Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Internet và khủng hoảng tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.25 KB, 4 trang )

Internet và khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính lan ra toàn cầu và ngày càng nghiêm trọng. Nhiều
người đổ lỗi do thiếu thông tin. Tuy nhiên, đại diện một ngân hàng đầu tư
từng khẳng định mọi thông tin cần thiết vẫn luôn sẵn có, hoàn toàn
“miễn phí”. Nguồn thông tin không đâu xa, chính là internet.
Internet giúp chúng ta phổ cập thông tin vô cùng rộng rãi, không ngoại trừ
những thông tin hỗ trợ đánh giá tình hình khủng hoảng tín dụng hiện nay,
những thông tin mới nhất, tốt nhất về sự sụt giá của các loại chứng khoán
bảo đảm bằng thế chấp, các con số liên quan đến thị trường vay nợ dưới
chuẩn, v.v…, có chăng chỉ là người ta đã không quan tâm đúng mức đến
những nguồn thông tin này mà thôi.
Thế kỷ 21 được nhiều người ví như giai đoạn đỉnh cao của tự do thông tin.
Từ hơn một thập kỷ nay, internet được coi là nguồn cung cấp thông tin vô
cùng đa dạng và hữu dụng. Internet hỗ trợ rất nhiều cho các nhà đầu tư cá
nhân, khiến thị trường tài chính ngày một minh bạch hơn, thúc đẩy người
dân đầu tư ngày một nhiều, tạo khả năng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi
ngày một cao. Nhờ có Internet, hoạt động thương mại có thể diễn ra mọi lúc
mọi nơi.

Internet - nguồn cung cấp thông tin đa chiều

Tuy nhiên, cũng chính internet đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tín
dụng hiện nay. Cùng với việc tạo ra một kênh tiếp cận thông tin dễ dàng,
internet khiến chúng ta “bội thực” thông tin, và chính sự chồng chéo thông
tin đã làm lu mờ nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tiềm tàng khiến đa số
chúng ta không nhận thức được. Và khi khủng hoảng xảy ra, internet đã bị
nhiều kẻ lợi dụng, một công cụ gây nhiễu loạn thị trường, khiến cuộc khủng
hoảng ngày một trầm trọng hơn.
Với sự hỗ trợ của Internet, chỉ cần một tài khoản và kết nối băng thông rộng,
bất cứ ai cũng có thể trở thành một nhà đầu tư. Nhưng sự tự do đó cũng đi


kèm với rủi ro: cần phải tự nhận thức được những gì bạn đang làm mà không
thể dựa vào sự giám sát của chính phủ. Một khi những công cụ tài chính mà
chúng ta tham gia mua bán giao dịch vượt quá sự hiểu biết cũng như khả
năng đánh giá của chúng ta, khả năng rủi ro là một điều hoàn toàn dễ hiểu.
Mặt khác, nếu thực sự những thông tin cần thiết để dự báo khủng hoảng
hoàn toàn sẵn có trên internet thì tại sao không một ai nhận ra? Điều này có
thể lý giải một phần do các thông tin bị phân tán quá rộng trên internet. Bạn
có thể truy cập Yahoo Finance để kiểm tra giá cố phiếu, giá vốn hay doanh
số bán hàng của Wal-Mart. Nhưng không hề có địa chỉ nào cung cấp miễn
phí cho bạn đầy đủ các thông tin cần thiết về thị trường nợ dưới chuẩn, các
loại chứng khoán có tài sản đảm bảo, các hợp đồng trao đổi tín dụng cũng
như những thông số khác giúp đánh giá được tình hình kinh tế toàn cầu.
Thay vào đó, bạn sẽ phải tìm thông tin từ rất nhiều trang web khác nhau, sau
đó tổng hợp lại như ghép từng miếng nhỏ trong trò chơi ghép hình.
Còn một vấn đề nữa, ngày càng có nhiều nghiệp vụ kỹ thuật tài chính mới ra
đời, để hiểu được nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức cơ bản về thị
trường tài chính. Hàng loạt những thuật ngữ như: hoán đổi khả năng vỡ nợ
tín dụng, trái vụ bảo đảm bằng các khoản nợ thế chấp, chứng khoán thế chấp
nhà ở…, đấy là còn chưa kể đến những thuật ngữ viết tắt xem ra rất xa lạ với
các nhà đầu tư phổ thông.
Ngoài ra, còn những thông tin chuyên môn cao như thâm hụt tài khoản vãng
lai, chênh lệch lợi suất, v.v… Đối với đa số người, đây quả là một rào cản
lớn trong việc tiếp nhận , phân tích và đánh giá thông tin.
Ngoài ra, internet cũng khiến nhiều giao dịch thương mại, tài chính trở nên
đơn giản hóa quá mức, thậm chí nhiều hoạt động được thực hiện qua những
tin nhắn, không cần đến những văn bản, giấy tờ. Tất nhiên, rủi ro của những
nghiệp vụ này thường rất cao.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, internet chỉ là một công nghệ, bản thân nó
không thể tự quyết định nó sẽ được sử dụng ra sao. Một trong những cách
giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiếp theo đó là làm cho các thông tin trên

internet được tập trung hơn. Thay vì hàng loạt những thông tin và những
bảng biểu, những chỉ số, cộng thêm một vài tít báo giật gân, sẽ thuận tiện
hơn nhiều nếu như trang web có thể cung cấp cho người xem một hộp với
những thanh và nút bấm tương ứng để tìm đến những thông tin chuyên biệt
về thị trường tín dụng, các công cụ vốn phái sinh, hàng hóa và cố phiếu,
cũng như những biểu nhiệt (đỏ: xấu, xanh: tốt), biểu đồ đơn giản. Nhờ đó,
thông tin sẽ trở nên sáng tỏ hơn: đâu là những vấn đề đang diễn ra và không
diễn ra trên thị trường tài chính, đâu là những vấn đề người xem cần lo lắng,
quan tâm.
Thay vì là một phần nguyên nhân gây ra khủng hoảng như hiện nay, hy vọng
trong tương lai internet sẽ trở thành một công cụ đắc lực khắc phục khủng
hoảng. Chúng ta cần nhanh chóng thực hiện những thay đổi cần thiết trước
khi cuộc khủng hoảng tiếp theo, quy luật khó tránh khỏi, xảy ra. Đây không
phải là một điều quá khó. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ để
biến các thị trường tài chính trở nên an toàn hơn./.

×