Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI VITRANSCHART JSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.17 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TÀU VTC STAR TẠI
VITRANSCHART JSC
2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam
(VITRANSCHART JSC).
Công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được
thành lập theo quyết định số 377/QĐ/TCCB_LĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993 của Bộ
trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102452
ngày 19 tháng 4 năm 1993 do Trọng Tài Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh cấp và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh lại lần thứ nhất số 4106000262 ngày 4 tháng 8 năm
2006 do sở kế hoạch đầu tư thành phố cấp.
Ngày 11 tháng 07 năm 2007 Doanh nghiệp được cổ phần hoá từ Doanh nghiệp
Nhà nước theo Quyết định số 2137/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008926 ngày 31
tháng 12 năm 2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp, đăng ký thay đổi
lần thứ 1 ngày 24 tháng 04 năm 2009.
• Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI & THUÊ TÀU BIỂN
VIỆT NAM.
• Tên tiếng anh: VIETNAM SEA TRANSPORT CHARTERING JOINT
STOCK COMPANY
• Tên viết tắt: VITRANSCHART JSC
• Địa chỉ: 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
• Điện thoại: (08) 9404271 Fax: (08) 94047711
• Website:
• Email:
• Logo:
• Slogan: Vận tải biển Toàn cầu- Thách thức, thành công không giới hạn.
• Vốn điều lệ: 400,000,000,000 VNĐ
• Tương ứng với : 40.000.000 cổ phiếu phổ thông.
• Mã số thuế: 0300448709
• Thành lập: ngày 25-06-1975 tiền thân là SOVOSCO


• Ngày 31-12-2007 chính thức trở thành công ty cổ phần.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VITRANSCHART JSC.
Công ty cổ phần vận tải & thuê tàu biển Việt Nam Vitranschart, có tên tiếng Anh
là Vietnam Sea Transport Chartering Joint Stock Company, viết tắt là Vitranschart JSC.
Lịch sử hình thành của công ty được chia thành các giai đoạn sau:
a. Giai đoạn khởi đầu: từ năm 1975 – 1984:
Tiền thân của công ty là công ty Vận Tải Biển Miền Nam Việt Nam, viết tắt là
Sovosco (South Việt Nam Ocean Shipping Company) trực thuộc Cục Đường Biển Việt
Nam, Sovosco được thành lập ngày 25/6/1975 trên cơ sở tiếp quản đội tàu và các hãng
tàu do chế độ cũ để lại. Tài sản của công ty bao gồm các cơ sở vận tải biển nhà nước,
các công ty tàu biển tư nhân và các tàu biển bị tịch thu hoặc trưng dụng các chủ tàu đã
bỏ đi nước ngoài.
b. Giai đoạn đầu tư, phát triển và hội nhập kinh tế: từ 1984 – 1990.
Ngày 14/03/1985, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ra quyết định 706/QĐ-
TCCD thành lập công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam, viết tắt là Vitranschart trên
cơ sở hợp nhất của Công ty Vận tải Ngoại Thương và Công ty Vận Tải Biển Miền Nam
Sovosco. Lúc này, công ty Vitranschart trực thuộc Cục Đường Biển Việt Nam.
Hòa chung với nền kinh tế đang trong quá trình đổi mới, ngành hàng hải Việt
Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng được nhu
cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng, lúc này công ty kết hợp vận
tải biển trong nước và vận tải biển nước ngoài. Trong thời gian này, công ty được điều
chuyển từ 9 tàu của đội tàu biển “Cờ xanh” của đội tàu vận tải ngoại thương, nâng
trọng tải của đội tàu công ty lên 158.782 tấn.
Từ 1986 trở đi, dưới nhiều hình thức đầu tư tàu mới như vay mua, thuê mua,
công ty thực hiện một cách sáng tạo và hiệu quả phát triển đội tàu trẻ đi biển xa, nên chỉ
trong hai năm 1986 – 1987 công ty mua được 4 tàu mới có tổng trọng tải 35.000 DWT
trị giá 540.485 USD. Đây chính là những con tàu đầu tiên do chính công ty tạo ra tài
sản cho chính mình, khẳng định những bước trưởng thành trong cơ chế thị trường.
c. Giai đoạn ổn định và vững bước đi lên: từ 1990 – nay.
Ngày 13/3/1993, bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải căn cứ vào thông báo số

09/TB ngày 21/1/1993 của chính phủ đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước quyết
định số 337/QĐ/TCB – LĐ thành lập Công Ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam –
trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam.
Ngày 29/04/1995 thủ tướng chính phủ ra quyết định số 250/TTG thành lập Tổng
công ty Hàng Hải Việt Nam, theo đó Công ty Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam là
một trong những doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam.
Trong giai đoạn này, Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu phát triển đội tàu với định
hướng tàu mới, có trang thiết bị với công nghệ hiện đại, có sức chở lớn hơn so với các
tàu hiện có. Công ty lần lượt thuê mua 5 con tàu với tổng trọng tải 70.844 DWT và giá
trị tài sản đã đầu tư lên đến 26.971.620 USD. Với việc mua mới các tàu này đã đưa đội
tàu với độ tuổi bình quân từ 20 xuống còn 18 tuổi. Cùng với việc phát triển đội tàu,
công ty còn mở rộng kinh doanh các hình thức dịch vụ hàng hải mới như: cho thuê tàu
định hạn song song với việc khai thác tàu, cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động, mở
rộng hoạt động thương mại, đại lý hàng hải, sửa chữa tàu biển, tìm cách liên doanh liên
kết với các hãng tàu nước ngoài… đưa một đơn vị hoạt động vận tải đơn thuần thành
một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Cùng với việc nâng cao khai thác hiệu quả của từng con tàu, công ty còn chú trọng
việc đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ thuyền viên theo quy định của công ước quốc tế
STCW 78/95.
Cuối thập niên 90, công ty đã mạnh dạng thực hiện trẻ hóa đội tàu. Công ty vay
mua 3 tàu Phương Đông với tổng trọng tải trên 45.000 DWT với số tiền đầu tư trên
9.000.000 USD tạo thế và lực mới để công ty bước vào thế kỷ 21 vững chắc hơn.
Bước vào kỷ nguyên mới, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu cùng khu vực và
thế giới đã và đang tạo ra cho ngành hàng hải những cơ hội và thách thức mới. Công ty
tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đổi mới đội tàu cả về số lượng lẫn chất lượng. Liên tục
những năm 2002, 2003, 2004 công ty vừa thực hiện đóng mới tàu trong nước vừa thực
hiện vay mua tàu đang khai thác ở nước ngoài. Nhờ đó trọng tải của đội tàu đã tăng
thêm 50.000 DWT với số tiền đầu tư hơn 30.000.000 USD không những tái tạo lại tấn
trọng tải của đội tàu mà còn hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa đội tàu.
Công ty thành lập Trung tâm đào tạo môi giới xuất khẩu thuyền viên phía Nam

(SCC) để đào tạo và xuất khẩu thuyền viên đi hợp tác lao động đi trên các tàu của các
hãng tàu biển nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… thu ngoại tệ cho công
ty và nhà nước. Trong hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm đào tạo môi giới xuất khẩu
thuyền viên phía Nam đã đưa hơn 4.000 lượt sĩ quan, thuyền viên đi làm việc trên các
tàu nước ngoài.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, vượt qua những khó khăn ban đầu
và với hướng đi đúng đắn, công ty đã nhanh chóng phát triển về quy mô, thành lập
nhiều đơn vị trực thuộc, phát triển đội tàu. Hiện tại, Công ty có 6 chi nhánh và 3 đơn vị
trực thuộc và đội tàu của Công ty đã lên tới 16 chiếc và tổng trọng tải lên tới 317.316
DWT.
Trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước cũng như ngành hàng hải trong thời
kỳ hội nhập, công ty đã tiến hành cổ phần hóa và vào ngày 31-12-2007 công ty đã chính
thức trở thành Công Ty Cổ Phần Vận tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam (Vitranschart
JSC).
2.1.2 Một số thành tích công ty đã đạt được trong quá trình phát triển:
− Cờ thi đua của chính phủ, Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 15/07/2007 vì có thành
tích hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu
nước năm 2006.
− Huân chương lao động hạng ba, Quyết định số 1423/2007/QĐ-CTN ngày 21/11/2007
của chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm
2006, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
− Huân chương bảo vệ tổ quốc hạng ba, Quyết định số 97/QĐ-CTN ngày 22/01/2008 của
Chủ tịch nước vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây
dựng lực lượng quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng từ năm 2002 đến năm 2006,
góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
− Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua của chính phủ, vì đã có thành tích hoàn thành xuất
sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 của các khối
thuộc bộ Giao Thông Vận Tải- Tại quyết định so61167/QĐ-TTg ngày 28/01/2010.
− Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ thi đua của Tổng Liên Đoàn Lao
Động Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và

xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2009- Tại quyết định số 115/ QĐ- TLĐ
ngày 12/01/2010.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các
phòng ban.
a. Phạm vi hoạt động của công ty.
• Kinh doanh vận tải biển.
Là lĩnh vực then chốt của công ty chuyên về khai thác, thuê tàu. Hiện nay, đội
tàu công ty có 16 chiếc, trọng tải từ 6,500 DWT đến 24.260 DWT với tổng trọng tải
317.316 DWT hoạt động trên khắp thế giới, chuyên chở hàng rời và bao kiện, chủ yếu
là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường, than đá, quặng, sắt thép và các
loại nông sản khác.
• Đại lý tàu biển.
Cùng với các mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, chúng tôi luôn sẵn sàng cung
cấp dịch vụ đại lý tàu biển có hiệu quả tới khách hàng tại tất cả các cảng Việt Nam với
mức giá phù hợp nhất.
• Đào tạo môi giới và cung ứng xuất khẩu thuyền viên
Trung tâm xuất khẩu thuyền viên phía Nam (SCC) là đơn vị trực thuộc của công
ty, chuyên về dịch vụ cung ứng thuyền viên. Cụ thể, trung tâm tuyển dụng, đào tạo và
cung cấp thuyền viên có trình độ và kinh nghiệm cho các chủ tàu trên toàn thế giới.
Ngoài ra, trung tâm còn làm đại lý, môi giới thuyền viên cho các tàu trong và ngoài
nước.
Hơn 1.200 thuyền viên có kinh nghiệm đã và đang làm việc cho đội tàu của
chính công ty, các công ty khác trong và ngoài nước như: Nhật Bản, Hy Lạp, Nga, Đài
Loan và Hàn Quốc….
• Cung ứng dịch vụ và xuất nhập khẩu
Là công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng hải và xuất nhập khẩu Phương Đông
(Pdimex JSC) do Vitranschart JSC chiếm 51,67% vốn điều lệ, chuyên xuất nhập khẩu
trực tiếp tất cả các thiết bị, phương tiện,vật tư, phụ tùng cho ngành hàng hải, cung cấp
các thiết bị, phụ tùng thay thế, các thiết bị sơn và dầu nhờn chất lượng cao, xuất nhập
khẩu thạch cao, clinker, pozzolane… và các thiết bị hàng hải cho các tàu trong và nước

ngoài tại Việt Nam.
• Sửa chữa và bảo dưỡng tàu.
Chuyên về sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp các loại máy móc tàu biển như máy
chính, động cơ diesel và máy phụ như máy nén không khí, thiết bị tời neo, trục quay,
thiết bị làm hàng, trục chân vịt và các loại máy bơm, hàn mặt boong, đáy, mạn, gỏ rỉ và
sơn tàu ...
b. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của một số phòng ban chủ
yếu trong công ty.
* Tổng giám đốc:
Là người trực tiếp điều hành hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng
và chịu trách nhiệm trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty về
hiệu quả hoạt động của công ty.
* 03 Phó Tổng giám đốc:
Gồm 01 phó tổng giám đốc phụ trách về tài chính, 01 phó tổng giám đốc phụ
trách các đơn vị trực thuộc, 01 phó tổng giám đốc phụ trách đào tạo. Phó tổng giám đốc
là người thay mặt giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận và có quyền quyết định ở giới
hạn cho phép, định kỳ báo cáo lại cho tổng giám đốc tình hình hoạt động của bộ phận
mình đảm trách.
* Phòng tổ chức Cán Bộ – Lao Động: Là một phòng nghiệp vụ, tham
mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác tổ chức, quản lý cán bộ, quản lý và thực
hiện các chế độ chính sách luật pháp về lao động và bảo hiểm xã hội. Nhiệm vụ chính
của phòng là trực tiếp quản lý cán bộ công nhân khối quản lý và quản lý gián tiếp sĩ
quan thuyền viên, cán bộ nhân viên các đơn vị trực thuộc.
* Phòng Khai thác – Thương vụ: Là phòng nghiệp vụ, làm tham mưu
cho Tổng giám đốc về công tác khai thác thương vụ và kinh doanh đội tàu mang lại
hiệu quả cao nhất cho công ty. Phòng thừa lệnh tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt
động sản xuất của đội tàu nhằm đảm bảo kế hoạch của công ty.
* Phòng Kế toán – Tài chính : Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty
về công tác quản lý kinh tế, tài chính, hạch toán kinh tế và kế toán trong công ty đồng
thời cung cấp những số liệu tài liệu báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý cấp trên.

Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn và huy động vốn đạt
hiệu quả cao cũng như việc kiểm tra thực hiện chế độ chính sách về tài chính. Thi hành
đầy đủ các chế độ, thể lệ và quản lý tài chính của nhà nước, đồng thời thực hiện quyền
chủ động của công ty trong sản xuất kinh doanh.
* Phòng pháp chế – An toàn hàng hải: Tham mưu cho Tổng giám đốc
về việc theo dõi, giám sát, thanh tra hàng hải, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về
an toàn hàng hải, luật hàng hải trong nước và quốc tế.
* Phòng Đầu tư – Phát triển : Tham mưu cho Tổng giám đốc về toàn
bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng kế hoạch, theo dõi
và giúp Tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
c. Cơ cấu hoạt động, bộ máy quản lý của Công ty.
 Cơ cấu hoạt động của công ty:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Chi nhánh:
- Văn phòng đại diện tại Hà Nội;
- CN Hải Phòng;
- CN Quy Nhơn;
- CN Đà Nẵng;
- CN Vũng Tàu.
Đơn vị trực thuộc:
- Cty sữa chữa tàu biển (SSR)
- Cty cung ứng dịch vụ và xuất nhập khẩu Phương Đông (Pdimex JSC).
- Trung tâm đào tạo, môi giới và xuất khẩu thuyền viên phía nam (SCC).
Phòng ban tham mưu:

1. Tổ chức lao động
2. Khai thác – Thương vụ
3. Kỹ thuật
4. Tài chính – Kế toán
5. Vật tư
6. Pháp chế – An toàn
7. Quản lý đóng tàu
8. Phòng ISM CODE
9. Quản lý XDCB
10. Đầu tư Phát triển
11. Hành chính Tổng hợp
12. Phòng Y tế
Đội tàu:
- Far East
- Hawk One
- Phương Đông 1
- Phương Đông 2
- Phương Đông 3
- Viễn Đông 1
- Viễn Đông 3
- VTC STAR
- VTC LIGHT
- VTC SKY
- Viễn Đông 5
- VTC Globe
- VTC-Sun
- VTC-Planet
- VTC-Phoenix
- VTC-Ocean
- VTC-Dragon

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam hoạt động theo điều lệ tổ
chức và hoạt động của công ty do đại hội cổ đông thông qua, căn cứ theo các quy định
của luật doanh nghiệp, dưới sự quản trị giám sát của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và
ban điều hành.
Song song với việc ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ nghiên
cứu áp dụng mô hình tổ chức bộ máy gọn nhẹ giảm bớt phòng ban và thành lập các
công ty con chuyên môn hóa theo chức năng hoạt động để từng bước trở thành tổng
công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
 Bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Hội đồng quản trị: Gồm 06 thành viên.
Ban kiểm soát: Gồm 03 thành viên.
Ban điều hành: Gồm Tổng Giám Đốc và 03 Phó Tổng Giám Đốc.
Phòng chức năng: Gồm 12 phòng:
- Phòng Tổ chức cán bộ lao động.
- Phòng Đầu tư Phát triển.
- Phòng Hành chính Tổng hợp
- Phòng Tài chính – Kế toán.
- Phòng pháp chế – An toàn hàng hải.
- Phòng Kỹ thuật.
- Phòng Vật tư.
- Phòng Khai thác – Thương vụ.
- Phòng Quản lý Xây Dựng cơ bản.
- Phòng ISM CODE.
- Phòng quản lý đóng tàu.
- Phòng Y tế.
o Các chi nhánh: Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Chi nhánh Hải Phòng, Chi
nhánh Quy Nhơn, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Vũng Tàu..
Cơ cấu lao động của công ty.
Tổng số lao động của công ty là 1548 người, với cơ cấu như sau:

Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty
Tiêu chí Sốlượng (người) Tỷ trọng (%)
Theo trình độ lao động 1548 100.00
Trình độ tiến sĩ
Trình độ thạc sĩ
Trình độ đại học
Trình độ cao đẳng
Trình độ trung cấp
Công nhân kỹ thuật
Trình độ khác
1
10
521
169
205
374
268
0.1
0.7
33.6
10.9
13.2
24.2
17.3
Theo hợp đồng lao động 1548 100.00
Hợp đồng không thời hạn
Hợp đồng hạn từ 1-3 năm
Hợp đồng duới 1 năm
628
754

166
40.6
48.7
10.7
Theo công việc 1548 100.00
Khối trên bờ
Khối thuyền viên
442
1106
28.6
71.4
2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
a. Trụ sở và các chi nhánh
Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam – Vitranschart đặt trụ sở
chính tại số 428, đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty hiện có văn phòng tại số 12 bis Nguyễn Huệ, Quận 1 TPHCM.
Ngoài ra công ty còn có các văn phòng đại diện và chi nhánh đặt tại Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh.
b. Vốn kinh doanh.
Công Ty Cổ Phần Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam có giá trị thực tế doanh
nghiệp là 3.100 tỷ VNĐ.
c. Vật tư.
Vật tư nhiên liệu, phụ tùng phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Việc cung
ứng phải đáp ứng nhu cầu theo đúng quy định, quy cách phải tiết kiệm và luôn theo sát
thị trường để đạt hiệu quả kinh tế cho công ty.
Công ty và các đơn vị trực thuộc thực hiện quản lý, mua sắm, cấp phát, sử dụng,
dự trữ theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý, báo cáo kiểm kê theo quy định của nhà
nuớc và không để ứ đọng vốn của công ty. Công ty có quyền trực tiếp mua, bán, trao
đổi, thanh lý các loại vật tư cần cho sản xuất kinh doanh kịp thời.
d. Khoa học kỹ thuật.

Tất cả các phương tiện, vật tư, máy móc, thiết bị…luôn được trùng tu, bảo
dưỡng, sửa chữa đúng định kì, đúng tiêu chuẩn kĩ thuật nhằm đạt hiệu quả cao.
Những đơn vị quản lý, những người vận hành, sử dụng các thiết bị kỹ thuật phải
tuân thủ các quy trình, quy phạm nhằm nâng cao tuổi thọ, hạn chế các tổn thất.
Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiêu chuẩn định mức, kết hợp
với tình hình thực tế khai thác, đưa ra những định mức hợp lý nhằm đánh giá, khai thác
các phương tiện kỹ thuật.
Nghiên cứu áp dụng các phương thức quản lý đội tàu tiên tiến trên thế giới, kết
hợp với hoàn cảnh thực tiễn trong nước đưa ra những biện pháp quản lý khoa học để
nâng cao tính hiệu quả.
2.1.5 Giới thiệu về đội tàu của Công ty.
ST
T
Tên Tàu
Loại
Tàu
Năm
đón
g
Nơi đóng
Đăng
Kiểm
Trọng
Tải
DWT
Dung tích
hầm hàng
( m
3
)

Rời Bao
1 Far East
Hàng
B.hóa
1982 Anh VR 15.175 21.379 19.536
2
Phương
Đông 1
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR 15.136 21.379 19.536
3 Phương Hàng 1986 Anh VR 15.12 21.379 19.536
Đông 2 B.hóa
4
Phương
Đông 3
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR+LR 15.147 21.379 19.536
5
Viễn
Đông 1
Hàng
B.hóa
1989 Nhật VR+NK 6.839 12.821 11.896
6
Viễn
Đông 3
Hàng
B.hóa

2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159
7
Viễn
Đông 5
Hàng
B.hóa
2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159
8 VTC Star
Hàng
rời
1990 Nhật VR+NK 22.273 29.301 28.299
9 VTC Light
Hàng
rời
1994 Nhật VR+NK 21.964 29.254 28.298
10 VTC Sky
Hàng
rời
1997 Nhật VR+NK 24.26 30.847 30.094
11 VTC Globe
Hàng
rời
1995 Nhật VR+NK 23.726 31.249 30.169
12 VTC Dragon
Hàng
rời
2007 Việt Nam VR+NK 22.661 29.157 28.964
13 VTC Sun
Hàng
rời

1996 Việt Nam VR+NK 23.581 28.902 28.15
14 VTC Planet
Hàng
rời
1993 Nhật VR+NK 22.176 29.302 28.298
15
VTC
Phoenix
Hàng
rời
2008 Việt Nam VR+NK 22.763 29.157 28.964
16 VTC Ocean
Hàng
rời
1999 Philipines VR+NK 23.492 30.811 30.088
Năm 2006:
- Đóng mới 02 tàu dầu PMT1 và PMT2 trọng tải mỗi chiếc 1,250 DWT
- Đóng mới 01 tàu hàng khô Viễn Đông 5 trọng tải 6,508DWT
Năm 2007:
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Globe trọng tải 23,726 DWT
- Đóng tàu mới VTC Dragon trọng tải 22,622 DWT
Năm 2008:
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Sun trọng tải 23,581 DWT
- Mua tàu đã qua sử dụng VTC Planet trọng tải 22,176 DWT
Năm 2009:
- Mua tàu VTC Phoenix trọng tải 22.763 DWT.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1:
a/ So sánh hoạt động kinh doanh năm 2008 và năm 2009.
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2,187,114,764,481 1,316,917,312,200 -870,197,452,281 -39.79%
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
51,518,138,516 33,750,578,448 -17,767,560,068 -34.49%
3
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
2,135,596,625,965 1,283,166,733,752 -852,429,892,213 -39.92%
4 Giá vốn hàng bán 1,899,027,471,102 1,093,488,421,632 -805,539,049,470 -42.42%
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
236,569,154,863 189,678,312,120 -46,890,842,743 -19.82%
6
Doanh thu hoat động tài
chính
73,720,934,782 60,755,184,659 -12,965,750,123 -17.59%
7 Chi phí tài chính 221,330,647,535 171,731,732,165 -49,598,915,370 -22.41%

-Trong đó: Chi phí lãi
vay
110,967,151,900 102,812,478,058 -8,154,673,842 -7.35%
8 Chi phí bán hàng 45,612,200,125 32,814,880,527 -12,797,319,598 -28.06%
9

Chi phí quản lý doanh
nghiệp
49,805,062,159 44,740,183,270 -5,064,878,889 -10.17%
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
-6,457,820,174 1,146,700,817 7,604,520,991 -117.76%
11 Thu nhập khác 284,308,707,519 118,648,127,951 -165,660,579,568 -58.27%
12 Chi phí khác 11,591,395,806 39,440,913,465 27,849,517,659 240.26%
13 Lợi nhuận khác 272,717,311,713 79,207,214,486 -193,510,097,227 -70.96%
14
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
266,259,491,539 80,353,915,303 -185,905,576,236 -69.82%
15
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
74,509,228,212 20,283,084,337 -54,226,143,875 -72.78%
16
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
191,750,263,327 60,070,830,966 -131,679,432,361 -68.67%
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của Vitranschart JSC)
Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận năm 2009 sụt giảm so với năm 2008 do
những biến động của nền kinh tế dẫn đến sự thay đổi về cung cầu hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 giảm 870,197,452,281
VND tương ứng tỉ lệ giảm là 39.79% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu do hoạt
động vận tải biển giảm mạnh, giảm 740,747,389,232 VND tương ứng tỉ lệ giảm 40.58%
so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ khác cũng

giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm của hoạt động vận tải biển. Doanh
thu bán hàng năm 2009 giảm 125,689,826,394VND tương ứng tỉ lệ giảm là 46.58% so
với năm 2008. Doanh thu dịch vụ khác năm 2009 giảm 3,760,236,655 tương ứng tỉ lệ
giảm là 4.09%.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 cũng giảm, giảm
852,429,892,213 VND tương ứng tỉ lệ giảm 39.92%. Mặc dù các khoản giảm trừ năm
2009 giảm so với năm 2008 là 17,767,560,068 tương ứng tỉ lệ giảm là 34.49% nhưng
mức độ giảm của các khoản giảm trừ thấp hơn rất nhiều so với mức độ giảm của doanh
thu bán hàng dẫn đến doanh thu thuần cũng giảm theo.
- Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm 805,539,049,470 VND, tương ứng tỉ lệ giảm
là 42.42%. Điều này tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là do giá vốn cung cấp dịch vụ
vận tải giảm 695,072,607,302 VND tương ứng giảm 43.82%, giá vốn hàng hóa đã cung
cấp giảm 118,370,887,537 VND tương ứng tỉ lệ giảm là 49.73%. Chứng tỏ doanh
nghiệp hoàn thành tốt giá vốn bán hàng.
- Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 giảm 12,965,750,123 VND tương ứng
tỷ lệ giảm là 17.59% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Tình
trạng sụt giảm này là do doanh thu hoạt động tài chính khác giảm 227,294,557 VND
(57.65%) và lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 1,795,959,349 VND ( 2.94%).
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 7,604,520,991 VND.
Điều này tốt cho doanh nghiệp. Chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Chi phí
tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm. Cụ thể, chi phí tài
chính giảm 49,598,915,370 tương ứng với tỉ lệ giảm là 22.41%, nguyên nhân chủ yếu là
do lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện giảm 33,200,455,029 VND, tỉ lệ giảm là 36.22%.
Ngoài ra, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và lãi tiền vay cũng giảm. Tất cả những
điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận thuần gia tăng một cách đáng kể.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 giảm rất nhiều 185,905,576,236
VND tương ứng tỉ lệ giảm là 69.82% so với năm 2008. Mặc dù có sự sụt giảm về chi
phí 27,849,517,659 VND nhưng mức độ sụt giảm này không đáng kể so với sự sụt giảm
của thu nhập khác, dẫn đến lợi nhuận khác giảm đã ảnh hưởng lợi nhuận kế toán trước
thuế.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 131,679,432,361 VNĐ tương ứng với tỉ lệ
giảm 68.67% so với năm 2008. Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Nguyên nhân là
năm 2009 doanh nghiệp đang trên đà phục hồi hoạt động kinh doanh từ cuộc khủng
hoảng kinh tế cuối năm 2008. Lúc bấy giờ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm sút và
có sự biến động về giá dầu ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của toàn doanh nghiệp.
Như vậy, trong năm 2009 vừa qua doanh nghiệp đã thực hiện tốt chỉ tiêu về chi
phí. Điều này được thể hiện rất rõ đó là chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp đã giảm rất nhiều so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ cũng giảm rất nhiều. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có các biện
pháp góp phần làm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
b. Cơ cấu doanh thu và chi phí năm 2009.
 Cơ cấu doanh thu năm 2009.
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu 2009.
Cơ cấu doanh thu vận tải biển chiếm 82% trong tổng doanh thu luôn được xác
định là hoạt động kinh doanh then chốt, đem lại nguồn thu chính cho công ty. Hoạt
động thương mại chủ yếu từ kinh doanh nguyên liệu clinker, thạch cao cho ngành xi
măng chiếm 11%. Các hoạt động khác bao gồm hoạt động sửa chữa bảo dưỡng, hoạt
động đại lý, hoạt động kho bãi tổng hợp, hoạt động thuê lao động chiếm 7%.
Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí 2009.
 Cơ cấu chi phí năm 2009
Chiếm tỷ trọng lớn trong chí phí giá vốn là chi phí nhiên liệu, giá dầu trong năm
2009 tăng đáng kể so với năm 2008 dẫn đến cơ cấu chi phí nhiên liệu trong giá vốn tăng
từ 19.6% trong năm 2008 lên 36% trong năm 2009.
Chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu giá vốn là chi phí khác. Đây là chi phí hàng
hóa của hoạt động thương mại. Chi phí này ổn định qua các năm.
Như vậy, hoạt động vận tải biển đóng vai trò quan trọng đem lại nguồn thu chính
cho công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét các biến động của giá xăng
dầu. Vì trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, giá xăng dầu tác động rất lớn đến
việc gia tăng chi phí. Doanh thu hoạt động thương mại chỉ chiếm 11% nhưng chi phí

khác ( chi phí của hoạt động thương mại) chiếm 35%. Điều này cho thấy hoạt động
thương mại của doanh nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần có kế
hoạch chi tiêu hợp lý hơn đối với các khoản chi khác này. Từ đó góp phần giảm chi phí
và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.2 Thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển Tàu Hàng VTC Star tại
VITRANSCHART JSC.
2.2.1 Thực trạng đội tàu công ty
2.2.1.1 Tổng quan đội tàu
- Hiện nay, đội tàu công ty hoạt động khắp thế giới, chuyên chở hàng rời
và bao kiện, chủ yếu là hàng nông sản, bột giấy, thiết bị, lúa mì, gạo, đường, than đá,
quặng, sắt, thép và các loại nông sản khác.
- Tổng số tàu 16 chiếc, lớn nhất 24.260 dwt, nhỏ nhất 6.508 dwt, bình quân
17.769 dwt/ tàu.
- Tổng trọng tải đội tàu 317.316 DWT. Đến thời điểm này (2010) đội tàu
công ty có tuổi bình quân là trên 13.6 năm.
- Đội tàu công ty chuyên hoạt động các tuyến xa như: Tháiland- Tây Phi,
Nam Mỹ- Tây Phi, Nam Mỹ- Châu Âu, các nước Châu Á…Ngoài ra, công ty còn mở
rộng thêm các tuyến đi Bắc Mỹ và Úc.
Bảng 2:
ST
T
Tên Tàu
Loại
Tàu
Năm
đón
g
Nơi đóng
Đăng
Kiểm

Trọng
Tải
DWT
Dung tích
hầm hàng
( m
3
)
Rời Bao
1 Far East
Hàng
B.hóa
1982 Anh VR 15.175 21.379 19.536
2
Phương
Đông 1
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR 15.136 21.379 19.536
3
Phương
Đông 2
Hàng
B.hóa
1986 Anh VR 15.12 21.379 19.536
4
Phương
Đông 3
Hàng
B.hóa

1986 Anh VR+LR 15.147 21.379 19.536
5
Viễn
Đông 1
Hàng
B.hóa
1989 Nhật VR+NK 6.839 12.821 11.896
6
Viễn
Đông 3
Hàng
B.hóa
2004 Việt Nam VR+NK 6.523 8.61 8.159
7
Viễn
Đông 5
Hàng
B.hóa
2006 Việt Nam VR+NK 6.508 8.61 8.159
8 VTC Star
Hàng
rời
1990 Nhật VR+NK 22.273 29.301 28.299
9 VTC Light
Hàng
rời
1994 Nhật VR+NK 21.964 29.254 28.298
10 VTC Sky
Hàng
rời

1997 Nhật VR+NK 24.26 30.847 30.094
11 VTC Globe
Hàng
rời
1995 Nhật VR+NK 23.726 31.249 30.169
12 VTC Dragon
Hàng
rời
2007 Việt Nam VR+NK 22.661 29.157 28.964
13 VTC Sun
Hàng
rời
1996 Việt Nam VR+NK 23.581 28.902 28.15
14 VTC Planet
Hàng
rời
1993 Nhật VR+NK 22.176 29.302 28.298
15
VTC
Phoenix
Hàng
rời
2008 Việt Nam VR+NK 22.763 29.157 28.964

×