Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thức trọng tài thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG LONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG
PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐĂNG LONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG
PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành:

Luật kinh tế

Mã số chuyên ngành:

60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VÂN LONG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019


i

Lời cam đoan

Tôi cam đoan rằng luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng
phương thức Trọng tài: Thực trạng và giải pháp” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.


ii

Lời cảm ơn

Để hoàn thiện Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, ngoài sự nỗ lực nghiên cứu
của bản thân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
của Quý Thầy/cô giảng viên trong suốt quá trình học tập, Quý Thầy/cô làm

công tác tại Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Luật và Thư viện của Nhà
trường; bên cạnh đó là sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian
vừa qua.

Tác giả trân trọng kính gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trần Vân Long
– Giảng viên hướng dẫn khoa học đã luôn động viên, trao đổi thẳng thắn, góp ý
chân thành, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình để giúp tác giả có thể nhìn nhận, đánh giá
vấn đề nghiên cứu tổng quan; đánh giá đúng thực trạng và xu thế sắp tới của
việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thức trọng tài.
Việc trao đổi với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài, các chuyên viên tín dụng của các ngân hàng và các cá
nhân tham gia khảo sát về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đã góp
phần rất lớn giúp tác giả nhận định về thực trạng giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay cũng như khẳng định về xu hướng được
lựa chọn trong thời gian sắp tới khi các bên lựa chọn trọng tài làm cơ quan tài
phán để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Một lần nữa, tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/cô, gia đình,
các chuyên gia và bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả trong thời
gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Học viên

Nguyễn Đăng Long


iii

Tóm tắt

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi

trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia để thu hút nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đến Việt Nam với mong muốn thúc đẩy và phát triển nền kinh tế Việt
Nam, đưa Việt Nam thành một quốc gia giàu mạnh. Một trong những nội dung cải
thiện môi trường chính doanh chính là việc xây dựng việc giải quyết tranh chấp liên
quan đến hợp đồng khi có xung đột xảy ra trong hoạt động kinh doanh của các

thương nhân.
Trong thời gian những năm trở lại đây, số lượng vụ án giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại do Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý có chiều hướng gia
tăng với tinh chất phức tạp trong đó có những tranh chấp về hợp đồng tín dụng.
Trước thực trạng hiện nay công việc của Tòa án nhân dân đang ở tình trạng quá tải;
chưa kể việc giải quyết tranh chấp tại cơ quan Tòa án mất nhiều thời gian bởi các
quy trình, thủ tục tố tụng và bản án của Tòa án còn có thể bị phúc thẩm theo quy
định pháp luật.
Trước bối cảnh đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trọng tài

được xem là phương thức nhanh chóng, hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho các bên;
là xu hướng được nhiều thương nhân lựa chọn.


iv

Thesis Summary

The Vietnamese government has been trying to come up with ways to improve trade
environment, increase ability to compete at national level to attract foreign investments to
Vietnam wishing to develop and advance Vietnamese economy in order to become a
wealthy nation.
One of the items to improve trade environment is to create regulations to solve
contracts conflicts between business owners. In the last few years, the numbers of

commercial litigation at the lowest level of people courts has been increased along with
complexion in borrowing contract law suits. The workloads at the provincial people
courts are overloaded due to time consuming in dealing with differences between rules
and regulations not to mention that their rulings could be voided because they may be
unlawful.
Facing with that problem, arbitration is considered the most effective way to solve
commercial contract disputations bringing benefits to all parties involved and so it is
chosen by a lot of businessmen.


v

Mục lục
Lời cam đoan ............................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ix
Mở đầu ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Ý nghĩa nghiên cứu ......................................................................................... 6
8. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG PHƢƠNG THỨC TRỌNG
TÀI ........................................................................................................................... 8

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng tín dụng ..................................... 8
1.1.1Khái niệm hợp đồng tín dụng.................................................................... 8
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ........................................................... 11
1.1.3 Phân loại hợp đồng tín dụng .................................................................. 17
1.2 Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng .................................................. 18
1.3 Khái quát Trọng tài thương mại và giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
thương mại .............................................................................................................. 20
1.3.1 Khái niệm Trọng tài thương mại ............................................................ 20
1.3.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ................. 24
1.3.3 Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại................... 26
1.4 Quy định pháp luật về Trọng tài thương mại ................................................. 27
1.4.1 Hình thức của Trọng tài thương mại ...................................................... 28
1.4.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ................ 33
1.4.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại....................... 35


vi

1.4.4 Trình tự giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại..................... 35
1.4.5 Thi hành phán quyết Trọng tài thương mại ............................................ 38
1.5 Những đặc thù của giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trọng tài 39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN
DỤNG BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI ..................................................... 43
2.1.Thực tiễn tranh chấp hợp đồng tín dụng và những khó khăn khi giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Tòa án.............................................................. 43
2.1.1.Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Tòa án ......... 43
2.1.2.Khó khăn khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Tòa án ..... 46
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trọng tài thương mại
tại Thành phố Hồ Chí Minh..................................................................................... 56
2.2.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế

Việt Nam - VIAC .................................................................................................... 57
2.2.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Trung tâm Trọng tài Tài
chính Việt - VFA ..................................................................................................... 62
2.3. Lợi ích của các bên trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng
tài từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh............................................................. 67
2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
bằng trọng tài và kiến nghị liên quan khác .............................................................. 76
2.4.1.. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
tín dụng bằng trọng tài............................................................................................. 76
2.4.2 Một số kiến nghị liên quan khác ............................................................ 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 85
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 91
PHỤ LỤC A ........................................................................................................... 92
PHỤ LỤC B ........................................................................................................... 96
PHỤ LỤC C ........................................................................................................... 99


vii

Danh mục hình, biểu đồ

1.

TÊN HÌNH/
BIỂU ĐỒ
Hình 1.1

2.


Hình 1.2

Văn bản thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay

3.

Hình 1.3

Mục đích của hoạt động cho vay

4.

Hình 1.4

Phân loại tín dụng theo thời gian

5.

Hình 1.5

Phân loại tín dụng theo độ tín nhiệm

6.

Hình 1.6

Phân loại tín dụng theo phương thức hoàn trả

7.


Hình 1.7

Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài VIAC

8.

Hình 2.1

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2018

9.

Biểu đồ 2.2

Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm

10.

Biểu đồ 2.3

Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm

11.

Biểu đồ 2.4

Tình hình thụ lý án tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018

12.


Biểu đồ 2.5

13.

Biểu đồ 2.6

14.

Biểu đồ 2.7

15.

Biểu đồ 2.8

16.

Biểu đồ 2.9

17.

Biểu đồ 2.10

Lý do doanh nghiệp không khởi kiện ra tòa án
Doanh nghiệp FDI không sử dụng tòa án để giải quyết
xung đột
Các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của
doanh nghiệp trong nước
Sử dụng phương thức chính thức để giải quyết tranh chấp
theo lĩnh vực và quy mô doanh nghiệp trong nước
Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ sử dụng biện pháp khác thay vì

khởi kiện ra tòa
Các lý do lựa chọn trọng tài

18.

Biểu đồ 2.11

Số vụ tranh chấp tại VIAC trong 17 năm từ 1993 đến 2018

19.

Biểu đồ 2.12

Quốc tịch của các bên trong tranh chấp tại VIAC

20.

Biểu đồ 2.13

Lĩnh vực tranh chấp tại VIAC trong năm 2018

21.

Hình 2.14

22.

Biểu đồ 2.15

23.


Biểu đồ 2.16

So sách thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường
Số lượng vụ việc giải quyết tranh chấp HĐTD tại VFA
trong 3 năm từ 2016 đến 2018
Mức độ hiểu biết về tố tụng trọng tài

24.

Biểu đồ 2.17

Mức độ tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

25.

Hình 3.1

STT

NỘI DUNG HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Bên vay trong HĐTD

Các nguồn lực hợp thành trung tâm tài chính


viii

26.


Biểu đồ 3.2

Thị phần các công ty tài chính tiêu dùng năm 2018

27.

Biểu đồ 3.3

Tăng trưởng tín dụng của các công ty tài chính


ix

Danh mục các từ viết tắt
BLDS

: Bộ luật dân sự

BPCKTT

: BPKCTT

BLTTDS

: Bộ luật tố tụng dân sự

TTDS

: Tố tụng dân sự


TTTM

: Trọng tài thương mại

TTTT

: Trung tâm trọng tài

TCTD

: Tổ chức tín dụng

HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

THADS

: Thi hành án dân sự

HĐTP

: Hội đồng thẩm phán

TAND


: Tòa án nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


1

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chính phủ Việt Nam rất đầu tư và chú trọng trong việc xây dựng Quốc gia
khởi nghiệp bằng việc ban hành nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm
2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Điều đó thấy được sự
quyết tâm của của Chính phủ trong việc hoàn thiện hơn thể chế kinh tế, tạo môi
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động
lực của nền kinh tế Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê
chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
cùng các văn kiện liên quan, với 469/496 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành, đạt
tỷ lệ 96,70% tổng số đại biểu. Như vậy, tất cả các đại biểu tham gia biểu quyết đều
tán thành Nghị quyết này, và cho đến nay đây cũng là Nghị quyết nhận được sự
đồng thuận cao nhất tại Nghị trường ở Kỳ họp lần này.1
Hoạt động tín dụng cũng đang là một trong những vấn đề được Nhà nước hết
sức quan tâm. Ngày 17/7/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có công
văn số 5321/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài (TCTD) về việc thực hiện quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh
vực ưu tiên.
Nhiều hội thảo khoa học về sự lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã
được tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học và cụ thể như

hội thảo “Xử lý tranh chấp tín dụng tại Tòa án và Trọng tài” do Trung tâm Trọng
tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức
cũng đã có nhiều quan điểm trong vấn đề lựa chọn Trọng tài thương mại là cơ quan
để giải quyết các tranh chấp đó.

1

/>

2

Theo kết quả khảo sát từ việc lấy ý kiến của khoảng gần 2000 doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) Việt Nam cho thấy có hơn 40% các doanh nghiệp
có xu hướng chọn Trọng tài thương mại sẽ là phương thức giải quyết tranh chấp
trong khi đó có 92 % tỷ lệ doanh nghiệp không muốn lựa chọn Tòa án là phương
thức giải quyết tranh chấp.2
Việc đẩy mạnh giải quyết nhanh các tranh chấp hợp đồng đã được Chính phủ
yêu cầu các bộ ngành và các đơn vị có liên quan khác thực hiện theo hướng đơn
giản hóa quy trình, nội dung hồ sơ, bãi bỏ những quy định không cần thiết trong đó
có nội dung trong việc thúc đẩy phát triển đội ngũ Trọng tài viên.3 Điều này có thể
thấy được rõ định hướng của chính phủ cũng như vai trò của Trọng tài trong việc
giải quyết tranh chấp trong thời gian đến.
Để có cách nhìn tổng quan hơn về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại trong lĩnh vững tín dụng với những thuận lợi và khó khăn gặp phải
trong quá trình thực tiễn giải quyết. Đó là nguyên nhân tác giả quyết định chọn đề
tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trọng tài thương mại: Thực
trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ Luật Kinh tế. Từ đó,
giúp tôi có thêm nhiều kiến thức qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tích lũy kinh nghiệm
và nâng cao kiến thức pháp luật về hợp đồng tín dụng trên thực tế. Từ việc nghiên
cứu sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn hiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp

bằng con đường Trọng tài thương mại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay không những được
rất nhiều các doanh nhân trong giới tiền tệ hết sức quan tâm mà vấn đề này còn
được các học giả, các nhà khoa học pháp lý biết đến với mong muốn xây dựng được
khung hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo trong việc giải quyết tranh chấp hợp

2

Tài liệu Hội thảo Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Hòa giả: Phương án khả thi dành cho doanh
nghiệp do VCCI-USAD, Điều tra PCI-FDI 2017
3
Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ,
giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến
năm 2020


3

đồng tín dụnh bằng phương thức Trọng tài thương mại. Một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu trong thời gian qua như:
- Tưởng Duy Lượng (2016) Bình luận Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Trọng tài
thương mại và thực tiễn xét xử, Nhà xuất bản Tư pháp. Tài liệu cung cấp một các
sâu sắc về những quy định của pháp luật Trọng tài thương mại và những quy định
pháp luật của Bộ luật tố tụng dân sự có tác động và ảnh hưởng đến việc giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài.
- Đỗ Văn Đại (2018), Pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam (tập 1), Nhà
xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Sách chuyên khảo đã cung cấp bản án
và bình luận những bản án có liên quan đến thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về
Trọng tài thương mại.

- Hoàng Văn Bích (2014), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế
chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ Luật học Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Hồ Thị Khuyên (2016), Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
tại Tòa án nhân dân TP. Hà Nội, luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Phạm Thị Mỹ Nhanh (2018), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa
án”, luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Vinh.ơ
- Trương Thị Hai (2018), Hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng qua giải
quyết tại Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế,
Trường Đại học Luật, Đại học Huế.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài thương mại hiện nay đối với hợp đồng tín dụng vẫn đang còn mang
tính cấp thiết. Bởi lẽ, tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong quá trình
hội nhập dẫn đến nhiều quy định pháp luật chưa lường trước được các vấn để nảy
sinh từ tranh chấp. Trên cơ sở những công trình đã nghiên cứu được tiếp tục kế
thừa, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng phán quyết của trọng tài được các tổ
chức tín dụng sử dụng hiện nay có những tính ưu thế qua thực hiện đề tài “Giải


4

quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng tài: Thực trạng và
giải pháp”.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc mong muốn đánh giá vấn đề trên cơ sở cách nhìn tổng quan, kỹ lưỡng về
việc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng tài,
đề tài tập trung các nội dung sau:
- Phân tích quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín bằng
Trọng tài thương mại.

- Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay đang
diễn ra trên thực tế và phân tích việc lựa chọn Trọng tài là phương thức giải quyết
tranh chấp đang là xu thế hiện nay.
- Phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại các trung
tâm Trọng tài và phân tích những khó khăn bất cập và vướng mắc trong quá trình
giải quyết về pháp luật từ đó cần có những giải pháp cụ thể nào để giải quyết vấn đề
trên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng
tài: Thực trạng và giải pháp” tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
- Cơ sở pháp lý và khung lý thuyết giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
thương mại.
- Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng và vì sao giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng tài thương mại hiện nay là xu hướng
được lựa chọn.
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện tại tại một số trung
tâm Trọng tài thương mại ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Những khó khăn
bất cập và vướng mắc trong quá trình giải quyết về pháp luật và cần có những giải
pháp, đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật.


5

5. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các quy định
của pháp luật về giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng bằng phương thức
Trọng tài với mong muốn làm sáng tỏ được bản chất của các tổ chức tín dụng
thường có xu hướng quyết định lựa chọn việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
khi thỏa thuận giao kết hợp đồng tín dụng. Đồng thời, qua việc nghiên cứu này cũng

chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hơn
nữa việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng bằng phương thức
Trọng tài trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Bằng lý luận pháp lý qua sự phân tích các
quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
bằng Trọng tài thương mại ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn giải quyết tranh chấp
đó tại các Trung tâm Trọng tài. Từ đó, so sánh và đối chiếu kết quả của quá trình
giải quyết của các Trung tâm Trọng tài. Qua đó, rút ra những điểm chung và vấn đề
cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trọng tài làm cơ sở
cho việc đưa ra những đề xuất, kiến nghị, các mô hình và giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật về Trọng tài phù hợp với đặc trưng của pháp luật Việt Nam.
Phương pháp này được sử dụng trọng tâm ở chương I và Chương II của luận văn.
- Phương pháp so sánh: Từ quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài, luận văn có tham khảo các quy định pháp luật của một số
nước trên thế giới, khu vực Châu Á để đánh giá được các mặt ưu điểm cũng như
hạn chế của pháp luật về Trọng tài của Việt Nam đối với các nước trong khu vực.
Từ đó, thấy được nhu cầu của doanh nghiệp tại mỗi quốc gia khác nhau trong hoạt
động kinh doanh thương mại và thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại đối với loại hình hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng tài. Qua đó, đề
xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật cụ thể trong bối cảnh Việt Nam đang rất
nỗ lực trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh năng động, hiệu quả trong
nhiều mặt của nền kinh tế hội nhập.


6

- Phương pháp hệ thống hóa: Bằng thực tiễn nghiên cứu và thông qua quá
trình giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng bằng phương thức Trọng tài
tại các Trung tâm Trọng tài hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, khái quát hóa tình

trạng giải quyết tranh chấp và mục đích của việc giải quyết tranh chấp của các tổ
chức tín dụng; nguyên nhân và lý giải việc lựa chọn các Trung tâm Trọng tài là đơn
vị ưu tiên trong việc giải quyết tranh chấp. Qua đó, làm cơ sở cho việc đưa ra một
số kiến nghị ở chương II.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các
quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại qua các thời kỳ.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Để có cách nhìn cụ thể, đề tài thực hiện sử
dụng phương pháp điều tra xã hội học dưới hình thức phỏng vấn các Trọng tài viên
trong các vụ việc giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng, phỏng vấn nhân
viên pháp chế của ngân hàng trong việc lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng hiện nay… Từ đó có những đánh giá và đề xuất trong phần kiến
nghị ở chương II.
- Các phương pháp khác: luận văn cũng nghiên cứu và sử dụng một số phương
pháp khác như: thống kê, tổng kết thực tiễn, khảo sát…
7. Ý nghĩa nghiên cứu
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Luận văn nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng
phương thức Trọng tài với mong muốn trên cơ sở những vấn đề nghiên cứu từ cơ sở
lý luận đến thực tiễn việc giải quyết tranh chấp giữa các trung tâm Trọng tài ở Việt
Nam và trong khu vực, làm tiền đề cho việc đưa ra kiến nghị khoa học hoàn thiện
pháp luật về Trọng tài ở Việt Nam hiện nay.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu cũng góp phần giúp các cơ quan chuyên môn nghiên cứu
hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả trong việc ban hành các quy định pháp
luật về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài phù hợp, tạo môi trường cạnh tranh


7

lành mạnh với hành lang pháp lý an toàn, ổn định. Tạo được niềm tin cho các quốc

gia trên thế giới đầu tư ở Việt Nam.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục của
luận văn, kết cấu luận văn nghiên cúu bao gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng bằng phương thức trọng tài.
Chương 2. So sánh thực trạng về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng
Tòa án và Trọng tài.


8

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG BẰNG
PHƢƠNG THỨC TRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng
Tín dụng là tên gọi bắt nguồn từ tiếng Latinh. Theo đó, tín dụng được gọi là
creditium và tiếng Anh gọi là credit được hiểu là tin tưởng và tín nhiệm. Trên cơ sở
đó, các bên sẽ thực hiện việc cho vay mượn một lượng giá trị nhất định được biểu
hiện dưới tài dạng tài sản.
Bên đi vay cũng chỉ nhận được quyền sử dụng vốn vay đó chứ không nhận
được quyền sở hữu vốn vay.4 Chính vì lẽ đó, bên đi vay phải có nghĩa vụ hoàn trả
lại tài sản đã vay của bên cho vay. Tài sản được biểu thị dưới dạng tiền tệ hoặc một
vật chất cụ thể để bên đi vay sử dụng cho mục đích vay của mình. Lượng giá trị tài
sản đó bao gồm tài sản vay ban đầu và phần giá trị tăng thêm hay lợi tức5 (khoản
thu lại được từ việc khai thác tài sản mà bên vay sau khi dùng quyển sử dụng tài sản
đó thu về được khi được bên cho vay chuyển giao quyền sở hữu vốn vay). Sự tín
nhiệm của người đi vay lúc đó sẽ được khẳng định với người cho vay trên cơ sở của
việc hoàn trả đúng hạn.

Bản chất của hoạt động tín dụng chính là sự vận động, dịch chuyển quyền sử
dụng vốn từ chủ sở hữu sang người đi vay (người sử dụng) trong thời gian tạm thời,
được ấn định bằng một khoảng thời gian xác định. Người cho vay (chủ sở hữu) sẽ
được nhận một khoản thu nhập dưới dạng lợi tức của việc cho vay này. Một quan hệ
tín dụng được xem là đầy đủ phải hội đủ những yếu tố như trên. Trong trường hợp
thiếu một trong ba yếu tố đó thì sẽ làm mất đi bản chất của quan hệ tín dụng. Cụ thể
như: nếu bên vay không trả một khoản lợi tức cho bên cho vay thì lúc đó xuất hiện
quan hệ cho – mượn giữa bên cho mượn giao tài sản bên mượn tài sản sử dụng

4

Vũ Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008), “Nhập môn Tài chính – Tiền hệ”, NXB Tài
chính, tr 49
5
Khoản 2 điều 109 BLDS 2015


9

trong một thời hạn nhất định và khi hết thời hạn đó bên mượn chỉ việc trả lại tài sản
đã mượn; nếu không ấn định thời gian vay tài sản và khoản tợi tức phải trả từ việc
sử dụng tài sản của bên vay lúc đó quan hệ tín dụng sẽ biến thành quan hệ tặng cho tài sản; nếu trường hợp không hội đủ các yếu tố trên thì quan hệ kinh tế sẽ
không xảy ra trên thực tế bởi lẽ không có sự chuyển giao về vốn.6
Hiện nay, thuật ngữ “hợp đồng” được các nhà làm luật đưa ra tại điều 385
BLDS 2015: “Hợp đồng là thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Theo Nguyễn Ngọc Điện, “Hợp đồng là công cụ pháp lý chủ yếu để xác lập
quan hệ giữa người với người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức”7.
Theo đó, các bên thỏa thuận thống nhất các nội dung và các điều khoản về việc cho
vay với phương thức thanh toán, lãi suất cụ thể, thời hạn vay nhất định cũng như

việc xử lý nếu các bên không tuân thủ những cam kết như lúc ban đầu xác lập.
Tuy nhiên, HĐTD là loại hợp đồng có những đặc trưng so với hợp đồng thông
thường bởi vì HĐTD phải có ít nhất một bên trong quan hệ dân sự phải hoạt động
trong lĩnh vực tín dụng và được thành lập hợp pháp, tổ chức hoạt động theo đúng
quy định của pháp luật về TCTD.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, các ngân hàng thương mại thường áp
dụng các nghiệp vụ như nhận tiền gửi (huy động vốn), cấp tín dụng và dịch vụ
thanh toán qua tài khoản.
Pháp luật về TCTD quy định8“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp
vụ cấp tín dụng khác”.

6

Vũ Đình Thanh, Vũ Thị Minh Hằng (2008), Tlđđ.2, tr 49
Nguyễn Ngọc Điện (2018), Giáo trình Luật dân sự, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh, tập 2, tr 21
8
Khoản 14 điều 4 Luật TCTD 2010 sửa đổi, bổ sung 2017
7


10

NHTM có nhiều cách thức để thực hiện việc cấp tín dụng phổ biến hiện nay
như: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán. Văn bản thống nhất những cam kết các bên
(ngân hàng và khách hàng) được gọi là HĐTD.
Từ đó, có thể nhận thấy bản chất HĐTD chính là hợp đồng vay tài sản theo
quy định của pháp luật về dân sự. Căn cứ điều 463 BLDS 2015 thì bên cho vay tài

sản có trách nhiệm phải giao tài sản cho bên vay và khi thời hạn vay, bên vay có
nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản theo đúng cam kết và lãi vay nếu các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật Ba Lan quy định về HĐTD tại điều 27 Luật ngân hàng 1989 “Một
hiệp định tín dụng ràng buộc giữa ngân hàng dành một khoản tiền sẵn có xác định
cho người vay trong thời hạn đã được thỏa thuận theo hiệp định và người vay cam
kết sử dụng khoản tín dụng đó, hoàn trả số lượng tín dụng đã được sử dụng cùng
với số lãi cộng dồn trong phạm vi ngày hoàn trả đã thỏa thuận và hoàn trả một số
phí hoa hồng cho việc phát hành đó”9
Về khái niệm đối với HĐTD hiện nay được biết đến trong các giáo trình tại
một số cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước như:
HĐTD ngân hàng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các TCTD (gọi là bên
cho vay) và khách hàng vay vốn (bên đi vay) theo đó bên cho vay cấp cho bên đi
vay một khoản tiền nhất định và khi hết thời hạn đó, bên đi vay có nghĩa vụ phải
hoàn trả cho bên cho vay cả tiền gốc và tiền lãi.10
Theo tác giả Dương Thị Bình Minh thì “HĐTD ngân hàng là một văn bản
pháp lý xác định quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng theo những điều khoản
được thỏa thuận giữa đôi bên về quyền hạn và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng và
hoàn trả nợ vay”.
Hay là, “HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia giao kết
HĐTD. Trong đó, một bên là cho vay chính là TCTD và bên đi vay là các tổ chức

9

Nguyễn Thị Mộng Thúy (2008), Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về HĐTD ngân
hàng ở Việt Nam”, Khoa Luât, Đại học Quốc gia Hà Nội
10
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 45



11

và cá nhân. Nội dung thỏa thuận nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của
các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay”.11
Mặc dù thuật ngữ HĐTD được hiểu và tiếp cận bằng nhiều cách thức định
nghĩa khác nhau nhưng về cơ bản nội hàm của khái niệm đó đều được thống nhất.
Qua đó, khẳng định HĐTD là một dạng của hợp đồng, thể hiện ý chí thống nhất của
các bên khi quyết định giao kết hợp đồng.
Ngân hàng nhà nước quy định “HĐTD là hợp đồng cho vay dưới hình thức
cấp tín dụng theo đó, TCTD giao hoặc cam kết giao cho khách hàng (cá nhân hoặc
tổ chức) một khoản tiền xác định để khách hàng sử dụng vào mục đích nhất định
trong khoảng thời gian mà hai bên thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả (gồm tiền
gốc và tiền lãi)” tại khoản thu lại được từ việc khai thác tài sản mà bên vay sau khi
dùng quyển sử dụng tài sản đó thu về được khi được bên cho vay chuyển giao
quyền sở hữu vốn vay. Trên thực tế, có nhiều tên gọi, thuật ngữ khác nhau được các
TCTD đưa ra khi đề cập đến HĐTD như hợp đồng cho vay hay hợp đồng cấp tín
dụng (trong đó đó có hoạt động cho vay). Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cách gọi tên
khác nhau nhưng hợp đồng cho vay, hợp đồng cấp tín dụng đều thể hiện bản chất
của HĐTD chính là việc TCTD cấp một khoản tiền cho bên vay (khách hàng) để sử
dụng và khách hàng sẽ hoàn trả cả tiền gốc và tiền lãi.
Từ những quan điểm về HĐTD đã nêu như trên, theo tác giả khái niệm về
HĐTD có thể được hiểu như sau: HĐTD là hoạt động cho vay của TCTD đối với
khách hàng thể hiện rõ sự thỏa thuận văn bản giữa các bên (bên vay, bên cho vay)
đáp ứng điều kiện của pháp luật để vay một khoản tiền sử dụng vào mục đích với
thời hạn đã được hai bên thống nhất. Khi thời hạn vay hết thì bên vay có nghĩa vụ
phải hoàn trả cho bên vay số tiền vay và lãi suất theo thỏa thuận.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Ngoài những điểm giống nhau giữa HĐTD so với hợp đồng vay tài sản thì
HĐTD có những đặc trưng riêng, cụ thể:

11

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật ngân hàng, NXB Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trang 235


12

Thứ nhất, về chủ thể trong giao kết hợp đồng tín dụng
HĐTD giữa các bên trong tín dụng tuy nhiên phải có một bên là TCTD (hay
còn được gọi là bên cho vay) được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật. TCTD cho vay bao gồm các loại hình như: ngân hàng thương mại, ngân
hàng hợp tác xã, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân
dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
TCTD muốn thực hiện được hoạt động kinh doanh dưới hình thức cho vay thì
phải đảm bảo các yếu tố pháp lý để được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại
Việt Nam về thủ tục thành lập, vốn pháp định, đáp ứng yêu cầu về chủ sở hữu,
người quản lý, điều hành, hay kiểm soát viên theo quy định của Luật TCTD. Đây là
những điều kiện mà cơ quan lập pháp đưa ra với mong muốn loại trừ những TCTD
không đáp ứng yêu cầu kinh doanh trên thị trường tài chính và góp phần xây dựng
môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định nền kinh tế tiền tệ.
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định chủ thể trong quan hệ dân sự bao gồm cá
nhân và pháp nhân. Đối với hoạt động cho vay của các TCTD theo quy định tại
khoản 3 điều 2 thông tư 39/2016/TT-NHNN thì bên vay được chia thành hai nhóm
chính: cá nhân hoặc pháp nhân đáp ứng các yêu cầu, cụ thể như sau:
Cá nhân
có quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài
• Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
• Người thành niên có năng lực hành vi dân sự
Pháp nhân

gồm pháp nhân trong nước và nước ngoài
• Hoạt động vì mục đích sinh lợi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam;
• Pháp nhân thành lập ở nước ngoài nhưng hoạt động ở Việt Nam
Hình 1.1: Bên vay trong HĐTD
Bên vay là pháp nhân hay thể nhân cũng phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện
vay vốn. Đây là điểm được xem là khác biệt giữa HĐTD với các loại hợp đồng
thông thường khác.
Thông thường, mỗi mục đích cho vay khác nhau sẽ kéo theo chủ thể cho vay
cũng sẽ khác nhau, cụ thể như việc cho vay phục vụ đời sống (thông thường sẽ là


13

khách hàng cá nhân) và cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh (thông thường sẽ là
khách hàng pháp nhân). Như vậy đối với những tổ chức không có tư cách pháp
nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác sẽ không đủ điều kiện để trở thành chủ thể của
HĐTD. Tuy nhiên vẫn có những khách hàng cá nhân thực hiện vay với mục đích
kinh doanh trong trường hợp cá nhân đó chính là chủ hộ kinh doanh hay chủ doanh
nghiệp tư nhân theo quy định khoản điều 2 thông tư 39/2016/TT-NHNN.

HĐTD

Bên cho vay

Bên vay

Văn bản
thỏa thuận

Hình 1.2: Văn bản thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay

Mục đích cho
vay của TCTD

Nguồn vốn huy động trong xã hội từ hoạt động tiền gửi và
hoạt động khác được TCTD Sử dụng hiệu quả
Thực hiện các chức năng tiền tệ của TCTD

Hình 1.3 Mục đích của hoạt động cho vay
Điều kiện thành lập ngân hàng thương mại phải đáp ứng được yêu cầu về vốn
pháp định là 3000 tỷ đồng12, chủ sở hữu của ngân hàng chỉ có thể tồn tại dưới hình
thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Bên cạnh

12

Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục
mức vốn pháp định của các TCTD, Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006


14

đó, TCTD khi thành lập phải có đề án tổ chức hoạt động phương án kinh doanh có
chiều hướng phát triển, đáp ứng được nhu cầu và thị phần trong xã hội.
Ngân hàng thương mại do các tổ chức thành lập dưới hai hình thức: (1) ngân
hàng thương mại trong nước dưới dạng công ty cổ phần; (2) ngân hàng thương mại
nhà nước dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở
hữu 100% vốn theo quy định tại điều 6 Luật TCTD 2010, sửa đổi bổ sung năm
2017.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng tín dụng
Đối tượng của HĐTD phải là một khoản tiền cụ thể do các bên thỏa thuận13.

Đối tượng của HĐTD được xem là đặc trưng của HĐTD so với các hợp đồng thông
dụng khác. Bởi lẽ, ở các hợp đồng thông dụng khác theo quy định của BLDS 2015,
đối tượng hợp đồng có thể là tài sản, hàng hóa, dịch vụ, công sức… Tiền tệ được sử
dụng trong quan hệ tín dụng do TCTD và khách hàng tự thỏa thuận, có thể là tiền
Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ. Số tiền này được thể hiện cụ thể trong văn bản thỏa
thuận của các bên (HĐTD).
Thứ ba, giao kết trong hợp đồng tín dụng
Trong giao kết HĐTD thường bên cho vay (ngân hàng) theo quy định thông tư
39/2016/TT-NNHN sẽ là bên có xu hướng nhận rủi ro cao hơn bên đi vay14. Bởi vì
trên thực tế, bên vay có khả năng không hoàn trả số tiền gốc lẫn tiền lãi hoặc không
có khả năng hoàn trả số tiền gốc cho TCTD mà mình đã thỏa thuận vay vì nhiều
nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả kéo theo một
số dây chuyền khác. Bởi lẽ, trong khối tiền của ngân hàng sẽ có phần tiền của cá
nhân tham gia gửi để lấy lãi suất theo thời hạn gửi đây là tiền được TCTD huy động
từ công chúng. Vì vậy, trường hợp TCTD cho vay nhưng không thu hồi được tiền
sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều khâu khác trong hoạt động tín dụng và bản thân sự ổn
định, phát triển TCTD .
13

Nguyễn Thị Mộng Thúy (2008), Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về HĐTD ngân
hàng ở Việt Nam”, Khoa Luât, Đại học Quốc gia Hà Nội, tlđd 3
14
Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Văn Phương (2012), “Rủi ro pháp lý từ hợp đồng thế
chấp tài sản của bên thứ ba”, Tạp chí ngân hàng số 23, 12/2012.


×