Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Phát triển làng nghề chè huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.82 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN DUY ANH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN DUY ANH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 8 62 01 15

Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, 2020



-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, trước Nhà
trường và phòng Đào tạo về các thông tin, số liệu trong đề tài luận văn này.

Tác giả luận văn

Trần Duy Anh


- ii -

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ, tôi đã hoàn thành xong đề tài luận văn cao học của mình. Để có được kết
quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo,
tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo
cùng toàn thể các Thầy, Cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Sơn đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Thanh Sơn;
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh Sơn; Chi cục Thống kê huyện

Thanh Sơn; các doanh nghiệp chè, HTX và hộ gia đình làm nghề chè tại 4 làng
nghề chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi có
thể để tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
Với trình độ và thời gian có hạn, do đó bản luận văn của tôi không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bản đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Học viên
Trần Duy Anh


-3-

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

Global GAP

Global Good Agricultural Practice: Thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu

HTX

Hợp tác xã

FAO


Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTTT

Kinh tế trang trại

NĐ-CP

Nghị định của Chính phủ

NQ-CP

Nghị quyết của Chính phủ

Nxb

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ


QH

Quốc hội

QTKD

Quản trị kinh doanh

THT

Tổ hợp tác

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT-NNPTNT

Thông tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TT-BTNMT

Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND


Ủy ban nhân dân

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices:
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và PTNT ban hành

WB

Ngân hàng Thế giới


-4-

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1. Số hộ điều tra ở các làng nghề chè................................................... 33
Bảng 3.1. Làng nghề chè tỉnh Phú Thọ ............................................................ 39
Bảng 3.2. Một số thông tin làng nghề chè huyện Thanh Sơn........................... 41
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu kinh tế làng nghề chè huyện Thanh Sơn năm 2017 42
Bảng 3.4. Loại hình tổ chức quản lý sản xuất làng nghề.................................. 43
Bảng 3.5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề huyện Thanh Sơn ............ 44
Bảng 3.6. Khoa học công nghệ sản chủ yếu trong xuất chè ở các làng nghề... 46
Bảng 3.7. Máy móc thiết bị chủ yếu trong chế biến chè ở làng nghề chè........ 47
Bảng 3.8. Lực lượng lao động và diện tích chè của hộ trong làng nghề .......... 48
Bảng 3.9. Vốn sản xuất và vay vốn .................................................................. 49
Bảng 3.10. Doanh thu từ chè của hộ sản xuất chè trong làng nghề.................. 50
Bảng 3.11. Doanh thu chè của hộ sản xuất phân theo sản phẩm làng nghề..... 50

Hình 3.1. Thị trường tiêu thụ chè làng nghề huyện Thanh Sơn ....................... 45


-5-

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: Phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8.62.01.15

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Trên cơ sở cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực
tiễn liên quan đến làng nghề chè, về phát triển làng nghề chè, đề tài tập trung
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ; Phân tích một số hạn chế đối với phát triển làng nghề chè huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Sử dụng cách tiếp cận hợp lý và phương pháp điều tra phỏng vấn bằng
phiếu điều tra đã chuẩn bị trước để thu thập số liệu sơ cấp tại 80 hộ làm nghề
chè ở 4 làng nghề lựa chọn trong tổng số 5 làng nghề chè hiện có ở huyện
Thanh Sơn, kết hợp với các phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và thảo luận
nhóm với đại diện doanh nghiệp chè, HTX chè và cán bộ nông nghiệp huyện
để thu thập các số liệu có liên quan. Số liệu sơ cấp được tổng hợp và phân tích
theo các phương pháp hiện hành.
Kết quả cho thấy: Hiện nay huyện Thanh Sơn có 5 làng nghề chè, tập
trung tại các xã Thục Luyện: 2 làng nghề chè, các xã Sơn Hùng, Địch Quả và
Võ Miếu mỗi xã có 1 làng nghề chè. Sản phẩm của tất cả các làng nghề chè
này là chè búp tươi và chè xanh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề chủ
yếu là trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Các làng nghề chè này đều đạt yêu

cầu về tiêu chí môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
Tất cả 5 làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn có tổng số 432 hộ làm nghề
chè, bình quân mỗi làng nghề chè có 86,4 hộ gia đình làm nghề chè với 786 lao
động, bình quân mỗi làng nghề có 157,2 lao động. Trong đó cả 5 làng nghề


-6-

này có tổng số 639 lao động thường xuyên, bình quân mỗi làng nghề chè có
127,8 lao động thường xuyên. Thu nhập bình quân lao động của mỗi làng nghề
chè này đạt 4,3 triệu đồng/người/tháng, được đánh giá là thu nhập tốt và ổn
định giữa các tháng trong một năm.
Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 8 doanh nghiệp chè và 5
HTX chè, được phân bố tập trung tại các vùng nguyên liệu chè của huyện.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của làng nghề chè chủ yếu được tiêu
thụ bởi các doanh nghiệp với khoảng 60% sản lượng, chủ yếu là chè búp tươi
được thu mua từ các làng nghề chè để phục vụ chế biến chè xanh, chè đen xuất
khẩu sang các nước Trung Đông truyền thống như: I-rắc, Can-ta, Co-ét, A-rập
Xê út,… Có khoảng 25% sản lượng chè từ các làng nghề chè ở huyện Thanh
Sơn được các hộ gia đình sản xuất chè trong làng nghề chè chế biến thành chè
xanh để bán cho người tiêu dùng trong nước. Cùng với đó có 15% sản lượng
chè của làng nghề chè được tất cả 5 HTX chè trên địa bàn huyện thu mua, chế
biến để bán cho các doanh nghiệp chè trên địa bàn huyện và phần còn lại bán
cho người tiêu dùng trong nước tương tự như các hộ gia đình.
Trong sản xuất chè hiện nay, các làng nghề chè đã chú ý đến khoa học
công nghệ và quy trình kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với tổng số 432 hộ làm nghề chè ở tất cả 5 làng nghề chè trên địa bàn
huyện, mỗi hộ bình quân có 4,88 nhân khẩu với 2,33 lao động để có thể đảm

đương sản xuất chế biến cho diện tích chè bình quân mỗi hộ 0,55 ha. Mỗi hộ
có tổng số vốn sản xuất đạt 72,625 triệu đồng. Thiếu vốn sản xuất được đánh
giá là rào cản, là điểm nghẽn quan trọng trong sản xuất kinh doanh chè của hộ
làm nghề chè trong các làng nghề chè hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Doanh thu về chè của hộ làm nghề chè trong làng nghề chè năm 2018
đạt bình quân 119,031 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 9,347 triệu đồng/hộ so với
năm 2017, chứng tỏ sự phát triển về chất lượng trong làng nghề chè huyện


-7-

Thanh Sơn. Mặt khác, doanh thu chè của nhóm hộ tham gia HTX đều cao hơn
nhóm hộ chưa gia đình tham gia HTX, chứng tỏ rằng HTX đã góp phần nâng
cao doanh thu và thu nhập cho các thành viên, chủ yếu là do hành động tập thể
trong việc đầu tư đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời doanh thu
chè của nhóm hộ có sản phẩm chè búp tươi thấp hơn nhóm hộ có sản phẩm chè
xanh khô đã chế biến, chứng tỏ vai trò của chế biến chè đã làm gia tăng giá trị
và tăng thu nhập, tăng doanh thu cho hộ làm nghề chè trong làng nghề.
Trong sản xuất kinh doanh chè của làng nghề chè huyện Thanh Sơn hiện
nay còn bộc lộ một số hạn chế yếu kém cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì
vậy cần có định hướng phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn đúng đắn cả
về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bằng các nhóm giải pháp
đồng bộ cả về kinh tế, xã hội và môi trường để có thể phát triển làng nghề
huyện Thanh Sơn chè một cách bền vững.
Tác giả

Trần Duy Anh


-8-


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH...................................................................... iv
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................v
MỤC LỤC ..................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................3
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn ....4
4.1. Những đóng góp mới ..................................................................................4
4.2. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................4
4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn ...............................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan ...............................................5
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề chè, đặc điểm và vai trò phát triển bền
vững làng nghề chè ............................................................................................7
1.1.3. Một số nội dung chủ yếu của phát triển bền vững làng nghề chè ........ 12
1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề chè........ 15
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài......................................................................... 18
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề chè ở một số quốc gia trên thế giới 18
1.3. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan ........................... 22



-9-

1.4. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững làng nghề chè huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 24
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Thanh Sơn..................................... 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thanh Sơn ............................................ 27
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................ 28
2.2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu .............................................................. 30
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 30
2.2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài luận văn ............................................ 30
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin............................................................ 32
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin số liệu .......................... 34
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................... 35
2.4.1. Một số chỉ tiêu về nguồn lực của hộ sản xuất và cơ sở sản xuất kinh
doanh chè ........................................................................................................ 35
2.4.3. Một số chỉ tiêu xã hội làng nghề chè .................................................... 36
2.4.4. Một số chỉ tiêu môi trường làng nghề chè............................................ 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 38
3.1. Thực trạng phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn........................... 38
3.1.1. Sơ lược về sản xuất chè và làng nghề chè tỉnh Phú Thọ ...................... 38
3.1.2. Một số đặc điểm chung làng nghề chè huyện Thanh Sơn .................... 40
3.1.3. Tổ chức quản lý sản xuất làng nghề chè huyện Thanh Sơn ................. 43
3.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề chè huyên Thanh Sơn........... 45
3.1.5. Khoa học công nghệ và máy móc thiết bị của làng nghề chè .............. 46
3.1.6. Nguồn lực và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình làng nghề 48
3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong phát triển làng nghề chè ở

huyện Thanh Sơn ............................................................................................ 51


- 10 -

3.2.1. Một số hạn chế...................................................................................... 51
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................... 54
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ........................................................................................................... 56
3.3.1. Định hướng phát triển làng nghề chè của huyện Thanh Sơn đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030......................................................................... 56
3.3.2. Một số giải pháp phát triển làng nghề chè huyện Thanh Sơn theo hướng
bền vững.......................................................................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 74
1. Kết luận....................................................................................................... 74
2. Khuyến nghị................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH................................................................. 77
PHỤ LỤC 1.


-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, chủ yếu
sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng
mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó,
làng nghề là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề
gắn với sự phát triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như:
gốm, mộc, dệt may,... hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như:

làm mì gạo, làm bánh chưng, chế biến nước mắm, chế biến chè,...
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chủng loại ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần
xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Bên cạnh sự
đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất trong làng nghề còn
giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời
sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như: Khó
khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản
phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản
phẩm khó khăn,... Để phát triển kinh tế làng nghề cần có nhiều giải pháp về
kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.
Phú Thọ là tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát
triển công nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề
còn chưa thực sự được quan tâm. Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế
chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề như:
Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng cho mỗi làng nghề được công nhận, đào
tạo nghề sản xuất chế biến chè, hỗ trợ máy móc thiết bị cho sản xuất chế biến


-2-

chè, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu,….
Nhờ đó, tại các làng nghề đã có chuyển biến tích cực, giúp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các làng nghề các ngành nghề
chính như: chế biến chè, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, thêu ren, sản
xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật cảnh, trồng dâu nuôi
tằm,...

Theo số liệu của Hiệp hội làng nghề tỉnh Phú Thọ (2018), hiện nay trên
địa bàn tỉnh có tổng số 18 làng nghề chè khác nhau, tập trung tại các huyện Hạ
Hòa: 6 làng nghề, Thanh Sơn: 5 làng nghề, Tân Sơn: 2 làng nghề, các huyện
Cẩm Khê, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Thanh Ba mỗi đơn vị có 1
làng nghề chè. Các làng nghề chè này đều gắn liền với vùng nguyên liệu chè.
Như vậy, nếu xét theo số lượng làng nghề chè thì huyện Thanh Sơn là
đơn vị hành chính cấp huyện có số lượng làng nghề chè lớn thứ hai của tỉnh
Phú Thọ, đồng thời là địa phương có số lượng làng nghề được công nhận sớm
nhất vào các năm 2008 và 2009. Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ
hội thị trường to lớn nhưng các làng nghề chè ở huyện Thanh Sơn vẫn tồn tại
nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả
sản xuất - kinh doanh thấp; lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh
không cao, khó khăn trong huy động được vốn để mở rộng sản xuất kinh
doanh; các hoạt động liên doanh liên kết giữa các hộ dân làng nghề với các
Hợp tác xã, với doanh nghiệp và với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế;
mặt khác, chất lượng sản phẩm chè không đồng đều, khả năng cạnh tranh
không cao,… Cùng với đó là lực lượng lao động có trình độ văn hóa còn thấp,
thiếu kiến thức và kỹ năng tiếp cận về thị trường. Hầu hết các hộ nghề chè
đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, năng lực quản lý,... Vì
vậy quy mô sản xuất kinh doanh chè của hộ làng nghề bị bó hẹp, sản xuất thủ
công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng chưa


-3-

cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự
được quan tâm. Các chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ phát triển
làng nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,... còn
chưa thực sự được chú trọng. Để hoạt động của các hộ dân làng nghề chè ổn
định, bền vững phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông

dân, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên địa bàn, phát
triển làng nghề nói chung và làng nghề chè nói riêng …Vì vậy, “Phát triển
làng làng nghề chè huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” đã được chọn làm đề tài
luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên
quan đến làng nghề chè, về phát triển làng nghề chè;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề chè ở huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phân tích một số hạn chế đối với phát triển làng nghề chè huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng nghề
chè huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến làng nghề chè và
phát triển làng nghề chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đối
tượng điều tra khảo sát là làng nghề chè huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và xu hướng phát triển của
làng nghề chè về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, chú ý nghiên cứu hiệu
quả kinh tế của các hộ dân tham gia làng nghề chè và sự liên kết giữa các hộ
dân trong làng nghề chè. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu phát triển làng
nghề chè


-4-

huyện Thanh Sơn theo hướng bền vững.
Về không gian: Nghiên cứu các làng nghề chè trên địa bàn huyện Thanh

Sơn.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề chè của huyện
Thanh Sơn trong giai đoạn 2016-2018.
Số liệu sơ cấp được tác giả khảo sát năm 2019, từ đó đề xuất giải pháp
phát triển làng nghề chè cho giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn
4.1. Những đóng góp mới
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần hệ thống hóa và phát triển lý
luận về phát triển kinh tế làng nghề chè, làm cơ sở quan trọng cho xây dựng
các chính sách phát triển bền vững làng nghề chè
4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn phân tích, đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng
phát triển kinh tế làng nghề chè trên địa huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo
hướng bền vững, dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.
Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nhiên cứu khoa học về
vấn đề kinh tế làng nghề.
4.3. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề bất cập mà các làng nghề
chè đang gặp phải. Đồng thời có thể đưa ra các định hướng, giải pháp thiết
thực giúp người lao động, các hộ sản xuất trong làng nghề chè phát có hiệu
quả, bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo, các
ban ngành ở huyện Thanh Sơn và các địa phương khác có điều kiện tương tự
như huyện Thanh Sơn có thể tham khảo, vận dụng để phát huy những tiềm
năng thế mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại nhằm phát triển kinh tế
làng nghề chè và làng nghề chè ngày càng hiệu quả và bền vững.


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài luận văn
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan
1.1.1.1. Làng nghề
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), cho rằng “Làng nghề là
một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm, phum, sóc hoặc các
điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Qua các khái niệm về làng nghề ta thấy rằng quan niệm về làng nghề
dần có sự thay đổi, các khái niệm ban đầu về làng nghề còn sơ khai bị bó hẹp
trong phạm vi địa lý là “làng” chỉ tập hợp các nhóm hộ nông dân sống ở một
làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình là thủ công truyền thống
và có vai trò quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng. Cùng với
quá trình phát triển quan niệm về làng nghề đã có sự tách biệt “làng” và
“nghề”, trong các làng nghề không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà
đã có những cơ sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất,… Các khái
niệm trên có thể được coi là cơ sở pháp lý để các cấp quản lý ban hành các
chính sách công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
1.1.1.2. Làng nghề chè, làng nghề chè truyền thống
Quá trình sản xuất, chế biến chè gắn với hoạt động sản xuất nông
nghiệp, hoạt động nghề là công đoạn nối tiếp của hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Người trồng chè đồng thời là người sản xuất và chế biến chè (làm
nghề). Do vậy, không có sự tách biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và
hoạt động nghề. Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về làng nghề, tiêu chí công
nhận làng nghề, và đặc điểm làng nghề chè, tác giả cho rằng: Làng nghề chè là
một làng (xóm) hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn với


đặc trưng đa số cư dân trong làng cùng thực hiện một hoạt động nghề sản xuất
và chế biến sản phẩm chè đáp ứng các điều kiện: Có tối thiểu 30% tổng số hộ
hoặc số lao động tham gia vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè; Hoạt

động sản xuất kinh doanh chè ổn định tối thiểu 2 năm; Và chấp hành các chính
sách của chính quyền địa phương. Làng nghề chè truyền thống là làng nghề
chè được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là nơi có nhiều hộ tham gia
hoạt động nghề chè lâu đời với một hoặc nhiều các nghệ nhân và đội ngũ thợ
lành nghề, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nghề. Như vậy, để làng nghề chè được công nhận là làng nghề truyền
thống thì làng nghề chè phải tồn tại và phát triển lâu đời. Nghề chè được truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác, bên cạnh đó các giá trị truyền thống như các lễ
hội, các văn hóa chè phải được bảo tồn và phát huy.
1.1.1.3. Phát triển
Theo tác giả Phạm Thị Lý, Nguyễn Thị Yến và cs (2016): Phát triển
kinh tế là sự gia tăng về số lượng và sự thay đổi về chất lượng của đời sống
kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế và sự tăng lên về cơ sở vật chất và sự biến
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cuộc sống của người dân ngày càng
được cải thiện và nâng cao. Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội,
mọi cộng đồng dân tộc.
Trong nghiên cứu về kinh tế, khái niệm phát triển thường được gắn với
khái niệm phát triển kinh tế. Trong đó, “Phát triển kinh tế là một quá trình
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Phát triển
kinh tế bao hàm các sự tăng trưởng kinh tế tức là tăng về quy mô sản lượng, sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”. Như vậy, nội dung của phát
triển kinh tế gồm: tăng trưởng kinh tế, và những thay đổi về cơ cấu kinh tế và
cuộc sống con người cả về lượng lẫn về chất.


1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề chè, đặc điểm và vai trò phát triển bền
vững làng nghề chè
1.1.2.1. Tiêu chí công nhận làng nghề chè
a) Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Như vậy, để làng nghề chè được công nhận là làng nghề truyền thống thì
làng nghề chè phải tồn tại và phát triển lâu đời. Nghề chè được truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác, bên cạnh đó các giá trị truyền thống như các lễ hội, các
văn hóa chè phải được bảo tồn và phát huy.
b) Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c) Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng
nghề tại điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được
công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng
nghề truyền thống.


1.1.2.2. Đặc điểm của làng nghề chè
Làng nghề chè hiện nay còn khá mởi mẻ trong danh mục các làng nghề
Việt. Do quan điểm của nhiều người sản xuất và chế biến chè là hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định về
ngành nghề nông thôn và Thông tư 116/TT-BNN&PTNT về tiêu chuẩn làng

nghề thì hoạt động sản xuất và chế biến chè là hoạt động ngành nghề nông
thôn (sản xuất và chế biến nông sản) - là hoạt động nghề.
Đặc điểm làng nghề chè nhìn chung cũng mang dáng dấp đặc điểm làng
nghề Việt Nam và có một số đặc điểm riêng của sản phẩm chè như sau:
- Điều kiện sản xuất kinh doanh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông
nghiệp và nông thôn. Làng nghề chè bắt nguồn từ các vùng trồng chè và gắn
liền với hoạt động sản xuất và chế biến chè. Tại các làng nghề chè, sản xuất
nông nghiệp và sản xuất nghề đan xen lẫn nhau, các hộ không chỉ sản xuất và
chế biến chè đồng thời làm công việc đồng áng, trồng trọt: trồng lúa nước,
trồng rau; làm lâm nghiệp: trồng rừng; hay chăn nuôi: nuôi lợn, nuôi bò, nuôi
gà,... Ngoài thời gian làm nghề nhiều gia đình làm thêm nhiều việc để tăng thu
nhập: nghề thợ mộc, thợ nề hoặc thợ sơn,…
- Đặc điểm về lao động: Lao động làng nghề chè có đặc điểm chung của
lao động làng nghề Việt Nam như: lao động thủ công, hầu hết là lao động địa
phương, thu hút được nhiều lao động tham gia nghề và hao phí lao động sống
chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm, đào tạo nghề thường người
thợ phải vừa học, vừa làm và học nghề theo hình thức “cha truyền con nối”,...
Tuy nhiên, lao động nghề chè có đặc điểm riêng biệt là lao động chủ yếu là lao
động nữ. Do phần lớn quan điểm của người dân, các công đoạn làm chè từ làm
cỏ, hái chè, sao sấy chè đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, khóe léo phù hợp với nữ giới,
nam giới chủ yếu làm những công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm như phun thuốc
trừ sâu, đốt lò. Đặc điểm sản xuất chè chủ yếu vẫn theo mùa vụ, vào vụ chính
để đảm bảo chất lượng chè khi thu hái đúng đợt một số hộ vẫn thuê lao động,


có thể lao động trong làng hoặc lao động tại vùng lân cận, phần lớn là đổi công
giữa các hộ gia đình trong cùng một làng với nhau. Đây là điểm khác biệt giữa
lao động làng nghề chè và lao động tại các làng nghề khác.
- Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu của làng nghề chè là chè búp
tươi. Đặc điểm của chè búp tươi thu hái xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt

không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo và chậm nhất không
quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến. Do vậy, sản phẩm của làng nghề chè là
những nguyên liệu tại chỗ, nguồn nguyên liệu này phần lớn là do các hộ nghề
tự sản xuất ra. Trong khi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, quy trình chăm sóc
vườn chè mỗi vùng, mỗi hộ lại không giống nhau. Vì vậy, chất lượng nguồn
nguyên liệu không đồng đều giữa các hộ.
- Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm làng nghề chè (trà) mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, chủ yếu phục vụ nhu cầu ẩm thực truyền thống. Sản phẩm
nghề chè là sự kết tinh nghệ thuật chế biến của các nghệ nhân nghề, tạo nên giá
trị chất lượng sản phẩm riêng biệt của mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề. Do vậy,
mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề chè có hương vị đặc trưng khác nhau mà những
người thưởng thức “sành” sẽ cảm nhận được. Sản phẩm nghề chè là sản phẩm
hàng hóa có giá trị kinh tế cao, được mua bán, trao đổi với sản lượng lớn trên
thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước,
cũng như cho người dân ở các làng nghề.
- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chè tại các làng
nghề là sản phẩm chè xanh đặc sản, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước
thông qua thương lái hoặc bán tại các chợ truyền thống tại địa phương và một
phần cho xuất khẩu thông qua doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè hoặc
HTX chè. Giá cả sản phẩm chè lên xuống theo vụ, chính vụ được mùa thì mất
giá và không chính vụ thì giá bán cao hơn. Do vậy, giá cả và thị trường sản
phẩm chè thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ và phụ thuộc vào tư
thương.


- Đặc điểm về hình thức tổ chức kinh doanh: Hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh trong các làng nghề chè phần lớn là hộ gia đình, ngoài ra các hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác như: Tổ hợp tác (THT), HTX nghề, và
các loại hình doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè đóng trên địa
bàn. Các hình thức này cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong điều kiện

mới của nền kinh tế thị trường.
- Đặc điểm về công nghệ: Cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề, nhiều hộ dân trong
các làng nghề chè đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào một số công đoạn làm
chè như: máy sao chè cải tiến, máy xào gas, máy ủ hương, máy hút chân
không,... kết hợp với kỹ thuật thủ công. Sự kết hợp này đã đem lại ưu thế đặc
biệt quan trọng: tạo ra năng suất lao động cao hơn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, khả năng cạnh tranh, đồng thời làm giảm nặng nhọc, độc hại và nguy
hiểm cho người lao động,…
1.1.2.3. Vai trò phát triển làng nghề chè truyền thống theo hướng bền vững
Thứ nhất, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho đông đảo cư dân nông
thôn. Phát triển làng nghề chè có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tạo việc
làm, nâng cao thu nhập cho các hộ nghề và thu hút nhiều lao động từ các các
vùng lân cận. làng nghề chè phát triển kéo theo dịch vụ trong làng nghề phát
triển: dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nghề, dịch vụ kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ ăn uống,... tạo thêm nhiều việc làm cho người lao
động và nâng cao thu nhập ở khu vực nông thôn. Như vậy, làng nghề chè
không chỉ tạo việc làm cho người dân trong làng nghề mà còn thu hút được
nhiều lao động ở các địa phương khác, nhiều ngành khác. Nhờ đó, địa phương
đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần bố trí lực
lượng lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Thứ hai, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, làng nghề chè
phát triển kéo theo các hình thức liên kết kinh tế trong làng nghề (THT, HTX,


doanh nghiệp) làm cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa thị
trường trong nước với thị trường quốc tế. Từ đó, gia tăng kim ngạch xuất khẩu
sản phẩm chè cho các làng nghề chè.
Thứ ba, gia tăng các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản phẩm tại địa
phương. Phát triển làng nghề sẽ giúp các hộ dân trong làng nghề liên kết với

nhau hình thành nên các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng sản phẩm thông qua
liên kết ngang giữa các hộ dân trong làng thông qua THT, HTX, liên kết dọc
giữa giữa THT, HTX với doanh nghiệp. Đây là tiền đề để các hộ nghề nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường.
Thứ tư, phát triển làng nghề chè đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dư thừa
trong dân. Phần lớn các hộ dân làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít, công
cụ sản xuất là công cụ thủ công và bán thủ công, nên không đòi hỏi số vốn đầu
tư lớn. Vì vậy, các hộ trong làng nghề có thể tận dụng nguồn vốn tự có hoặc
vay mượn từ anh em họ hàng hoặc người quen. Bên cạnh đó, sản xuất chè theo
mùa vụ (trung bình 8 vụ chè/ năm), các vụ chè gối tiếp nhau. Do vậy, vốn dùng
cho sản xuất kinh doanh có thể quay vòng nhanh. Đây chính là lợi thế của các
hộ dân làng nghề chè có thể huy động được.
Thứ năm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Những năm gần đây, nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ
trong việc nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm chè. Người dân trong
các làng nghề chè đã chủ động tìm hiểu về công nghệ và đầu tư máy móc thiết
bị cho sản xuất và chế biến chè. Đồng thời được sự quan tâm của các cấp,
ngành đã đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến chè, nhiều chương
trình hỗ trợ máy móc thiết bị được thực hiện thông qua các tổ chức và các Sở
ban ngành. Máy móc thiết bị được hỗ trợ gồm: tôn sao chè bằng inox có ống
khói; máy vò chè và máy hút chân không,… Do vậy, hầu hết các công đoạn
làm chè của người dân đã được hỗ trợ bằng máy móc, thiết bị phù hợp với khả
năng và điều kiện sản xuất hộ gia đình. Việc áp dụng thiết bị hiện đại vào sản
xuất và chế biến chè, làm giảm nhân công cho hộ nghề, sản phẩm sạch hơn,


bao bì bắt mắt, bảo quản an toàn, nâng cao lòng tin ở người tiêu dùng.
Thứ sáu, bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển du lịch. Sự tồn tại và
phát triển của các làng nghề là một quá trình gìn giữ nét văn hoá đậm
đà bản sắc và truyền thống dân tộc, là cơ sở để phát triển du lịch cộng đồng.

Sản
phẩm nghề chè được các bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân tạo nên
và được coi là biểu tượng của cái đẹp mang truyền thống dân tộc. Mỗi một
làng nghề chè là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc đáo của
từng vùng chè. Vì vậy, các sản phẩm của làng nghề chè không còn là hàng hoá
đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá truyền thống đặc trưng của mỗi
vùng chè cần phải gìn giữ và phát huy.
Thứ bảy, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông
thôn. Phát triển làng nghề làm tăng thu nhập của người dân, tạo một nguồn tích
luỹ khá lớn và ổn định ngân sách địa phương cũng như các hộ gia đình, qua đó
sẽ làm nảy sinh nhu cầu và có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như:
đường giao thông, trạm biến thế điện, hệ thống thông tin liên lạc và các yếu tố
thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt, nâng cao dân trí và sức khoẻ của
người dân như trường học, trạm y tế, vệ sinh môi trường… Việc xây dựng các
công trình này đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn tại các làng
nghề chè.
1.1.3. Một số nội dung chủ yếu của phát triển bền vững làng nghề chè
1.1.3.1. Phát triển kinh tế làng nghề chè
- Phát triển sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề chè, được thể hiện
qua sự gia tăng số lượng làng nghề chè đảm bảo đủ tiêu chuẩn là làng nghề
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản
phẩm chè, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề
chè. Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chè bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





các hộ ngành nghề; các Tổ hợp tác sản xuất; Hợp tác xã và các doanh nghiệp.
Các hình thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa kinh tế nông
thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong các làng nghề chè.
Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh là đa dạng hóa các loại hình sản
xuất kinh doanh, tăng thêm số lượng các HTX và các doanh nghiệp; đồng thời
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hộ ngành nghề chè, các HTX và doanh
nghiệp.
- Phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất và kinh doanh tại các
làng nghề chè. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của liên
doanh, liên kết là cần thiết hơn bao giờ hết, giúp hạn chế tính nhỏ lẻ, manh
mún trong sản xuất theo truyền thống của các hộ dân làng nghề. Hiện nay, có 2
hình thức liên kết chủ yếu: liên kết ngang giữa các hộ dân trong các làng nghề
hình thành các THT, HTX và liên kết dọc giữa HTX và doanh nghiệp đang
phát triển phổ biến ở các làng nghề. Phát triển các hình thức liên kết trong các
làng nghề chè nhằm giúp các hộ nghề mở rộng sản xuất và ổn định thị trường
tiêu thụ sản phẩm nghề.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu làng nghề chè. Cơ cấu lao động theo
hướng chuyển dần từ lao động thủ công lạc hậu sang lao động công nghiệp và
dịch vụ; gia tăng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghề; ứng dụng khoa học công
nghệ vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm nghề, hình thành những khu vực
sản xuất kinh doanh ngành nghề chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động
cao hơn và sản phẩm đa dạng hơn.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước: ổn định thị trường cung cấp
các yếu tố đầu vào cho sản xuất của làng nghề chè và phát triển thị trường đầu
ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) cho sản phẩm chè. Thông qua việc phát triển
thương hiệu sản phẩm chè và phát triển du lịch làng nghề sẽ là tiền đề quan
trọng trong việc nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường
xuất khẩu cho sản phẩm chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×