôi chó
không kiểm soát, thả rông, phân chó gặp ở khắp nơi, số mẫu đất có nhiễm trứng giun
đũa chó thay đổi từ 5 - 26% tùy theo từng vùng sinh địa cảnh, nên tất cả con người đều

có nguy cơ nhiễm phải chúng.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, trong những năm gần đây, chó
được nuôi khá nhiều với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, việc phòng, trị bệnh do
giun tròn ở chó chưa được người dân quan tâm, đặc biệt là những nghiên cứu về tình hình
nhiễm bệnh giun đũa chó do Toxocara canis gây ra ở đường tiêu hóa chó tại tỉnh Phú Thọ
hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế chăn nuôi chó ở tỉnh Phú Thọ, cũng như tác hại
mà giun đũa chó gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun đũa Toxocara canis gây
ra ở chó tại ba huyện của tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa chó do Toxocara canis gây ra tại
ba huyện của tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở người tại
một số xã của huyện Phù Ninh.


3

- Xác định hiệu lực thuốc tẩy trừ giun đũa cho chó.
- Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa cho chó có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài để có những thông tin khoa học về bệnh do giun đũa gây ra
ở chó, những đặc điểm dịch tễ, những yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại Phú
Thọ, đồng thời có cơ sở khoa học để xây dựng quy trình phòng, trị bệnh giun đũa
cho chó có hiệu quả cao, góp phần bảo vệ sức khỏe con người.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi chó áp dụng các biện
pháp phòng, trị bệnh giun đũa, nhằm hạn chế sự lây lan bệnh và thiệt hại do giun đũa

Toxocara canis gây ra, góp phần phát triển đàn chó và bảo vệ sức khỏe con người.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Toxocara canis ký sinh ở chó
1.1.1.1. Vị trí của Toxocara canis ký sinh trong hệ thống phân loại động vật học
Theo Phan Thế Việt và cs, 1977 [47], Nguyễn Thị Lê và cs 1996 [27] giun
tròn Toxocara canis sống ký sinh ở đường tiêu hóa của chó ở Việt Nam có vị
trí phân loại như sau:
Ngành Nemathelminthes, Huxley, 1856
Lớp giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Secernentea Linstow, 1905
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Ascaridata Skrjabin và Henry, 1915
Họ Anisakidae Skjabin và Karokhin, 1945
Giống Toxocara Stiles, 1905
Loài Toxocara canis Wermer, 1782
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giun đũa Toxocara canis
Theo Trần Minh Châu và cs (1988) [2], Phan Địch Lân và cs (2005) [26],
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [23], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27],
Bowman D. D. (1999) [56] giun đũa Toxocara canis ký sinh ở đường tiêu hóa
chó có những đặc điểm như sau: kích thước lớn, màu vàng nhạt, đầu hơi cong
về phía bụng, có cánh đầu rộng, đầu có 3 môi, trên mỗi môi đều có các răng
nhỏ, không có môi trung gian. Thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và
ruột có đoạn phình to như dạ dày.

Giun đực dài 50 - 100 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo.
Có hai gai giao cấu bằng nhau, dài 0,75 - 0,95 mm. Cánh đuôi hẹp hoặc không có,
có nhiều nhú trước và sau hậu môn. Cuối đuôi giun đực hình thành dạng mũi khoan.


5

Giun cái dài 90 - 180 mm, đuôi thẳng, lỗ sinh dục ở nửa trước cơ thể, âm
môn ở vào khoảng giữa 1/4 phía thân trước, có 2 tử cung.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19] cho biết: Toxocara canis mầu vàng
nhạt, đầu hơi cong về phía bụng; có cánh đầu rộng, giữa thực quản và ruột có
dạ dày nhỏ (đây là đặc điểm của họ Anisakidae). Giun dực dài 5 - 10 cm, đuôi
cong hơi tù, có cánh đuôi và 1 đôi gai giao hợp dài bằng nhau (0,75 - 0,85
mm). Giun cái dài 9 - 18 cm, đuôi thẳng.
Trứng giun đũa hơi tròn, kích thước 0,08 - 0,085 x 0,064 - 0,072 mm, mầu
vàng, vỏ trứng lỗ chỗ như tổ ong, vỏ dày, gồm 4 lớp khác nhau, có nhiều chỗ
lồi lõm như tổ ong giúp trứng chống lại tác động của nhiệt độ cao, hóa chất và
ánh sáng trực tiếp. Chính vì vậy, trứng giun đũa có sức đề kháng cao với các
điều kiện bất lợi của môi trường.
1.1.1.3. Chu kỳ sinh học của giun đũa
Các loài giun đũa thuộc phân bộ Ascaridata có vòng đời phát triển trực tiếp,
không qua vật chủ trung gian, tuy nhiên có sự khác nhau ở các loài giun đũa, đặc
biệt là ở cách chúng xâm nhập vào cơ thể vật chủ cuối cùng.
Các tài liệu điều tra của một số tác giả như Trịnh Văn Thịnh (1966) [40],
Phan Thế Việt và cs (1977) [47], Phạm Sỹ Lăng và cs (1989) [20], Phạm Văn
Khuê, Phan Lục (1996) [17], Bowman D. D. (1999) [56] đều xác định:
Toxocara canis ký sinh ở dạ dày hoặc ruột non của chó nhà, hổ, báo, sư tử, mèo
rừng, chó fox, cáo, chó Nhật, chó Berger.
Theo Overgaauw (1997) [77]: trứng giun đũa theo phân chó được thải vào
đất hoặc nước. Trong đất, trứng có thể bảo tồn khả năng sống và khả năng gây

bệnh trong thời gian dài. Giun đũa chó là loại ký sinh trùng rất phổ biến trong
thế giới động vật, chúng lây truyền từ chó sang chó bằng nhiều đường khác
nhau như: trực tiếp (fecaloral), mẹ - bào thai (Transplacenta), mẹ cho con bú
sữa (Transmamary), qua côn trùng (reservoir host).
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [24], Toxocara canis trưởng thành ký
sinh ở dạ dày hoặc ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp sẽ phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm.
Trường hợp lây nhiễm qua đường tiêu hoá, ấu trùng được giải phóng khỏi


6

trứng, bắt đầu quá trình di hành trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm
mạc ruột, vào máu, theo hệ thống tuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi vào khí
quản, lên miệng rồi trở lại ruột non, phát triển tới dạng giun trưởng thành.
Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ thống tuần hoàn về các
tổ chức cư trú làm thành kén và có khả năng lây nhiễm tiếp cho động vật cảm
nhiễm khác nếu chúng ăn phải các kén này. Các ký chủ không chuyên biệt như
chuột đồng, chuột nhà nuốt phải trứng Toxocara canis chứa ấu trùng cảm
nhiễm thì ấu trùng nở ra theo máu đến các cơ quan vào mô và đóng kén tại đó.
Ấu trùng đã đóng kén không phát triển nhưng cấu tạo giải phẫu thay đổi. Chó
ăn phải các ký chủ chứa kén này thì ấu trùng sẽ giải phóng khỏi kén, tới ruột và
phát triển tới dạng trưởng thành. Một số ấu trùng xâm nhập qua hệ tuần hoàn
của chó mẹ vào bào thai. Do đó chó con sau khi sinh đã mang sẵn mầm bệnh,
đến 21 ngày tuổi, giun đã có thể gây bệnh nặng cho chó.
Để có khả năng gây nhiễm thì trứng giun đũa phải trải qua giai đoạn phát
triển thành ấu trùng cảm nhiễm ở ngoài môi trường. Theo Sally Gardiner
(2007) [88], ấu trùng của Toxocara canis ở giai đoạn II dài 0,335 - 0,444 mm,
ký sinh trong các mô cơ thể của chó. Ấu trùng lột xác lần thứ hai ở phổi, tim
hoặc ở dạ dày. Ấu trùng của Toxocara canis ở giai đoạn III dài 0,66 - 1,19 mm,

lột xác ở phổi và dạ dày thành ấu trùng giai đoạn IV, có chiều dài 1,2 - 7,4 mm.
Dorn Watthanakulpanich (2010) [66], Berenice Faz-Lopez và cs (2013)
[54] cho biết: khi chó mẹ nuốt phải trứng có phôi của giun đũa chó, trứng nở
trong dạ dày và ruột non, ấu trùng giai đoạn 2 xâm nhập vào thành ruột rồi theo
đường máu di chuyển khắp nơi trong cơ thể. Khoảng một tuần sau, tất cả ấu
trùng giai đoạn 2 đã có mặt trong nhu mô gan, phổi, thận, não. Vì vậy, không
có giun trưởng thành ở ruột chó cái (tuy nhiên một số tác giả đã chứng minh
rằng chó cái có giun trưởng thành ở ruột, song cơ địa của chó con mới thực sự
thích hợp cho sự sống, tăng trưởng và trưởng thành của giun đũa chó). Ấu
trùng có thể tồn tại trong các mô của chó mẹ trên hàng tháng hay hàng năm mà
không phát triển thêm nữa. Nếu chó cái có thai, ấu trùng di chuyển qua bánh
rau, tới mô gan và phổi của thai. Sự xâm nhập vào thai không xảy ra trước ngày
thứ 42 của thai kỳ và cũng không thể xảy ra khi chó mẹ mới bị nhiễm khoảng


7

nửa tháng. Ấu trùng xâm nhập vào thai thường do chó mẹ bị nhiễm từ các năm
trước. Lúc sinh ra, ấu trùng giai đoạn 3 được tìm thấy chủ yếu trong mô phổi
của chó con. Từ đó, ấu trùng di chuyển đến khí quản, lọt vào thực quản đến dạ
dày, phát triển thành ấu trùng giai đoạn 4 vào khoảng 3 ngày tuổi. Khoảng từ
ngày tuổi thứ 11 đến ngày thứ 21, số giun trưởng thành tăng trong ruột non và
sau 3 tuần, trứng bắt đầu xuất hiện trong phân chó con. Lúc này, chó mẹ có thể
nuốt phân chó con, nếu trứng chưa có phôi thì chính chó mẹ lại thải cơ học một
lượng lớn trứng trong phân. Khi tiếp xúc với không khí, với môi trường ngoài,
trứng phát triển đến ấu trùng giai đoạn 1, kế đó là ấu trùng giai đoạn 2 nằm
trong vỏ trứng. Thời gian này mất khoảng 12 ngày hoặc hơn tùy điều kiện môi
sinh. Song ở giai đoạn phát triển đủ độ, trứng có khả năng gây nhiễm tồn tại
hàng năm ở ngoại cảnh. Chó con có thể nuốt trứng có phôi sau sinh, sau đó sẽ
có giun trưởng thành ở trong ruột.

Tuy nhiên, chỉ có một số ít ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành
trong ruột, còn số còn lại vẫn ở dạng ấu trùng lưu hành trong máu. Ấu trùng
giai đoạn 2 có thể tìm thấy trong mô của chó con và chó ở mọi lứa tuổi, cũng
có trong mô của chuột và những loài khác được coi là ký chủ tương đồng. Mối
quan hệ giữa trứng giun và chó đực ít được báo cáo trong các nghiên cứu. Sự
nuốt trứng có phôi của chó cái trưởng thành nếu không gây nên sự trưởng thành
của giun ở ruột, sẽ tồn tại mãi dưới dạng ấu trùng, chờ đợi gây nhiễm cho phôi
thai kể cả lúc chó mẹ có thai nhiều lần kế tiếp.
Chu kỳ sinh học của ấu trùng phụ thuộc vào lứa tuổi của chó. Trên những
chó < 3 tháng tuổi trứng sẽ nở ra ấu trùng trong tá tràng và xuống ruột non. Tại
ruột non, ấu trùng chui qua thành ruột xâm nhập vào hệ bạch huyết và hệ mao tĩnh mạch rồi theo đường máu đến gan, tim, phổi. Ở đây, ấu trùng sẽ phát triển
và thoát vỏ. Tiếp đó, ấu trùng sẽ xuyên qua khí quản vào thực quản và đến ruột
non. Những trứng đầu tiên xuất hiện trong phân là vào thời điểm 4 - 5 tuần sau
khi nhiễm. Trên những con chó lớn tuổi hơn, ấu trùng hiếm khi xuyên qua phổi
đến khí quản. Hầu hết chúng vào trong máu rồi phân tán trong cơ thể chó, đặc
biệt chúng vẫn giữ nguyên dạng ấu trùng không phát triển thành giun trưởng
thành, cho đến khi chúng đến mô.


8

Theo Azira và cs (2011) [50]: trứng giun đũa chó đi vào ruột non, dạ dày
của chó qua thức ăn, tại ruột non với điều kiện thích hợp sẽ giải phóng ấu
trùng. Sau khi đi ra khỏi trứng, ấu trùng chui qua thành ruột, theo dòng máu
đến gan, tim, phổi và sau đó một số ký sinh trùng được trở về lại ruột non. Số
ký sinh trùng được trở về lại ruột non phát triển, trưởng thành và bắt đầu sinh
sản. Thời gian sống trung bình của giun đũa chó khoảng 4 tháng, trong thời
gian đó con cái có thể đẻ ra khoảng 200.000 trứng/ngày.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19] cho biết: chu kỳ sinh học của giun đũa
chó diễn ra như sau: Giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng, trứng theo phân ra

ngoài, sau 5 ngày thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Khi chó nuốt phải
trứng này, tới ruột non ấu trùng nở ra, theo máu về gan, khí quản, vào miệng
rồi trở lại ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Một số ấu trùng sau khi
vào phổi không vào phế quản mà vẫn đi theo đại tuần hoàn về các tổ chức làm
thành kén, ấu trùng ở trong kén không chết và cũng không phát triển. Nếu chó
ăn phải kén có ấu trùng thì vào ruột, ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun
trưởng thành. Ấu trùng có thể truyền từ mẹ vào bào thai (có trường hợp chó sơ
sinh đã có giun đũa ký sinh).

KÝ CHỦ CUỐI CÙNG

Trứng

Giun trưởng thành

Kén trong tổ chức
Trứng gây nhiễm
Bào thai

Hình 1.1. Vòng đời phát triển của Toxocara canis


9

1.1.2. Dịch tễ học của bệnh giun đũa chó do Toxocara canis gây ra
Theo Sieczko và Patrzalek (1992) [81], Aguilar và cs (2005) [52], De
Castro và cs (2005) [63], Toxocara canis được phát hiện ký sinh ở chó thuộc
nhiều nước trên thế giới, phổ biến ở các nước thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm
hoặc ôn đới như: Anh, Đức, Colombia, Hungari, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico,
Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Negeria...

Ở Việt Nam, Đỗ Dương Thái và cs (1978) [34], Trần Minh Châu và cs
(1988) [2], Đào Huyền Giang (1995) [9], Lê Hữu Nghị và cs (2000) [33], Phan
Địch Lân và cs (2005) [26] cho biết: Toxocara canis phân bố rất rộng ở hầu
hết các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Bệnh do giun đũa có ở chó,
chó săn, chó nghiệp vụ ở mọi lứa tuổi, nhưng chó con dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ
nhiễm cao hơn chó trưởng thành.
- Tỷ lệ nhiễm
Những nghiên cứu ở Việt Nam của nhiều tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun
đũa chó là rất phổ biến. Đỗ Hài (1972) [10] nhận xét, tỷ lệ nhiễm Toxocara
canis ở chó săn là 47,1%.
Trong quá trình khảo sát về giun tròn ký sinh ở thú ăn thịt, chó cảnh nuôi
ở vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội, Phạm Sỹ Lăng và cs (1993) [22] đã kiểm tra 364
chó cảnh, kết quả phát hiện thấy 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa,
trong đó tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là 20,4%.
Đào Huyền Giang (1995) [9] đã xét nghiệm phân chó Nhật, chó Fox, chó lai và
chó địa phương, kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm Toxocara canis từ 15,39% - 20%.
Trần Thị Hồng và cs (1997) [11] đã nghiên cứu tại xã An Phú, huyện Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ nuôi chó thả rông là 97%, tỷ lệ tẩy giun định kỳ
cho chó chỉ có 6%.
Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000) [33] đã xét nghiệm phân 130
chó tại thành phố Huế, cho biết: tỷ lệ nhiễm Toxocara canis chung là 58,46%.


10

Trong đó, chó sơ sinh đến 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 88,46%, chó từ 6
tháng đến 1 năm tuổi là 50%, chó từ 1 đến 3 năm tuổi: 14,29%, chó từ 3 năm
đến 5 năm tuổi: 28,57%, chó từ 5 năm đến 10 năm tuổi: 66,67%.
Habluetzel A. (2003) [68] đã nghiên cứu tại vùng Marche của Ý, kết quả cho

thấy: xét nghiệm 295 chó, tỷ lệ nhiễm là 33,6%, trong đó chó ở vùng nông thôn
nhiễm 48,4%, vùng thành thị 26,2%.
Giraldo và cs (2005) [67] xét nghiệm 32 mẫu phân chó, trong số 67,7%
chó thuần chủng và 32,4% chó lai ở Quidion thuộc Tây Ban Nha. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ chó nhiễm giun, sán nói chung là 22,2%, trong đó có 2,5% số chó
nhiễm Toxocara canis.
Hoàng Minh Đức (2008) [7] cho biết: qua xét nghiệm phân, tỷ lệ nhiễm
giun đũa Toxocara canis là 19,91%, cường độ nặng chiếm 39,56%. Qua mổ
khám chó, tỷ lệ nhiễm giun đũa Toxocara canis là 20,68%, cường độ 1 - 6
giun/chó.
Kết quả Bùi Văn Tuấn và cs (2012) [43] nghiên cứu tại Bình Định và Gia Lai,
tỷ lệ nuôi chó thả rông từ 46,46 - 90,91%, tỷ lệ tẩy giun định kỳ cho chó là 15,38%.
Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hải Lê (2012) [30] cho biết: chó từ 1 - 2
tháng tuổi nhiễm Toxocara canis cao nhất: 72,35%, giảm dần ở chó 3 - 6 tháng
tuổi, chó > 12 tháng tuổi nhiễm thấp nhất: 6,50%.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19], chó có thể nhiễm giun đũa
Toxocara canis theo 3 đường:
+ Qua thức ăn, nước uống.
+ Ăn thịt chó có kén mang ấu trùng.
+ Nhiễm qua bào thai.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó giảm theo tuổi (chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi
nhiễm 53%, chó 6 tháng - 1 năm tuổi nhiễm 25%, chó trưởng thành nhiễm 12%).
Chó ngoại và chó cái nhiễm giun đũa cao (chó đực nhiễm 17%, chó cái
nhiễm 28%; chó ngoại nhiễm 40,6%, chó nội nhiễm 28,1%).
Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh, có thể phát triển được trong các
dung dịch clorua thủy ngân, sunfat đồng nồng độ cao.


11


Theo Nguyễn Thị Duyên (2014) [5], xét nghiệm 588 mẫu phân chó nuôi
tại thành phố Buôn Ma Thuột bằng phương pháp phù nổi đã phát hiện thấy
34,9% số chó nhiễm giun đũa Toxocara canis.
Trần Thị Hồng (2007) [12] đã khảo sát trên 90 mẫu rau sống bán tại các
siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, số mẫu rau nhiễm trứng giun đũa chó,
mèo chiếm đến 67,7%.
Bùi Văn Tuấn và cs (2012) [43] đã nghiên cứu tại Bình Định và Gia Lai,
thấy nguy cơ các mẫu đất bị nhiễm trứng giun đũa chó ở những hộ nuôi chó cao
gấp 2,9 - 9,4 lần ở những hộ không nuôi chó.
- Tuổi nhiễm:
Ở Mỹ, kết quả nghiên cứu của Beaver và cs (1952) [53] cho thấy, chó
dưới 1 năm tuổi tỷ lệ nhiễm giun đũa Toxocara canis là 13,2%.
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả, hầu hết các tài liệu cho thấy, chó
nhiễm giun đũa chủ yếu ở giai đoạn tuổi còn non chiếm 60% và nhiễm nặng
hơn chó trưởng thành. Skrjabin K. I., Petrov A. M. (1963), [48] cho biết, chó 2
tháng tuổi nhiễm giun đũa Toxocara canis nặng, thậm chí chó 15 - 21 ngày
tuổi đã thấy nhiễm Toxocara canis do loài giun đũa này có thể truyền từ mẹ
sang con qua bào thai.
William Heinemann (1978) [82] điều tra sự nhiễm giun đũa Toxocara
canis ở các lứa tuổi khác nhau của chó ở London, tác giả cho biết, chó dưới 1
năm tuổi tỷ lệ nhiễm 45%, trên 1 năm tuổi 20%.
Nghiên cứu ở Hungaria, Fok và cs (1988) [78] thông báo: tỷ lệ nhiễm
Toxocara canis giảm dần theo chiều tăng của tuổi; chó 1 - 3 tháng tuổi nhiễm
35,3%, chó 4 - 6 tháng tuổi nhiễm 28,6%, chó 7 - 12 tháng nhiễm 6,5% và chó
trên 12 tháng tuổi nhiễm thấp, chỉ 4,0%.
Oluyomi A. và Sowemimo (2007) [75] cho biết, tỷ lệ và cường độ nhiễm
Toxocara canis ở chó Nigeria từ 0 - 6 tháng tuổi khá cao và cao hơn ở những
chó lớn (p < 0,05). Tác giả cũng xác nhận, tính biệt của chó có ảnh hưởng tới
tỷ lệ nhiễm Toxocara canis, chó cái có tỷ lệ nhiễm Toxocara canis cao hơn chó
đực (P < 0,05).



12

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1993 [22], 2009 [24]) thì Toxocara canis là
loại giun tròn gây tác hại nhất cho chó con từ 1 - 4 tháng tuổi.
Phạm Văn Khuê và cs (1993) [16], Hailu và cs (2011) [69] nhận xét, chó
con nhiễm giun đũa nặng, chó trưởng thành nhiễm ít hơn.
Bùi Ngọc Thúy Linh (2003) [31] đã xét nghiệm phân của 2204 chó và mổ
khám 230 chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm
Toxocara canis qua xét nghiệm phân là 37,84%, qua mổ khám là 32,17%, Toxocara
canis có tỷ lệ nhiễm cao trên chó dưới 3 tháng tuổi 60,05% và có xu hướng giảm
dần theo tuổi.
Theo Nguyễn Hữu Hưng và cs (2012) [13]: xét nghiệm 810 mẫu phân chó,
mổ khảo sát 241 chó tìm giun tròn, thấy: chó tất cả các lứa tuổi đều nhiễm
trứng giun tròn, tỷ lệ nhiễm có chiều hướng tăng đồng biến theo tuổi. Kiểm tra
phân chó tìm trứng giun tròn tại các quận huyện, phát hiện chó nhiễm 6 loài
giun tròn, trong đó có loài Toxocara canis.
Carmen Aranzamendi và cs (2013) [59] cho rằng: giun đũa chó thường
gặp ở chó dưới 6 tháng tuổi.
Dương Đức Hiếu và cs (2014) [14] đã nghiên cứu về tình hình nhiễm giun
tròn đường tiêu hóa của chó tại xã Nga Sơn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và
cho biết: chó nhiễm giun tròn ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó cao nhất ở chó
dưới 6 tháng tuổi (55%), cao hơn nhiều so với chó trên 12 tháng tuổi (7,5%).
Tỷ lệ nhiễm không phụ thuộc vào giới tính của chó. Kết quả nghiên cứu, trong
tổng số 54 mẫu phân xét nghiệm có 40 mẫu dương tính, chiếm 77,78%. Xác
định được 3 loài giun tròn phổ biến ký sinh ở đường tiêu hóa chó trong đó có
loài Toxocara canis.
- Mùa vụ:
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nên trứng giun có

thể phát triển thành ấu trùng trong trứng, ở bất cứ tháng nào đều có thể lây
nhiễm cho chó và các loài ăn thịt khác. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển
thành ấu trùng là 20 - 300C, thời gian lây nhiễm giun tròn thường xảy ra từ tháng


13

4 đến tháng 10, đó là mùa nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng
giun tròn phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Tuy nhiên, chó con thường bị
nhiễm nặng trong những tháng nóng ẩm từ mùa hè sang mùa thu. Bệnh lây
nhiễm và phát sinh nhiều vào mùa hè và mùa thu, nhiệt độ nóng và ẩm ướt là
điều kiện thích hợp để trứng phát triển. Mùa đông thời tiết lạnh sẽ hạn chế sự
phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Vì vậy mùa đông chó ít mắc
bệnh giun tròn đường tiêu hoá hơn.
Phan Địch Lân và cs (1989) [25] cho biết: Chó con từ 1 - 3 tháng tuổi bị
nhiễm bệnh giun đũa chó ở hầu hết các tháng trong năm. Chó con, ngoài con
đường lây nhiễm trực tiếp (do nuốt phải trứng giun cảm nhiễm), còn bị lây
nhiễm ấu trùng từ lúc còn trong bào thai thông qua chó mẹ.
Tuy nhiên, chó con thường bị nhiễm nặng trong những tháng nóng ẩm từ
mùa hè sang mùa thu.
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun đũa chó
Tác hại của giun đũa chó gây ra thể hiện qua 4 tác động sau:
- Tác động cơ giới: ấu trùng di hành làm tổn thương một số cơ quan, tổ
chức như niêm mạc ruột, gan, phổi, mạch máu..; giun trưởng thành dùng lá môi
bám vào niêm mạc ruột non gây tổn thương, viêm niêm mạc ruột. Số lượng
giun ký sinh nhiều gây tắc ruột, có khi làm thủng ruột. Giun chui ống mật làm
tắc ống mật, con vật có thể chết.
- Tác động độc tố: độc tố đầu độc con vật, gây triệu chứng thần kinh.
- Tác động chiếm đoạt dinh dưỡng: giun lấy dưỡng ở ruột non làm con vật
gầy yếu, suy dinh dưỡng.

- Tác động mang trùng: ấu trùng giun mang các vi khuẩn đến cơ quan, tổ
chức gây viêm loét, hình thành các bệnh kế phát.
Những nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1977) [41], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2009) [24] cho thấy, chó nhiễm giun đũa thường gầy còm, suy dinh dưỡng
do giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng, đồng thời trong quá trình ký sinh chúng
còn gây tác động cơ học làm cho chó chướng bụng, tắc ruột, nôn mửa, ỉa lỏng,


14

phân tanh. Đặc biệt chó 1 - 4 tháng tuổi thường rên rỉ, lăn lộn và thải giun một
cách tự nhiên khi chưa dùng thuốc.
Theo Đỗ Dương Thái và cs (1978) [34], Trần Minh Châu và cs (1988)
[2], bệnh giun đũa chủ yếu thấy ở súc vật non. Giun lấy thức ăn của ký chủ và
giải phóng những sản phẩm trao đổi chất và độc tố, gây thiếu máu, gầy mòn,
sản phẩm độc tác động vào hệ thần kinh trung ương của ký chủ gây bại liệt, co
giật. Tác động cơ giới và những chất độc kích thích gây viêm cata ruột. Ấu
trùng giun đũa chó di hành khắp cơ thể, sau lần biến thái thứ 3 chúng đi vào dạ
dày, từ đó vào xoang ruột. Trong khi di hành chúng vào tử cung, vào hệ tuần
hoàn của bào thai khiến cho sự nhiễm giun trong tử cung là phổ biến đối với
Toxocara canis ở chó.
Trần Xuân Mai (1992) [32] thông báo, đã gặp 2 trường hợp bệnh do
Toxocara canis ở nội tạng và một trường hợp bệnh ở mắt người.
Ở Mỹ, Roig (1992) [87], Bouchard và cs (1994) [55] đã phát hiện thấy
một người bị viêm phổi, trong dịch phế nang có 64% bạch cầu toan tính, huyết
thanh chẩn đoán ELISA với kháng nguyên Toxocara canis dương tính.
Phạm Văn Khuê và cs (1993) [16] cho biết: chó bị viêm gan, viêm túi mật, viêm
phổi do quá trình di hành của ấu trùng Toxocara canis, hoặc giun đũa trưởng thành
chui vào túi mật phá hoại chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến gan bị
tổn thương sưng to, màu vàng úa, viêm, nát.

Ngô Huyền Thuý (1996) [42] cho biết: khi mắc bệnh do giun đũa
Toxocara canis, chó gầy còm, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, rối loạn
tiêu hóa, ỉa ra máu, suy nhược do giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng, chó ăn
kém, hay nôn mửa, chậm lớn và hầu như không tăng trọng, bụng to làm cho
người ta nhầm với với bệnh viêm gan ở chó con và hội chứng còi xương. Độc
tố của giun tác động lên hệ thần kinh làm cho súc vật non biểu hiện run rẩy, co
giật. Chó chết với tỷ lệ cao 62 - 85% do rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp,
trụy tim mạch. Chó 2 - 6 tháng tuổi nôn mửa liên tục, mồm có nhiều nước dãi,
nhiều con nôn ra cả giun đũa Toxocara canis, có những cơn đau bụng vật vã,
kêu rên dãy dụa (do nhiễm nhiều giun đũa).


15

Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [23], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009)
[24] bệnh giun đũa chủ yếu phát ra và gây tác hại cho chó con từ 20 ngày đến 3
tháng tuổi. Chó con nhiễm bệnh sớm thì 15 - 21 ngày tuổi qua xét nghiệm phân đã
thấy có trứng giun đũa Toxocara canis.
Giun đũa Toxocara canis còn là nguyên nhân gây bệnh ở người. Khi nghiên
cứu về bệnh do Toxocara canis truyền lây sang người, tác giả Roig và cs (1992)
[87], Bouchard và cs (1994) [55], Trần Thị Hồng, Trần Vinh Hiển (1997) [11] cho
biết, khi người nuốt trứng giun đũa, ấu trùng được giải phóng trong ruột non, theo
đường máu di chuyển đến các nội tạng khác nhau, ở đó chúng có thể sống sót nhiều
năm, tự do hay hóa kén, nhưng không bao giờ phát triển thành trưởng thành. Dạng
ấu trùng này kích thích tạo ra phản ứng hóa hạt ở mô ký chủ, nhất là những
trường hợp bội nhiễm. Các triệu chứng lâm sàng dù rất điển hình cũng dễ nhầm
lẫn với bệnh khác. Người nhiễm bệnh do nuốt một cách ngẫu nhiên trứng có sức
gây bệnh của Toxocara canis ở trong đất, nước hay thức ăn bẩn, khi chẩn đoán
ELISA có thể phát hiện được người nhiễm ấu trùng Toxocara canis.
Nghiên cứu của Kutdang và cs (2010) [74] cũng cho thấy rằng, Toxocara

canis là loài giun tròn ký sinh phổ biến ở chó, trứng thường xuyên được thải ra
ngoài theo phân, có thể tồn tại nhiều năm trong đất và là nguồn lây nhiễm tiềm tàng
cho các loài động vật ăn thịt.
1.1.4. Chẩn đoán bệnh giun đũa chó
Chẩn đoán bệnh giun đũa ở chó không thể chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng
và đặc điểm dịch tễ, vì triệu chứng và đặc điểm của bệnh không điển hình. Muốn
xác định bệnh giun đũa ở chó, ta cần xác định được căn bệnh (bằng cách tìm trứng
hoặc giun trưởng thành).
Có thể chẩn đoán bệnh giun đũa trên chó còn sống và đã chết.
* Chẩn đoán bệnh giun đũa đối với chó còn sống
Khi chó còn sống, có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, các đặc điểm dịch tễ
học và các phương pháp xét nghiệm phân để tìm trứng hoặc dạng trưởng thành của
giun, hoặc chẩn đoán bằng các phương pháp miễn dịch học.


16

Trứng của giun đũa Toxocara canis theo phân chó ra ngoài, vì vậy có thể
xét nghiệm phân của chó để tìm trứng.
Các phương pháp xét nghiệm phân gồm có:
- Phương pháp trực tiếp: bằng phương pháp này có thể tìm thấy giun
trưởng thành.
- Phương pháp phù nổi (Fulleborn, Darling, Cherbovick) là các phương
pháp dựa trên nguyên lý: dung dịch bão hoà dùng trong chẩn đoán có tỷ trọng
lớn hơn tỷ trọng của trứng giun, vì vậy trứng giun sẽ nổi lên trên bề mặt dung
dịch bão hoà.
* Phương pháp chẩn đoán miễn dịch
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [18]: phần lớn các loài giun, sán
khi vào cơ thể ký chủ sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể; kháng thể này kết
hợp với kháng nguyên tương ứng sẽ sinh ra các phản ứng kháng nguyên kháng thể đặc hiệu. Căn cứ vào đặc tính này, người ta đã thiết lập phương pháp

miễn dịch để chẩn đoán bệnh giun đũa ở chó. Kháng nguyên chẩn đoán chế từ
giun trưởng thành, ấu trùng hoặc dịch trong cơ thể ấu trùng. Có thể pha kháng
nguyên với các nồng độ khác nhau. Hiện nay đã có nhiều phương pháp như:
phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phương pháp miễn dịch ELISA...
Ngoài ra, trong chẩn đoán bệnh giun đũa chó có thể dùng phản ứng biến
thái nội bì (dùng kháng nguyên tiêm vào trong da) để đánh giá kết quả thông
qua sự biến đổi vùng da tại vị trí tiêm. Nếu vùng da đó bị sưng đỏ thì phản ứng
dương tính, tức là chó bị bệnh giun đũa; nếu vùng da đó bị sưng nhưng không
đỏ thì phản ứng nghi ngờ, tức là nghi mắc bệnh; nếu vùng da đó không sưng và
không đỏ thì phản ứng âm tính, tức là chó không bị bệnh giun đũa.
* Chẩn đoán bệnh giun đũa đối với chó đã chết
Phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa trên chó đã chết là phương pháp
mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hóa để tìm giun đũa ký sinh trong cơ thể ký
chủ và kiểm tra bệnh tích.
Theo nhiều tác giả, phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa ở chó sau khi
chó đã chết là chính xác nhất. Phương pháp này có thể phát hiện được giun đũa
ký sinh ở đường tiêu hóa của chó, kể cả giun còn non và giun đã trưởng thành,
cả giun đực và giun cái.


×