Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK HảI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.51 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK HảI
PHÒNG
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Agribank Hải Phòng trong thời
gian tới
3.1.1. Định hướng chung
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Agribank Hải Phòng đã từng bước
hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, đổi mới, cải tổ mô hình, bộ máy tổ chức,
thay đổi về cơ chế quản lý điều hành, chế độ đãi ngộ, đặc biệt về mặt công
nghệ, trong đó lấy công nghệ thông tin làm nền tảng đột phá ... cho đến nay
đã có những bước phát triển vượt bậc, đảm bảo có thể hội nhập vào hệ thống
tài chính quốc tế.
Với phương châm: Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng, tầm
nhìn của Agribank Hải Phòng đến năm 2015 sẽ trở thành Ngân hàng bán lẻ đa
năng hàng đầu ở trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó thị trường chủ
lực và truyền thống là các hộ sản xuất nông nghiệp nông thôn, khách hàng
xuất nhập khẩu có ngoại tệ, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Hoạt động tín dụng được xác định vẫn là lĩnh vực quan trọng trong
nhiều năm tới, hướng tới thực hiện cho vay có chất lượng, đảm bảo an toàn và
bền vững.
Thực hiện định hướng chung của Agribank Hải Phòng về hoạt động tín
dụng trong những năm tiếp theo đến 2015, trên cơ sở nghiên cứu thực tế thị
trường địa bàn Hải Phòng, Agibank Hải Phòng đề ra những định hướng cho
hoạt động cho vay của chi nhánh, cụ thể:
- Mở rộng thị trường hoạt động cho vay tới mọi lĩnh vực thuộc mọi
thành phần kinh tế, trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Tập trung phục vụ tốt các khách hàng truyền thống, khai thác tối đa
nhu cầu dịch vụ của nhóm khách hàng này.
- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cho vay theo hướng: Nâng cao
tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính


lành mạnh, có uy tín.
- Triển khai có hiệu quả một số sản phẩm cho vay hiện chi nhánh chưa
thực hiện như chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bao thanh toán, cho vay theo
hạn mức thấu chi….
- Tiếp tục tham gia đồng tài trợ và uỷ thác cho vay đối với các dự án lớn.
- Công tác quản lý tín dụng sẽ được thực hiện chi tiết đến từng ngành
nghề kinh doanh, từng vùng, từng loại hình sản phẩm.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải
ngân và thu nợ. Tập trung xử lý các khoản nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ đã
được xử lý bằng quỹ DPRR hiện đang theo dõi tại ngoại bảng.
3.1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể
Với định hướng hoạt động cho vay nêu trên, chi nhánh đã đề ra một số
chỉ tiêu cụ thể đối với hoạt động cho vay như sau:
- Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân: tối tiểu từ 20% trở lên
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân : tối đa 18%/năm
- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ : tối thiểu 20%/năm
- Tỷ trọng cho vay ngắn hạn/tổng dư nợ : Tối đa 30%
- Dư nợ có TSBĐ : Trên 90%
- Khống chế tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ : < 2%
- Số lượng khách hàng vay vốn tăng tối thiểu : 15%
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Agribank Hải Phòng
3.2.1. Đảm bảo chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Như đã trình bày, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phân loại nợ và xác định nợ xấu. Để đảm bảo quản lý nợ xấu có
hiệu quả, ngân hàng phải thực hiện ngay từ đầu việc xác định nợ xấu một
cách chuẩn xác.
Một vấn đề cần giải quyết đối với công tác chấm điểm xếp hạng tín
dụng nội bộ trong điều kiện hiện nay là mức độ chuẩn xác của các thông tin
đầu vào. Định kỳ hàng quý, ngân hàng cần cung cấp cho cán bộ tín dụng các
2 2

báo cáo phân tích tổng thể những ngành chiếm tỷ trọng tài trợ lớn như ngành
đóng tàu, ngành thép, ngành du lịch, vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển,
giúp cho việc nhận định những tác động từ phía nền kinh tế vĩ mô được chuẩn
xác hơn.
Bên cạnh đó, ngân hàng cần có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối
với những trường hợp cố tình đưa thông tin sai lệch vào hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ. Tăng cường giám sát chất lượng chấm điểm xếp hạng tín dụng
của cán bộ tín dụng bằng việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đồng
thời và/hoặc đột xuất kiểm tra trực tiếp mức độ xác thực của thông tin thông
qua tiếp xúc, trao đổi với khách hàng do một cơ quan độc lập thực hiện.
3.2.2. Nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
Để phát huy hơn nữa vai trò của Phòng Tín dụng trong quản lý rủi ro
tín dụng, ngân hàng cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý rủi ro tín dụng. Theo
đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có
kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.
Ngân hàng có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý
rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh lựa
chọn nhân sự tốt cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, việc đào tạo nâng cao
trình độ cũng cần được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Công tác đào tạo,
nâng cao trình độ có thể được tiến hành theo một số hình thức như:
+ Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, các buổi hội thảo nhằm trao đổi thông
tin, kinh nghiệm, quan điểm rủi ro, cách thức tiếp cận và xử lý thông tin hiệu
quả.
+ Luân chuyển vị trí công tác: phải được thực hiện thường xuyên và trên phạm
vi toàn hệ thống Agribank Hải Phòng. Theo đó, thực hiện điều chuyển cán bộ
quản lý rủi ro tín dụng sang làm việc tại các địa bàn khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định và ngược lại. Điều này sẽ giúp cho cán bộ quản lý
rủi ro tín dụng tích lũy được kinh nghiệm thực tế, ngoài ra việc trao đổi thông
3 3
tin giữa bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận tín dụng cũng sẽ được nhìn nhận

trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.
+ Có chính sách cụ thể khuyến khích cũng như quy định đối với những cán bộ
tham gia các chương trình học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nằm ngoài
chương trình đào tạo của ngân hàng. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá
trình độ chuyên môn, kiến thức của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở
đó lựa chọn, thay thế nhân sự cho phù hợp.
Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về xử lý, thu hồi nợ xấu cho
Phòng Tín dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nợ xấu. Trên cơ sở nhân
sự của bộ phận xử lý nợ xấu, phòng Tín dụng sẽ chủ động hơn trong việc lên
kế hoạch, trực tiếp triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, phù hợp.
Ngoài ra, với sự tham gia đồng thời xử lý nợ xấu của Phòng Tín dụng sẽ nâng
cao hơn trách nhiệm cũng như hiệu quả thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo
sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu
giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng, kiểm soát tín dụng,
giúp cho bộ phận quản lý rủi ro tín dụng có thể phân tích, đánh giá những rủi
ro tiềm ẩn cũng như đưa ra kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp.
3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu
Ngày nay, với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin, việc lưu trữ,
cập nhật thông tin về khách hàng, khoản vay có thể được thực hiện trên phạm
vi toàn hệ thống Agribank Việt nam. Với tính ưu việt đó, Khối quản trị rủi ro
cần xây dựng hệ thống dữ liệu về các khoản nợ xấu đã phát sinh cũng như
đang tồn tại trên toàn hệ thống Agribank Việt Nam. Dữ liệu được lưu trữ bên
cạnh những thông tin chi tiết về khách hàng, khoản vay còn cần được bổ sung
các thông tin khác có liên quan về quá trình xử lý nợ xấu đã thực hiện, nhận
định đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình xử lý nợ tại từng thời điểm,
những vấn đề lưu ý khác liên quan đến tính đặc thù và mối quan hệ với các
4 4
bên liên quan…Đối tượng sử dụng, khai thác các thông tin này sẽ được phân
cấp theo từng User truy nhập, đảm bảo tính bảo mật, theo đúng phạm vi,

quyền hạn và trách nhiệm.
Với việc thiết lập hệ thống dữ liệu về nợ xấu sẽ giúp cho công tác tiếp
nhận lại các khoản nợ xấu cũng như công tác kiểm tra, giám sát quá trình xử
lý nợ xấu được thuận tiện, cán bộ quản lý các cấp có thể theo dõi thường
xuyên và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo công tác xử lý nợ xấu
thực hiện có hiệu quả và khách quan. Ngoài ra, với việc thực hiện đồng thời
của bộ phận xử lý nợ thuộc Phòng Tín dụng như đã nêu trên sẽ giúp tăng
cường tính khách quan trong xử lý nợ xấu.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tính tuân thủ
Thực hiện triển khai mô hình theo nguyên tắc Basel, theo đó việc kiểm tra
giám sát khoản vay do bộ phận quản lý nợ - Hỗ trợ tín dụng thực hiện, tách biệt
hoàn toàn chức năng bán hàng của cán bộ tín dụng với chức năng kiểm soát.
Ngoài ra, cần tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống kiểm tra,
kiểm soát nội bộ. Sử dụng phối hợp giữa phương pháp kiểm tra trực tiếp và
giám sát gián tiếp thông qua đánh giá các chỉ tiêu hoạt động.
Định kỳ và/hoặc đột xuất cần thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt động cho
vay, ngoài ra có thể thực hiện kiểm tra theo từng chương trình, sản phẩm cụ
thể như kiểm tra các khoản cho vay hỗ trợ lãi suất, các khoản cho vay cầm cố
hàng tồn kho, các khoản nợ xấu...Cần phối hợp chặt chẽ với kiểm toán trong
công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm và hạn chế tối đa rủi ro
có thể xảy ra. Công tác kiểm tra có thể do Khối kiểm soát nội bộ hoặc cũng có
thể do Phòng Tín dụng tại chi nhánh thực hiện.
Kịp thời công khai kết quả kiểm tra trên toàn hệ thống Agribank Hải
Phòng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ giữa các chi nhánh, điểm giao dịch.
5 5
XHTD, phân loại nợ
Chuyển Tổ xử lý nợ xấu
Nợ xấu
Chuyên viên xử lý nợ xấu thực hiện rà soát khoản vay

Trưởng phòng TD
Phối hợp với chi nhánhChuyển giao cho Cty QLN&KTTS
Ghi chép vào Hệ thống thông tin nợ xấu
Gửi báo cáo cho Tổ xử lý nợ xấu – Phòng TD – Khối QTRR
Kế hoạch hành động tiếp theo
Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện kiểm tra chéo giữa các chi nhánh,
phòng ban trên cùng địa bàn. Thiết lập đầu mối tiếp nhận và xử lý kịp thời
những sai phạm được phát hiện. Có những hình thức thưởng, phạt công khai,
khuyến khích việc kiểm tra, giám sát chéo.
3.2.5. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất
Việc xây dựng quy trình xử lý nợ xấu thống nhất sẽ là công cụ hữu hiệu
trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, giúp cho các bộ
phận khi phát sinh nợ xấu chủ động xử lý và áp dụng các biện pháp phù hợp,
theo quy định của pháp luật. Đồng thời phân định rõ quyền hạn và trách
nhiệm của từng bộ phận trong xử lý nợ xấu sẽ tạo ra sự phối hợp đồng bộ,
hiệu quả, đảm bảo tính khách quan từ đó nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu.
Xử lý nợ xấu cũng cần được phân cấp giữa chi nhánh và cơ quan hội sở
trên cơ sở giá trị khoản vay (dưới ba tỷ đồng sẽ thuộc thẩm quyền xử lý của
chi nhánh) hoặc thời gian phát sinh nợ xấu (dưới một năm sẽ thuộc thẩm
quyền xử lý của chi nhánh) để đạt hiệu quả tối ưu. Quy trình xử lý nợ xấu
được cụ thể bằng sơ đồ dưới đây :
Sơ đồ 3.1 : - Quy trình xử lý nợ xấu
Trên cơ sở kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng xác
định được các khoản nợ xấu, ngay lập tức các khoản nợ này sẽ được chuyển
sang Tổ xử lý nợ xấu thuộc phòng Tín dụng tại chi nhánh, cán bộ tín dụng có
trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ về tình trạng nợ của khách hàng và
nguyên nhân phát sinh nợ xấu.
Ngay sau khi tiếp nhận khoản nợ xấu phát sinh, Trưởng phòng Tín
dụng trên cơ sở hồ sơ, phân tích thông tin, chuyển giao cho chuyên viên xử lý
6 6

nợ xấu, đồng thời gửi báo cáo chi tiết về khoản nợ xấu cho Tổ xử lý nợ xấu
thuộc khối QTRR.
Sau khi nhận được hồ sơ về khoản nợ xấu, chuyên viên xử lý nợ xấu
tiến hành rà soát khoản vay, thu thập thông tin cập nhật để đánh giá lại tình
hình khách hàng như tài liệu liên quan đến khoản vay, tài sản bảo đảm, thiện
chí của khách hàng, tình hình tài chính...Ngoài ra, chuyên viên xử lý nợ xấu
phải rà soát và hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm,
đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Trong trường hợp giá trị tài sản bị giảm
sút cần ngay lập tức yêu cầu bổ sung tài sản hoặc đề xuất các biện pháp bảo
đảm tiền vay thay thế.
Về phía Tổ xử lý nợ xấu – Khối QTRR, sau khi nhận được báo cáo về
khoản nợ xấu phát sinh, có trách nhiệm trao đổi, phối hợp và đưa ra kết hoạch
hành động tiếp theo.
 Đối với những khoản nợ xấu không nằm trong phân cấp xử lý
của cơ quan Hội sở thành phố, Phòng Tín dụng chủ động đưa ra
hướng xử lý tiếp theo trên cơ sở kết quả rà soát khoản vay của
chuyên viên xử lý nợ xấu. Phòng Tín dụng có thể tham khảo ý
kiến của Tổ xử lý nợ xấu – Khối QTRR nếu thấy cần thiết.
 Đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền xử lý của Tổ xử lý
nợ xấu – Khối QTRR, Tổ xử lý nợ xấu sẽ trực tiếp đề ra kế
hoạch hành động, có thể yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của Phòng
Tín dụng chi nhánh.
Kế hoạch hành động tiếp theo có thể thực hiện theo hai hướng sau :
+ Chiến lược giữ lại : được áp dụng khi đánh giá khách hàng có đủ điều kiện để
thu hồi đầy đủ khoản nợ, ngân hàng cần duy trì mối quan hệ với khách hàng.
+ Chiến lược rút lui : được áp dụng với những khoản vay được đánh giá là
không có khả năng thu hồi hoặc có thể thu hồi nhưng thời gian xử lý phải kéo
dài. Tổ xử lý nợ xấu – Khối QTRR xem xét, đánh giá và tiến hành các thủ tục
7 7

×