Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---------------------------------

ĐOÀN THỊ THÚY HẠNH

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã ngành

: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Đăng Xuyền. Các số liệu, kết
quả của luận án hoàn toàn khách quan, trung thực. Các tài liệu tham khảo,
trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Đoàn Thị Thúy Hạnh



LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng
dẫn khoa học: GS.TS. Trần Đăng Xuyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Bộ môn Văn học Việt
Nam, Khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo sau Đại học; Ban giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và đồng nghiệp của Trung
tâm Phát triển bền vững chất lượng Giáo dục Phổ thông Quốc gia, Ban lãnh
đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam- nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện
về thời gian, công việc, giúp đỡ, khích lệ … tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Tác giả

Đoàn Thị Thúy Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 5

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật................................................................... 6
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật và một số thuật ngữ liên quan .................................... 6
1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi ................................................................10
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật............................................12
1.2 Tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố....15
1.2.1 Nghiên cứu về Ngô Tất Tố ...............................................................................15
1.2.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố .......24
Tiểu kết ........................................................................................................................26
CHƢƠNG II: NHỮNG YẾU TỐ TIỀN ĐỀ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NGÔ TẤT TỐ...........................................28
2.1 Những yếu tố tiền đề ...........................................................................................28
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa và văn học .............................................28
2.1.2 Hoàn cảnh cá nhân của nhà văn ....................................................................35
2.2 Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ngô Tất Tố ..........43
2.2.1 Phê phán sâu sắc thực trạng xã hội đương thời và những cái lỗi thời cổ
hủ trên lập trường dân chủ và nhân đạo.................................................................43
2.2.2 Nguyên tắc đối lập trên cơ sở thái độ yêu, ghét phân minh .......................49


2.2.3 Mô tả chi tiết, tường tận, làm rõ bản chất đối tượng....................................59
Tiểu kết.........................................................................................................................67
CHƢƠNG III: NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG TIỆN
NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ ...69
3.1 Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ................................................................70
3.1.1 Điểm nhìn trần thuật........................................................................................70
3.1.2 Giọng điệu trần thuật .......................................................................................75
3.2 Đặc điểm ngôn ngữ trần thuật ..........................................................................82
3.2.1 Ngôn ngữ uyên bác của nhà Nho ..................................................................82
3.2.2 Ngôn ngữ của quần chúng nhân dân được “nâng lên mức nhuần nhị” .91

3.2.3 Ngôn ngữ mang tính thời sự và giàu sức tố cáo ...........................................96
3.3 Một số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu

103

3.3.1 Từ láy .................................................................................................................103
3.3.2 Từ tượng thanh ................................................................................................105
3.3.3 So sánh ..............................................................................................................108
3.3.4 Nhân hóa .........................................................................................................109
3.3.5 Bút pháp tả cảnh đặc sắc ................................................................................110
Tiểu kết.......................................................................................................................113
CHƢƠNG IV: NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ
TẤT TỐ .....................................................................................................................114
4.1 Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................................117
4.1.1 Ngôn ngữ đối thoại vừa mang bản chất xã hội, vừa được cá thể hóa 118
4.1.2 Ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính, góp phần làm nổi bật mâu thuẫn, xung
đột ...............................................................................................................................128
4.1.3 Ngôn ngữ đối thoại chủ yếu là ngôn ngữ đời thường ...............................135
4.1.4 Phương thức tổ chức ngôn ngữ đối thoại....................................................138


4.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm............................................................................139
4.2.1 Độc thoại nội tâm theo dòng suy nghĩ đồng nhất ......................................141
4.2.2 Phương thức tổ chức ngôn ngữ độc thoại ...................................................144
Tiểu kết.......................................................................................................................149
KẾT LUẬN ...............................................................................................................150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................154



1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học
hiện thực phê phán và là một tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại nửa đầu thế kỉ XX. Trong mấy chục năm cầm bút ông đã để lại một
khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại: tiểu thuyết, phóng sự, truyện kí
lịch sử, khảo cứu, dịch thuật, tiểu phẩm, báo chí…Ở thể loại nào ông cũng có
những đóng góp riêng. Sáng tác của Ngô Tất Tố góp phần không nhỏ tạo nên
sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của văn học nước nhà nửa đầu thế kỉ XX. Mặt
khác Ngô Tất Tố là một trong những tác giả có vị trí quan trọng trong văn học
nhà trường. Cuộc đời, sự nghiệp và các sáng tác đặc sắc của ông trở thành
những bài học, những chuyên đề nghiên cứu của văn học nhà trường từ bậc
phổ thông đến cao đẳng, đại học. Do vậy có thể khẳng định sự nghiệp văn học
của Ngô Tất Tố xứng đáng được nghiên cứu trên nhiều phương diện.
1.2 Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Điều làm nên sự khác biệt giữa nhà
văn với nhà tư tưởng, nhà chính trị... là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Do vậy
nghiên cứu về nhà văn không thể không nghiên cứu về cách sử dụng ngôn
ngữ nghệ thuật của họ. Ngôn ngữ nghệ thuật góp phần tạo nên chỗ đứng và
phong cách độc đáo cho từng nhà văn. Các công trình nghiên cứu về ngôn
ngữ nghệ thuật giúp định hình rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của từng nhà
văn và khẳng định vị trí của họ trên diễn đàn văn học. Qua đó cũng giúp
chúng ta tìm hiểu thêm về đặc điểm ngôn ngữ văn học của từng thời kì.
1.3 Ngô Tất Tố đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều
thể loại. Đến nay các nghiên cứu về ông không ít: hàng trăm bài viết, hàng chục
công trình nghiên cứu lớn nhỏ đề cập đến nhiều khía cạnh về cuộc đời, sự
nghiệp, phong cách nhà văn,... Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về nội dung tư
tưởng, phương diện nghệ thuật , còn ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố là khoảng

trống chưa được đề cập đến. Do vậy chúng tôi chọn vấn đề này nhằm nghiên
cứu một cách toàn diện, hệ thống về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.


2

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng
Luận án vận dụng lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật để khảo sát ngôn
ngữ nghệ thuật của nhà văn. Đối tượng nghiên cứu luận án là ngôn ngữ nghệ
thuật trong sáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Có thể nói ít có nhà văn nào dũng cảm thử sức viết của mình trên nhiều
lĩnh vực như Ngô Tất Tố. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo, nhà
khảo cứu, phê bình văn học... Ông viết nhiều thể loại khác nhau. Khối lượng
tác phẩm mà ông để lại khá đồ sộ, có thể kể đến như: gần 1500 bài báo, 2
cuốn tiểu thuyết (Tắt đèn, Lều chõng), 2 tập phóng sự (Việc làng, Tập án cái
đình), và rất nhiều các tác phẩm khác như truyện kí lịch sử, tác phẩm dịch
thuật thơ, truyện ngắn, truyện vừa... Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố chúng tôi tập trung nghiên cứu những tác phẩm đặc sắc đã làm nên
phong cách nghệ thuật, khẳng định vị trí của nhà văn. Chúng tôi chọn khảo
sát, nghiên cứu và tập trung tìm hiểu phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố trong các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của nhà văn
trước Cách mạng.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng tác của Ngô Tất Tố
nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, nêu bật những nét
riêng độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời cũng xác
định rõ vị trí và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của

văn xuôi hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế
về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật : phân biệt khái
niệm ngôn ngữ nghệ thuật và một số khái niệm, thuật ngữ liên quan như:


3

ngôn từ nghệ thuật, lời văn nghệ thuật; đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và các
thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi...
(2) Lược thuật tổng quan tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật
trên thế giới và Việt Nam, tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ
nghệ thuật của nhà văn.
(3) Tìm hiểu các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến sáng tác của Ngô Tất Tố
bao gồm các yếu tố về hoàn cảnh xã hội văn hóa, văn học đầu thế kỉ XX, hoàn
cảnh cá nhân nhà văn.
(4) Xác định nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố.
(5) Tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố ở các
phương diện: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và một số phương tiện
nghệ thuật đặc sắc khác...
(6) So sánh ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố với các nhà văn cùng
giai đoạn văn học. Từ đó, tìm ra những nét riêng và những đóng góp của tác
giả đối với tiến trình ngôn ngữ của văn xuôi Việt Nam.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả
Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả cần phải đặt đối tượng
nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn. Vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tât Tố.

4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu hệ thống
Ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống cấu trúc
bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy tất cả các vấn đề
cụ thể được triển khai nghiên cứu sẽ phải đặt trong mối quan hệ hệ thống.
Trong luận án để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố chúng
tôi đã tìm hiểu, đặt nó trong mối quan hệ logic chặt chẽ từ việc tìm hiểu hoàn
cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh cá nhân, quan điểm sáng tác, nguyên tắc tư
tưởng của tác giả, nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật ...


4

4.3 Phƣơng pháp thống kê phân loại
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân
loại các đối tượng nghiên cứu dựa trên các tác phẩm của nhà văn, giúp cho sự
phân tích, đánh giá có căn cứ xác thực. Trong luận án chúng tôi đã khảo sát
các vấn đề sau: khảo sát các tác phẩm của Ngô Tất Tố về: ngôn ngữ đối thoại,
độc thoại, số lượng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, từ láy, từ tượng thanh…;
khảo sát các tác phẩm của các nhà văn hiện thực khác như Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng, Nam Cao… Qua đó thu thập số liệu thống kê, phân tích các
đối tượng tương đồng nhằm thấy rõ những điểm chung và những điểm khác
biệt của nhà văn Ngô Tất Tố với các nhà văn khác.
4.4 Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng nhằm tìm ra nét riêng biệt, đặc điểm của ngôn
ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích từng
tác phẩm của Ngô Tất Tố, từng khía cạnh ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn,
chúng tôi luôn đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các nhà văn khác, đặc biệt
các nhà văn cùng thời với Ngô Tất Tố nhằm tìm ra những nét riêng, độc đáo
của nhà văn về cách tổ chức lời văn nghệ thuật, về phong cách nhà văn.
4.5 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp này dùng phân tích một cách kĩ lưỡng các tác phẩm của
Ngô Tất Tố, sau đó tổng hợp khái quát chỉ ra những đặc điểm riêng về ngôn
ngữ nghệ thuật của nhà văn. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng thường
xuyên trong quá trình triển khai luận án.
4.6 Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
Ngôn ngữ nghệ thuật có liên quan đến các lĩnh vực khác như: văn học,
ngôn ngữ học, văn hóa, thi pháp học, phong cách học... Do vậy chúng tôi vận
dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan để bổ sung,
hỗ trợ làm rõ vấn đề nghiên cứu. Mỗi một đặc điểm, nhận định về ngôn ngữ
nghệ thuật của nhà văn đều được đặt trong trường liên tưởng về bối cảnh văn
hóa trước đó và hiện nay và được phân tích trong khung lý thuyết của khoa
học cơ bản như ngôn ngữ học, thi pháp học...


5

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Luận án là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô
Tất Tố một cách toàn diện và hệ thống.
Luận án tìm hiểu, đánh giá, tổng kết các nguyên tắc sáng tác và nguyên
tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Từ những nguyên tắc đó tiếp
tục nghiên cứu, phân tích, đối chiếu để đưa ra các nhận định về đặc điểm
ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn trên các bình diện cụ thể như: ngôn ngữ trần
thuật, ngôn ngữ nhân vật... Đồng thời luận án cũng đưa ra những lý giải về
thành công cũng như những hạn chế trong các sáng tác của Ngô Tất Tố.
Luận án góp phần nghiên cứu sâu hơn về phong cách nghệ thuật của Ngô
Tất Tố, khẳng định vị trí của nhà văn, bổ sung và làm dầy thêm các công trình
nghiên cứu về ông.
Qua đó, luận án góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tiến trình vận động
của ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại đầu thế kỉ XX.

5.2 Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên, học
sinh, sinh viên khi tìm hiểu, giảng dạy về Ngô Tất Tố.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần: phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phần phụ lục; luận án gồm 4 chương sau đây:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Những yếu tố tiền đề và nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ
thuật của Ngô Tất Tố
Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật và một số phương tiện nghệ thuật tiêu
biểu trong sáng tác của Ngô Tất Tố
Chương 4: Ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Ngô Tất Tố


6

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật và một số thuật ngữ liên quan
Ngôn ngữ nghệ thuật “là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo
hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của
một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê,
ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh. Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật
của sáng tác văn học trên cấp độ đó” [154, tr187]. Thuật ngữ ngôn ngữ nghệ
thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ
nghệ thuật, lời văn nghệ thuật…Đây là những thuật ngữ có nét nghĩa tương
đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau nên cần phân biệt.
Ngôn ngữ là gì? Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về
ngôn ngữ hay ngôn ngữ tự nhiên. Ở đây chúng tôi hiểu theo quan niệm của
Lại Nguyên Ân trong cuốn “ 150 thuật ngữ văn học” (NXB Đại học Quốc

Gia, năm 1999). Theo đó, ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng
để liên lạc hay giao tiếp với nhau. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng
bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể. Ngôn ngữ là phương tiện để bảo lưu
và truyền thông tin, là một trong những phương tiện điều chỉnh hành vi con
người. Ngôn ngữ tồn tại dưới dạng nói và dạng viết. Ngôn ngữ thường được
hiểu là ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ quốc gia. Ngôn ngữ dân tộc là phương
tiện giao tiếp bằng lời nói và chữ viết của một cộng đồng dân tộc. Ngôn ngữ
dân tộc là ngôn ngữ toàn dân, nó bao gồm toàn bộ các biến thức về phương
ngữ, ngôn ngữ thông tục, ngôn ngữ văn học; các biến thức này được thống
nhất bởi có chung một vốn từ cơ bản, một hệ thống ngữ pháp và (ở mức độ
nhất định) một hệ thống ngữ âm. Như vậy, ngôn ngữ mới chỉ là chất liệu của


7

tác phẩm văn học, để biến ngôn ngữ đó thành ngôn ngữ nghệ thuật cần một
quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn.
Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để “chỉ một cách khái quát các hiện
tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản Nhà
nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hóa, văn học và khoa học”
[159, tr149]. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng
trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình,
xuất bản phẩm), nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học, giấy tờ quan
phương, sự vụ... Ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các
phương ngữ khu vực, các phương ngữ xã hội. Các chuẩn mực ngôn ngữ văn
học là các chuẩn mực toàn dân, nhằm mục đích chính là để toàn dân hiểu
được. Theo nghĩa hẹp, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng trong các tác
phẩm văn học. Đó là ngôn ngữ đời sống được nhà văn chọn lọc, sử dụng
trong tác phẩm để xây dựng hình tượng nhân vật, phản ánh những vấn đề của
cuộc sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, về con

người. Ngôn ngữ văn học là phương tiện thông tin của văn học. ( xem 150
thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân)
Ngôn từ nghệ thuật và lời văn nghệ thuật: Ngôn từ trong sáng tác văn
học là ngôn từ “có tính văn học, có cách tổ chức, kết hợp đặc biệt để gây chú
ý vào bản thân nó và do đó tăng cường hiệu quả biểu đạt nghệ thuật” [53, tr
105]. Còn ngôn từ nghệ thuật “là ngôn từ được sáng tạo nhằm mục đích
nghệ thuật, gắn liền với sáng tạo hình tượng nghệ thuật” [53, tr. 108]. Thuật
ngữ lời văn nghệ thuật được hiểu là “dạng phát ngôn được tổ chức một cách
nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ thuật, là hình thức
ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” [155, tr141].
Như vậy thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật có phạm vi hẹp hơn các thuật


8

ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học nhưng rộng hơn so với thuật ngữ ngôn từ
nghệ thuật và lời văn nghệ thuật. Các thuật ngữ này có nét nghĩa trùng nhau
nên trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học hay tác
giả văn học, người ta thường đồng nhất chúng với nhau. Tuy nhiên cần khẳng
định thuật ngữ lời văn nghệ thuật chỉ dùng trong tác phẩm văn học, không
dùng trong các tác phẩm thuộc loại hình khác. Song việc cần phân biệt ở đây
là tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, giá trị thẩm mĩ, tính sáng tạo độc đáo của
ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm văn học chứ không phải ngôn ngữ
trong các hoạt động giao tiếp hay ngôn ngữ ở dạng chất liệu sáng tác nói
chung.
Ngôn ngữ nghệ thuật là dạng ngôn ngữ được dùng để biểu đạt nội dung
hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và
văn học viết). Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác
phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu
cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn,

tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ. “
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mẫu mực đã được chuẩn hóa phục vụ cho
tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và giữ vai trò to lớn trong
việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lý, trí tuệ và toàn bộ các
hoạt động tinh thần của con người” [155, tr172]. Xét về chất liệu, ngôn ngữ
nghệ thuật có thể sử dụng là ngôn ngữ toàn dân, hay kể cả các phương ngữ,
biệt ngữ, văn xuôi sự vụ, văn xuôi khoa học... Nhưng điểm khác biệt là ngôn
ngữ nghệ thuật mang cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn có thể sử dụng
ngôn ngữ toàn dân làm chất liệu để dệt nên những tác phẩm văn học của
mình. Và qua lăng kính chủ quan của họ, đặt trong ý đồ sáng tạo các tác
phẩm nghệ thuật của họ, biến ngôn ngữ toàn dân đó trở nên sống động, đầy
thẩm mĩ và hướng tới chủ đích của nhà văn. M. Bakhtin cho rằng nghệ sĩ


9

không chỉ coi ngôn ngữ như là ngôn ngữ (đó là nhiệm vụ của các nhà ngôn
ngữ học), họ đã gia công ngôn ngữ, khắc phục ngôn ngữ như là ngôn ngữ để
biến nó thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật. Còn nhà phê bình cấu trúc
luận R.Barthes cho rằng, nó không giống như những viên gạch xây nhà, mà
chúng sinh sôi trong nhau, tạo sinh nghĩa mới trong trường ngữ nghĩa mà
chúng đi vào do sự lựa chọn và kết hợp của người sáng tạo. Nó không giống
các kí hiệu thông thường. Trần Đình Sử khẳng định dứt khoát: “Do vậy khi
nói văn học là nghệ thuật ngôn từ, ta chỉ nói tới một loại hình của nghệ thuật
đó- tức là loại hình sử dụng ngôn từ để sáng tạo ra thế giới nghệ thuật, vì
mục đích nghệ thuật.” [175, tr 98] Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ mang đậm
cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, nó còn bị chi phối bởi thể loại văn học,
khuynh hướng, trào lưu sáng tác.
Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: Mỗi một nhà ngôn ngữ học khi bàn
về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật đều đưa ra quan điểm riêng và lý giải

quan điểm đó. Đinh Trọng Lạc chỉ ra 4 tính chất: tính cấu trúc, tính hình
tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa (Phong cách ngôn ngữ Tiếng Việt,
1993). Một số khác bổ sung thêm tính biểu cảm, tính truyền cảm, tính thẩm
mĩ... Trong luận án này chúng tôi tạm thời phân tích kĩ 3 đặc trưng cơ bản của
ngôn ngữ nghệ thuật mà theo chúng tôi mang nét đặc trưng của ngôn ngữ
nghệ thuật và ngôn ngữ văn xuôi. Đó là: tính hình tượng, tính truyền cảm,
tính cá thể. Trong đó: tính hình tượng tạo nên sự khác biệt của ngôn ngữ nghệ
thuật văn học. Hình tượng trong văn học không thể nhìn một cách trực quan
mà thông qua kí hiệu ngôn từ, ý đồ sáng tạo của nhà văn và người đọc hình
dung, tưởng tượng. Ngôn ngữ có tính hình tượng không chỉ miêu tả sự vật,
hiện tượng mà còn gợi cho người nghe, người đọc những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú. Tính truyền cảm hay tính biểu cảm: ngôn ngữ văn học có
khả năng gây ấn tượng mạnh, truyền cảm xúc, lay động tình cảm…với người


10

nghe, người đọc. Tính cá thể là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi, lặp lại qua
nhiều trang viết, tạo nên phong cách nghệ thuật của tác giả. Tính cá thể hóa
của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói nhân vật của tác phẩm. Tính cá thể
giúp bạn đọc hình dung phong cách ngôn ngữ của từng nhà văn, từng tác
phẩm văn học. Mỗi nhà văn có phong cách ngôn ngữ riêng. Phong cách đó
tạo nên bởi nhiều yếu tố: vốn văn hóa, vốn sống, vốn hiểu biết, hoàn cảnh
sống, cá tính sáng tạo của từng nhà văn…
1.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi
Phân biệt ngôn ngữ thơ và văn xuôi: Mỗi thể loại thơ và văn xuôi đều có
lối tổ chức ngôn từ nghệ thuật theo cách thức riêng, làm nên sự khác biệt.
Ngôn ngữ thơ tuân theo các lề luật, ngôn ngữ văn xuôi thể hiện một cấu trúc
ngữ pháp, gần với ngôn ngữ tự nhiên. Dòng ngôn từ trong thơ phân chia theo
ngữ đoạn, trong văn xuôi chia theo quy tắc cú pháp. Dòng ngôn từ văn xuôi

được chia thành những câu, đoạn vốn có trong lời nói thường ngày nhưng đã
được tu chỉnh, sắp xếp lại. Samuel Taylor Coleridge định nghĩa một cách
ngắn gọn: “ Văn xuôi là các từ được sắp xếp hay nhất. Thơ là các từ hay nhất
được sắp xếp theo cách hay nhất” ( Webster’s Unabridged Dictionary, 1913.
University of Chicago) .
Đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi: M.M Bakhtin đã chỉ ra tính
chất đặc biệt của văn xuôi nghệ thuật khi ông tuyên bố rằng: “ Nhà tiểu thuyết
viết văn xuôi ( và nói chung, mọi người viết văn xuôi) không cần phải tẩy sạch
khỏi từ ngữ những ý chí và giọng điệu của người khác, không bóp chết những
mầm mống ngôn từ xã hội khác biệt tiềm ẩn trong chúng, không gạt bỏ những
gương mặt ngôn ngữ và cung cách nói năng ( những nhân vật kể chuyện tiềm
năng) lấp ló đằng sau các từ ngữ và hình thức ngôn ngữ, nhưng anh ta xếp
đặt tất cả những từ ngữ và hình thức ấy ở những khoảng cách khác nhau so
với cái hạt nhân hàm nghĩa cuối cùng của tác phẩm mình, cái trung tâm ý chí


11

của chính mình”. [ 13, tr111] Ngôn ngữ văn xuôi mang đậm hơi thở của cuộc
sống, của thời đại. Nhìn nhận lại chặng đường phát triển của văn học chúng ta
có thể nhận thấy đặc điểm riêng của ngôn ngữ văn xuôi nói riêng ( ngôn ngữ
văn học nói chung) từng thời kì. Văn học dân gian ngôn từ mang tính rập
khuôn, tính cộng đồng, đồng nhất phù hợp với chức năng truyền miệng, dễ
thuộc, dễ nhớ. Văn học trung đại là ngôn ngữ giàu tính ước lệ, tượng trưng,
ngôn ngữ hoa mĩ, sách vở… Văn học hiện đại (đặc biệt dòng văn học hiện
thực phê phán) là ngôn ngữ đời sống: đa dạng, phong phú, phức tạp, gai góc,
tự nhiên như đời sống.
Ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi bao gồm các thành phần cơ bản: ngôn
ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn
học tự sự là lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc của người kể chuyện,

tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của nhân vật.
Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong
thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh...; bàn luận;
lời nói bán trực tiếp của các nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật bao gồm: lời tả, lời
kể, lời trữ tình ngoại đề. Do vậy trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo
tác phẩm tự sự. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói, lời đối thoại trực tiếp của nhân
vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật phản ánh tính cách của nhân vật, nó
vừa mang tính cá thể hóa, vừa mang tính khái quát. Tính cá thể hóa thể hiện
trong ngôn ngữ, giọng điệu, lời nói riêng... của từng nhân vật tạo nên những
biểu hiện độc đáo, cá tính của nhân vật đó. Đồng thời ngôn ngữ nhân vật là
ngôn ngữ chung, ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ đời sống mà mỗi nhân vật đại
diện cho từng lớp người trong xã hội. Ngôn ngữ nhân vật cũng mang đậm cá
tính sáng tạo của nhà văn. Nhà văn không thể bê nguyên si các câu nói ngoài
cuộc đời vào văn học mà xây dựng hình tượng ngôn ngữ của từng nhân vật.
Mỗi nhân vật thường có một giọng điệu riêng, hay dùng một số từ ngữ riêng.


12

Trong đó ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ đối đáp trực tiếp của các nhân vật
trong tác phẩm. Nó gắn với các hành vi ngôn ngữ, tình huống giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. Đó
chính là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình
diễn biến tâm lý của nhân vật, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
1.1.3 Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật.
Trên thế giới, trong những năm đại chiến thế giới lần thứ 1, trước Cách
mạng tháng Mười, nhóm nghiên cứu chuyên đề Puskin của giáo sư Vengerov
đã nghiên cứu ngôn ngữ thơ, nhịp điệu vần và cấu trúc thơ. Cùng thời gian đó
là sự ra đời của Opojaz, sau này là trường phái hình thức Nga vào đầu thế kỉ
XX với các tác phẩm nghiên cứu về ngôn ngữ như: Hợp tuyển các bài nghiên

cứu về lý luận ngôn ngữ thơ (1916 – 1917). Năm 1919, Opojaz xuất bản hợp
tuyển đầu tiên của loạt bài nghiên cứu mang tên Thi pháp. Hợp tuyển này cho
thấy quan điểm cơ bản của các nhà hình thức chủ nghĩa về thơ. Các tác giả đã
cố gắng xác định vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm như là yếu tố đặc biệt
tạo điều kiện cho sự tồn tại của tác phẩm văn học. Những thành tựu của ngôn
ngữ học hiện đại đã đóng vai trò to lớn trong việc hình thành lý luận văn học
của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga. Từ những năm 20 trở đi đã có sự thay
đổi cơ bản về phương pháp của trường phái này. Họ quan niệm tác phẩm văn
học là một chỉnh thể thống nhất, sinh động và có kết cấu. Với những luận
điểm đó, lý luận văn học của trường phái hình thức Nga đã đạt đến trình độ
mới trong quan niệm về tính nội tại của văn học. Sau này, những năm 90, xu
hướng nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trong mối quan hệ với phong cách
nhà văn bắt đầu được quan tâm đến. Các nhà nghiên cứu Xô Viết khi tìm hiểu
về phong cách của nhà văn đã khẳng định vai trò không nhỏ của ngôn ngữ
nghệ thuật. M.Bakhtin đã nêu lập trường của mình một cách rõ ràng: “Nói
chung, nếu vẫn đứng trong giới hạn của phong cách học ngôn ngữ học thì
không thể khảo sát được nhiệm vụ thực sự của phong cách. Không có một


13

cách định nghĩa hình thức ngôn ngữ học nào về lời văn mà không che đậy
mất chức năng nghệ thuật của nó trong tác phẩm. Các nhân tố cấu tạo phong
cách thực sự vẫn còn nằm ngoài trường nhìn của phong cách ngôn ngữ
học”[12, tr128] Cùng quan điểm này Turin cho rằng: “Phong cách- đó là
ngôn từ được xét trong mối quan hệ của nó với hình tượng, đó là tác động
qua lại thường xuyên giữa những khái niệm và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ
vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật”. [106, tr. 260] V.V.Vinogradov còn
khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Chiếm vị trí trung tâm trong phong cách văn
học là những quan sát và nghiên cứu trong lĩnh vực các quy luật hình thành

và phát triển của các hệ thống biểu hiện ngôn từ nghệ thuật”. Như vậy, việc
nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học đã được đặt ra và quan tâm
từ rất lâu trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy vai trò đặc biệt của
ngôn ngữ trong mối quan hệ nội tại với các thành phần cấu trúc của văn bản
nghệ thuật và thông tin giao tiếp với bạn đọc cũng như góp phần hình thành
phong cách nhà văn.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật cũng đã bắt đầu manh
nha từ những năm 90 của thế kỉ trước. Nhưng đó chỉ là những nghiên cứu đơn
lẻ chứ chưa thành một quan điểm tiếp nhận văn chương hay một xu hướng
nghiên cứu văn học. Những công trình nghiên cứu mang dấu ấn cá nhân,
mang tính dự cảm nhiều hơn. Đầu tiên phải kể đến một vài công trình nghiên
cứu về lý thuyết như: Những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ tiểu thuyết
(Phan Cự Đệ, 1974), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại và Dẫn luận thi
pháp học (Trần Đình Sử, 1998)... Sau này xuất hiện một số công trình ứng
dụng lý thuyết ngôn ngữ vào nghiên cứu tác giả như: Phan Ngọc với công
trình “Tìm hiểu phong cách Nguyến Du qua Truyện Kiều” ( 1985), Đỗ Lai
Thúy “Con mắt thơ” (1992) sau đổi thành “Mắt thơ” (2000). Có thể nói,
những công trình nghiên cứu này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới:
nghiên cứu tác giả không chỉ nghiên cứu về cuộc đời, con người, hoàn cảnh


14

xã hội... mà từ chính tác phẩm của họ. Khi xuất phát từ chính tác phẩm- con
đẻ tinh thần của nhà văn thì các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy tầm quan
trọng của ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền đã dành
một chương viết về ngôn ngữ nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực trong cuốn
sách “Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”.
Trong đó tác giả đã phân tích những khuynh hướng và đặc điểm ngôn ngữ
nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực. Tác giả phân tích, lý giải những đặc điểm

ngôn ngữ nghệ thuật nổi bật của một số nhà văn hiện thực, mà ông gọi là “
những bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật” như: Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... Qua kể tên một số công trình tiêu biểu nêu trên,
chúng tôi nhận thấy: các nhà nghiên cứu đã phân tích rõ tầm quan trọng của
ngôn ngữ trong việc tạo ra giá trị và dấu ấn riêng cho tác phẩm văn học. Ngôn
ngữ là chất liệu tạo nên tác phẩm. Hơn thế “ Ngôn ngữ không chỉ là công cụ
của tư duy, cái vỏ chứa tư tưởng mà còn sản sinh ra tư tưởng” [194, tr 123124]. Với các sáng tác văn học, ngôn ngữ tạo nên những nét riêng, mang đến
sức cuốn hút, hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Tuocghenhep cho rằng: “Cái quan
trọng trong tài năng văn học( ...) cũng có thể trong bất kì một tài năng nào, là
cái tôi muốn gọi là giọng nói của mình (...). Quan trọng là những giọng nói
riêng biệt, sống động của mình, cái mà không thể tìm thấy trong cổ họng của
bất kì một người nào khác... Chính ở chỗ đó là điểm khác biệt chủ yếu của
một tài năng độc đáo, sống động”. [105, tr 116] Những năm gần đây, với sự
gia tăng về số lượng các luận án nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác cũng cho thấy đây
là hướng nghiên cứu đúng và ngày càng được quan tâm. Chúng tôi kể đến
một số luận án tiêu biểu như: Đặc điểm lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng
trước 1945 (Lê Hồng My), Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác
trước Cách mạng tháng Tám- 1945 (Lê Hải Anh), Ngôn ngữ nghệ thuật Vũ
Trọng Phụng trong tiểu thuyết và phóng sự (Nguyễn Văn Phượng), Lời văn


15

nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp ( Nguyễn Văn Đông), Lời văn nghệ thuật trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu (Phạm Thị Thanh Nga), Ngôn ngữ nghệ
thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đinh Thị Thu Hà), Ngôn ngữ
nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài (Vũ Thúy Nga), Ngôn ngữ nghệ thuật
trong văn xuôi của Ma Văn Kháng (Đoàn Tiến Dũng) ...
Sơ lược tìm hiểu các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của

nhà văn, chúng tôi nhận thấy: ngôn ngữ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan
trọng, nó là “chìa khóa” để mở cánh cửa bước vào tác phẩm văn học để từ đó
khám phá, tìm hiểu thế giới hình tượng, nội dung, tư tưởng... của tác phẩm.
Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện trực tiếp để tìm hiểu tác phẩm nhưng
cũng là yếu tố quan trọng hình thành phong cách nhà văn.
1.2 Tình hình nghiên cứu về Ngô Tất Tố và ngôn ngữ nghệ thuật của
Ngô Tất Tố
1.2.1 Nghiên cứu về Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố mất năm 1954. Cho đến nay hơn một thế kỉ đã trôi qua,
nhưng các công trình nghiên cứu về ông vẫn ngày càng dày thêm, phong phú
thêm. Các công trình nghiên cứu bao gồm: các giáo trình dạy học, các sách
chuyên khảo, các bài viết, bài phê bình đăng trên báo, tạp chí... Các công trình
tiêu biểu như: Bước đường phát triển tư tưởng và nghệ thuật của Ngô Tất Tố
của Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên
đánh giá về chặng đường phát triển sự nghiệp của tác giả. Công trình nghiên
cứu này đã mô tả, khái quát toàn diện về cây bút Ngô Tất Tố với những nhận
định chính xác về con người và sự nghiệp viết báo, làm văn của ông. Cuốn
sách đưa ra những luận điểm xác đáng và chứng minh thuyết phục cho những
luận điểm đó như: “Ngô Tất Tố- một nhà nho nghèo tiến bộ”, “Một cây bút
chiến đấu sắc bén trong làng báo thời Pháp thuộc”, “Nghệ thuật viết tiểu
phẩm độc đáo”, “Tắt đèn- một tác phẩm hiện thực xuất sắc”... Sau đó, kỉ
niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn (1893- 1993) với sự ra đời của hai cuốn


16

sách: Ngô Tất Tố, nhà văn hóa lớn của Hoài Việt sưu tầm và biên soạn (NXB
Văn hóa 1993) , Ngô Tất Tố với chúng ta của Mai Hương sưu tầm và biên
soạn (NXB Hội nhà văn, 1993) đã giúp ích rất nhiều cho giới nghiên cứu khi
tìm hiểu về nhà văn. Hai cuốn sách trên đã sưu tầm, thống kê, phân loại toàn

bộ các bài viết đơn lẻ về Ngô Tất Tố trên các báo, tạp chí từ trước đó ...giúp
người đọc dễ dàng tra cứu, tìm hiểu.Mỗi cuốn sách mang đến cho người đọc
những cảm nhận thú vị về tác giả. Ngô Tất Tố với chúng ta là những hồi ức
đẹp đẽ của những người bạn văn về Ngô Tất Tố. Con người, cuộc sống, quan
điểm viết văn... của ông hiện lên sống động qua những trang viết của Đỗ
Ngọc Toại, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân...
Ngô Tất Tố, nhà văn hóa lớn lại mang đến cho người đọc những nhận định
mới mẻ về sự nghiệp văn học Ngô Tất Tố với giá trị văn hóa mà các tác phẩm
của ông đề cập đến. Những công trình trên xuất hiện những năm 90 của thế kỉ
trước. Sau này (sau năm 2000) cũng có thêm một số công trình nghiên cứu
toàn diện về tác giả như: Di sản báo chí Ngô Tất Tố, ý nghĩa lý luận và thực
tiễn (Phan Cự Đệ chủ biên), Ngô Tất Tố, về tác gia và tác phẩm (Nhiều tác
giả), Ngô Tất Tố một sự nghiệp lớn về văn học và báo chí (Trần Thị Phương
Lan)... Ngoài ra còn một loạt các bài nghiên cứu khái quát về tác giả trong các
giáo trình giảng dạy như Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Phan Cự Đề chủ biên (
2004), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập 1, Trần Đăng Suyền chủ
biên ( 2015)....Với khuôn khổ của luận án này chúng tôi không thể kể hết các
công trình nghiên cứu đó. Do vậy chúng tôi chọn cách tổng hợp các công
trình nghiên cứu và phân loại chúng theo vấn đề nghiên cứu. Khi tìm hiểu các
bài viết, các công trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố chúng tôi nhận thấy các
sáng tác của nhà văn được giới nghiên cứu phê bình văn học bàn bạc, trao đổi
và làm sáng tỏ trên nhiều phương diện. Chúng tôi tạm thời chia các vấn đề đã
được giới nghiên cứu đề cập đến như sau:
1.2.1.1 Về cuộc đời, con người, hoàn cảnh sống, những ảnh hưởng tới
sáng tác của nhà văn.


17

Tác giả của nhóm bài viết này là các nhà nghiên cứu phê bình đã trực

tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với Ngô Tất Tố, là đồng nghiệp, bạn bè của nhà văn
như Đỗ Ngọc Toại, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Nguyên
Hồng, Vũ Ngọc Phan, Hoàng Trung Thông, Kim Lân, Đinh Gia Viễn,
...Các bài viết tập trung khắc họa bức chân dung Ngô Tất Tố rất chân thực,
gần gũi và vô cùng xúc động. Ngô Tất Tố hiện lên qua những trang viết
này là một nhà nho có đời sống thanh bạch, được học hành bài bản. Còn
với tư cách một nhà văn mọi người đều nhìn thấy ở ông một cây bút sắc sảo,
bản lĩnh, quan điểm nhất quán, rõ ràng.
Đầu tiên phải kể đến những hồi ức của Đỗ Ngọc Toại về người bạn thân
Ngô Tất Tố. Bài báo “ Nhớ người bạn khuất núi” của Đỗ Ngọc Toại đăng trên
Báo văn nghệ 5/4/1974 sau 20 năm ngày mất của Ngô Tất Tố đã kể về quãng đời
thi cử lận đận, cuộc sống nghèo khó của nhà văn. Bên cạnh đó là những câu
chuyện thú vị của hai người bạn về quan điểm văn chương. Đỗ Ngọc Toại nhận
xét: “ Cũng vì sống chung với nông dân, thông cảm với nỗi đau khổ của nông
dân mà văn của anh thường có quan điểm nhân dân, quan điểm hiện thực chủ
nghĩa. Anh ghét lối văn phù phiếm, không thiết thực, anh cho những lối văn ấy
không có ích gì cho ai, không đáng gọi là văn”. [98, tr 27]
Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan, thế hệ đàn em so với Ngô Tất Tố
cũng có những mô tả chân thực về nhà văn khi mới gặp: “ Tôi ngạc nhiên: “
Sao con người lầm lỳ, ít nói, mà đến khi viết lại hăng như vậy!”. Anh ít nói
như để dành lời đanh thép trút lên trang giấy. Tuy nét mặt anh cương nghị,
nhưng anh thường nheo mắt cười một vẻ rất hiền....” “ Hình như lúc nào anh
cũng kìm lại mọi ý nghĩ và tình cảm, đúc kết lại trong trí não để đưa vào tác
phẩm. Anh ăn mặc xuyềnh xoàng, quanh năm chỉ cái áo the thâm, cái quần
trúc bâu, đôi giầy bạ” [161, tr 36]. Bài viết của nhà văn Nguyễn Công Hoan
có cách đánh giá khác về việc ảnh hưởng của vốn sống, vốn văn hóa đến sáng
tác của nhà văn: “Ông là một nhà nho thuần túy, không biết một tiếng Pháp


18


nào. Thế thì hẳn là ông gần văn học Trung Quốc hơn văn học Pháp, và khi
viết truyện, hẳn là ông chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc hơn tiểu
thuyết Tây. Thế mà trái lại, nhiều đoạn ở trong Tắt đèn chẳng hạn, ta thấy từ
cách hành văn cũng như cách tả cảnh, Ngô Tất Tố đã gần tiểu thuyết Tây hơn
tiểu thuyết Trung Quốc.” [98, tr 52] Nhà văn Nguyên Hồng, sau mấy tháng
khi Ngô Tất Tố mất, đã xúc động viết “ Ngô Tất Tố với chúng ta” (tạp chí
Văn nghệ tháng 8/ 1954), trong đó có đoạn: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố dứt
khoát với thù địch , không đội giời với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính
vằng vặc say mê cúi xuống những giòng chữ rắn rỏi rõ ràng miết lên những
trang giấy vàng ngà trên mặt bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn
tưởng nhớ, xót xa, thương tiếc.”
1.2.1.2 Nghiên cứu về sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố
Sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn,
phóng sự, tiểu phẩm... Bàn về sự nghiệp văn chương của ông là chủ đề được nói
đến nhiều nhất trong giới nghiên cứu phê bình văn học. Phần lớn các bài viết, các
công trình nghiên cứu đều đánh giá cao sự đóng góp của ông với văn học. Trong
luận án này chúng tôi chọn cách thống kê theo mảng vấn đề nghiên cứu. Cách làm
này giúp chúng tôi tổng hợp, khái quát, chọn lọc được các mảng nghiên cứu đã
được bàn bạc và xác định được vấn đề còn bỏ trống, chưa đề cập tới.
Nghiên cứu kĩ các tài liệu chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu, phê bình
văn học có những điểm chung khi đánh giá về nhà văn Ngô Tất Tố như sau:
Thứ nhất:Các nghiên cứu đều khẳng định: Ngô Tất Tố là nhà văn hàng
đầu của trào lưu hiện thực phê phán, nhà văn của người nông dân.
Tắt đèn là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố. Ngay từ khi mới ra
đời, nó đã được các nhà văn đương thời ca tụng. Nhà văn Vũ Trọng Phụng
từng khen ngợi Tắt đèn “ là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn
phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy,
mà lại của một tác giả được cái may hơn nhiều nhà văn khác là được sống ở



19

nhiều thôn quê. Đọc quyển “Tắt đèn” này những độc giả khó tính sẽ cũng
phải chịu rằng óc quan sát của Ngô Tất Tố về những cảnh làm ruộng, thu
thuế, chè chén, xôi thịt, hà lạm, ức hiếp, bán vợ đợ con của đám dân quê quả
là một thứ óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” [98, tr 58- 59].
Còn Nguyễn Công Hoan thì lý giải sức mạnh tố cáo của tiểu thuyết Tắt
đèn bằng tình yêu với người nông dân của Ngô Tất Tố. Trong bài “Đọc Tắt
đèn của Ngô Tất Tố”, ông viết: “Là cuốn tiểu thuyết in bằng giấy trắng mực
đen, nhưng đồng thời nó là tâm hồn của tác giả tha thiết yêu nông dân, tố cáo
một chế độ cần phải đạp đổ, từ tầng trên là bọn đế quốc thống trị, đến tầng
giữa là bọn quan lại tay sai, cho đến tầng dưới của nó là bọn Tổng Lý cường
hào gà què ăn lẩn cối.” [ 210, tr 94]
Cùng bàn về Tắt đèn tác giả Trần Đăng Suyền đã khẳng định vị trí đặc biệt
của tiểu thuyết này trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố: “Thành tựu văn học
của Ngô Tất Tố chủ yếu được kết tinh ở tiểu thuyết “ Tắt đèn” (1939). Cuốn tiểu
thuyết xuất sắc này đã khẳng định dứt khoát Ngô Tất Tố xứng đáng với danh hiệu
nhà văn của nông thôn và người nông dân, xác định vị trí đầy vinh dự của ông
trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại”. [183, tr 290]
Việc làng đánh dấu sự thành công của Ngô Tất Tố ở một thể loại khácthể loại phóng sự. Với phóng sự này, Ngô Tất Tố đã ghi lại trung thực, sống
động hủ tục phổ biến ở nông thôn Việt Nam thời trước Cách mạng tháng tám.
Vì vậy với Việc làng, nhà văn khẳng định chắc chắn vị trí đầy danh dự của
ông trong làng văn học hiện thực phê phán Việt Nam bấy giờ, nhà văn của
người nông dân, của vùng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
Phan Cự Đệ sau khi phân tích giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tập phóng
sự Việc làng, khẳng định: “Viết Việc làng, chẳng những Ngô Tất Tố đã tỏ ra
là một nhà văn cương trực, có tính chiến đấu mà còn tỏ ra là một nhà văn
hiểu biết sâu sắc về nông thôn. Không phải Ngô Tất Tố chỉ thông thạo các “



×