Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tác dụng của phương pháp tác động cột sống kết hợp với điện châm trong điều trị bệnh nhân tắc tia sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 94 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

MAI THỊ ĐÀO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƢƠNG PHÁP
TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG KẾT HỢP VỚI ĐIỆN CHÂM
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TẮC TIA SỮA
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: CK. 62726001
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà

HÀ NỘI - 2020


2

LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau Đại học, Khoa Y học cổ
truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất
cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS-TS. Nguyễn Thị Thu Hà - Trưởng khoa Y học cổ truyền Trường


Đại học Y Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm
giảng dạy, giúp đỡ và chỉ bảo cho em những kinh nghiệm quí báu trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng bảo vệ
luận văn Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người cô đã đóng
góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu.
Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như hoàn thành luận văn.
Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp và toàn thể cán bộ nhân viên
khoa phụ sản Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội đã tạo điều kiện cho em học
tập, thu thập số liệu và thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc
em xin cảm ơn Ths.Lê Thị Hải Vân, Bs Nguyễn Thị Thanh Vân là người đã
tận tâm cùng tôi thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân nghiên cứu này.
Ban giám hiệu, cùng toàn thể cán bộ nhân viên Bộ môn Y học cổ
Truyền Trường Đại học Y Dược Thái Bình, là nơi công tác và cũng là nơi
hỗ trợ nhiệt tình cả về vật chất cũng như tinh thần cho tôi.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình, cùng bè bạn đã luôn động viên khích lệ trong quá trình học tập.
Tác giả
Mai Thị Đào


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Mai Thị Đào, lớp Chuyên khoa II khóa 32, Trường Đại học Y Hà
nội, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2020
Ngƣời viết cam đoan

Mai Thị Đào


4

CHỮ VIẾT TẮT

BN

: Bệnh nhân

C

: Chứng

D0

: Khám bệnh nhân lần 1 khi bệnh nhân vào viện

D1

: Khám bệnh nhân lần 2 vào ngày thứ 1 sau điều trị


D2

: Khám bệnh nhân lần 3 vào ngày thứ 2 sau điều trị

D3

: Khám bệnh nhân lần 4 vào ngày thứ 3 sau điều trị

D4

: Khám bệnh nhân lần 5 vào ngày thứ 4 sau điều trị

HA

: Huyết áp

NC

: Nghiên cứu

TĐCS

: Tác động cột sống

TTS

: Tắc tia sữa

VAS


: Visual analogue Scale (Thước đo mức độ đau)

XBBH

: Xoa bóp bấm huyệt

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


5

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................... 14
1.1. Tổng quan về tắc tia sữa theo y học hiện đại ....................................... 14
1.1.1. Cấu trúc và sự phát triển của tuyến vú .......................................... 14
1.1.2. Bài xuất sữa ................................................................................... 16
1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa............................................... 17
1.1.4. Bệnh tắc tia sữa ............................................................................. 18
1.2. Tổng quan tắc tia sữa theo y học cổ truyền ......................................... 21
1.2.1. Bệnh danh ..................................................................................... 21
1.2.2. Nguyên nhân chứng nhũ ung ........................................................ 22
1.2.3. Thể bệnh ........................................................................................ 23
1.2.4. Các phương pháp điều trị .............................................................. 24

1.3. Tổng quan về phương pháp tác động cột sống .................................... 25
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 25
1.3.2. Chỉ định và chống chỉ định ........................................................... 26
1.3.3. Các đặc trưng cơ bản của phương pháp TĐCS ............................ 26
1.3.4. Các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị bệnh .................................. 27
1.3.5. Thủ thuật trị bệnh .......................................................................... 28
1.4. Tổng quan về phương pháp điện châm ................................................ 30
1.4.1. Định nghĩa ..................................................................................... 30
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định của điện châm ................................... 31
1.4.3. Cách tiến hành điện châm ............................................................. 31
1.4.4. Liệu trình điện châm ..................................................................... 31
1.5. Tình hình nghiên cứu tắc tia sữa trong và ngoài nước......................... 32
CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 34


6

2.1. Chất liệu nghiên cứu ............................................................................ 34
2.1.1. Công thức huyệt điện châm trong nghiên cứu .............................. 34
2.1.2. Phương tiện châm cứu .................................................................. 35
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 36
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .......................................................... 36
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ...................................................... 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 38
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 38
2.3.2. Quy trình điều trị ........................................................................... 38
2.3.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 39
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 40
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị ............................................. 41

2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 44
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 45
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 47
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................... 47
3.1.1. Phân bố theo tuổi........................................................................... 47
3.1.2. Phương pháp sinh con ................................................................... 48
3.1.3. Tình trạng trẻ bú sữa ..................................................................... 48
3.1.4. Tình trạng bất thường của tuyến vú .............................................. 49
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ................................ 50
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo tuổi con .................................................. 50
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau trước khi điều trị ................ 51
3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng tắc tia sữa trước điều trị ........ 52
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị .................................................................... 53
3.2.1. Sự thay đổi điểm đau VAS ........................................................... 53


7

3.2.2. Tình trạng tắc tia sữa..................................................................... 55
3.2.3. Kích thước vùng vú sưng .............................................................. 56
3.2.4. Thời gian điều trị........................................................................... 59
3.2.5. Kết quả điều trị chung ................................................................... 59
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong
nghiên cứu ................................................................................................... 60
3.3.1. Mối liên quan giữa bất thường núm vú và hiệu quả điều trị......... 60
3.3.2. Mối liên quan giữa số lần trẻ bú và hiệu quả điều trị ................... 61
3.3.3. Mối liên quan giữa thời gian trẻ bú một lần và hiệu quả điều trị . 61
3.3.4. Mối liên quan giữa hình thức sinh với kết quả điều trị ................. 62
3.3.5. Mối liên quan giữa lần sinh con dạ hay con so với kết quả điều trị........... 62

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 63
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .................................................... 63
4.1.1. Tuổi ............................................................................................... 63
4.1.2. Phương pháp sinh con ................................................................... 63
4.1.3. Tình trạng trẻ bú sữa ..................................................................... 64
4.1.4. Tình trạng bất thường của tuyến vú và tuổi con. .......................... 65
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ................................ 66
4.1.6. Triệu chứng bệnh tắc tia sữa ......................................................... 67
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị .................................................................... 68
4.2.1. Hiệu quả giảm đau ........................................................................ 68
4.2.2. Tình trạng tắc tia sữa..................................................................... 70
4.2.3. Kích thước vùng vú sưng .............................................................. 71
4.2.4. Thời gian điều trị........................................................................... 72
4.2.5. Kết quả điều trị chung ................................................................... 73
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân trong
nghiên cứu ................................................................................................... 75


8
4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng bất thường núm vú và hiệu quả
điều trị. ................................................................................................... 75
4.3.2. Mối liên quan giữa số lần trẻ bú trong ngày, thời gian trẻ bú và
hiệu quả điều trị. ...................................................................................... 75
4.3.3. Mối liên quan giữa hình thức sinh và hiệu quả điều trị ................ 77
3.4.4. Mối liên quan giữa lần sinh con dạ hay con so với kết quả điều trị ... 77
KẾT LUẬN ............................................................................................. 78
KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



9

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm VAS ............................................................................ 42
Bảng 2.2. Tình trạng tắc tia sữa ...................................................................... 42
Bảng 2.3. Kích thước vùng vú sưng................................................................ 43
Bảng 2.4. Ngày điều trị ................................................................................... 43
Bảng 2.5. Kích thước vùng vú sưng tại thời điểm D2 .................................... 44
Bảng 2.6. Kết quả điều trị chung .................................................................... 44
ảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi ............................. 47
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. ................................. 50
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tuổi con. ................................................... 50
Bảng 3.4. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước khi điều trị ..................... 51
Bảng 3.5. Đặc điểm bệnh nhân theo tình trạng tắc tia sữa trước điều trị........ 52
Bảng 3.6. Đặc điểm bệnh nhân theo triệu chứng sốt, đỏ da trước điều trị ..... 52
Bảng 3.7. Điểm đau VAS trung bình tại các thời điểm D0, D1, D2, D3, D4. ... 53
Bảng 3.8. Hiệu quả giảm đau sau 1 ngày điều trị ........................................... 54
Bảng 3.9. Điểm trung bình về tình trạng tắc tia sữa qua các thời điểm.......... 55
Bảng 3.10. Hiệu quả giảm tắc tia sữa sau điều trị 1 ngày ............................... 56
Bảng 3.11. Kích thước trung bình vùng vú sưng cứng tại các thời điểm D0,
D1, D2, D3, D4. ............................................................................ 56
Bảng 3.12. Hiệu quả giảm kích thước vùng vú bị sưng cứng sau điều trị 1 ngày . 57
Bảng 3.13. Hiệu quả giảm kích thước vùng vú bị sưng cứng sau 2 ngày điều trị 58
Bảng 3.14. Số ngày điều trị trung bình ........................................................... 59
Bảng 3.15. Kết quả điều trị chung .................................................................. 59


10
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa bất thường núm vú và hiệu quả điều trị. ....... 60

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa số lần trẻ bú và hiệu quả điều trị ................... 61
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thời gian trẻ bú và hiệu quả điều trị .............. 61
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hình thức sinh với kết quả điều trị. ............... 62
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa lần sinh con dạ hay con so với kết quả điều trị .. 62


11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chung về phương pháp sinh con ........................... 48
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về tình trạng trẻ bú ..................................... 48
Biểu đồ 3.3. Tình trạng bất thường của tuyến vú ...................................... 49

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu tạo tuyến sữa .................................................................... 15
Hình 2.1. Thang điểm đau VAS ............................................................... 36

4,25,31,37,38,79,81
1-3,5-24,26-30,32-36,39-78,80,83-


12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tắc tia sữa là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh và cho con bú.
Theo thống kê tại Việt Nam và trên thế giới, tỷ lệ mắc tắc tia sữa từ 15% đến
50% số phụ nữ cho con bú và ngày càng gia tăng

1,2


. Tuy bệnh không nguy

hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của người mẹ, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển
của con. Bệnh tắc tia sữa nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì đem lại
kết quả rất tốt, nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn tới biến chứng trầm trọng như viêm
tuyến vú, áp xe vú, mất sữa,…1,2,3.
Về phương diện điều trị, cả Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền
(YHCT) cũng có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh này. Y học hiện đại chủ
yếu dùng giảm đau bằng thuốc như paracetamol, tăng thông sữa bằng thuốc
oxytocin và dụng cụ hút sữa, vật lý trị liệu, thậm chí dùng kháng sinh kháng
viêm. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc còn gây tác dụng phụ cho mẹ và ảnh
hưởng tới nguồn sữa của con, thậm chí gây mất sữa3.
Theo Y học cổ truyền bệnh tắc tia sữa được xếp vào chứng Nhũ ung,
bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như can khí uất kết, vị nhiệt ngưng trệ,
nhiễm độc tà và sữa ứ đọng. Về mặt điều trị bệnh cũng có rất nhiều phương
pháp như dùng thuốc và không dùng thuốc 1,4. Trên lâm sàng có nhiều bài thuốc
cổ phương và nghiệm phương được áp dụng đem lại kết quả rất khả quan. Bên
cạnh những phương pháp không dùng thuốc đã được áp dụng từ lâu như châm
cứu, xoa bóp bấm huyệt. Đặc biệt là phương pháp điện châm cũng đã được
chứng minh trên lâm sàng qua nhiều công trình nghiên cứu có hiệu quả trong
điều trị bệnh TTS. Những phương pháp này đã và đang được áp dụng tại các cơ
sở y tế trong điều trị bệnh tắc tia sữa và mang lại hiệu quả trên lâm sàng. Ngoài


13
ra phương pháp tác động cột sống cũng đã và đang nghiên cứu áp dụng tại một
số cơ sở điều trị.
Phương pháp tác động cột sống là phương pháp do cố lương y Nguyễn

Tham Tán nghiên cứu sáng lập và phát triển, phương pháp được sử dụng
nhiều năm và đã được ứng dụng vào nhiều đề tài nghiên cứu do Bộ y tế chủ
trì tại các bệnh viện lớn, với kết quả đều đạt trên 85%. Phương pháp TĐCS là
phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, dùng phần mềm đầu ngón tay tác
động nhu thuật theo nguyên tắc, phương thức và thủ thuật để phát hiện sự
không bình thường của cột sống mà chẩn trị bệnh. Đây là phương pháp y học
cổ truyền, đơn giản, độc đáo, hiệu quả và khoa học. Nhiều công trình nghiên
cứu đánh giá tác dụng của phương pháp trong điều trị bệnh cấp và mạn tính,
như viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh hông to, huyết áp cao, huyết
áp thấp, u xơ tuyến vú, hen phế quản, viêm quanh khớp vai và phục hồi nguồn
sữa mẹ

5,6,7

. Trong điều trị bệnh TTS chưa có công trình nào nghiên cứu về

phương pháp này, kể cả phương pháp kết hợp giữa Điện châm với Tác động
cột sống. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của
phƣơng pháp tác động cột sống kết hợp với điện châm trong điều trị
bệnh nhân Tắc tia sữa” với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh tắc tia sữa bằng phương pháp tác
động cột sống kết hợp với điện châm tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ
truyền Hà Nội.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp
can thiệp.


14

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tắc tia sữa theo y học hiện đại
1.1.1. Cấu trúc và sự phát triển của tuyến vú
Tuyến sữa có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi, được hình thành do sự
biến đổi đặc biệt của tuyến mồ hôi. Đây cũng là đặc điểm chung của
động vật có vú.
1.1.1.1. Cấu trúc giải phẫu
Ở trẻ sơ sinh, tuyến sữa chưa phát triển. Đến tuổi dậy thì tuyến sữa ở nữ
bắt đầu phát triển, hoạt động mạnh lúc sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Vú là hai tuyến tiết sữa nằm ở ngực, trước các cơ ngực lớn đi từ xương
sườn III đến xương sườn VI 8.
Hình thể ngoài: Vú có hình mâm xôi, ở giữa mặt trước của vú có một lồi
tròn gọi là núm vú hay nhú vú, nơi có nhiều lỗ của các ống tiết sữa. Xung
quanh núm vú là một vùng da sẫm màu hơn gọi là quầng vú. Trên bề mặt của
quầng vú có nổi lên nhiều cục nhỏ do những tuyến bã ở quầng vú đẩy lồi lên.
Trung bình đường kính vú 10 - 12 cm, dày 5 - 7 cm ở vùng trung tâm. Vị trí,
kích thước, hình thể của vú có thể thay đổi tùy thuộc đặc điểm cơ thể mỗi
người và độ tuổi.


15

Hình 1.1: Cấu tạo tuyến sữa 8
Cấu tạo: mỗi vú có từ 15 - 20 thùy mô tuyến sữa, mỗi thùy do một số
tiểu thùy tạo nên. Ống của tuyến sữa chạy theo hình nan hoa từ chu vi hướng
vào núm vú. Ở bề mặt và giữa các tuyến sữa là những mô mỡ.
Động mạch nuôi tuyến sữa là các nhánh được tách ra từ động mạch ngực
trong và động mạch ngực ngoài.
Tĩnh mạch đổ về các tĩnh mạch ngực trong và tĩnh mạch ngực ngoài.
Bạch huyết đổ về ba chuỗi hạch là hạch nách, chuỗi hạch ngực trong và

chuỗi hạch trên đòn.
Thần kinh là những nhánh trên đòn của đám rối cổ nông và các nhánh
xiên của dây thần kinh liên sườn từ II đến VI 8,9.
1.1.1.2. Sự phát triển của tuyến vú
Tuyến vú bắt đầu phát triển từ tuổi dậy thì dưới tác dụng của oestrogen
và progesteron. Hai hormon này kích thích phát triển ống tuyến, thùy tuyến,
bọc tuyến, mô đệm và lớp mỡ 10.


16
Ngoài hai hormon buồng trứng, các hormon khác như GH, prolactin,
hormon vỏ thượng thận, insulin cũng tham gia kích thích phát triển ống
tuyến vú 10.
1.1.2. Bài xuất sữa
Sữa được bài tiết dưới tác dụng của prolactin vẫn nằm trong bọc tuyến.
Dưới tác dụng của Oxytocin do vùng dưới đồi bài tiết ra, sữa được đẩy vào
ống tuyến. Khi đứa trẻ bú, sữa từ ống tuyến sẽ được chảy vào miệng. Chính
động tác mút núm vú của đứa trẻ sẽ tạo xung động truyền về vùng dưới đồi và
thùy sau tuyến yên gây bài tiết Oxytocin. Bởi vậy ngay sau khi sinh người mẹ
cần cho con bú ngay. Việc cho con bú sớm sẽ làm tăng bài tiết Oxytocin để
một mặt tăng bài tiết sữa, mặt khác giúp co hồi tử cung tốt hơn 10.
Sự bài tiết Oxytocin còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, cảm xúc.
Vuốt ve, âu yếm con, nghe tiếng con khóc đều gây những tín hiệu cảm xúc
truyền về vùng dưới đồi làm tăng bài xuất sữa. Trái lại những kích thích giao
cảm mạnh, căng thẳng kéo dài sẽ ức chế sự bài xuất sữa 10,11.
* Vai trò của Oxytocin và sự điều hòa bài tiết sữa
- Vai trò của oxytoxin với bài tiết sữa:
Oxytoxin có tác dụng làm co tế bào biểu mô cơ, là những tế bào nằm
thành hàng rào bao quanh nang tuyến sữa. Những tế bào này co lại ép vào
nang tuyến vú với áp lực 10 - 20 mmHg và đẩy sữa ra ống tuyến.

- Điều hoà bài tiết oxytoxin.
ình thường nồng độ oxytocin trong huyết tương là 1 - 4 pmol/l.
Oxytocin được bài tiết do kích thích cơ học và tâm lý.
+ Kích thích trực tiếp vào núm vú.


17

+ Sự kích thích tâm lý hoặc kích thích hệ giao cảm: Khi có kích thích,
vùng dưới đồi luôn luôn nhận tín hiệu này và truyền xuống thùy sau tuyến yên
để bài tiết oxytoxin 10,11.
1.1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho trẻ, không một loại sữa
nhân tạo nào có thể thay thế được, bởi vì rất nhiều lợi ích mẹ 12,13.
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ vì nó có nhiều chất dinh dưỡng phù
hợp đối với trẻ mới sinh, không có một loại sữa nào có thể thay thế hoàn toàn
được. Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ, màu vàng chanh, chứa nhiều
muối khoáng và protein (globulin và kháng thể), ít đường và mỡ, sau khi đẻ
số lượng tuy ít nhưng đủ cho trẻ mới sinh những ngày đầu tiên và rất phù hợp
với bộ máy tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
- Sữa mẹ có cấu tạo thành phần rất phức tạp bao gồm:
+ Thành phần thứ nhất chủ yếu là protein bao gồm các chất
lactoalbumin, lactoglobulin, 3 loại enzym (alpha, gamma, beta). Trong protein
của sữa còn có các acid amin không thay thế với thành phần đầy đủ và cân đối
nhất so với các loại sữa khác, đảm bảo cho đứa trẻ chóng lớn và có sức đề
kháng cao.
+ Thành phần thứ hai là đường lactoza chiếm 3 - 6% tổng số các thành
phần của sữa.
+ Thành phần thứ ba là lipit chiếm 3,25% tổng số các thành phần của
sữa, chủ yếu gồm các triglycerid, acid béo bay hơi và không bay hơi.

Trong sữa còn có các vitamin nhóm A, B, C, D, các sắc tố caroten,
xantophin, các chất khoáng đa vi lượng chiếm 0,75% thành phần của sữa.
Đặc biệt hơn trong sữa người còn có các đại phân tử protein gắn canxi,
protein gắn kẽm mà không có trong các loại sữa khác. Kẽm có liên quan


18
chặt chẽ với sinh trưởng phát triển của thần kinh, não và chức năng miễn
dịch của cơ thể trẻ.
- Sữa tiết ra thường chia làm 2 loại là sữa đầu và sữa thường. Sữa đầu là
thức ăn hết sức quý, không thể thay thế bất kỳ loại sữa nhân tạo nào đối với
trẻ sơ sinh.
- Trẻ bú sữa mẹ sẽ chóng lớn, phát triển đầy đủ về thể lực cũng như trí
tuệ sau này. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể để chống lại bệnh tật.
- Nuôi con bằng sữa mẹ không tốn kém về tiền bạc, thời gian và rất vệ
sinh, tạo điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con.
- Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, tránh có
thai, giảm nguy cơ chảy máu tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng

12,13
.

Với vai trò, vị trí quan trọng nêu trên, người mẹ nào không có sữa, hoặc thiếu
sữa nuôi con, thậm chí bị tắc tia sữa và phải nuôi con bằng nguồn sữa khác thì
đó là một vấn đề khó khăn cho người mẹ, đồng thời thiệt thòi cho trẻ sau sinh.
1.1.4. Bệnh tắc tia sữa
Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho
con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ
cho con bú bị cương vú theo thống kê nước ta 1,3.
Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang

chứa sữa nằm ở phía sau của quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác
bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lòng ống
dẫn bị hẹp bít lại làm cho sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ
dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp
tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn.
Hiện tượng này gây chèn ép vào các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn
bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm 2.


19

1.1.4.1. Nguyên nhân
Hiện nay tắc tia sữa người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng mà
xác định một số yếu tố thuận lợi. Về phía người mẹ có bất thường về núm vú và
tuyến sữa, khi người mẹ cai sữa, hoặc nhiễm khuẩn, đặc biệt tình trạng căng
thẳng thần kinh, làm việc quá sức, thậm chí stress kéo dài, chế độ dinh dưỡng
cho người mẹ chưa hợp lý, hoặc người mẹ mặc áo ngực quá chặt, chấn thương...
cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa. Về phía trẻ thì bú ít, bú yếu, trẻ bú không
đúng cách,
* Các bất thường về núm vú và tuyến sữa
+ Đau rát ở núm vú: Núm vú được chi phối bởi mạng lưới thần kinh cảm
giác phong phú, do vậy rất nhậy cảm với cảm giác sờ, áp lực. Khi đứa trẻ mút
núm vú, nó đã tạo ra một lực kéo lớn và trong một thời gian dài lên hai đầu
vú. Sau độ 6 hay 7 lần cho bú các đầu vú có thể đau mỗi khi trẻ mút. Đau tăng
dần qua các lần cho bú trong 3, 4 ngày, sau đó dần dần quen đi. Đó là một
hiện tượng bình thường, chỉ cần người mẹ kiên nhẫn và không cần làm gì đặc
biệt. Nguy cơ của hiện tượng này làm người mẹ sợ mỗi khi cho con bú, hậu
quả dẫn đến cương tức vú và sự chế tiết sữa kém đi. Tất cả các hiện tượng này
rơi vào vòng xoáy bệnh lý.
+ Tụt núm vú: Trẻ khó ngậm bắt được núm vú, nếu không kiên trì và

thực hiện theo hướng dẫn thì có thể trẻ bỏ bú và tắc tia sữa.
+ Nứt đầu vú:
Hay xảy ra trong hai tuần đầu khi mới cho con bú. Khoảng 25% số phụ
nữ cho con bú bị nứt đầu vú. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài (trên 15 phút),
mặc áo lót bằng chất liệu nilon. Nứt đầu vú là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn
xâm nhập gây viêm tuyến vú.


20
* Nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp trong viêm tuyến vú gồm tụ
cầu, liên cầu, trực khuẩn Gram (+)…
* Các nguyên nhân khác như mặc áo ngực quá chặt, chấn thương, bất
thường đường tiêu hóa của trẻ (hở hàm ếch), thay đổi sinh hoạt của trẻ, trẻ bú
không đúng cách, trẻ bú ít và người mẹ không vắt hết sữa thừa, hoặc trẻ bú
bình, trong giai đoạn cai sữa 2,3,14.
1.1.4.2. Triệu chứng
- Triệu chứng lâm sàng của tắc tia sữa:
+ Đau chói phần vú tắc, đau dọc theo ống dẫn sữa đến phần bị tắc
+ Vú bên tổn thương sưng phồng toàn bộ vú hoặc một phần vú, căng tức.
+ Các tia sữa tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn là khi được trẻ bú, khi hút
và nặn không thấy sữa chảy ra.
+ Da vùng tổn thương không đỏ hoặc đỏ nhưng đỏ ít, viêm tuyến vú
thường đỏ đậm.
+ Có thể có sốt nhẹ hoặc không, kèm theo mệt mỏi.
- Cận lâm sàng giúp ta chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến vú và áp xe
vú, trong tắc tia sữa thấy:
+ Công thức máu: Bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính có thể tăng.
+ Siêu âm: Tắc tia sữa chưa viêm có hình ảnh nang có bờ mỏng đều,
phần âm trống nhưng cũng có thể thấy những điểm phản âm mỏng bên trong
do chất lỏng có chứa mỡ, không có tăng âm phía sau. Khi viêm hình ảnh siêu

âm là khối hình dạng không đều, bờ thường không rõ ràng, phần âm kém
không đồng nhất hoặc hỗn hợp, mô xung quanh phản âm mạnh hơn tạo một
sự tương phản, khó chẩn đoán phân biệt với một khối u ác tính. Khi áp xe có
thể thấy hình ảnh là vùng trống âm bờ đều, vỏ nang mỏng 2, 3, 14,15.


21
1.1.4.3. Điều trị
- Nguyên tắc: Làm thông ống dẫn sữa, giảm đau, hạ sốt, có thể sử dụng
kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.
- Cụ thể:
+ Làm thông tia sữa: chườm nóng, tiếp tục cho trẻ bú nhiều, dùng thuốc
Oxytocin tiêm bắp 4 đơn vị chia 2 lần mỗi ngày tuy nhiên hiện nay ít dùng; sử
dụng phương pháp vắt sữa, hút sữa bằng dụng cụ hút sữa nhưng phương pháp
này lại không dùng trong trường hợp tụt núm vú.
+ Giảm đau: Chọn thuốc giảm đau ít hoặc không ảnh hưởng đến con,
thường sử dụng nhất là thuốc Paracetamol.
+ Vật lý trị liệu cũng đã được áp dụng ở một số cơ sở, dựa trên lý luận
bóc tách các kết dính sâu bởi các loại sóng xuyên thấu như: Sóng siêu âm trị
liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu và massage trị liệu.
+ Nếu điều trị không kịp thời dẫn tới viêm tuyến vú và áp xe vú. Lúc này
ta phải điều trị kháng sinh, kháng viêm, chích rạch khi có áp xe vú. Tuy nhiên
khi sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa,
thậm chí sau điều trị sản phụ cũng không còn khả năng tiết sữa.
Ngoài ra người mẹ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý,
ngủ đủ giấc, tránh stress và mệt mỏi, giữ cơ thể luôn ấm áp không dễ bị nhiễm
lạnh, đồng thời phải vệ sinh vú và cho trẻ bú nhiều hơn khi bị tắc sữa 3,14.
1.2. Tổng quan tắc tia sữa theo y học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Tắc tia sữa thuộc chứng Nhũ ung của YHCT, ngoài ra bệnh còn một số

tên gọi khác như xuy nãi, hộ nhũ...
Nhũ ung chỉ chứng bệnh do nhiệt độc xâm phạm nhũ phòng, gây ra các
triệu chứng như: bên vú bị bệnh cương cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể kèm
theo sợ lạnh, sốt cao...


22
ệnh danh Nhũ ung xuất hiện lần đầu trong sách Châm cứu giáp Ất
kinh, tác giả Hoàng Phủ Mật. Tác giả trong chương Phụ nhân tại bệnh đã mô
tả triệu chứng và điều trị của Nhũ ung: “hàn nhiệt thác tạp, đoản khí, bệnh
nhân đứng ngồi không yên, dùng huyệt ứng song để điều trị. Đau nhiều, cự án
dùng huyệt nhũ căn điều trị”.
Trong sách Phụ nhân đại toàn lương phương, Trần Tự Minh dựa vào
mức độ nặng nhẹ của bệnh, chia bệnh thành xuy nãi, hộ nhũ, nhũ ung. Trong
đó, bệnh ở mức độ nhẹ gọi là xuy nãi, hộ nhũ; bệnh nặng gọi là nhũ ung.
Lý Viết Khánh chia Nhũ ung làm 2 loại: nhũ ung xuất hiện trong lúc có
thai gọi là nội xúy nhũ ung, phần nhiều là do thai nhiệt. Nhũ ung xuất hiện
trong lúc bệnh nhân cho con bú gọi là ngoại xúy nhũ ung 1,4.
1.2.2. Nguyên nhân chứng nhũ ung
Nguyên nhân chứng Nhũ ung do khí uất và cách cho con bú1,4. Một số
tác giả cho là:
Chu Đan Khê cho rằng vú thuộc kinh dương minh, núm vú thuộc kinh
quyết âm. Người mẹ không biết cách điều dưỡng hoặc giận giữ quá mức làm
cho khí ở trong quyết âm không thông nên sữa không ra được, can khí uất kết
ảnh hưởng tới công năng vận hóa của tỳ vị làm sữa không tiết ra được, ứ đọng
lâu mà hóa hỏa.
Sào Thị ệnh Nguyên cho rằng ăn đồ ăn nóng ra mồ hôi, khi cho con bú
để lộ vú ra ngoài nên dễ bị phong tà xâm nhập gây nên chứng vú sưng, vì thế
mà dễ sinh ra chứng nhũ ung.
Sào Nguyên Phương cho rằng nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung do trẻ

không được bú mẹ, hoặc bú mẹ nhưng sữa ra không đều, hoặc sau cho trẻ bú
nhưng không vắt hết sữa thừa… Sữa bị ứ trệ ở vú gây ra nhũ ung16.
Trần Thực Công cho rằng khi nuôi con nếu người mẹ ăn đồ cay nóng,
mùi vị nồng thì sữa có tính đàm trọc ứ trệ ở vú, gây ra nhũ ung. Hoặc


23
người mẹ giận dữ khiến can khí uất, ứ trệ sinh ra hỏa nhiệt làm vú cương
cứng, sưng nóng 17.
Như vậy theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh của nhũ ung gồm:
+ Sữa ứ đọng: Trẻ bú không hết hoặc mẹ thiếu kinh nghiệm, sữa ứ đọng
gây bệnh.
+ Can khí uất kết: Tinh thần không thư thái làm cho can khí uất ảnh
hưởng chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hoá hoả sinh ung.
+ Vị nhiệt ủng trệ: Kinh vị chủ bầu vú, ăn nhiều đồ cay nóng, béo mỡ
gây tích nhiệt ở tỳ vị, kinh lạc tắc trở làm khí huyết ứ trệ lâu ngày hoá nhiệt
sinh ung.
+ Nhiễm phải độc tà: Sau khi sinh cơ thể hư nhược làm độc tà nhiễm vào
nhũ lạc gây ung.
Bốn nguyên nhân trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau trong lúc gây bệnh.
1.2.3. Thể bệnh
Chứng Nhũ ung tiến triển qua các giai đoạn 1,4,18:
1.2.3.1. Giai đoạn đầu (Giai đoạn khí trệ huyết ứ, can khí uất kết).
* Triệu chứng: Vú đau, sưng tấy, màu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc
không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt, sợ lạnh, đau đầu, tức
ngực, đau lan ra các khớp, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch huyền
sác hoặc phù sác.
* Phép điều trị: Sơ can thanh nhiệt, thông lợi sữa tán kết.
1.2.3.2. Giai đoạn hóa mủ (Can uất hóa hỏa + nhiệt độc thịnh).
* Triệu chứng: Sốt, vú căng tức, xung quanh khối nề đỏ, ở giữa sắp hóa

mủ hoặc rò mủ, sữa tiết ra có mùi hôi, vàng đục, miệng khô khát, chất lưỡi
đỏ, rêu vàng dày, đại tiện táo, mạch hoạt sác.
* Phép điều trị: Thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, bài nùng tiêu ung.


24
1.2.3.3. Giai đoạn sau khi vỡ mũ (Giai đoạn khí huyết hư, độc tà còn thịnh)
* Triệu chứng: Mủ tự vỡ hoặc rạch ra tháo mủ, đỡ sốt dần, vùng vú ít
sưng hơn nhưng vẫn đau, miệng vết thương liền dần, người mệt mỏi, đoản khí
đoản hơi, sắc mặt xanh, môi khô nhợt, chất lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi vàng mỏng
hoặc không rêu, mạch trầm nhược. Nếu sữa và mủ tiếp tục chảy lâu ngày
không hết gọi là Nhũ lậu
* Phép điều trị: Bổ khí huyết, thanh nhiệt giải độc.
1.2.4. Các phƣơng pháp điều trị
Tắc tia sữa được điều trị theo từng giai đoạn tuy nhiên phép chung là
thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, lợi sữa. Dựa vào phép điều trị trên thì có hai
phương pháp điều trị chính là dùng thuốc và không dùng thuốc 1,4.18,19.20.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc có giá trị trên lâm sàng và được ứng
dụng trong điều trị chứng Nhũ ung đem lại hiệu quả. Trong đó, các bài thuốc
thường dùng như Kinh giới ngưu bàng thang; Thần hiệu qua lâu tán gia
Xuyên sơn giáp, Đảng sâm; Hòa nhũ thang gia giảm; Thác lý tiêu độc tán.
Trong dân gian cũng có nhiều vị thuốc điều trị có hiệu quả và được kế thừa
như lá ồ công anh được sắc lấy nước để uống hoặc giã lá tươi lấy bã để đắp;
Hành củ để nguyên rễ giã nát đắp lên vú bị đau.
Về phương pháp không dùng thuốc, YHCT có nhiều kinh nghiệm điều
trị bằng phương pháp châm cứu đối với bệnh này. Tác dụng chung của châm
cứu là lập lại mối cân bằng âm dương trong cơ thể, đồng thời điều chỉnh lại
cơ năng hoạt động của hệ thống kinh lạc khi ta tác động vào các huyệt trên
kinh mạch.
Xoa bóp bấm huyệt cũng được sử dụng trong điều trị Nhũ ung. Theo y

học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt tác động vào huyệt vị, kinh lạc để khu tà,
điều hòa dinh vệ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa chức năng tạng phủ. Các động
tác xoa bóp bấm huyệt có tác dụng làm giãn mạch, tăng tuần hoàn, tiêu viêm,


25
tăng cường sự vận chuyển của bạch huyết...Các thủ thuật xoa bóp thường
dùng có xoa, miết, day, bóp, ấn, day huyệt 19.
Ngoài ra các phương pháp trên, hiện nay phương pháp TĐCS của cố
lương y Nguyễn Tham Tán cũng được ứng dụng điều trị TTS tại những trung
tâm về TĐCS, đây cũng là một phương pháp sử dụng phần mềm của đầu
ngón tay tác động lên hệ cột sống nhằm giải tỏa ổ rối loạn.
Trong quá trình điều trị TTS, người bệnh cần chú ý tới vệ sinh vú hàng
ngày, đặc biệt trước khi cho con bú, có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng, đặc biệt
luôn giữ cho tinh thần thoải mái lạc quan.
1.3. Tổng quan về phƣơng pháp tác động cột sống
1.3.1. Khái niệm
Tác động cột sống (TĐCS) là một phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc mà dùng phần mềm đầu ngón tay tác động lên hệ cột sống một lực thích
hợp theo hướng trục và hướng tâm cột sống 5.
TĐCS là phương pháp chữa bệnh do cố lương y Nguyễn Tham Tán sáng
lập và phát triển. Với hơn 50 năm thực tiễn và dựa trên cơ sở khoa học là sự
kết hợp giữa giải phẫu sinh lý con người của YHHĐ với học thuyết âm dương
ngũ hành, ông đã chữa trị cho nhiều người bệnh với nhiều chứng bệnh khác
nhau. Đó là một phương pháp y học cổ truyền, đơn giản, độc đáo, đại chúng
và khoa học, mang lại hiệu quả cao.
Nguyên lý của phương pháp TĐCS chữa bệnh dựa vào việc giải tỏa rễ
thần kinh bị chèn ép.
Nhiều công trình nghiên cứu về TĐCS trong điều trị bệnh được ghi nhận
kết quả tốt, như:



×