Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.65 KB, 3 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG VIỆC HẠCH TOÁN KHẤU HAO
TSCĐ HỮU HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN
Giá trị thu hồi ước tính của tài sản cố định hữu hình và quản lý tài sản cố định hữu hình
đã khấu hao hết nguyên giá là hai vấn đề cần thiết cho đề tài này.
I. GIÁ TRỊ THU HỒI ƯỚC TÍNH CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
Giá trị thu hồi ước tính của tài sản cố định hữu hình là chỉ tiêu nói lên số tiền ước tính
có thể thu được khi tiến hành thanh lý những tài sản đã khấu hao hết, theo công thức tính
mức khấu hao hiện nay thì:
Mức trích khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐHH
=
Nguyên giá TSCĐHH
Thời gian sử dụng ước tính của TSCĐHH
Công thức này không tính đến giá trị thu hồi của tài sản cố định hữu hình. Mà trên thực
tế có rất nhiều tài sản cố định hữu hình khi thanh lý sẽ thu hồi được với số tiền lớn như:
nhà xưởng, ôtô, máy móc thiết bị,... Nếu không tính tới giá trị thu hồi thì đã gián tiếp làm
cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn thực tế.
Mặt khác, giá trị thu hồi lại là cái vốn có của tài sản cố định. Việc sử dụng giá trị thu hồi
sẽ làm cho tài sản không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá. Khi đã thực hiện
khấu hao hết thời gian sử dụng ước tính của tài sản mà vẫn còn được sử dụng thì doanh
nghiệp không phải trích khấu hao nhưng vẫn còn lại một phần giá trị của tài sản trên sổ
sách kế toán. Điều này không những hợp lý mà còn tăng cường trách nhiệm quản lý của
doanh nghiệp đối với tài sản cố định hữu hình. Đồng thời nếu có hiện tượng mất mát, hư
hỏng,... tài sản do các yếu tố chủ quan của con người thì sẽ dễ dàng hơn cho việc xác định
mức trách nhiệm vật chất, bồi thường đối với người phạm lỗi.
Việc sử dụng chỉ tiêu giá trị thu hồi còn có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quản trị tài
chính khi tiến hành công tác thanh lý tài sản cố định hữu hình. Nó được hạch toán vào phần
chi (ghi Nợ TK 821) để so sánh với phần thu do thanh lý (ghi Có TK 721) giúp ta xác định được
lãi (lỗ) bất thường do thanh lý tài sản cố định hữu hình đem lại hợp lý hơn.
Nếu áp dụng giá trị thu hồi ước tính để tính mức khấu hao của tài sản cố định hữu hình
thì ta có công thức sau:


Mức trích khấu hao trung
bình hàng năm của TSCĐHH
=
Nguyên giá TSCĐHH - Giá trị thu hồi ước tính
Thời gian sử dụng ước tính của TSCĐHH
Tuy nhiên, việc xác định giá trị thu hồi ước tính đối với mỗi tài sản cố định hữu hình
cũng cần phải xem xét và cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
II. QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐÃ KHẤU HAO HẾT NGUYÊN GIÁ:
Số lượng cũng như tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nguyên giá mà
vẫn sử dụng được trong các doanh nghiệp càng cao chứng tỏ rằng phương pháp khấu hao
được áp dụng và việc xác định mức khấu hao chưa phù hợp.
Trên thực tế hiện nay có những doanh nghiệp số tài sản cố định hữu hình đã khấu hao
hết nguyên giá vẫn còn sử dụng chiếm tới 55% đến 60% tổng số tài sản cố định hữu hình
với xu hướng ngày càng lớn. Chính tại những doang nghiệp này, chỉ tiêu mức khấu hao
hàng năm sẽ nhỏ, điều này dẫn tới cơ cấu chi phí và giá thành sẽ thay đổi... gây khó khăn
cho việc phân tích hoạt động kinh tế. Vì khi tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất có
liên quan đến tài sản cố định hữu hình như: số vòng quay của tài sản cố định hữu hình, tỷ
suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản cố định hữu hình... sẽ không được chính xác, số liệu
phân tích kém ý nghĩa kinh tế. Nếu giá trị thu hồi ước tính của tài sản cố định hữu hình
được áp dụng thì sẽ làm giảm số lượng tài sản cố định hữu hình còn lại bằng không tại các
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để quản lý và khai thác có hiệu quả đối với những tài sản cố định đã khấu
hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số
công việc sau:
Thứ nhất, tổ chức kiểm kê, đánh giá lại thực trạng của những tài sản cố định hữu hình
đã hết khấu hao. Nếu tài sản nào còn sử dụng tốt thì tăng cường chế độ quản lý hiện vật,
tăng công suất sử dụng và sớm có kế hoạch thay thế.
Thứ hai, mạnh dạn nhưọng bán, thanh lý những tài sản lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng
kém. Nếu kéo dài việc sử dụng tốn kém nhiều chi phí sửa chữa, mất an toàn lao động, sản
phẩm tạo ra kém chất lượng, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh, mất

khả năng đầu tư những loại tài sản cố định hữu hình mới có công nghệ hiện đại, kỹ thuật
tiên tiến.
Thứ ba, đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ, tính năng, tác
dụng của những tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nguyên giá hiện có tại doanh
nghiệp vào báo cáo thuyết minh tài chính hàng năm. Tổ chức phân tích, đánh giá hiệu quả
của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những tài sản này để có quyết định kịp thời.
KẾT LUẬN
Khấu hao tài sản cố định nói chung và khấu hao tài sản cố định hữu hình nói riêng là
những hoạt động thường xuyên và không thể tách rời trong quá trình hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp.
Một số vấn đề về tính và hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình trong các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt nam hiện nay chỉ là một cách nhìn sơ lược về thực trạng
của hoạt động này tại các doanh nghiệp. Qua đó đánh giá và nêu lên một số giải pháp hoàn
thiện nhằm mục đích làm cho công tác quản lý tài sản cố định hữu hình và tính khấu hao
tài sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp được chặt chẽ hơn, thực tế hơn.
Khấu hao tài sản cố định hữu hình có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Một thay đổi nhỏ trong chính sách, chế độ quản lý tài
sản cố định hữu hình và trích khấu hao tài sản cố định hữu hình cũng đưa đến những
thay đổi đáng kể trong việc hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tại các doanh
nghiệp.
Chính vì thế, việc nghiên cứu về các hình thức, cách thức trích khấu hao tài sản cố định
hữu hình cũng như quản lý tài sản cố định hữu hình cần được quan tâm đúng mức.
Mọi chính sách và chế độ về khấu hao tài sản cố định hữu hình đưa ra cần đảm bảo
cho việc thực hiện được thông suốt, nhất là phải tạo điều kiện tốt nhất về mặt bảo toàn vốn
kinh doanh, quay vòng vốn nhanh cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

×