Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

quản lý nhà nước các lĩnh vực trong yếu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của huyện pa thum phon, tỉnh chăm pa sắc hi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.17 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do nghiên cứu đề tài
Nhà nước quản lý tất cả các hoạt động trong đời sống xã hội. Trong đó
có một số vấn đề trọng yếu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định
tồn vong của đất nước như: Văn hóa, quốc phòng an ninh, kinh tế, giáo dục
đào tạo…. Trong đó, quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu của nước ta.
Kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu cho sự ổn định
và phát triển của mỗi đất nước.Và kinh tế Lào là nền kinh tế thị trường đinh
hướng xã hội chủ nghĩa. Là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, có sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó
có nghĩa là nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và sự quản lý
của Nhà nước.
Sự quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế là sự cần thiết khách quan, vì
phải khắc phục những hậu quả, hạn chế của việc điều tiết thị trường, đảm bảo
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ đề ra.
Và ở mỗi vùng, mỗi miền có những điều kiện tự nhiên, địa lý khác
nhau và có những tiềm năng phát triển kinh tế riêng. Để có thể khai thác
những tiềm năng của tự nhiên đó cần có sự chỉ đạo quản lý của các cơ
quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là sự quản lý của nhà nước về việc phát
triển kinh tế.
Hiện nay quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế ở các địa phương,
các tỉnh, huyện đều có những bước phát triển mới, thức đẩy nền kinh tế của
các tỉnh, huyện.Tuy nhiên sự quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế ở
nhiều địa phương vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.
Vậy nên.Tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế
của huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu khoa học.



2.

Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên
cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế như:
Chuyên đề: “Quản lý nhà nước về kinh tế” GS, TS Lê Sỹ Thiệp,
T10/2008.
Tạp chí Tổ chức nhà nước: Quản lý nhà nước về kinh tế - một số vấn đề
dặt ra trước yêu cầu đổi mới, số 7/2009.

3.
3.1.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài nghiên cứu làm rõ
thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế kinh tế của huyện Pa
Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc, đề xuất một số giải pháp cơ bản để tăng
cường hoạt động quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế của huyện
Pa Thum Phon.

3.2.
-

Nhiệm vụ
Làm rõ những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về kinh tế.
Khảo sát, tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
của ưu điểm, nguyên nhân của hạn chế của quản lý nhà nước đối với hoạt


-

động kinh tế của huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý nhà

4.
-

nước đối với hoạt động kinh tế của huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của huyện

-

5.
-

Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước về kinh tế.
+ Không gian khảo sát: huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc.
+ Thời gian nghiên cứu: chủ yếu từ năm 2012 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.


-

Cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, kế thừa các kết quả nghiên cứu của

-

trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp Lôgic – Lịch sử, phương pháp diễn dịch, quy nạp,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thông kê số liệu, phương pháp

6.
-

so sánh… đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp
các cấp ủy đảng, cán bộ và các cơ quan chức năng tiến hành tốt hơn công tác

-

quản lý nhà nước về kinh tế.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công việc nghiên cứu

7.

giảng dạy và học tập.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đanh mục tham khảo, đề tài gồm 3
chương và 8 tiết.


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

1.1.
1.1.1.

Một số khái niệm
Khái niệm kinh tế
Kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội của
con người. Có nhiều khái niệm về kinh tế, có thể hiểu kinh tế qua một số khái
niệm sau:

-

Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các
mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Nối đến kinh

-

tế là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Kinh tế là tài sản (tiền, ngoại tệ, vàng, đá quý, bất động sản…)
Kinh tế là toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân phối và tiêu dùng
hàng hóa.
Như vậy, nói đến kinh tế là nói đến tiền bạc, của cải, nguồn thu nhập,
dân số, việc làm, thất nghiệp, giàu nghèo, phúc lợi, điều kiện sống, môi
trường và môi sinh, tiết kiệm và lãng phí cũng như các hoạt động xã hội nhằm
thu và sử dụng của cải cho việc tạo ra hạnh phúc, và sức khỏe con người, sự
ổn định và phát triển của quốc gia.

1.1.2.


Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý, nếu nhìn ở những góc độ khác nhau quản lý lại
được hiểu theo những cách khác nhau:

-

Dưới góc độ điều khiển học: Quản lý được xem là quá trình “tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; đó là sự kết hợp giữa tri

-

thứ và lao động trên phương diện điều hành”.
Dưới góc độ chính trị: Quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị.
Dưới góc độ xã hội: Quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.
Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu quản lý một cách chung nhất:
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những
quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay


quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục
đích đã định trước.
1.1.3.

Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà
nước, được sử dung quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

1.1.4.


Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được
các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở
rộng giao lưu quốc tế.
Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế có thể hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: Quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông
qua cả ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp: Quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động
quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành kinh tế, được thực hiện bởi cơ
quan hành pháp (Chính phủ).

1.2.
1.2.1.

Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế
Quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.Để xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta, Đảng và nhà
nước ta có những quan điểm chỉ đạo:

-

1.2.2.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
Tiếp tục tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường cơ bản theo cơ chế
cạnh tranh.

Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về kinh tế


Quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản như: xây dựng
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế; xây dựng chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước; xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế; tổ chức hệ thống
các doanh nghiệp; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mội hoạt động kinh tế
của đất nước; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế; thực hiện và
bảo vệ lợi ích của xã hội, của Nhà nước và của công dân. Cụ thể:
-

Xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước về kinh tế: Trong đó cần xác định cụ thể
địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đối với ĩnh vực

-

quản lý kinh tế.
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Xây dựng chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước; xây dựng hệ thống các dự án đầu tư
nhằm cụ thể hóa các chương trình mục tiêu chiến lược; xây dưng hệ thống

-

chính sách tư tưởng chiến lược để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đó.
Xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế: Hệ thống pháp luật kinh tế bao gồm
rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính là hệ thống
pháp luật theo chủ thể và hệ thống pháp luật theo khách thể hoạt động kinh
tế. Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như: Doanh nghiệp,

Luật Hợp tác xã, luật Đầu tư… Hệ thống pháp luật theo khách thể như:
Luật Đất đai, luật về tài nguyên và môi trường, được Nhà nước đặt ra cho
mọi thành viên xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân có tham gia vào
việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường tự

-

nhiên.
Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp: Nhà nước cần tập trung tổ chức và không
ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp Nhà nước cho phù hợp với

-

yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế: Nhà nước kiểm tra việc
tuân thủ pháp luật kinh doanh, các pháp luật lao động, tài nguyên và môi
trường kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài chính, kế toán, thống kê... và
kiểm tra chất lượng sản phẩm.


-

Thực hiện và bảo vệ lợi ích xã hội, của Nhà nước và của công dân: Các loại
lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà nhà

1.2.3.
1.2.3.1.

nước có nhiệm vụ thực hiện và bao vệ.
Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế

Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế
Phương pháp quản lý về kinh tế là tổng thể các cách thức và biện pháp
quản lý, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong hoạt động kinh tế, Nhà nước
thực hiện đồng thời ba phương pháp chủ yếu sau đây:

1.2.3.2.

Phương pháp cưỡng chế (Phương pháp hành chính).
Phương pháp kích thích (Phương pháp kinh tế).
Phương pháp thuyết phục, giáo dục.
Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
Công cụ quản lý nói chung là tất cả mội phương tiện mà chủ thể quản lý
sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra.
Công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà
Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế nhằm đạt được
các mục tiêu đã xác định.
Công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều
loại, cụ thể:

-

Công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý, bao gồm: Đường lối, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế; tiêu

-

chuẩn chất lương, quy cách sản phẩm.
Công cụ thể hiện chuẩn mục xử xự, hành vi trong các quan hệ kinh tế khi thực
hiện các mục tiêu, gồm có: Hiến pháp, các đạo luật; các Nghị quyết của Quốc


-

hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội….
Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm cảu Nhà nước trong việc điều chỉnh
các hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định để đạt được mục
tiêu đã xác định, bao gồm: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách

-

thu nhập, chính sách ngoại thương.
Công cụ vật chất thuần túy, bao gồm: Đất đai, núi rừng, sông hồ các nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất; các nguồn lực ở vùng biển và thềm lục địa;


Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; hệ thống dự trữ bảo hiểm quốc gia;
-

doanh nghiệp nhà nước, vốn tài sản Nhà nước trong các doanh nghiệp.
Công cụ để sử dụng các công cụ nói trên, bao gồm: Bộ máy quản lý nhà
nước; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, các công sở.
Vị trí, vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế

1.3.

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
do đó quản lý nhà nước về kinh tế có vị trí và vai trò quan trọng. Cụ thể:
-

Là nhân tố quyết định sự thành bại của một hệ thống kinh tế.
Là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế làm cho


-

các hoạt động trong hệ thống kinh tế ăn khớp, nhịp nhàng.
Góp phần định hướng định hướng và điều tiết kinh tế theo mục tiêu đã xác
định, đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống, đồng thời tạo điều
kiện phát triển năng lực cá nhân và tinh thần tập thể.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA HUYỆN PA THUM PHON HIỆN NAY
2.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh tế của huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay
Huyện Pa Thum Phon là một huyện nhỏ nằm ở tỉnh Chăm Pa Sắc nước
Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Bắc có biến giới giáp huyện Ba
Chiêng, dài 41 Km, phía Đông Bắc giáp huyện Pak Xong, dài 50 Km, phía
Đông Nam huyện Xa Nam Xay, tỉnh Ắt Ta Pư dài 50 Km, phía Nam giáp
huyện Khổng, dài 32 Km với huyện Xenh Phang, vương quốc Cam Pu Chia,
dài 28 Km, phía Tây giáp huyện Xu Cu Ma, dài 30 Km và phía Tây Bắc
huyện Chăm Pa Sắc, đai 36 Km có sông Mê Kông ở giữa.
Huyện Pa Thum Phon có tổng diện tích đất là 287,038 ha, chiếm
18,62% của tổng diện tích cả tỉnh ( 2011-2013) là một huyện đồng bằng,
trong đó đất canh tác 5,158 Km2, chiếm 35 % của diện tích đất, diện tích
rừngcấm là 215,885ha, chiếm 75% diện tích toàn huyện. Cả huyện bao gồm 9
xã, có 68 bản làng, có 9,267 hộ gia đình, dân số toàn huyện 54,353 người, dân
số nữ 27,535 người, (2011-2013) mật độ dân số là 18 người/ km2, thuộc
huyện có 4 dân tộc cùng nhau sinh sống, chủ yếu là dân tộc Lào Lum, Lào
Thâng, Lào Sủng, Thái Đăm (Thái Đen). Trình độ dân trí của người dân thấp,
nhưng lại có một đặc điểm rất đặc biệt là người dân có truyền thống lao động

cần cù. Huyện Pa Thum Phon có con sông chính chảy qua là sông Mê Kông.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
huyện Pa Thum Phon, tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay
2.2.1. Ưu điểm
Dưới sự quản lý của Nhà nước và Phòng công thương thì kinh tế
huyện Pa Thum Phon phát triển một cách khá đồng bộ.


Thực hiện theo Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, trong những năm qua Phòng Công thương huyện Pa Thum Phon
nghiêm túc thực hiện chức trách và nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh tế
trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo quản lý của nhà nước, phòng
Công thương huyện Pa Thum Phon đã xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước về
kinh tế, xác định rõ ràng chức trách và nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh
tế của huyện. Từ đó có những chỉ thị, yêu cầu cụ thể đối với từng nhiệm vụ,
từng công việc trong quản lý kinh tế huyện.
Xác định nhiệm vụ chiến lược kinh tế của huyện, đưa kinh tế của huyện
phát triển, nâng cao mức sống của người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói, cải
thiên đời sống của người dân.
Huyện tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống đường bộ, đầu tư các cơ
sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện Pa Thum Phon có những chính sách khuyến khích
người dân làm giàu bằng các chính sách cho vay không lãi xuất, hỗ trợ vốn.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân làm giàu, mở các khóa học đào
tạo, hướng dẫn sử dụng những loại giống mới trong sản xuất.
Dưới sự quản lý của Nhà nước và phòng Công thương huyện Pa Thum
Phon thì kinh tế của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt, cụ thể là:
Trong những năm qua tình hình kinh tế của huyện Pa Thum Phon gặp
nhiều khó khăn và còn nhiều tiềm ẩn rủi ro. Trong huyện, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do quy mô nền kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh thấp,

một số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động do thị trường tiêu thụ sản
phẩm bị thu hẹp, đầu tư công giảm… Bên cạnh đó, tình hình thời tiết khô hạn
kéo dài, rét đậm rét hại, thiên tai, dịch bệnh sảy ra ở một số huyện đã tác động
bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân.


Tuy nhiên, với sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp các ngành, đặc biệt
là Ủy ban nhân dân huyện Pa Thum Phon thì kinh tế của huyện có những
chuyển biến rõ rệt.
- Sản xuất nông - lâm nghiệp.
Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, cùng với sự cố gắng của
người dân, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt kết quả như sau:
Tổng sản lượng lương thực đạt 80.762 tấn, trong đó, sản lượng lúa vượt
0,5% so với năm 2013 và ngô vượt 3% so với năm 2013. Diện tích mía
nguyên liệu 3.326 ha, vượt chỉ tiêu kế hoạch 4,2% so với năm 2013
Trồng rừng có những bước chuyển biến so với cùng kỳ năm trước, các
chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Bảo vệ và Phát triển rừng đã chủ động về
giống, rà soát hiện trường, thiết kế,… tuy nhiên kế quả vẫn đạt thấp, mới đạt
28% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được quan tâm, nhưng trong
6 tháng đầu năm 2014 vẫn để sảy ra 86 phi vụ phạm lâm luật, so với cùng kỳ
năm trước giảm 22 vụ; cháy rừng 6,8 ha, tịch thu 29,5m3 gỗ các loại.
- Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nhiệp năm 2014 giảm 10,72% so với năm 2013.
Tuy vây, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành đạt 94,1 tỷ đồng, tăng
2,99% so với năm 2013, trong đó: thành phần kinh tế nhà nước đạt 68,99 tỷ
đồng, giảm 14,34% so với năm trước; kinh tế ngoài nhà nước đạt 54,29 tỷ
đồng, tăng 2,43% so với năm trước.
- Thương mại, dịch vụ
Hoạt động lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên địa bàn
huyện Pa Thum Phon không có biến động lớn, giá cả thị trường cơ bản ổn

định, chỉ biến động tăng nhẹ một số mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dung
trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 so với kỳ gốc năm
2010 là 75,85% (tăng 7,85%), so với năm 2011 là 13,51% (tăng 3,51%), so
với năm 2012 là 20,78% (tăng 0,78%), so với năm 2014 là 30,05% (tăng


0,05%); chỉ số giá bình quân là 103,61% (tăng 3,61%). Tổng mức lưu chuyển
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2014 đạt 249,56 tỷ đồng, giảm
23,48% so với năm 2013.
Vận tải hành khách và hàng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân
dân, chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng lên, công tác đảm bảo an
toàn giao thông được trú trọng hơn.
Các dịch vụ khác như: khách sạn, nhà hàng, du lịch, bảo hiểm, ngân
hàng … cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dung của nhân dân.
2.2.2. Hạn chế
Kinh tế huyện Pa Thum Phon dưới sự quản lý của Nhà nước và trực
tiếp là phòng Công thương huyện Pa Thum Phonđã đạt được nhiều thành
tựu.Tuy nhiên, quá trình quản lý nhà nước về kinh tế của huyện vẫn còn một
số hạn chế nhất định như: nội dung phương thức, mức độ quản lý nhà nước
đối với các xã, các ngành chưa thống nhất va chưa thật hiệu quả, còn nhiều
bất cập trong việc phân cấp và phối hợp quản lý.
Quá trình xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước còn chậm, xây dựng thể
chế kinh tế chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hệ thống pháp luật
và chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.Việc xử lý các vấn đề kinh
tế còn nhiều bất cập, vướng mắc.
Việc tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý doanh
nghiệp còn chậm.Một số chủ trương chính sách chưa được thể chế hóa bằng
các kế hoạch, cơ chế, trách nhiệm triển khai cụ thể, kịp thời, hiệu quả. Công
tác thông tin, dự báo kinh tế và quản lý chất lượng của Ủy ban nhân dân
huyện còn lung túng và bị buông lỏng…

Tình trang cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, trốn lậu,
thuế còn nhiều, chậm được khắc phục. Hệ thống thuế chưa thực hiện tốt chức
năng điều tiết và đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy đầu tư đổi mới công
nghệ, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.


Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy Ủy ban nhân dân huyện
còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả quản lý còn thấp.
Những hạn chế trong quản lý của Ủy ban nhân dân huyện Pa Thum
Phon được biểu hiện cụ thể:
- Sản xuất nông - lâm nghiệp.
Bên cạnh kết quả đạt được trên, lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp
trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại sau: một số xã chưa chỉ đạo quyết
liệt việc phòng chống dịch bệnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi,
chuyển dịch thời vụ; chuẩn bị giống và các điều kiện cần thiết phục vụ trồng
rừng chưa sát với yêu cầu; diện tích trồng các cây công nghiệp (thuốc lá, đỗ
tương) đạt thấp so với kế hoạch, kết quả trồng rừng đạt thấp, các địa phương
chưa quan tâm đến trồng, bảo vệ rừng; các mô hình khuyến nông thành công
chưa được nhân rộng; công tác vận động, tuyên truyền chưa sâu rộng, nên
nông dân vẫn sản xuất tự phát là chủ yếu. Do vậy, nhiều loại sản phẩm chưa
đủ sức chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài huyện; đội ngũ cán bộ làm công
tác nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế nhiều mặt, thiếu cán bộ giỏi; sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, điều
kiện, đất đai, thổ nhưỡng,…
- Sản xuất công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do sức mua
thị trường giảm, thị trường thu hẹp, sản phẩm tiêu thu chậm, tồn kho lớn,
thiếu nguyên liệu sản xuất,… Các doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục khó
khăn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn chung, một số
doanh nghiệp không hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng. Tiến độ thực hiện

các dự án trọng diểm lĩnh vực công nghiệp vẫn được triển khai theo kế hoạch,
tuy nhiên các dự án thủy điện tiến độ triển khai chậm do chủ đầu tư khó khăn
về tài chính.
- Thương mại, dịch vụ


Địa hình huyện chủ yếu là đồi núi, do đó kinh phí đầu tư và xây dựng
cơ sở hạ tầng lớn, giao thông khó khăn ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển
hàng hóa.
Trình độ dân trí của người dân trong địa bàn huyện còn thấp nên việc
ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ còn thấp.
2.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.1. Nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò của quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh tế
Trong quản lý hoạt động kinh tế huyện Pa Thum Phon các cơ quan
quản lý, đặc biệt phòng Công thương chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò
của mình đối với hoạt động quản lý hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện.
2.3.2. Trình độ nhân thức của đội ngũ cán bộ chưa cao, còn nhiều
bất cập
Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế huyện còn hạn
chế, nhiều bất cập.
Trình độ năng lực chưa đồng đều, còn nhiều bất cập.Trình độ nhận thức
về quản lý nhà nước về kinh tế chưa thực sự đúng, chưa nhận thức rõ về vị trí,
vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế đối với sự phát triển kinh tế của
huyện.
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý chưa hợp lý
Tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng đều và hợp lý, việc phân bổ các
nhiệm vụ của từng bộ phận chưa đúng với chức năng của từng bộ phận.Cơ cấu
tổ chức chưa họp lý với vị trí và chứ năng của quản lý nhà nước với kinh tế.



CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA HUYỆN PA THUM PHON,
TỈNH CHĂM PA SẮC HIỆN NAY
3.1. Giải pháp đối với Nhà nước
3.1.1. Điều chỉnh chức năng của Nhà nước trong quản lý nhà nước
về kinh tế
Việc điều chỉnh cần tiến hành theo hướng tập chung điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong kinh tế, hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp một cách
kịp thời, có hiệu quả. Bổ sung thị trường những hàng hóa và dịch vụ một cách
có tính toán bằng phương pháp thích hợp và hiệu quả.
Cần ý thức và hành động đầy đủ hơn trong việc sử dụng kinh tế nói
chung, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước nói riêng
như một phương tiện giúp Nhà nước thực hiện diều chỉnh các quan hệ kinh tế
nói riêng và quan hệ xã hội nói chung.
Nhà nước sử dụng đúng mức đúng vị trí các công cụ quản lý vào hoạt
động quản lý nhà nước về kinh tế theo đúng hướng coi trọng công cụ pháp
luật, sử dụng hiệu quả các đòn bẩy kinh tế.
3.1.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình để định hướng
cho sự phát triển của nền kinh tế
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý theo quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đô thị có tính mở và thực tiễn cao, coi
trọng các chỉ tiêu chất lượng. Chiến lược phát triển kinh tế được xem như sự
lựa chọn có căng cứ khoa học của các mục tiêu dài hạn và cơ bản của quá
trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chọn lọc các phương tiện, biện pháp
chủ yếu để đạt được mục tiêu đó.
Chiến lược cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch phát triển phát
triển trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo những cân đối chủ yếu cho nền kinh tế
và định hướng cho sự vận động của nền kinh tế.

3.1.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế


Nhà nước cần tập chung vào xử lý các mối quan hệ. Trong đó mối quan
hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, một mặt cần tăng cường hoạt động
lập pháp nhằm làm cho pháp luật nói chung và pháp luật linh tế nói riêng bao
trùm được mọi mặt của sự vận động kinh tế, đồng thời các chuẩn pháp lý
được xây dựng một cách khoa học, đúng đường lối chính trị của Đảng. Mặt
khác, cần đảm bảo cho cơ quan hành pháp có đủ thẩm quyền, đủ đáp ứng
những đòi hỏi thường xuyên, linh hoạt ở đời sống kinh tế.
Ở quan hệ giữa các bộ chuyên ngành với các bộ chức năng, cần chấn
chỉnh và nâng cao chất lượng quản lý nhà nước của các bộ chức năng, đồng
thời giảm đầu mối các bộ chuyên ngành, chuyển từ bộ đơn ngành sang bộ
đa ngành.
3.1.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức đủ sức sử dụng
Yêu cầy mới đối với công chức bao gồm chất lượng từng cán bộ, công
chức và chất lượng từng tổ chức bộ máy nhà nước. Chất lượng từng cán bộ,
công chức là chất lượng về chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa,
pháp luật, kỹ năng hành chính, phẩm chất đạo đức… Chất lượng của tổ chức
bộ máy nhà nước phụ thuộc nhiều vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
3.1.5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh
trong cơ chế thị trường, duy trì tật tự, kỷ cương, điều chỉnh hành vi trong kinh
tế. Do đó, cần đổi mới việc xây dựng và ban hành, thực thi luật pháp theo
đúng yêu cầu của việc tổ chức kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường, đảm
bảo tính đồng bộ, hệ thống, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, tăng
cường pháp chế để nâng cao hiệu quả công cụ pháp luật.
Hiện nay pháp luật về hoạt động kinh tế ngày càng hoàn thiện nhưng
còn có sự chồng chéo, quy định một cách chung chung, dẫn đến quá trình
thực hiện có nhiều bất cập cần phải thực hiện.



3.1.6. Tăng cường công tác kiemer tra giám sát các hoạt động quản
lý của Nhà nước về kinh tế
Để thực hiện đúng các chỉ tiêu, các chương trình một cachs hiệu quả,
cần phải có quá trình kiểm tra giám sát.
Kiểm ra giám sát là giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện các chính sách,
từ bước đầu đến bước hoàn thiện, thông qua đó kịp thời phát hiện những lỗi,
những điểm chưa đúng để kịp thời sửa chữa. Kiểm tra tốc độ thực thi các chính
sách về kinh tế.Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế.
3.2. Giải pháp đối với địa phương
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý củahuyện Pa
Thum Phon
Bộ máy tổ chức, quản lý của huyện Pa Thum Phon cần được xây
dựng và hoàn thiện sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế. Đặc biệt
đối với phòng Công thương huyện Pa Thum Phon cần sắp xếp, bố trí nhân sự
phù hợp sao cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, áp dụng vào thực tiễn
một cách nhanh và hiệu quả.
3.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình định hướng cụ
thể cho sự phát triển kinh tế của huyện Pa Thum Phon
Cụ thể hóa chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về kinh tế.
Xác định đúng mục đích, tiêu của huyện, từ tình hình thực tiễn của huyện
xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế một cách chi tiết, cụ thể, phù hợp.
3.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát và nâng cao năng lực, hiệu quả
kiểm tra, thanh tra giám sát trong hoạt động kinh tế
Trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, cần có sự
đôn đốc, kiểm tra giám sát nhằm quản lý tiến trình thực hiện, tốc độ thực hiện,
phát hiện kịp thời những lỗi, những khâu chưa hợp lý, từ đó kịp thời chỉnh
đốn, sửa chữa, bổ sung những phần chưa hợp lý.



3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản
lý, điều hành quản lý kinh tế
Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội
ngũ cán bộ, công chức viên chức của huyện. Do yêu cầu ngày càng cao của
nền kinh tế, yêu càu trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế
cũng tăng lên. Đào tạo bồi dướng đội ngũ cán bộ nhằm tăng ý thức, trách
nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu của
thời đại.


KẾT LUẬN
Trong suốt hơn 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ
thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang thể chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đạt được hiều thành tựu.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Do đó quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, nó là nhân tố
quyết định sự thành bại của một hệ thống kinh tế, là nguồn lực thúc đẩy tăng
trưởng phát triển kinh tế làm cho các hoạt động kinh tế ăn khớp nhịp nhàng.
Nhà nước phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nền kinh tế thị
trường; tổ chức và quản lý nền kinh tế.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế ở huyện Pa Thum Phon có
vai trò quan trọng.Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển về kinh
tế của huyện Pa Thum Phon, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh những ưu điểm trong quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh tế ở huyện Pa Thum Phon vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục,
không chỉ đối với Phòng công thương mà các phòng ban khác có liên quan.
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tê, các
cơ quan chức năng, các phòng ban, đặc biệt là phòng Công thương cần phải tiến

hành kịp thời, chặt chẽ các giải pháp cải cách, cách thức hoạt động…
Trên đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của tôi về những vấn đề lý
luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của huyện Pa
Thum Phon.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo điện tử Cao Bằng “Nguyên bình đầu tư xây dưng các công trình cơ bản”,

2.
3.

Nguyễn Thuấn.
Cổng thông tin điện tử Cao Bằng
Đề cương bài giảng môn học “Quản lý nhà nước trong các lĩnh vực trọng

4.

yếu”. Biên soạn PGS, TS. Trần Thị Anh Đào.
Đảng Cộng sản Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB

5.

Chính trị quốc gia, 2006.
Đảng Cộng sản Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB

6.


Chính trị quốc gia, 2011.
Đại học kinh tế quốc dân. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao

7.

động – Xã hội, 2005.
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” theo

8.

Quyế định 254/2013/QĐ-TTg.
Tạp chí quản lý nhà nước – số 224.
MỤC LỤC



×