Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.67 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
1.1 Các vấn đề cơ bản về đầu tư.
1.1.1 Khái niệm đầu tư.
Khái niệm 1: Theo ngân hàng thế giới- Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian
dài vào một lĩnh vực nhất định ( như thăm dò, khai thác, sản xuất- kinh doanh, dịch
vụ…nào đó) và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ
kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh tế xã hội cho
đất nước được đầu tư.
Khái niệm 2: Theo luật đầu tư- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2 Tác dụng của đầu tư đối với doanh nghiệp .
- Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng góp
phần mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực.
- Đưa lượng vốn nhàn rỗi của dân cư tham gia vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp dưới hình thức cổ đông hoặc khách hàng.
1.1.3 Mục đích của đầu tư
Mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên tiến
để đầu tư. Doanh nghiệp sẽ không đầu tư nếu không thấy triển vọng sinh lợi. Để tránh
những cuộc đầu tư không sinh lợi, để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn, đầu tư
phát triển phải được tiến hành một cách có hệ thống, có phương pháp và theo một quy
trình nhất định.
1.1.4 Phân loại đầu tư.
Trong đầu tư có ba loại đầu tư chính: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu
tư phát triển.
1.1.5 Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó đối với doanh nghiệp.
a/ Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người ta tạo dựng nên
những năng lực mới ( về lượng hay về chất ) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để
làm phương tiện sinh lợi. Đầu tư phát triển cũng có nhiều hình thức: thiết lập cơ sở mới,


mở rộng cơ sở sẵn có, đổi mới cơ sở công nghệ ở cơ sở đang khai thác. Đầu tư phát
triển có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở rộng, là
biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu
tư tài chính và đầu tư dịch chuyển.
b/ Vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.
- Để tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự ra đời của bất
kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm máy móc thiết
bị, lắp đặt nó trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn với sự hoạt động trong một
chu kỳ sản xuất của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.
- Để duy trì thì phải thường xuyên cải tiến dịch vụ, thay đổi máy móc
thiết bị. Tất cả các hoạt động đó đều phải có tiền đề để thực hiện. Do vậy đầu tư quyết
định sự ra đời và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
c/ Đặc điểm của đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để thực
hiện đầu tư.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả
của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
- Thời gian thu hồi vốn đòi hỏi nhiều năm tháng do đó không tránh khỏi
sự tác động của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế…
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài
nhiều năm.
1.2 Hiệu quả của hoạt động đầu tư.
1.2.1 Khái niệm và phân loại.
1.2.1.1 Khái niệm.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các
kết quả kinh tế- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có
các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
1.2.1.2 Phân loại.

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả: hiệu quả đầu tư của từng dự án,
từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp: hiệu quả trực tiếp và hiệu
quả gián tiếp.
- Theo cách tính toán: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Theo phạm vi lợi ích: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã hội.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế được xem xét trên phạm vi một
doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên toàn bộ
nền kinh tế.
1.2.2 Hiệu quả tài chính của đầu tư.
1.2.1.1 Bản chất .
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động đầu tư phản ánh trình độ lợi dụng
các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã định. Khi phân tích người ta sử dụng kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để đánh giá. Thực chất là sự so sánh giữa những gì đạt được
và những gì đã bỏ ra.
Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư là việc nghiên cứu
đánh giá khả năng sinh lời của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ đầu tư. Đó là việc
tổng hợp, các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bỏ ra và đặc biệt là
lợi nhuận thu được.
1.2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả tài chính của đầu tư.
Việc phân tích tài chính được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động
đầu tư nhằm xác định khả năng tạo ra lợi nhuận tài chính trên đầu tư. Từ đó đưa ra
quyết định đầu tư và là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức cho vay vốn ra
quyết định cho vay vốn để đầu tư, tài trợ hay cho vay vốn để đầu tư và là cơ sở để tiến
hành phân tích kinh tế- xã hội.
1.2.1.3 Các vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu hiệu quả tài chính của
đầu tư .
Một dự án nào cũng phản ánh 2 khía cạnh cơ bản: phí tổn để thực hiện

dự án và lợi ích do dự án mang lại. Lợi ích và phí tổn đó được biểu thị qua đồng tiền
với những giá trị khác nhau ở những thời điểm khác nhau do tác động của lãi suất. Do
đó, cần thiết phải xét tới giá trị của đồng tiền theo thời gian như các chỉ số lãi của đồng
tiền; giá trị hiện tại, giá trị tương lai của đồng tiền và tỷ suất chiết khấu tài chính của dự
án đầu tư.
1.2.1.4 Hiệu quả kinh tế xã hội.
a/ Bản chất.
Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa những cái mà nền kinh
tế và xã hội thu được so với những cái mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra để thực hiện
dự án đầu tư.
Lợi ích mà xã hội thu được là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực
hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được
xem xét mang tính chất định tính hay định lượng. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu bao
gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành
cho đầu tư thay vì sử dụng vào mục đích khác trong tương lai không xa.
Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội được xem xét trên tầm vĩ mô và xuất
phát từ quyền lợi của toàn bộ xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi xã hội.
Tuy nhiên khi đứng trên gốc độ nhà đầu tư thì việc phân tích kinh tế- xã
hội chỉ đơn thuần nhằm mục đích làm cho dự án được chấp nhận và được thực hiện
thuận lợi.
b/ Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự
án đầu tư.
Mục đích của nhà đầu tư chính là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì càng hấp
dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi xem xét trên gốc độ toàn xã hội thì không phải hoạt
động đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư đều mang lại lợi ích về mặt kinh
tế- xã hội. Do đó, phải xem xét tới lợi ích kinh tế- xã hội của dự án.
Đối với nhà đầu tư, phân tích kinh tế- xã hội là căn cứ chủ yếu để thuyết phục
các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng, các tổ chức
quốc tế cho vay vốn hoặc tài trợ vốn để thực hiện dự án. Đối với nhà nước, đây là căn
cứ chủ yếu để ra quyết định cấp giấy phép đầu tư.

Đối với các ngân hàng hay các cơ quan viện trợ, đây là căn cứ để quyết định cho
vay, có tài trợ cho dự án hay không. Nếu không chứng minh được hiệu quả kinh tế xã
hội thì họ sẽ không tài trợ.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư.
1.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
a/ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (NPV)
NPV là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ dòng tiền phát sinh trong
thời gian tuổi thọ của dự án khi chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn.
NPV= CF
0
+
1
1
)1( r
CF
+
+
2
2
)1( r
CF
+
+ …+
i
i
r
CF
)1( +
=


=
+
n
i
i
i
r
CF
0
)1(
• Ý nghĩa của NPV.
NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại có được sau khi đã bù đắp chi
phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban đầu.
NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi phí
sử dụng vốn.
NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ bù
đắp chi phí đầu tư ban đầu.
• Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV.
+ Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV > = 0
+ Lựa chọn một số dự án loại trừ: chúng ta sẽ chọn trong số
các dự án có NPV >=0 và tổng NPV lớn nhất.
+ Lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau: chúng ta
phải chọn dự án có NPV >=0 và lớn nhất.
• Ưu điểm, hạn chế của phương pháp NPV.
* Ưu điểm:
Cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. NPV là một tiêu chuẩn
hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của dòng tiền, tính đầy đủ mọi
khoản thu và chi trong cả thời kỳ hoạt động và phân tích dự án.

×