Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.03 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác
họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính
toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằm dẫn đắt đơn vị
kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là việc ấn
định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức
hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ có một
điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quản trị chiến lược
như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng gió trong thương
trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng. Chiến lược kinh
doanh được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách
tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn.
Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động
trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và
gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó
để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến.
Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng. Cả ban
giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì
và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng
hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp
1.1.3 Khái niệm về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như
trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra việc
thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại và
tương lai.


Quản trị chiến lược có 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến lược và
đánh giá chiến lược.
1.2 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược kinh doanh
Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả như:
Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu
của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồn lực để
đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp
các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB Khoa học và Kỹ
thuật)
Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong
tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi,
quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinh
doanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động)
Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau nhưng xét trên
mục đích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một. Và nó được hiểu
một cách đơn giản như sau:
Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanh nghiệp
và các phương pháp được sử dụng để thực hiên các mục tiêu đó.
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu
Phân tích môi trường kinh doanh
Xét lại mục tiêu
Lựa chọn các chiến lược
1.2.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh .
Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược. Các giai đoạn của
quá trình quản trị chiến lược có liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau.
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của Fred R.David
1.2.3 Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh


1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh luôn nghĩ tới
một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài.Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thu được
những lợi ích lớn dần theo thời gian.Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ đảm
bảo cho doanh nghiệp có một tương lai phát triển lâu dài và bền vững. Các phân tích và
đánh giá về môi trường kinh doanh,về các nguồn lực khi xây dựng một chiến lược kinh
doanh luôn được tính đến trong một khoảng thời gian dài hạn cho phép (ít nhất là 5
năm). Đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có đủ điều kiện để sử dụng hiệu quả
các nguồn lực của mình cũng như khai thác các yếu tố có lợi từ môi trường. Lợi ích có
được khi thực hiện chiến lược kinh doanh phải có sự tăng trưởng dần dần để có sự tích
luỹ đủ về lượng rồi sau đó mới có sự nhảy vọt về chất. Hoạch định chiến lược kinh
doanh luôn hướng những mục tiêu cuối cùng ở những điều kiện tốt nhất để doanh
nghiệp đạt được với hiệu quả cao nhất. Có điều kiện tốt thì các bước thực hiện mới tốt,
làm nền móng cho sự phát triển tiếp theo.
Ví dụ: khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm
mới thì điều tất yếu là doanh nghiêp không thể có ngay một vị trí tốt cho sản phẩm mới
của mình, mà những sản phẩm mới này cần phải trải qua một thời gian thử nghiệm nào
đó mới chứng minh được chất lượng cũng như các ưu thế cạnh tranh khác của mình
trên thị trường. Làm được điều đó doanh nghiệp mất ít nhất là vài năm.Trong quá trình
thực hiện xâm nhập thị trường doanh nghiệp cần phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản nào
đó làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo. Sau đó doanh nghiệp cần phải củng cố xây
dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. Đó là cả một quá trình mà
doanh nghiệp tốn kém rất nhiều công sức mới có thể triển khai thành công.
1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn
Hoạch dịnh chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năng cùng
phối hợp hành động vơí nhau để hướng vào mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hơn nữa
mục tiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước, các giai
đoạn. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh là giải quyết tốt từng bước, từng giai đoạn
dựa trên sự nỗ lực đóng góp của các bộ phận chức năng này. Do vậy mục đích ngắn hạn
của hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra những kết quả tốt đẹp ở từng giai đoạn

trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ của từng giai đoạn đó.
1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giai đoạn:
-Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược.
-Phân tích môi trường bên trong và ngoài Doanh nghiệp.
-Xây dựng các phương án chiến lược.
-Lựa chọn các chiến lược.
-Kiểm soát việc xây dựng chiến lược.
Để có thể hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhất thiết các
nhà quản trị cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ khi tiến hành từng giai đoạn của công
tác hoạch định. Vì mỗi một giai đoạn có một vai trò rất quan trọng và cú mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau. Nếu giai đoạn trước tiến
hành không tốt thì chắc chắn các giai đoạn sau sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ ở giai đoạn đầu nếu mục tiêu và nhiệm vu không được xác định rõ ràng,
chính xác thì ở giai đoạn sau là giai đoạn phân tích và đánh giá môi trường sẽ bị sai lệch
và điều đó không có lợi cho việc xây dựng chiến lược…
Do vậy đòi hỏi các nhà hoạch định hết sức chú ý tới từng giai đoạn của quy trình
hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Khi xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh thì các nhà
quản trị cần phải nắm rõ được tính khả thi của các mục tiêu:
+ Mục tiêu phải căn cứ trên các năng lực hiện hữu của doanh nghiệp, nếu mục
tiêu được thực hiện bằng nguồn nội lực của doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều
so với nguồn lực được tài trợ từ bên ngoài. Điều đó sẽ làm tăng tính chủ động của
Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng nguồn lực, phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Mục tiêu phải bám sát thực trạng của Doanh nghiệp, mục tiêu không thể vượt
quá tầm với của Doanh nghiệp nếu không mọi nỗ lực của Doanh nghiệp sẽ không thể
đạt được mục tiêu. Ngược lại mục tiêu cũng không được quá thấp vì như vậy kết quả
đạt được không đem lại lợi ích đáng kể nào cho doanh nghiệp mà còn gây ra sự lãng phí
nguồn lực.
+ Mục tiêu phải được rút ra từ các yếu kém của Doanh nghiệp để thông qua quá

trình thực hiện mục tiêu, Doanh nghiệp có thể loại bỏ hoặc khắc phục các yếu kém
đó…
- Khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp thì điều quan
trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược là chỉ ra được những yếu tố nào ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Các nhà
Hoạch định phải định lượng được các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ở mức độ nào?
theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực?
Các ảnh hưởng đó sẽ gây ra các tình trạng gì cho doanh nghiệp ở hiện tại và
trong tương lai.
Thật sự doanh nghiệp có hướng giải quyết, khắc phục các yếu tố tiêu cực
không? Hay doanh nghịêp có khai thác được các yếu tố tích cực không? Cách giải quyết
của doanh nghiệp về các vấn đề môi trường sẽ đem lại cho Doanh nghiệp các lợi ích gì?
- Khi xây dựng các phương án chiến lược: Các nhà hoạch định phải căn cứ trên các phân
tích và đánh giá về môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp. Mỗi phương án
chiến lược sẽ tập trung vào từng điểm mạnh, thuận lợi của doanh nghiệp để khai thác.
Tất nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh không bao giờ các nhà
hoạch định chỉ đưa ra một phương án chiến lược mà họ đưa ra nhiều phương án khác.
Bởi vì có những thuận lợi trên lý thuyết là có thể sử dụng được như trên thực tế thì thực
sự lại không thể hoặc có những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu trên dự tính
là vượt trội, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh nhưng khi thực hiện hiện mới thấy mà
điểm mạnh đó không thể trở thành một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được vì các
đối thủ cạnh tranh cũng có…
Do vậy yêu cầu khi xây dựng các phương án chiến lược cần phải bám sát thực tế
không chỉ là phân tích lý thuyết thông thường.
- Khi lựa chọn phương án chiến lược các nhà hoạch định phải so sánh rất thận trọng các
chiến lược với nhau, xem xét tính khả thi của từng chiến lược đối với mục tiêu cần đạt.
Thường thì doanh nghiệp có các mục tiêu quan trọng và các mục tiêu thứ yếu. Chiến
lược được lựa chọn là phải giải quyết được các mục tiêu quan trọng trước rồi mới đến
các mục tiêu kinh tế sau. Hoặc chiến lược được lưa chọn phải khai thác tối đa các tiềm
năng và thuận lợi của doanh nghiệp hoặc khắc phục được những nhược điểm, nguy cơ

của doanh nghiệp.
Khi kiểm soát việc xây dựng chiến lược phải có sự kiểm soát chặt chẽ các thông
tin cung cấp cho các nhà hoạch định, các thông tin phải chính xác và có tính thời sự nếu
không các chiến lược trở nên vô ích. Việc xây dựng chiến lược phải có sự trao đổi hai
chiều giữa người hoạch định chiến lược và người thực hiện chiến lược. Nếu không đảm
bảo sự liên hệ 2 chiều này thì chiến lược khó thực hiện được. Các chiến lược phải được
xây dựng không tách rời các phân tích đánh giá về môi trường bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp.
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường kinh doanh là những yếu tố, lực lượng, thể chế tồn tại tác động, ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.Vai trò của việc phân tích môi
trường là tạo cơ sở căn bản cho việc hoạch định, hoặc khẳng định lại chức năng và
nhiệm vụ của tổ chức. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường
vi mô, môi trường nội bộ.
Môi trường vĩ mô
1. Các yếu tố kinh tế
2. Các yếu tố chính trị
3. Các yếu tố xã hội
4. Các yếu tố tự nhiên
5. Các yếu tố công nghệ
Môi trường vi mô (ngành)
1.Các đối thủ cạnh tranh
2.Khách hàng
3.Người cung ứng
4.Đối thủ tiềm ẩn .
5.Hàng thay thế
Hoµn c¶nh néi bé
1. Nhân lực 3.Tài chính
2. Sản xuất 4. Nghiên cứu và phát triển

×