THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DN NHỎ VÀ VỪA TẠI BIDV
NAM HÀ NỘI
2.1.VÀI NÉT VỀ BIDV NAM HÀ NỘI
2.1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam
– Nam Ha Noi Branch
Tên viết tắt: BIDV Nam Hà Nội
Địa chỉ: số 1281 Đường Giải phóng - Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 04 8617042
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Trong quá trình tồn tại và hoạt động, chi nhánh đã trải qua các thời kỳ với
những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau:
- Chi điếm I Tương Mai - Chi hàng kiến thiết Hà Nội (từ 31/10/1963):
Trong thời kỳ chiến tranh (1963-1975) Chi điếm I vừa tổ chức lực lượng chiến
đấu vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quận Hai Bà
Trưng, Đống Đa và huyện Thanh trì. Thời kỳ phát triển kinh tế, thống nhất đất
nước (1975-1985) chi nhánh tiếp tục nhiệm vụ cung ứng vốn, phục hồi và phát
triển kinh tế thủ đô. Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là cấp phát vốn đầu tư xây
dựng cho các công trình xây dựng trong khu vực, cho vay đầu tư xây dựng theo
kế hoạch nhà nước cho các đơn vị thuộc các ngành trên địa bàn.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì (từ
12/1986): Đây là thời kỳ Đảng và Nhà nước ta thực hiện xoá bỏ cơ chế hành
chính tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên
thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà Nội. Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiếp tục
cấp phát vốn và cho vay đầu tư cho các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng,
Đống Đa và huyện Thanh Trì.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Thanh Trì (từ
12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo KHNN các công trình
thuỷ lợi, xây dựng cải tạo môi trường, các công trình nông lâm nghiệp, cho vay
vốn lưu động phục vụ các đơn vị thi công xây lắp. Thời kỳ 1995-2005: hệ thống
BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/2004 chi nhánh triển
khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo, trưởng phó
các phòng ban.CBCNV tăng lên 52 người, máy móc trang thiết bị hiện đại đã
tạo đà cho chi nhánh phát triển mạnh các hoạt động ngân hàng.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội: Ngày
1/11/2005, chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Trì
đã được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi
nhánh Nam Hà Nội. Hệ thống cơ sở vật chất được nâng cấp, công nghệ mới
được áp dụng cùng sự mở rộng về nhân lực (Tháng 11 năm 2007 đã có 93 nhân
viên) nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt nam.
Cơ cấu tổ chức.
Mô hình tổ chức chi nhánh bao gồm có 4 khối: khối kinh doanh, khối
quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối hỗ trợ và các phòng giao dịch dưới sự quản
lý và giám sát của ban giám đốc. Trong mỗi khối có các phòng ban nhỏ hoạt
động theo chức năng và nhiệm vụ đã được qui định trong quy chế hoạt động của
ngân hàng như bao gồm:
• Phòng tín dụng
• Phòng thẩm định
• Phòng quản lý rủi ro
• Phòng kế toán giao dịch
• Phòng thanh toán xuất nhập khẩu
• Phòng tiền tệ kho quỹ
• Phòng tổ chức hành chính
• Phòng thông tin điện toán
• Phòng tổng hợp
• Phòng tài trợ thương mại
• Phòng Kiểm tra nội bộ
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội
Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của
Ban lãnh đạo NHĐT&PTVN, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực
cố gắng của các cán bộ công nhân viên, BIDV Nam Hà Nội đã đạt được những
kết quả khả quan. BIDV Nam Hà Nội cũng giống như các NHTM quốc doanh
khác, hoạt động đa năng trên mọi lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Hiện tại,
BIDV Nam Hà Nội đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như:
Nhận tiền gửi và thanh toán; tín dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh toán
quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ
khác (Rút tiền tự động ATM, Thẻ tín dụng, Home – Banking…). Dưới đây là
tình hình hoạt động trong một số năm gần đây của BIDV Nam Hà Nội.
2.1.2.1.Tình hình huy động vốn:
Tính đến 31/9/2007, tổng tài sản đạt 1.406.126 triệu đồng, tăng so với
năm 2006 là 129.740 triệu đồng (tăng 5,1%). Tình hình huy động vốn có nhiều
khởi sắc hơn năm 2006 với tổng huy động đạt 720.622 triệu đồng, tăng so với
năm 2005 là 692.183 triệu đồng (tăng 6,45%). Thị phần huy động vốn trên địa
bàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các
ngân hàng trên cùng địa bàn. Kết quả huy động vốn như sau:
Bảng 1 : Kết quả huy động vốn của BIDV Nam Hà Nội qua các năm 2004,
2005, 2006
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tỷ lệ tăng
trưởng((%)
2006/04 2006/05
Huy động vốn 633.210 692.183 720.622 6,45 2,01
1. Tiền gửi TCKT 277.170 370.545 440.758 22,78 8,65
+ Tiền gửi không kỳ
hạn 55.641 81.226 71.266 12,31 -6,53
+ Tiền gửi có kỳ hạn 221.529 268.541 336.526 20,6 11,23
2. Tiền gửi trong dân
cư 516.525 772.741 897.247 26,9 7,45
+ Tiết kiệm 240.457 220.880 216.842 -5,16 -0,92
+ Kỳ phiếu 168.826 204.591 230.878 15,52 6,04
+ Trái phiếu 107.242 347.270 449.527 61,47 12,83
3. Huy động khác 470.793 85.906 113.084 -61,26 13,66
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội)
Bảng 2: Kết quả huy động vốn tính đến hết quý III/2007
Đơn vị: triệu đồng.
Thời gian
Quý
I /2007
Quý
II /2007
Quý
III /2007
Tổng huy động vốn 561.263 589.222 759.952
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn )
Tính đến hết ngày 31/09/2007 (Quý III) đạt được 759.952 triệu đồng,
tăng 12,65% so với Quý II năm 2007 (589.222 triệu đồng), tăng 15% so với
Quý I năm 2007 (561.263 triệu đồng).
* Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Bước vào năm 2007, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và
thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, BIDV Nam Hà Nội vẫn giữ
vững được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn.
Mặc dù BIDV Nam Hà Nội phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD
khác trên cùng địa bàn nhưng nguồn tiền gửi của các TCKT tăng trưởng qua các
năm, năm 2006 đạt 440.758 triệu đồng, tăng 8,65% so với năm 2005; tăng
22,78% so với năm 2004. Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn của TCKT
năm 2006 đạt 71.266 triệu đồng, giảm 6,53% so với năm 2005, tăng 12,31% so
với năm 2004. Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT
cũng tăng qua các năm, năm 2006 đạt 336.526 triệu đồng, tăng thêm 20,6 % so
với năm 2004 và tăng 11,23% so với năm 2005. Có được kết quả này là do
BIDV Nam Hà Nội đã có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác
thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với
việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu
đãi lãi suất đối với các khách hàng,… Cơ chế điều hành vốn được tập trung hoá
toàn ngành, việc quản lý tài sản Nợ – Có được xem xét và thực hiện phân tích,
đánh giá hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó, công tác quản lý rủi ro chính trong
hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối
được đánh giá để có biện pháp đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ
chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và
BIDV, BIDV Nam Hà Nội đã triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường
ngoại hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, BIDV Nam Hà
Nội đã có được những thành công trong công tác huy động vốn từ nguồn tiền
gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn,
trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của BIDV
Nam Hà Nội.
* Nguồn tiền gửi trong dân cư:
Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của BIDV Nam Hà
Nội có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2005, nguồn này đạt 772.741
triệu đồng, tăng lên 256.216 triệu đồng so với năm 2004 (đạt 516.525 triệu
đồng) thì đến năm 2006, nguồn huy động từ dân cư đạt 897247 triệu đồng, tăng
7,45% so với năm 2005. Nhận thấy khả năng huy động vốn trong dân cư tăng
không mạnh như năm 2004 có thể đó là do trong năm hai năm 2005 và 2006,
chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao (6 tháng đầu năm 2005, chỉ
số giá tiêu dùng tăng 7,2%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2004 là
2,1%), lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có
xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó,
đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và
xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến
động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên
nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung
và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,…
Trong 3 năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại BIDV Nam Hà
Nội hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể. Năm 2006, tiền gửi tiết kiệm
của dân cư đạt 216.842 triệu đồng, giảm 0,92% so với năm 2005 và giảm 5.16%
so với năm 2004.
Mặc dù BIDV Nam Hà Nội đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối
lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như các chế độ ưu đãi về lãi
suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích cực triển
khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với
quy mô giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi góp,… Mặc dù vậy vẫn
không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu chuyển từ tài khoản tiết kiệm
thông thường sang tiết kiệm dự thưởng, không có thêm được nhiều khách hàng,
do vậy vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của dân cư hầu như không thay
đổi, không có sự tăng trưởng nào đáng kể, một phần cũng do các nguyên nhân
đã trình bày ở trên.
Trong 02 năm 2005 và 2006, NHĐT&PTVN đã tiến hành việc phát hành
các đợt chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nhằm huy động thêm vốn để
nâng cao năng lực tài chính, kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường
Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là đích đến của nhiều khoản đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.2.2. Công tác tín dụng:
Đến tháng 12/2006, các chỉ tiêu tín dụng của BIDV Nam Hà Nội đã đạt được
như sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam Hà Nội
qua các năm 2004, 2005, 2006
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tỷ lệ tăng
trưởng((%)
2006/04 2006/05
Dư nợ Tín dụng 555.606 663.099 706.590 11,96 3,17
1. Cho vay ngắn hạn 66.093 185.811 224.458 54.5 9.42
2. Cho vay trung dài hạn 264.566 73.295 68.156 -59,03 -3,63
3. Uỷ thác cho vay vốn 10.355 15.296 12.950 11.13 -8.3
4. Cho vay đồng tài trợ 214.592 388.697 401.026 30.28 1.56
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội)
Bảng 4: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Nam Hà Nội trong năm
2007 tính đến hết quý 3
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Quý I/2007 Quý II/2007 Quý III/2007
1. Cho vay ngắn hạn 91.000 88.621 55.947
2. Cho vay trung dài hạn 74.400 18.801 46.891
3. Uỷ thác cho vay vốn 5.400 1.200 9.400
4. Cho vay đồng tài trợ 343.476 421.883 605.746
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín
dụng, các khoản cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần, trong khi các
khoản tín dụng ngắn hạn, cho vay đồng tài trợ đều tăng qua các năm. Cuối năm
2005 BIDV Nam Hà Nội trở thành chi nhánh cấp I nên trong cơ cấu tổng tài sản
cũng như cơ cấu nguồn huy động hay dư nợ tín dụng đều có sự thay đổi nhất
định. Về cơ cấu vốn theo kỳ hạn: Quý II năm 2007 chiếm 77%, Quý III năm
2007 chiếm 67%. Tính đến cuối Quý III năm 2007 dư nợ tín dụng ngắn hạn là
529.947 triệu đồng, tăng 24% so với Quý II năm 2007 .
Dư nợ tín dụng năm 2006 của BIDV Nam Hà Nội tiếp tục có sự phục hồi
tiếp theo năm 2005. Năm 2004, do tình hình kinh tế trong và ngoài nước có
nhiều biến động và diễn biến phức tạp nên nền kinh tế Việt Nam không có nhiều
chuyển biến tích cực, các khoản đầu tư ngắn, trung và dài hạn giảm. Các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước không có được môi trường đầu tư thuận lợi, do
vậy các khoản cho vay ngắn, trung – dài hạn đã giảm. Tuy vậy, hoạt động tín
dụng đã được cải thiện đáng kể cả về quy mô cũng như chất lượng trong 2 năm
2005 và 2006, chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng
được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch.
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2006 đạt 224.458 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 31,77% trong tổng dư nợ, tăng mạnh so với 2 năm 2004 và 2005 lần lượt
là 339,6% và 120,8%. Trong năm 2006, BIDV Nam Hà Nội cũng đã tiến hành
giải ngân các khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã ký; đồng thời ký
các hợp đồng hạn mức với Công ty CP Dược phẩm Mediplantex, Công ty CP
Cơ khí số 7,… BIDV Nam Hà Nội cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn
của các khách hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách
hàng; thẩm định các dự án cho vay đối với các công ty: Công ty TNHH Thương
mại và Du lịch Tiến Vũ, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật và Vận tải ôtô, Công ty
TNHH Minh Trường Sinh, Công ty vận tải viễn dương Vinashin…; tiếp cận một
số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng
VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu.
- Dư nợ tín dụng trung – dài hạn của BIDV Nam Hà Nội năm 2006 giảm
so với 2 năm 2004, 2005. Năm 2006, chỉ tiêu này chỉ đạt 68.156 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 9,6% trong tổng dư nợ, giảm 59,03% so với năm 2004 (đạt
264.566 triệu đồng) và giảm 3,63% so với năm 2005 (đạt 73.295 triệu đồng).
Nhận thấy dư nợ tín dụng trung- dài hạn có xu hướng giảm mà nhất là giảm
mạnh trong giai đoạn từ 2004 sang năm 2005 nguyên nhân là do BIDV Nam Hà
Nội đã nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng nguồn vốn mà mình nắm giữ,
muốn vốn của mình được quay vòng nhanh nhất để mang lại hiệu quả cao nhất
trong công việc kinh doanh tiền tệ.
Trong những năm vừa qua, BIDV Nam Hà Nội đã thực hiện hàng loạt
danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp
ứng được phần nào các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng như tòan bộ
nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hế thống BIDV trên địa bàn và trên cả
nước.
2.1.2.3. Các hoạt động và dịch vụ khác:
Hoạt động dịch vụ năm 2006 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô
và chất lượng. Trong năm 2006, thu từ hoạt động dịch vụ đạt (thu dịch vụ ròng)
25.600 triệu đồng, dù tăng không đáng kể so với năm 2004 và 2005 (đạt lần lượt
là 25.650 triệu đồng và 24.502 triệu đồng) nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có
nhiều cải thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý
đối với các khách hàng.
Trong năm 2006, BIDV Nam Hà Nội đã mở mới 906 L/C hàng nhập với
tổng số tiền trên 15 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập trị giá gần 60
triệu USD; thực hiện thông báo gần 400 L/C hàng xuất trị giá 2.3 triệu USD;
đòi tiền và chiết khấu gần 80 bộ chứng từ trị giá gần 11 triệu USD; xử lý các bộ
các bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập thu phí gần 120.000 USD… Các khoản
thanh toán quốc tế khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào một số công ty, như:
Công ty CP Dược phẩm Medilantex, Công ty CP Công nghệ Bách Khoa, Công
ty CP Đại Hữu, Công ty XNK Intimex,…
BIDV Nam Hà Nội cũng tích cực thực hiện công tác Marketing và đưa ra
những chính sách ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến
giao dịch tại BIDV Nam Hà Nội, phối kết hợp với các phòng, điểm giao dịch để
nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. BIDV Nam Hà Nội đã tiến hành tăng